Nguoitinhuu. Com


Phần II: Sống Đời Linh Mục



tải về 2.2 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.2 Mb.
#35967
1   2   3   4   5   6   7   8

Phần II: Sống Đời Linh Mục
Chương 16
THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG LINH MỤC

(Đoạn trích Kinh Thánh: Gioan 6:35)
Lịch Sử--Mầu Nhiệm--Uy Nghi". Bạn đã từng nghe những lời đó, có phải không? Những lời này nổi tiếng nhờ học giả phụng vụ lừng danh là Pius Parsch, khi suy niệm về ý nghĩa Mùa Vọng, đã diễn tả ba lần giáng thế của Chúa Kitô: (1) trong lịch sử, như một hài nhi tại Bêlem; (2) trong mầu nhiệm, qua ơn sủng; và (3) trong sự uy nghi, như vị thẩm phán vào lúc tận thế.
Phải, Chúa đến với chúng ta trong "lịch sử, mầu nhiệm, và sự uy nghi," và chính lần ở giữa, mầu nhiệm, mà tôi muốn nói với bạn. Lần giáng thế trong mầu nhiệm thì cũng có thật và có uy lực như trong lịch sử và trong sự uy nghi.
Chúa đến với chúng ta mỗi ngày trong mầu nhiệm, vô hình, âm thầm, bình thản, đơn sơ, trong hàng chục phương cách. Tôi muốn đề cập đến phương cách trong Thánh Thể. Đức Tổng Fulton Sheen viết, "Dấu hiệu của một người Công Giáo là sẵn sàng tìm kiếm Thiên Chúa trong thân xác của một hài nhi nằm trong máng cỏ, và Chúa Kitô tiếp tục hiện diện trong bánh và rượu trên bàn thờ."
Việc nhận biết chân lý này, là Chúa Giêsu đến với chúng ta trong mầu nhiệm Thánh Thể, đó là điều thiết yếu cho mọi người trong Giáo Hội, nhất là các linh mục phải tỏ ra kính sợ sự hiện diện mầu nhiệm này, phải tin tưởng sâu xa vào tính cách thực tế của mầu nhiệm, phải không ngừng đói khát lương thực thần linh này, và phải ao ước được thưởng thức sự hiện diện của Người trong bí tích Thánh Thể, và vui sướng nói với người khác về quà tặng thánh thiêng này. Nói đơn giản, một tình yêu say đắm về sự hiện diện nhiệm mầu của Chúa Giêsu trong Thánh Thể là một động lực trong đời sống linh mục. Như Công Đồng Vatican II nói rõ, Thánh Thể là "tâm điểm và nguồn gốc của toàn thể cuộc đời linh mục" (Presbyterorum Ordinis, số 14).
Thật có lợi cho chúng ta khi nhìn lại giáo huấn của Giáo Hội về Thánh Thể. Hiển nhiên, một trong những môn học quan trọng ở đại chủng viện là về bí tích Thánh Thể, là nơi bạn suy nghĩ về học thuyết Thánh Thể một cách có phương pháp. Ở đây tôi chỉ muốn nhìn lại các căn bản, thật vậy, tuy có đôi chút dài dòng về những gì chúng ta đã được dậy khi chuẩn bị rước lễ lần đầu. Về các căn bản, còn đâu khác hơn là Giáo Lý Công Giáo.
Sách Giáo Lý mở đầu phần thật hay về bí tích Thánh Thể bằng cách trích dẫn Sacrosanctum Concilio: "Trong bữa Tiệc Ly, vào đêm hôm trước khi chịu chết, Chúa chúng ta đã thiết lập Hy Lễ Thánh Thiện là mình và máu Người. Chúa Giêsu đã thi hành điều này để duy trì hy lễ thập giá qua các thế hệ… và như vậy giao phó cho Hiền Thê yêu dấu của Người là Giáo Hội, việc tưởng nhớ đến sự chết và sự sống lại của Người: một bí tích tình yêu, một dấu chỉ hợp nhất, một mối giây bác ái, một bữa tiệc vượt qua, trong đó Chúa Kitô bị tiêu thụ, tâm trí được đầy tràn ơn sủng, và lời hứa vinh hiển trong tương lai được ban cho chúng ta" (Số 1323).

Có lẽ tôi phải ngừng ngay ở đây! Khi tiếp tục trích dẫn Văn Kiện Công Đồng về Phụng Vụ Thánh, sách Giáo Lý nói với chúng ta rằng Thánh Thể là "nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô Hữu… Vì, trong Thánh Thể chứa đựng trọn vẹn lợi ích tinh thần của Giáo Hội, có thể nói, là chính Chúa Kitô" (Số 1324). Nói tóm lại, chúng ta được dậy rằng "Thánh Thể là toàn bộ và tóm lược đức tin của chúng ta" (Số 1327).


Lướt qua các danh xưng của mầu nhiệm này, sách Giáo Lý tái xác nhận rằng Thánh Thể là hành vi tối cao để ca tụng và cảm tạ, trong đó Chúa Kitô nuôi dân Người trong một bữa tiệc thánh, trong một cộng đồng là biểu lộ hữu hình của Giáo Hội, như một tưởng nhớ về sự thống khổ, sự chết, và sự sống lại của Đấng Cứu Độ, và để nhắc lại sự hy sinh vĩnh viễn, vô cùng xứng đáng của Chúa Con dâng lên Chúa Cha trên thập giá.
Công việc chính yếu này của Giáo Hội là nghi thức phụng vụ tinh tuyền nhất, mà kể từ thời Chúa Kitô, tuy có những thay đổi bên ngoài, vẫn giữ nguyên căn bản với các yếu tố không thể thay đổi là cộng đồng, linh mục, Lời Chúa, bánh và rượu, và bí tích:


  • cộng đồng là chủ yếu, vì mỗi Thánh Lễ thuộc về Giáo hội, cho Giáo Hội, một hành vi của toàn thể Giáo Hội (dưới đất cũng như trên trời) trong đó cộng đồng tham dự một cách trọn vẹn và thành khẩn;

  • tư tế có chức thánh thì không thể thiếu, trong đó người hành động in persona Christi, đại diện cho Chúa, vừa là hy lễ và vừa là người dâng lễ;

  • việc công bố Lời Chúa là cốt yếu vì chính Chúa tiếp tục nói với dân Người khi công bố Sách Thánh;

  • bánh và rượu thật quan trọng, trong phần truyền phép, bánh và rượu trở nên mình và máu thực sự của Chúa Kitô, một lần nữa lại được dâng lên Chúa Cha, và được thông ban cho dân Người như lương thực cho linh hồn, để đền bù tội lỗi, một sự hiệp thông mật thiết với Chúa Giêsu, và là một lời hứa về tương lai vinh hiển (x. Số 1391);

  • và sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, là nơi Người thực sự hiện diện, với mình, máu, linh hồn và thiên tính.

Bài học giáo lý thì đã đủ, nhưng không thể nào nói hết được, phải không?


Bây giờ là đến món chính… tất cả những điều này nói gì với chúng ta, là các linh mục và linh mục tương lai? Tôi muốn chú ý đến hệ luận tất yếu về đức tin Thánh Thể của chúng ta, bẩy gợi ý thực tế trong đời sống linh mục và chủng sinh.
Trước hết… tôi muốn hỏi: Bạn có thực sự tin những gì Giáo Hội tin về mầu nhiệm Thánh Thể không? Các bạn ơi, có lẽ thử thách mục vụ lớn lao nhất mà chúng ta sẽ phải đối diện là khơi dậy trong dân chúng một đức tin sống động, như trẻ thơ về sự lạ lùng của Thánh Thể, và, chúng ta không thể cho đi nếu chúng ta không có! Bạn có đức tin ấy không?


  • Bạn có tin rằng Thánh Lễ là lời cầu nguyện tuyệt diệu nhất trong các lời cầu nguyện, và là linh mục thì không có gì tốt hơn để thi hành cho dân chúng và với dân chúng hơn là cử hành Thánh Lễ không?

  • Bạn có tin rằng Chúa thực sự hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh trên bàn thờ, để được thờ phượng không?

  • Bạn có tin rằng, là một linh mục, không đâu bạn có thể hành động nhân danh Chúa Kitô một cách mật thiết cho bằng khi bạn dâng Thánh Lễ, và việc cử hành một cách kính trọng, chăm chú, thành khẩn, và hằng ngày là cao điểm của đời sống linh mục chúng ta không?

  • Điều tôi muốn yêu cầu bây giờ là bạn hãy nghĩ về câu hỏi mà đức giám mục sẽ hỏi bạn vào ngày chịu chức, hoặc nếu bạn đã được hỏi, hãy nhắc lại câu trả lời:

  • "Con có quyết tâm cử hành các mầu nhiệm của Chúa Kitô một cách trung thành và sùng tín như Giáo Hội đã trao truyền các mầu nhiệm ấy cho chúng ta để vinh danh Chúa và thánh hóa dân Người không?"

  • "Con có quyết tâm liên kết chặt chẽ hàng ngày với Chúa Kitô, vị Thượng Tế, đã vì chúng ta, dâng hiến chính mình lên Chúa Cha như hy lễ tuyệt hảo không?"

Và, trong những lời không thể quên được khi đức giám mục trao chén và dĩa thánh cho chúng ta: "Hãy nhận từ dân thánh thiện của Thiên Chúa những tặng phẩm được dâng lên Người. Hãy biết rõ những gì con đang làm, và hãy bắt chước mầu nhiệm mà con cử hành…"


Tôi đề nghị với bạn, phần quan trọng nhất trong sự phân định ơn gọi linh mục là tình yêu Thánh Thể của bạn. Bạn có hoàn toàn chấp nhận học thuyết của Giáo Hội về Thánh Thể không? Hiện giờ bạn có yêu quý Thánh Lễ, thực sự tham dự hàng ngày, mong đợi tham dự, và bị lôi cuốn bởi sự hiện diện của Chúa trong Thánh Thể không? Nếu không, có thể đây là dấu hiệu bạn không có ý định trở thành linh mục, vì, như Công Đồng Vatican II đã dậy, "Thánh Thể là tâm điểm và nguồn gốc của toàn thể cuộc đời linh mục." Và vì vậy, hệ luận đầu tiên phát xuất từ sự tin tưởng vào mầu nhiệm Thánh Thể là, "Bạn có thực sự tin điều đó không?"
Gợi ý thứ hai cho đời sống linh mục chúng ta là việc cử hành bí tích Thánh Thể, Thánh Lễ, phải là tâm điểm của đời sống chúng ta. Như có lời ao ước, "Lậy Chúa, xin giúp con coi Thánh Lễ không chỉ một phần nhưng là tâm điểm của một ngày."
Bạn đã từng nghe tôi nói về Đaminh Tang, đức tổng giám mục can đảm của Trung Hoa bị cầm tù trong hai mươi mốt năm vì lý do không gì khác hơn là trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội đích thật, duy nhất của Người. Sau năm năm biệt giam trong một phòng nhỏ hẹp, không có cửa sổ, tên cai tù bảo người có thể ra khỏi đó trong một vài giờ để làm bất cứ gì người muốn. Năm năm biệt giam, và người chỉ có một vài giờ để thi hành bất cứ gì người muốn! Điều đó là gì? Tắm nước nóng? Thay quần áo? Hay đi bộ ngoài trời? Một cơ hội gọi điện thoại hay viết thư cho gia đình? "Điều đó là gì?" tên cai tù hỏi.
Đức Giám Mục Tang trả lời, "Tôi muốn dâng Thánh Lễ".
Một đề tài nóng bỏng ngày nay là "linh đạo của linh mục triều." Ngay cả những người hỗ trợ cũng phải thú nhận là nó mờ đục, không rõ ràng, đề tài mới, với nhiều ý kiến đáng giá về "linh đạo của linh mục triều" là gì. Nhưng tất cả đều đồng ý một điều: nó phải được nhắm đến việc cử hành bí tích Thánh Thể cho dân chúng.
Thật là một phương cách tiếp cận thực tế đối với linh đạo của linh mục triều! Chúng ta coi Thánh Lễ hàng ngày là tâm điểm của một ngày. Điều đó có nghĩa chúng ta chuẩn bị bằng cách suy niệm trước các bài đọc, có tinh thần cầu nguyện và hồi tâm trước Thánh Lễ, cử hành Thánh Lễ cách cung kính, thành khẩn. Nếu thi hành như vậy, chúng ta đang trên đường đến với "linh đạo của linh mục triều," và rồi nhận ra rằng chúng ta đem Chúa Kitô là Người mà chúng ta dâng hiến và lãnh nhận cho dân chúng, trong thừa tác vụ của chúng ta trong suốt một ngày.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: "Linh đạo của mọi linh mục triều phải liên kết với Thánh Thể. Ở đây họ có được sức mạnh để dâng hiến cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu, vị thượng tế và lễ vật của sự cứu độ. Qua hy lễ Thánh Thể, đời sống độc thân được củng cố. Từ thập giá, Chúa nói với mọi tư tế của Người, mời gọi họ cùng với Người trở nên các dấu chỉ mâu thuẫn."
Khoảng mười năm trước đây, khi mẹ tôi bị giải phẫu quan trọng, và chỉ ba ngày sau đó, lại phải trải qua cuộc giải phẫu lần thứ hai. Bạn có thể tưởng tượng được rằng, anh chị em chúng tôi thật lo lắng khi chờ đợi kết quả đến thế nào. Sau cùng vị y sĩ bước ra cho biết tin vui, và giải thích cặn kẽ những điều ông đã thi hành. Không lâu sau đó, trên hệ thống phóng thanh của nhà thương có thông báo, "Thánh Lễ sẽ bắt đầu ở nhà nguyện trong mười phút nữa."
Vị y sĩ ấy nói, "Thành thật xin lỗi, đó là hành động của tôi. Nếu tôi không cử hành Thánh Lễ, cả ngày tôi không làm được gì tốt." Một linh mục còn có thể nói gì hơn?
John Clifford, vị linh mục dòng Tên bị cầm tù 3 năm ở Thượng Hải, có viết trong cuốn "In The Presence of My Enemies" (trong sự hiện diện của kẻ thù) là "Trong 888 ngày tôi không cử hành Thánh Lễ, cũng không được rước Mình Thánh. Không ai có thể cảm nhận được tầm quan trọng của sự mất mát ấy bằng linh mục."

Một lần nữa, tôi muốn hỏi các chủng sinh là các bạn có coi Thánh Lễ hằng ngày là tâm điểm của một ngày hay không. Nếu bạn sợ hãi điều đó, nếu bạn tham dự thất thường, nếu bạn thụ động và rầu rĩ--nếu đó là điều thứ yếu trong ngày và không phải là tâm điểm của một ngày- đó là một dấu hiệu rằng bạn không được mời gọi để làm linh mục.


Trong dịp mừng lễ kim khánh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giảng: "Trong suốt năm mươi năm linh mục, điều luôn quan trọng nhất và giây phút thiêng liêng nhất đối với tôi là việc cử hành bí tích Thánh Thể. Thánh Lễ là tâm điểm tuyệt đối của đời tôi và mọi ngày trong đời tôi."
Điểm thứ ba: đức tin của chúng ta nơi Thánh Thể, và sự nhận biết rằng Thánh Lễ là tâm điểm của ngày, và rồi tuôn trào thành một khao khát liên tục muốn được thưởng thức sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa trong Thánh Thể qua sự thường xuyên cầu nguyện trước Thánh Thể.
Vị cựu tổng giám mục của San Francisco là John Quinn, rất thích kể lại câu chuyện về Mẹ Têrêsa và dòng Bác Ái Truyền Giáo khi mở trung tâm ở trong thành phố. Tội nghiệp đức tổng Quinn khi đã cố gắng hết sức để đoan chắc là nhà dòng của các nữ tu thật thoải mái, tuy không sang trọng. Người kể lại khi Mẹ Têrêsa đến nơi, ngay lập tức mẹ ra lệnh dỡ bỏ tấm thảm, mọi điện thoại đều bị cắt bỏ, ngoại trừ một chiếc, các giường bị lấy đi khỏi, và vân vân. Mẹ Têrêsa giải thích cho đức tổng, "Tất cả những gì cần cho nhà dòng của chúng con là nhà tạm."
Cách đây không lâu, tôi nhận được một lá thư của Thầy Randal Riede, người cựu quản thủ thư viện của đại chủng viện, vừa mới về hưu. Không cần nói nhiều, vào lứa tuổi của thầy, thật khó khăn khi phải điều chỉnh nếp sống cho phù hợp với đời sống mới sau hai mươi sáu năm ở thư viện. Nhưng thầy ấy viết, "Con thấy vui khi ở đây. Con có phòng riêng, có sách vở, và nhà nguyện gần bên cạnh."
Là linh mục và linh mục tương lai, chúng ta phải hăng hái viếng Chúa là dường nào -Người là Đấng Cứu Thế, là cha sở, là tất cả và cùng đích của chúng ta, là người bạn thân - đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể cho chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể đi ngang qua đó mà không chào một tiếng.
Chúng ta cũng không thể quên sự hiện diện của Chúa bên trong con người chúng ta sau khi rước lễ. Thánh Giáo Hoàng Piô X có nói, "Hãy nhớ rằng, ở bên này thiên đàng, không có cách nào gần Chúa Giêsu hơn là đón nhận Người trong bí tích Thánh Thể một cách xứng đáng."
Vị tiến sĩ Hội Thánh, Bông Hoa Nhỏ, đã viết, "Chúa chúng ta không từ thiên đàng xuống đây hàng ngày trong chén vàng. Người đến để tìm một thiên đàng khác, thiên đàng của linh hồn chúng ta vì Người thích ngự ở trong đó." Đó là bí mật! Và vì chúng ta muốn dành cả cuộc đời để nói với người khác về điều đó, nó không còn là bí mật!
Khi ý thức về sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa giữa chúng ta, chúng ta muốn thưởng thức Người trong lòng chúng ta, và khi Người thật sống động trong Bí Tích Cực Thánh.
Hệ luận thứ tư: Thánh Thể thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, chứ không phải tôi. Hãy nhớ lời Thánh Gioan Vianney đã nói, "Mọi việc làm tốt lành trên thế giới này cũng không bằng Hy Lễ Thánh Thiện của Thánh Lễ, vì đó là công trình người đời, nhưng Thánh Lễ là công trình của Thiên Chúa. Ngay cả sự tử đạo cũng không là gì khi được so sánh, vì đó là sự hy sinh của con người cho Thiên Chúa, nhưng Thánh Lễ là sự hy sinh của Thiên Chúa cho loài người."
Thánh Lễ là hành động của Đức Kitô và Giáo Hội, không phải của tôi! Sự bí ẩn của Thánh Lễ là chúng ta được hấp thụ vào hành vi tột cùng của sự chúc tụng, sự đền tội, sự toại nguyện, và sự khẩn cầu của Chúa Con lên Chúa Cha! Phải, chúng ta tham dự trọn vẹn và ân cần, nhưng điều đó chỉ làm cho sự hợp nhất thêm chân thành với Chúa Con, vì Thánh Lễ là công việc của Người, sự hiện diện của Người. Thánh Ambrôsiô viết, "Khi nói đến bí tích đáng tôn kính này, vị linh mục không còn dùng đến ngôn ngữ của mình. Chính Chúa Kitô là người thánh hiến."
Một trong những người mới làm linh mục được năm năm mà tôi phỏng vấn mới đây đã nói rất hay về sự hiểu biết này. Cha kể lại, trong thời gian nghỉ hè, khi cử hành Thánh Lễ hằng ngày một mình với giáo đoàn, người thấy được quý trọng, sau đó khi trở lại trường, cùng đồng tế với hàng chục linh mục khác, người thấy thật khó khăn. Và rồi trong sự cầu nguyện, cha thấy rằng, thực sự, Chúa Giêsu luôn luôn là chủ tế duy nhất, Người chính thức thi hành, trong mỗi Thánh Lễ, và chúng ta luôn luôn đồng tế với Vị Thượng Tế Đời Đời. Thánh Lễ, bí tích Thánh Thể, thuộc về Đức Kitô và Giáo Hội, chứ không phải tôi.
Hãy nhớ điều đó vì có những gợi ý thực tế.
Trước hết, điều đó có nghĩa chúng ta không được tự do sửa chữa Thánh Lễ, thay đổi cho phù hợp với suy nghĩ của chúng ta, vì Thánh Lễ không bao giờ thuộc cá nhân ích kỷ, nhưng thuộc Chúa Kitô và thuộc Giáo Hội. Do đó, chúng ta phải để ý đến chỉ dẫn chữ đỏ, sự thích hợp, sự tôn kính, và thận trọng. Chúng ta là người quản lý, chứ không phải chủ nhân của quà tặng không thể diễn tả này.
Do đó, tôi nói với bạn:


  • Nếu bạn tin rằng bạn có thể thay đổi chữ nghĩa và chỉ dẫn chữ đỏ của Thánh Lễ, ngoại trừ những lựa chọn chính đáng theo suy xét kỹ càng của chủ tế…

  • Nếu bạn tin rằng linh mục không có một vai trò độc đáo, và có thể bị thay thế trong Thánh Lễ, linh mục không thực sự khác biệt với giáo dân…

  • Nếu bạn tin rằng các quy tắc phụng vụ Bí Tích, các hướng dẫn của giới thẩm quyền hợp pháp về phụng vụ, các đức giám mục và Toà Thánh, thì dễ dàng bỏ qua…

  • Nếu bạn tin rằng mình có quan điểm khác biệt về cách cử hành Thánh Lễ, và muốn giáo dân quen với nghi thức phụng vụ mới trong tương lai bằng cách cho họ xem trước những điều hấp dẫn, vội vàng chụp lấy mọi xu hướng và điều kỳ cục xảy đến…

… thì đó là lúc phải định hướng lại, vì Thánh Lễ không phải là của tôi, nó thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội.


Điều đó có nghĩa chúng ta thực sự quý trọng cách cử hành Thánh Lễ hiện nay, ở Hoa Kỳ, chứ không phải theo kiểu cách của những người mong muốn nó sẽ được cử hành sau công đồng Vatican III hoặc những người muốn được cử hành như trong năm 1959!
Vì vậy, tôi nói với bạn:


  • Nếu bạn không thực sự yêu quý những cải cách phụng vụ chân thật của Công Đồng Vatican II…

  • Nếu bạn không tin rằng Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thì có giá trị…

  • Nếu bạn không thực sự cam kết cử hành Thánh Lễ bằng tiếng bản xứ, xoay mặt xuống giáo dân, với sự tham dự trọn vẹn của tín hữu, kể cả phụ nữ, theo các vai trò hợp pháp về phụng vụ…

  • Nếu bạn cảm thấy không thể cử hành Thánh Lễ với nhạc hiện đại, thừa tác viên đọc sách, việc dâng của lễ, thừa tác viên ngoại thường, chúc bình an, và chịu lễ dưới hai hình thức…

… thì đã đến lúc phải tự vấn lương tâm, vì Thánh Lễ thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, chứ không phải tôi; là một linh mục tôi quản lý chứ không phải sở hữu. Giáo Hội không cần các linh mục tương lai là người muốn quên đi và loại bỏ luật phụng vụ và chỉ dẫn chữ đỏ để theo kiểu cách của mình, hay người chỉ thích truyền thống nên gạt bỏ sự canh tân và cải tổ mà đã xảy ra trong Giáo Hội hơn ba thập niên qua, hoặc người có ác ý gạt bỏ người khác khi không theo ý của mình.


Điều này có nghĩa là, thực sự, vấn đề sở thích chỉ là thứ yếu. Tất cả chúng ta đều có sở thích về phụng vụ. Trường này có khoảng một trăm tám mươi sở thích khác nhau.


  • Một số người giận dỗi khi không có nhạc Bình Ca (Gregori) trong mỗi Thánh Lễ, trong khi người khác lại bịt mũi khi nghe một bài được sáng tác tự thời xa xưa.

  • Một số người rên rỉ trong Thánh Lễ tiếng Tây Ban Nha, trong khi một số khác tròn xoe mắt khi chúng ta dùng một số chữ La Tinh.

  • Một số muốn mặc áo chùng thâm và áo các phép, trong khi người khác muốn mặc quần din và áo ngắn tay.

  • Một số muốn áo lễ thùng thình trong khi người khác lại muốn áo vét ngắn.

Được… chúng ta luôn luôn có sở thích khác biệt về phụng vụ. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu đo lường giá trị của Thánh Lễ theo sở thích riêng, chúng ta đã quên rằng Thánh Lễ thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội, chứ không phải tôi: Là một linh mục tôi quản lý chứ không phải sở hữu chủ; và sự kiên nhẫn quý trọng sở thích, nhu cầu và kiểu cách phụng vụ khác biệt, khi chúng hợp pháp, là một nhân đức cần thiết cho một linh mục.


Hệ luận thứ năm: thách đố lớn lao cho chúng ta ngày nay là phục hồi nơi giáo dân một đức tin sâu đậm và một tình yêu thâm thuý đối với Thánh Thể.
Trong những thống kê đáng sợ mà chúng ta nghe được ngày nay, còn thống kê nào ghê rợn hơn cuộc thăm dò của Gallup cách đây vài năm cho thấy chỉ có hai mươi chín phần trăm người Công Giáo tin rằng Thánh Thể thực sự là mình và máu Chúa Giêsu? Điều đó không phải vì cố tình phản chính thống hay ngoan cố chống lại học thuyết của Giáo Hội; nó chỉ vì chúng ta là linh mục, và các giáo lý viên của Giáo Hội, không dậy bảo cách đúng đắn.
Các thánh tỉ như Thánh Phanxicô "de Sales", Charles Borromeo, Peter Canisius, Gioan Vianney, và Don Bosco sẽ nói với chúng ta rằng mọi canh tân đích thực trong đời sống Giáo Hội đều khởi sự với Thánh Thể. Vì vậy, chúng ta, sẽ là các linh mục cho thiên niên kỷ mới, phải đặt một mục tiêu mục vụ chủ yếu để ấp ủ lòng yêu quý Thánh Thể: một sự hiểu biết về Thánh Lễ, và trọn vẹn tham dự trong Phụng Vụ, và một tin tưởng vững vàng vào sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa trong Thánh Thể, Đấng mà chúng ta sẽ lãnh nhận trong Thánh Lễ và cũng là Người chúng ta tôn thờ trong bí tích Thánh Thể.
Chúng ta thi hành điều đó như thế nào? Bạn cũng biết rõ như tôi: bằng lời nói và gương mẫu.
Bằng lời nói, khi chúng ta giảng dậy một cách rõ ràng, mạch lạc, và một cách lôi cuốn về đức tin của Giáo Hội nơi bí tích Thánh Thể, đừng bao giờ bỏ qua cơ hội để giải thích đức tin của Giáo Hội trong bài giảng, lớp giáo lý trẻ em, hay lớp giáo lý tân tòng. Tôi biết có một cha sở thật tuyệt khi đề ra chương trình RCIA (giáo lý tân tòng), với hầu hết các bài giảng dậy là do giáo lý viên được huấn luyện phụ trách, ngoại trừ hai lớp về bí tích Thánh Thể do chính cha đảm trách. Trong ba giáo xứ mà tôi phục vụ, chính cha sở là người chuẩn bị cho các em trước khi rước lễ lần đầu. Qua lời nói, chúng ta có thể làm sống lại sinh khí của Thánh Thể trong Giáo Hội.
Và, có lẽ quan trọng hơn cả là gương mẫu đời sống của chúng ta. Giáo dân thấy chúng ta dâng lễ với niềm vui, sự tôn kính, và có chuẩn bị, hay chúng ta luộm thuộm, hoặc thiếu nghiêm chỉnh tuân theo chỉ dẫn chữ đỏ, hoặc như một cái máy thay vì một kiểu cách chủ tế nồng nhiệt và mời gọi?


  • Họ có thấy chúng ta bái quỳ một cách kính cẩn, dành thời giờ cầu nguyện trước Thánh Thể, thường xuyên đem Thánh Thể cho người bệnh dù có cả một đội ngũ thừa tác viên ngoại thường, chúng ta có khích lệ giữ im lặng trong nhà thờ, có cổ vũ việc tôn sùng Thánh Thể, và có nuôi dưỡng dân chúng với Bánh từ Trời trong mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật, ngay cả khi chúng ta không dâng lễ hay không?

  • Họ có thấy chúng ta cầm bánh thánh với sự âu yếm, mang Mình Thánh một cách thích hợp trong các hộp đựng xứng đáng, chúng ta có đeo giây "stola" và thận trọng với các bánh thánh còn dư lại hay không?

  • Họ có nghe chúng ta nhắc nhở về việc đi xưng tội trước khi rước lễ khi họ biết mình đang mắc tội trọng, và quy luật tối thiểu về việc giữ chay trước khi rước lễ hay không?

  • Họ có biết rằng chúng ta coi Thánh Lễ Chúa Nhật, với sự chuẩn bị thích hợp về phụng vụ, bài giảng được dọn kỹ, thánh nhạc chọn đúng, với sự tham dự trọn vẹn của giáo dân là một ưu tiên trong hoạch định mục vụ của chúng ta hay không?

Đời sống gương mẫu của chúng ta có thể gia tăng hoặc tiêu diệt lòng sùng kính Thánh Thể, vì bất cứ linh mục nào xứng đáng với ơn gọi của mình đều coi việc canh tân đức tin nơi Thánh Thể là một đích điểm rất cao về mục vụ.


Hệ luận thứ sáu: bởi bản chất công khai, xã hội, và cộng đồng, bí tích Thánh Thể mời gọi chúng ta vượt ra ngoài con người của mình trong tình yêu hy sinh cho tha nhân. Không bao giờ Thánh Lễ có thể trở nên một thời gian riêng tư, xa cách, thoải mái một cách ích kỷ. Trong khi cử hành Thánh Lễ, hoặc khi cầu nguyện trước Thánh Thể, chúng ta phải luôn nhớ đến nhu cầu của dân Chúa.
Phải, bạn rất đúng khi coi Thánh Thể xoa dịu, an ủi, khuây khỏa, phục hồi- nhưng đó là để kiên cường chúng ta trong sự độ lượng phục vụ dân Chúa. Ngay cả chữ "Thánh Lễ" (missa), xuất phát từ tiếng Latinh có nghĩa giải tán, "Ite missa est" ("Hãy đi, bạn được sai đi"). Chúng ta không được mời gọi để chiêm niệm hàng giờ trước Thánh Thể, tuy cơ hội đó thật hấp dẫn. Hàng ngày chúng ta được mời gọi để dâng Thánh Lễ, và bén rễ trong mầu nhiệm đó, chính vì vậy chúng ta mới có thể trở nên các mục tử hăng say.
Thánh Lễ hàng ngày, giây phút thinh lặng thăm viếng Chúa trong Thánh Thể, sẽ thêm sức tâm linh cho chúng ta để phục vụ dân Chúa được hữu hiệu hơn. Bạn tự hỏi làm thế nào Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có được sức lực để kiên trì đi theo chương trình nặng nề hàng ngày mà vẫn hăng hái trong một thân thể tiều tụy? Bạn sẽ có câu trả lời khi được tham dự Thánh Lễ với người, vì khi bạn bước vào nhà nguyện, người đã quỳ ở đó cầu nguyện trước nhà tạm hàng giờ đồng hồ trước khi cung kính cử hành Thánh Lễ. Bàn quỳ của người như chĩu nặng với các nhu cầu ở khắp nơi trên thế giới khi người mang theo các nhu cầu ấy vào Thánh Lễ, và rồi hình ảnh đồi Canvê như sống lại.
Sau khi làm linh mục được ít lâu, tôi được cha mẹ một đứa bé mười tháng gọi đến bệnh viện, vì nó ngã từ trên cầu thang xuống đất. Đứa bé có lẽ không sống nổi, và bạn có thể hình dung ra cha mẹ nó thật đau khổ chừng nào. Sau khi ở với họ một thời gian, tôi xin kiếu để về nhà thờ dâng lễ chiều. Tôi không thể nào quên được lời của người cha, "Khi dâng lễ, xin cha đặt cháu trên dĩa thánh."
Trong Thánh Lễ, chúng ta mang theo tất cả các nhu cầu, những đau khổ, thương tích, và gian khổ của người dân. Và sự yêu quý Thánh Lễ cũng như thời gian trước sự Hiện Diện Thật Sự của Thánh Thể giúp chúng ta phục vụ dân chúng cách tốt đẹp hơn. Tôi thường trích lời của Cha Walter Burghardt, S.J., là người nói rằng những lời mà linh mục thốt ra trong Thánh Lễ -"Người làm phép tấm bánh, bẻ ra, và trao đi"- cũng là đặc tính của thừa tác vụ linh mục, khi chúng ta làm phép, bị bẻ ra, và cho đi trong sự thương yêu và phục vụ dân Chúa.
Một trong những linh mục bạn tôi đã in những lời sau trong tấm thẻ kỷ niệm ngày chịu chức linh mục, được gọi là "Lời Cầu của Chén Thánh": "Lậy Cha, con dâng lên Cha trọn vẹn bản thể con, một chén trống rỗng. Xin chấp nhận sự trống rỗng ấy để đổ đầy với chính Cha, để các quà tặng quý báu của Cha có thể lan toả qua con và tuôn trào từ chén tâm hồn con vào tâm hồn của những ai mà con sẽ gặp trong ngày hôm nay, để cho họ thấy sự mỹ miều của niềm vui và sự sung mãn của Cha, và sự bình an thanh thản của Cha mà không có gì tiêu diệt được."
Khi trường English College ở Rôma mừng Ngày Các Thánh Tử Đạo, tôi thường đến nhà nguyện để xúc động trước tấm tranh vẽ ở đằng sau bàn thờ kể lại các cựu chủng sinh trường này trở về Anh Quốc khi vừa mới chịu chức và chịu tử đạo: tôi hôn kính các thánh tích ở dưới bàn thờ. Vì lần đầu tiên khi đến đây, tôi được một linh mục cho biết là cứ mỗi lần tin tử đạo được loan về trường ở Rôma là các chủng sinh lại quy tụ ở đây để hát kinh Te Deum (Tạ ơn Chúa). Sau đó cha chỉ cho tôi thấy một điều mà chưa bao giờ tôi để ý: đó là nhà tạm được đặt trên một bàn thờ mà thực sự là tấm thớt của người hàng thịt, tượng trưng cho tấm thớt mà các vị tử đạo bị mổ bụng và phanh thây. Tôi xin lỗi vì hình ảnh hung bạo ấy, nhưng, khi cử hành Thánh Lễ, khi quỳ trước nhà tạm, vị linh mục chứng tỏ ý muốn của mình là sẵn sàng hy sinh phục vụ dân chúng, như đặt đời mình trên tấm thớt người hàng thịt.

Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, dòng Tên, là người bị đi học tập cải tạo trong chín năm trời, đã kể lại cách người làm lễ khi được một linh mục bạn chia cho ít bánh rượu. "Tối hôm ấy, khi tất cả các tù nhân khác đã yên giấc, nằm trên sàn nhà tù, tôi dâng Thánh Lễ với nước mắt tuôn trào. Bàn thờ của tôi là tấm chăn, áo tù là lễ phục, nhưng tôi thấy mình như ở tâm điểm của nhân loại và toàn thể tạo vật."


Thánh Thể không ngừng kêu gọi chúng ta vượt ra ngoài con người của mình trong tình yêu hy sinh cho tha nhân.
Và điểm sau cùng của tôi: Thánh Thể là dấu hiệu và nguyên nhân của sự hợp nhất, và khốn cho ai biến Thánh Thể thành nguồn chia rẽ.
Hai trăm năm trước đây, một phụ nữ Anh Giáo tháp tùng chồng, một thương gia, sang nước Ý, để lại bốn con nhỏ ở nhà với bà con. Họ dong buồm sang Ý, hy vọng rằng nhờ thời tiết thay đổi sẽ giúp chồng bà, vì làm ăn thua lỗ nên sinh ra bệnh hoạn, sẽ được khỏe mạnh hơn. Thật thảm thương, ông chết khi đến Livorno. Người goá phụ trẻ được một gia đình người Ý, là bạn buôn bán, giúp đỡ, và bà đã ở với họ trong ba tháng trước khi trở về Hoa Kỳ.
Người goá phụ trẻ thật cảm kích trước đức tin Công Giáo của gia đình này, nhất là sự sùng kính Thánh Thể: họ thường xuyên tham dự Thánh Lễ, sự cung kính khi rước lễ, sự kính sợ đối với Thánh Thể khi được cung nghinh trong ngày lễ. Bà thấy tâm hồn tan nát của mình được chữa lành bởi khao khát muốn biết sự hiện diện lạ lùng của Chúa, và, khi trở về nhà, bà đã xin gia nhập Giáo Hội. Sau đó bà cho biết việc đón nhận Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể là giây phút hạnh phúc nhất trong đời.
Vào ngày 14 tháng Chín, 1975, tôi có mặt ở quảng trường Thánh Phêrô, khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong thánh cho người phụ nữ này, Elizabeth Ann Seton, vị thánh đầu tiên sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Đối với thánh nữ, bí tích Thánh Thể là một dấu hiệu và nguyên nhân của sự hợp nhất với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Chỉ một vài năm trước đó, một biến cố khác xảy ra trên cùng một lục địa. Một môn sinh của Voltaire viết thư cho ông. Vì muốn trở nên một người vô thần, anh nguyền rủa Thiên Chúa, ghét bỏ Giáo Hội và từ chối đức tin, như Voltaire đã khuyên anh, nhưng người thanh niên này thú nhận rằng anh không thể làm như vậy được, bởi vì anh vẫn cảm thấy sự hấp dẫn kỳ lạ của Thánh Thể.
Anh hỏi Voltaire, làm thế nào tôi vượt qua được sự tin tưởng dị đoan vào sự Hiện Diện Thật của Chúa Kitô trong Thánh Thể? Voltaire trả lời, thật dễ dàng. Vẫn cứ rước lễ; thật vậy, hãy rước lễ năm sáu lần một ngày. Khi làm như vậy, hãy tự nhủ, "Tôi không tin; tôi ghét Chúa; đây là điều mê tín dị đoan." Không chỉ như vậy, Voltaire còn khuyên, hãy phạm đủ loại tội trọng, nhưng tiếp tục rước lễ, cốt ý tiêu diệt đức tin và nguyền rủa Thiên Chúa. Bốn tháng sau, người thanh niên này viết thư cho biết điều đó có kết quả, và bây giờ anh là người vô thần thực sự. Người thanh niên ấy đã dùng Thánh Thể để chia rẽ--đó là để cắt đứt--sự hợp nhất với Thiên Chúa.
Thánh Thể là dấu hiệu và nguyên nhân của sự hợp nhất, và khốn cho ai biến Thánh Thể thành nguồn chia rẽ. Bạn biết điều đó có thể xảy ra ngày nay. Nghi thức phụng vụ, những thắc mắc về tập quán Thánh Lễ, có thể trở thành đấu trường với các giáo xứ, cộng đồng tôn giáo, và, phải, ngay cả đại chủng viện, bị xâu xé bởi những người cuồng tín ở bất cứ phía nào khi muốn đặt sở thích của mình lên trên sự hợp nhất của Giáo Hội.
Thánh Bernard nói với chúng ta rằng, cũng như con sâu tấn công một cái cây tươi tốt ở chỗ cốt yếu nhất thì Satan cũng tấn công chúng ta nơi hiển nhiên của ơn sủng và nhân đức. Ơn sủng và nhân đức hiển nhiên nhất cho các linh mục là nơi lòng yêu mến Thánh Thể, bởi thế, hãy coi chừng, vì đó là nơi Satan sẽ tấn công.
Thánh Peter Julian Eymard cảnh giác: "Satan không ngừng gây chiến với Thánh Thể. Nó biết Chúa Giêsu ở đó, hiện diện một cách sống động và thực tế. Do đó, nó muốn xóa bỏ Thánh Thể nơi chúng ta: vì, theo nó nghĩ, đây là điểm quyết định của cuộc chiến."
Nhà hoạt động xã hội nổi tiếng là Dorothy Day nhận xét: "Thánh Lễ lấp đầy tâm hồn tôi với cảm nhận yêu thương mọi người, cả người tin tưởng mù quáng, người kỳ thị chủng tộc, các linh mục xấu xa, giáo dân ích kỷ. Tất cả chúng ta được kết hợp lại, như vợ chồng kết hợp trong hôn nhân, bởi mối quan hệ tinh thần sâu đậm, và như vậy chúng ta trở nên 'một thân thể'."
Thánh Thể là dấu hiệu và nguyên nhân của sự hợp nhất, và khốn cho ai biến Thánh Thể thành nguồn chia rẽ.
Một trong các chủng sinh là người hướng dẫn du khách ở đền thánh Phêrô kể cho tôi nghe một chuyện lý thú. Anh dẫn một nhóm du khách người Nhật đi tham quan, họ là những người không biết chút gì về đức tin của chúng ta. Với sự dè dặt anh giải thích các kiệt tác về tranh ảnh, điêu khắc, kiến trúc, và sau cùng chấm dứt ở Nhà Nguyện Thánh Thể, anh cố gắng hết sức để ngắn gọn giải thích đó là gì.

Khi cả nhóm tan hàng, một ông già, từng chăm chú lắng nghe, vẫn còn đứng ở đằng sau và hỏi: "Xin lỗi anh. Anh vui lòng giải thích một lần nữa về Thánh Thể được không?" Anh giải thích lại, sau đó ông kêu lên, "A, nếu vậy thì, điều chứa đựng trong nhà nguyện là một công trình nghệ thuật còn vĩ đại hơn tất cả những gì trong vương cung thánh đường này."


Đó là một kiệt tác, một công trình nghệ thuật, đã được giao phó cho chúng ta, là các linh mục. Chúng ta phải quý trọng giá trị của Thánh Thể hơn ai hết.
Ôi Bí Tích Cực Thánh, Ôi Bí Tích Thánh Thiêng!

Mọi chúc tụng và cảm tạ đều thuộc về Ngài.

Chương 17
CĂN TÍNH LINH MỤC

(đoạn trích Kinh Thánh – Mt 4:18-22)
Hầu hết các bạn đều biết câu chuyện thật hứng khởi của Thánh Maximilian Kolbe, nhưng tôi tin rằng, cũng như tôi, bạn không bao giờ thấy chán khi nghe lại câu chuyện ấy. Hãy nhớ ngày định mệnh ở trại giam Auschwitz khi các lính Đức Quốc Xã tập trung tù nhân thành hàng ngũ, và, theo lệnh của viên chỉ huy, họ tùy tiện chọn mười tù nhân để chết thay cho một người tù mới vượt ngục đêm hôm trước. Trong mười người bị chọn ấy, có một ông lớn tiếng than khóc vì ông ta có gia đình. Và Cha Kolbe đã lên tiếng, "Tôi muốn thế chỗ cho ông kia."
Hãy tưởng tượng ra sự khinh bỉ của viên chỉ huy khi hắn hỏi, "Tên Ba Lan ghê tởm đó là ai?" Và hãy nhớ lại câu trả lời của Cha Kolbe: "Tôi là một linh mục Công Giáo."
Trước câu hỏi đầy khinh bỉ "Mày là ai?" của viên chỉ huy, Cha Kolbe đã không trả lời:


  • Tôi là Maximilian Kolbe…

  • Tôi là một người Ba Lan…

  • Tôi là một con người…

  • Tôi là bạn của …

Câu trả lời của người thật đơn giản và khiêm tốn: "Tôi là một linh mục Công Giáo."


Trong mắt của Thiên Chúa, trong mắt của Giáo Hội và người dân đau khổ của Chúa, căn tính của Maximilian Kolbe là căn tính của một linh mục. Tại cốt lõi con người, trong trái tim của người, đã được ghi khắc một tấm thẻ bài, đánh dấu người là một linh mục đời đời của Thiên Chúa. Căn tính đó không thể bị tẩy xóa bởi các hoàn cảnh bất nhân của trại tử thần, hoặc khung cảnh vô thần của Auschwitz, hay bởi những người chung quanh hầu như đã mất đức tin hoặc không còn biết gì về siêu nhiên trước khi họ đi vào lỗ địa ngục.
Căn tính đó cũng khó tùy thuộc vào sự xưng tụng của những người sống chung quanh hoặc nó bị giảm bớt bởi những hồ nghi và khủng hoảng mà có lẽ cha đã cảm nghiệm trong khung cảnh đầy tra tấn. Căn tính đó xuất phát từ Thiên Chúa, và được ghi khắc mãi trong tâm hồn, được phát sinh từ lời mời gọi đi theo Thầy mà người đã nhận thấy ngay từ nhỏ, và được niêm phong vĩnh viễn bởi bí tích chức thánh. Cha rất ý thức về căn tính linh mục của mình nên người có thể can đảm trả lời trước sự nhạo báng của viên chỉ huy và chỉ đơn giản khẳng định điều người biết là sự kiện chủ yếu của cá tính mình, "Tôi là một linh mục Công Giáo."
Trong Sắc Lệnh về Thừa Tác Vụ và Đời Sống Linh Mục (Presbyterorum Ordinis) của Công Đồng Vatican II, chúng ta đọc "Linh mục chia sẻ trong thẩm quyền mà qua đó chính Chúa Kitô đã xây dựng, thánh hóa, và hướng dẫn Thân Thể Người. Do đó… chức linh mục… được ban cho qua bí tích đặc biệt đó mà qua bí tích ấy, bởi việc xức dầu của Chúa Thánh Thần, các linh mục được ghi dấu với một cá tính đặc biệt và được đồng hình dạng với Linh Mục Kitô để họ có thể hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu" (Số 2).
Chức linh mục là một ơn gọi, chứ không phải là một nghề nghiệp; một tái xác định bản thể, chứ không phải là một thừa tác vụ mới; một lối sống, chứ không phải là một công việc; một tình trạng, chứ không phải là một nhiệm vụ; một thề hứa vĩnh viễn, suốt đời, chứ không phải là một loại phục vụ tạm thời; một căn tính, chứ không phải là một vai trò.
Chúng ta là linh mục; phải, sự thi hành, thừa tác vụ, thì vô cùng quan trọng, nhưng nó xuất phát tự bản thể; chúng ta có thể hành động như linh mục, chăm sóc như linh mục, hành xử như linh mục, phục vụ như linh mục, rao giảng như linh mục, vì trước hết và trên hết, chúng ta là linh mục! Bản chất đi trước hành động! Cha William Byron, nguyên giám đốc của trường Catholic University of America, rất thích nhắc lại rằng "chúng ta là con người sống động, chứ không phải là con người hành động, và phẩm giá cũng như căn tính thiết yếu của chúng ta xuất phát từ con người chúng ta, chứng không phải từ những gì chúng ta thi hành." Điều này rất đúng về chức linh mục.
Vào ngày trước khi chịu chức linh mục, tôi đi xưng tội với một linh mục dòng Chúa Thánh Thần ở St. Louis. Cha hỏi là tôi trông đợi gì ở chức linh mục. Dĩ nhiên có thể đoán được là tôi trả lời "Dâng Thánh Lễ, nghe xưng tội, phục vụ giáo dân ở giáo xứ," và vân vân.
"Rất tốt," cha trả lời, "nhưng cũng hãy vui khi là linh mục. Giả như ngay sau khi cử hành Thánh Lễ đầu tiên, con bị tai nạn phải tê liệt, điều đó có nghĩa con không thể thi hành bất cứ điều gì bình thường của tác vụ linh mục, nhưng con vẫn là một linh mục." Và sau đó, cha nói những điều mà không bao giờ tôi quên được, "Mỗi ngày hãy dành thời giờ để nhận biết về căn tính linh mục, hãy vui trong căn tính đó, hãy ấp ủ nó, hãy cảm tạ Thiên Chúa vì căn tính đó—và rồi những gì con thi hành khi là linh mục sẽ có hiệu quả và rất khích lệ vì nó xuất phát tự bản chất con người của con." Đó là điều tôi muốn nói về căn tính linh mục.
Hãy lắng nghe lời của Đức Tổng Giám Mục Rembert Weakland nói với Đại Hội Linh Mục Toàn Quốc Anh và Wales vào tháng Chín 1996:
Đối với chức linh mục và đặc tính bí tích của chức ấy, tôi là một "nhà bản thể học." Tôi tin rằng điều gì đó đã xảy ra khi một người chịu chức thánh để đảm bảo giá trị của hành động khi người ấy hành xử nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội. Sự khác biệt ấy không làm cho người này tốt hơn bất cứ ai khác, nhưng nó đảm bảo giá trị của bí tích mà một linh mục thi hành… Trong phương cách này chúng ta khác với nhiều giáo phái Tin Lành… Từ từ tôi mới nhận thấy sự khôn ngoan của "chức thánh" để đảm bảo thứ tự trong dân Chúa.
Trong sự hiểu biết của Công Giáo, phong chức linh mục là sắp đặt lại thứ tự con người một cách toàn bộ và triệt để theo con mắt của Thiên Chúa và Giáo Hội, đưa đến một sự đồng nhất về bản thể, "tái đồng hình dạng" với Chúa Kitô. Căn tính linh mục này ở cốt lõi, thực chất của một con người, nó ảnh hưởng đến bản thể họ và, sau đó, hành động của họ.
Đã đủ về lý thuyết. Còn một số hậu quả về căn tính linh mục thì sao?
Vì khi là linh mục, chúng ta được đồng hình dạng với Chúa Kitô tại cốt lõi con người chúng ta, chức linh mục của chúng ta phải có cùng các đặc tính như của vị Thượng Tế Đời Đời. Hai đặc tính đáng được chú ý: chức linh mục của chúng ta thì vĩnh viễn, chức linh mục của chúng ta thì trung kiên.
"Khi một người 'xin vâng' với chức linh mục," Đức Gioan Phaolô II nói, "lời 'xin vâng' đó thì vĩnh viễn."
Trên thực tế, các bạn thân mến, điều này có nghĩa chúng ta không thể "từ bỏ" chức linh mục hay thôi không còn là một linh mục, giống như cha của bạn không thể không còn "là" cha của bạn. Chức linh mục thì vĩnh viễn.
Hầu hết chúng ta đều biết có những linh mục đã từ bỏ thừa tác vụ này. Sự kiện Giáo Hội nhấn mạnh đến bản chất vĩnh viễn của căn tính linh mục, và tôi đang đề cập đến, thì không có nghĩa là kết án những ai đã từ bỏ đời sống linh mục. Tôi được nghe hai giải thích hùng hồn nhất về chiều kích vĩnh viễn của căn tính linh mục từ hai người bạn thân, họ đã được miễn trừ những bó buộc của linh mục và giờ đây họ đang tích cực hoạt động trong Giáo Hội. Do đó đừng giải thích những điều tôi nói như sự trừng phạt những người tốt lành này.
Nhưng, bất kể bao nhiêu người đã từ bỏ, bất kể bao nhiêu sự chỉ trích, bất kể bao nhiêu điều tiếng xấu đã gây ra, chức linh mục vẫn vĩnh viễn. Đó là một thề hứa trọn vẹn, kéo dài cả đời đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.
Tôi hy vọng điều sau đây rất hiển nhiên đối với bạn, nhưng chúng ta đừng coi thường bất cứ điều gì: nếu bất cứ ai trong các bạn nhìn đến chức linh mục không như là một thề hứa tuyệt đối, kéo dài cả đời đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, nhưng chỉ như một thừa tác vụ có thể rời bỏ bất cứ lúc nào khi cảm thấy chán chường, hoặc chỉ là một phương cách hữu ích để sống thử vài năm phục vụ cho đến khi theo đuổi một nghề nghiệp khác, thì hãy vui lòng biết rằng đó không phải là điều Giáo Hội nghĩ đến!
Tôi còn có thể nói gì khác? Chức linh mục thì vĩnh viễn! Chúng ta sống chức thánh đó như thế nào, chúng ta được bài sai đi đâu, chúng ta làm những gì--tất cả những điều này chắc chắn sẽ thay đổi, nhưng căn tính linh mục của chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi. Chức linh mục thì vĩnh viễn.
Nếu điều đó làm bạn sợ hãi hay bàng hoàng, tốt! Chủng viện là để đảm bảo rằng bạn có thể tự do, cốt ý, và vui vẻ nói lời "xin vâng" mà nó kéo dài suốt đời. Lậy Chúa, đừng có ai đó coi nhẹ chức linh mục!
Là một điều rất tốt để ngay tự đầu tôi nói về một trong những cám dỗ lớn lao nhất của đời sống chủng viện, có thể nói là trôi dần vào chức linh mục. Sự quyết định của chúng ta khi chịu chức, sự tin tưởng rằng Chúa mời gọi chúng ta phục vụ Người và Giáo Hội một cách viễn viễn trong chức linh mục, phải rõ ràng, hăng say, cốt ý, và tự do. Chúng ta không trở nên linh mục để hài lòng cha mẹ, ông bà, đức giám mục, giáo phận, hay bất cứ ai; chúng ta trở nên linh mục vì chúng ta đã phân định lời gọi của Chúa một cách thành khẩn và dựa trên lý trí, chúng ta đã thận trọng xem xét ơn gọi ấy, và giờ đây chúng ta tự do và vui sướng ấp ủ điều đó. Để duy trì một thề hứa trọn đời đối với ơn gọi linh mục, điều đó sẽ không thể được nếu chúng ta thả nổi rồi trôi dần vào đó. Chúng ta không trở nên linh mục chỉ vì một điều gì đó tốt hơn chưa xảy đến. Vì nếu như vậy, hãy đoán xem có gì trở ngại? Khi điều gì đó hay ai đó tốt hơn đến với chúng ta một ngày nào đó, chúng ta sẽ gặp khó khăn.
Làm sao lại có chuyện một người đã trải qua bao năm trong chủng viện và rồi, chỉ vài năm sau khi chịu chức, họ đã từ bỏ? Bạn biết rõ điều đó đã xảy ra. Tại sao? Vì những vấn đề không được đối phó khi ở chủng viện, tỉ như sự hồ nghi trầm trọng, tội lỗi, khó khăn tình cảm, vấn đề cá nhân—và sau này chúng buộc phải xuất đầu lộ diện.
Đó là lý do chủng viện có các cha linh hướng, tâm lý gia, cố vấn ơn gọi, sự thẩm định hằng năm, tĩnh tâm, v.v.—vì ơn gọi linh mục thì quá trọn vẹn, quá vĩnh viễn đến nỗi người ta phải vững tin và rõ ràng về điều đó.
Bất cứ gì được thi hành ở trường North American College thì đều hướng về chức linh mục. Chúng ta bắt đầu một năm với việc phong chức phó tế; sự hiện diện và gương mẫu tận tụy của các linh mục trong ban giảng huấn, của các linh mục mới chịu chức được năm năm, và các linh mục đang nghỉ phép; các thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ; buổi tiếp tân khi cha giám đốc đọc danh sách những người rời trường để "đi rao giảng Phúc Âm"- luôn luôn nhắm đến chức linh mục.
"Khi một người 'xin vâng' với chức linh mục, lời 'xin vâng' đó thì vĩnh viễn."
Đặc tính thứ hai của căn tính linh mục là sự trung kiên. Bạn phải thuộc lòng câu nói lừng danh của Mẹ Têrêsa, "Chúa không yêu cầu chúng ta thành công; Người yêu cầu chúng ta trung tín."
Chúng ta trung kiên với căn tính linh mục dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều này nghe có vẻ lạc quan tếu, nhưng giá trị của chức linh mục không tùy thuộc ở nơi chúng ta được bài sai, người chúng ta làm phụ tá, hay loại thừa tác vụ chúng ta dự phần. Cha Ignotus, bình luận gia nổi tiếng của tờ London Tablet, đã viết: "Linh mục bị gán cho nhiều thất bại. Người ít đi thăm giáo dân, giảng dở. Người phản trí thức. Các nhà xã hội học vạch ra các khuyết điểm của linh mục, 'Con người, chứ không phải thiên thần, là thừa tác vụ của phúc âm.' Điều này an ủi. Vì với linh mục không có những điều tỉ như thành công, cúp vàng, cúp bạc hay cúp đồng. Người chỉ ráng sức và khi gặp khó khăn, người không thể làm gì nhiều. Ngoại trừ, có lẽ, chỉ biết lớn tiếng than van."
Sự trung kiên sẽ dễ dàng khi đời sống linh mục hạnh phúc, thích thú, đầy nhiệt huyết. Nhưng sự buồn sầu, cô đơn, chán nản sẽ đến, và rồi chúng ta còn có thể trung kiên không? Có, nếu chúng ta biết rằng sự trung kiên của chúng ta không phải đối với công việc, nghề nghiệp, chức vụ, sự bài sai, nhưng đối với một lời mời gọi, một cá tính, một Con Người, có thể nói là Chúa Giêsu và Giáo Hội! Nó không dựa trên sự thành công, phần thưởng, hay sự chu toàn.
Trong một giáo xứ mà tôi được sai đến, có một đôi vợ chồng mà tôi nhớ rất rõ. Lúc bấy giờ, họ đã trong lứa tuổi bốn mươi, nhưng hai mươi năm trước đó, chỉ năm năm sau khi kết hôn, bà bị chứng bệnh thấp khớp, khiến cơ thể bà vặn vẹo đến độ sau cùng bà phải ngồi trên xe lăn.
Ông chồng bà là một người đẹp trai, hăng hái, rất thành công trong việc buôn cổ phần. Trong hai mươi lăm năm ông luôn trung thành với bà. Mỗi sáng, ông bế bà ra khỏi giường, tắm rửa và thay quần áo cho bà, giúp bà ăn sáng; mỗi bữa ăn trưa ông lại về thăm bà và đẩy xe lăn cho bà đi dạo. Mỗi tối ông giúp bà ăn tối, đọc sách cho bà nghe và thay quần áo ngủ cho bà. Ông đã có thể bỏ bà để đi theo biết bao cuộc tình khác; trong những chuyến đi làm xa chắc chắn ông đã bị cám dỗ đi tìm vui thú xác thịt vì bà không thể cung ứng được. Nhưng không bao giờ! Luôn luôn trung thành! Không phải vì những gì bà có thể cho hay làm cho ông, nhưng trung thành với bà, với ơn gọi của ông, với căn tính của ông là một người chồng và người cha!
Trong đời sống linh mục, có những lúc chúng ta cảm thấy khô khan, hoang mang, hồ nghi, mệt mỏi, chán chường, cô đơn và giận dữ--và đó là khi sự trung kiên được chứng tỏ. Hiền Thê của chúng ta, là Giáo Hội, có lúc dường như tật nguyền và vô dụng, một bòn rút; Thầy chúng ta, Chúa Giêsu, có lúc dường như xa lánh, cách biệt, vắng mặt. Chúng ta vẫn trung kiên. Như Thánh Tôma Aquinas đã cầu nguyện:
Ôi Lạy Chúa, xin ban cho con một trái tim kiên vững mà không có ảnh hưởng đê tiện nào lại có thể lôi nó xuống bùn đen.

Xin ban cho con một trái tim bất khuất mà không đau khổ nào làm nó kiệt quệ.

Xin ban cho con một trái tim chính trực mà không mục đích tầm thường nào làm nó nao núng.

Ôi lạy Chúa là Thiên Chúa của con, xin ban cho con sự trung kiên để sau cùng con có thể được ấp ủ trong lòng Ngài!
Do đó chúng ta trung kiên; chúng ta là linh mục ngay tại cốt lõi con người; không có "ngày nghỉ" hay đi hè đối với căn tính linh mục, không có nghỉ phép hay về hưu, không có "giờ làm việc", vì chức linh mục của chúng ta thì không phải là hình tượng bên ngoài nhưng là một căn tính bên trong mà nó bao bọc chúng ta từ đầu đến chân.
Khi làm giám đốc chủng viện, tôi luôn nhận được đề nghị về những gì tôi phải nói với chủng sinh, các linh mục tương lai. Một linh mục bạn, rất tốt, rất hiểu biết, khuyên tôi nên nhắn nhủ các chủng sinh là họ phải "cứng cựa". Ngài giải thích, "cứng cựa" không có nghĩa nghiêm nhặt, cộc cằn, hóc búa. Không, ngài muốn nói sự bền bỉ, cương quyết, gan lì, kiên nhẫn. Ngài thuộc ban nhân viên của địa phận và cho biết ngài ngạc nhiên khi có nhiều người than phiền về việc bài sai, họ cảm thấy không được sử dụng đúng, muốn có thay đổi, cần thời giờ nghỉ, đòi hỏi một bài sai đặc biệt, mệt mỏi vì những đòi hỏi. Họ "mè nheo", đúng như ngài nói. Tôi biết ngài rất rõ và ngài biết là linh mục cần được hiểu biết và thông cảm, và ngài đã cung cấp thật đầy đủ những điều đó. Nhưng tôi nghĩ ngài có lý khi kêu gọi chúng ta "cứng cựa". Điều đó có thể là một ý nghĩa khác của sự trung kiên: chúng ta duy trì nó, ngày này sang ngày nọ, không để những thất bại và chán nản đè chúng ta xuống. Cha sở của chúng ta có thể hay gắt gỏng, giáo dân có thể không đáp ứng, sự bài sai của chúng ta không lý tưởng. Đó là yếu tố của sự trung kiên.
"Hãy trung kiên! Luôn luôn trung kiên."
Bây giờ, đây là một mời gọi cao quý. Để ấp ủ căn tính linh mục, để sống căn tính ấy một cách tin tưởng, khiêm tốn, đoan chắc, và biết ơn, để thú nhận rằng căn tính ấy vĩnh viễn, và đó là sự trung kiên- đó là một sự kính sợ tràn ngập và hứng khởi và có lẽ đến độ run rẩy. Bởi đó chúng ta cần biết rõ những trợ giúp có sẵn trong đời sống linh mục, những trợ giúp để nuôi dưỡng căn tính linh mục.
Đầu tiên, không có gì ngạc nhiên, là sự cầu nguyện. Cầu nguyện dĩ nhiên là tin tưởng xác nhận rằng đối với chúng ta thì chẳng có gì có thể, trong khi, với Người, không có gì là không thể được. Cầu nguyện được xây dựng trên sự tin tưởng rằng Thiên Chúa không bao giờ kêu gọi chúng ta thi hành điều gì mà không ban ơn giúp sức cho chúng ta. Hãy lắng nghe lời của đức tổng giám mục của Cincinnati, Daniel Pilarcyzk, mới đây đã nói với các linh mục trong giáo phận Pittsburgh trong ngày đại hội:
Nếu linh mục là người dẫn đưa dân chúng tiếp xúc với sự hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa, đó là ý nghĩa của sự thánh thiện, thì chính linh mục phải tiếp xúc với sự hiện diện mầu nhiệm này. Họ phải quen thuộc với Thiên Chúa trong phần sâu thẳm nhất của con người họ. Đây là điều chúng ta gọi là cầu nguyện. Nói thẳng thừng, một linh mục mà không có đời sống cầu nguyện sâu xa thì đã tự kết án mình vào một nghề nghiệp hời hợt trong khía cạnh của thừa tác vụ mà nó là đòi hỏi khắt khe nhất và, đồng thời, thoả mãn chúng ta nhất.
Chúng ta hãy thực tế hơn với sự cầu nguyện mà nó quá thiết yếu để hỗ trợ căn tính linh mục của chúng ta.
Kinh thần vụ là sự cầu nguyện đặc biệt của linh mục. Thật là một tinh thần liên đới khi biết rằng hàng ngày chúng ta được kết hợp với anh em linh mục của Giáo Hội hoàn vũ trong lời ca ngợi và cầu xin này! Vào dịp kỷ niệm ba mươi năm của Presbyterorum Ordinis, ĐGH Gioan Phaolô II nói, "Trong một ý nghĩa nào đó, sự cầu nguyện đào tạo linh mục. Đồng thời mỗi linh mục tự đào tạo mình qua sự cầu nguyện. Tôi nghĩ đến lời cầu nguyện tuyệt diệu của sách nhật tụng, kinh thần vụ, trong đó toàn thể Giáo Hội, qua miệng của các thừa tác viên, cùng cầu nguyện với Chúa Kitô…"
Lời nguyện vĩ đại nhất trong tất cả là lời nguyện Thánh Thể, là nơi chúng ta cảm nghiệm căn tính linh mục cách mật thiết nhất. Còn giây phút nào mạnh mẽ hơn để được đồng hình dạng với Chúa Kitô cho bằng khi in persona Christi, chúng ta nói, "Đây là thân thể tôi; đây là máu tôi"? Hãy để ý rằng chúng ta không nói, "Đây là thân thể Người"; không, chúng ta nói, "Đây là thân thể tôi! Đây là máu tôi!" Chúng ta là Đức Kitô! (1)
Đức Thánh Cha nói tiếp, "Linh mục là người của Thánh Thể. Trong khoảng thời gian gần năm mươi năm linh mục, điều vẫn còn quan trọng nhất và giây phút thiêng liêng nhất đối với tôi là khi cử hành Thánh Lễ. Ở bàn thờ, cử hành in persona Christi đó là ý thức chủ yếu của tôi. Chưa bao giờ trong những năm này tôi không cử hành Hy Lễ Thánh Thiện Nhất. Nếu có xảy ra, đó là vì những lý do hoàn toàn ngoài ý muốn của tôi. Thánh Lễ tuyệt đối là tâm điểm đời tôi và mọi ngày trong đời tôi."
Phát sinh từ đó là lời cầu nguyện của chúng ta trước Thánh Thể. Có lần tôi nghe một bà tâm lý gia nói chuyện với các linh mục, bà cảm thấy khi cầu nguyện trước Thánh Thể một linh mục phải được bù đắp biết chừng nào. Bà nói, mỗi một người đàn ông cần được nhìn thấy điều gì đó mà họ đưa vào đời, họ sáng tạo -hầu hết các ông có niềm vui này khi họ nhìn thấy con cái. Một linh mục cũng có được điều đó khi cầm Thánh Thể trong tay. Đây là một sự sống mà họ đã tạo thành, đưa vào đời với sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Cầu nguyện trước Thánh Thể là một giúp đỡ mạnh mẽ cho căn tính linh mục của chúng ta.
Một giúp đỡ khác cho linh mục là sự cầu nguyện trong sự hiệp nhất với Mẹ Maria, Mẹ của Linh Mục Đầu Tiên. Trong bài giảng tại trường North American College vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội một vài năm trước đây, những lời cảm động của Đức Hồng Y Szoka về Đức Mẹ trong cuộc đời linh mục nhắc nhở chúng ta điều này. Như sự sống và căn tính tự nhiên của chúng ta được hình thành và được ấp ủ trong lòng người mẹ trần gian như thế nào thì đời sống và căn tính linh mục của chúng ta cũng được nuôi dưỡng bởi sự chăm sóc của người mẹ trên trời như vậy.
Một phương cách khác để bảo vệ căn tính linh mục là phát triển tình bạn với các anh em linh mục.
Tình bạn và sự hỗ trợ của các "đồng chí" của chúng ta là sự trợ giúp vô giá để thêm sinh động cho đời linh mục. Dĩ nhiên điều này giả sử rằng bạn làm quen với những linh mục tốt lành, chứ không phải những người yếm thế, do dự. Thật vậy, tránh làm bạn với linh mục thường là dấu hiệu của sự khó khăn. Cha Stephen Rossetti, người tiên phong nghiên cứu các khó khăn của hàng giáo sĩ, nói rằng một dấu chỉ cho thấy linh mục ấy sẽ gặp khó khăn là sự xa lánh, cô độc, nhất là không thoải mái khi có mặt các anh em linh mục khác.
Linh mục chúng ta có thể giúp nhau trở nên tốt lành. Khi chúng ta đến thăm nhau, cùng ăn uống, cùng đi chơi chung vào ngày nghỉ hay khi đi hè, khi thảo luận, khi tâm sự để hả cơn giận, khi thách đố nhau, khi để ý đến nhau, hay khi cầu nguyện chung, chúng ta giúp nhau thăng tiến căn tính linh mục. Những biến cố như nhóm hỗ trợ ơn gọi, ngày cầu nguyện, ngày học hỏi, tĩnh tâm linh mục, đại hội, tuần tam nhật, họp địa phận, tang lễ, kỷ niệm ngày chịu chức, hay chỉ gặp mặt nhau- đây là những phương cách tốt đẹp để xây đắp căn tính chung của chúng ta là linh mục.
Khi còn ở chủng viện, chúng ta mong rằng sẽ học được nghệ thuật làm bạn và duy trì tình bạn đích thật.

Hãy duyệt xét lương tâm: Bạn có những người chân tình trong đời sống linh mục không? Những người ấy có ảnh hưởng xấu hay giúp bạn trở nên tốt lành? Khi gặp khó khăn, bạn có thể chia sẻ với một người bạn đầy tin tưởng không? Bạn có thể thảo luận về các đề tài như sự cầu nguyện, thần học, ơn gọi, những nỗi lo sợ, với một người bạn tốt không?


Một linh mục mà bạn có thể không coi như người bạn, nhưng đó là người mà bạn phải yêu quý, tin tưởng, và giữ liên lạc, đó là đức giám mục địa phận. Mối liên kết mật thiết giữa đức giám mục và linh mục là sự cần thiết có tính cách thần học, mà nó cũng là một thực tế con người. Tôi chưa thấy một giám mục nào mà không coi tình trạng an sinh của linh mục là ưu tiên hàng đầu. Như tôi đã làm trong quá khứ, tôi khích lệ bạn hãy giữ liên lạc với đức giám mục của bạn. Một linh mục lớn tuổi mà tôi rất tôn trọng cho biết cứ hai lần trong một năm- vào lúc kết thúc tĩnh tâm và ngày kỷ niệm chịu chức linh mục - người đều viết thư tâm sự với đức giám mục, chỉ để duyệt lại đời sống của mình và lập lại lời hứa với đức giám mục ấy. Một ý tưởng tuyệt vời! Gần gũi với đức giám mục là một đảm bảo tốt đẹp để bảo vệ căn tính linh mục của chúng ta.
Và, tuy tôi nhấn mạnh đến tình bạn tốt lành với anh em linh mục, tôi cũng không quên tình bạn với giáo dân. Họ giúp chúng ta thực tế hơn. Tổng quát, giáo dân chưa bao giờ có "khủng hoảng căn tính" về chức linh mục. Họ yêu quý các linh mục, và coi trọng thừa tác vụ của chúng ta. Trong khi luôn thận trọng về những người chúng ta ưa thích trong giáo xứ, chúng ta có thể và phải nuôi dưỡng những giao thiệp tình cảm với những người mà họ giúp chúng ta trở nên tốt lành và họ nhìn thấy sâu trong con người chúng ta một dấu ấn không thể tẩy xoá của chức linh mục.
Có nhiều điều có thể làm giảm bớt căn tính linh mục của chúng ta mà nhiều khi căn tính ấy trong tình trạng hiểm nghèo mà chúng ta không biết. Do đó chúng ta cần sự hướng dẫn của ai đó là người biết rõ chúng ta, có thể cảnh giác chúng ta về những nguy hiểm, có thể khích lệ chúng ta khi sa ngã. Bởi thế, một vị linh hướng đáng tin cậy thực sự là một phúc lành để giúp nuôi dưỡng căn tính linh mục của chúng ta, cũng như ơn sủng và lòng thương xót xuất phát từ việc thường xuyên đi xưng tội.
Một đảm bảo thứ tư cho căn tính linh mục, mà dường như tổng quát, đó là một lối sống thích hợp cho linh mục. Trong quy tắc này tôi có thể kể ra những điều gìn giữ chúng ta như y phục giáo sĩ, cảm thấy tự nhiên khi được gọi là "cha," một đời sống đơn giản, tránh những nhà hàng ăn và nơi giải trí sang trọng, và những cám dỗ xa hoa phung phí của quần áo, xe cộ, chỗ nghỉ hè; chỗ thích hợp khi nghỉ ngơi, một lối sống có kỷ luật. Có lẽ đó là điều thường tình, nhưng tất cả là những phương cách thực tế để bảo vệ căn tính linh mục của chúng ta.
Tôi coi tất cả những che chở đó đều lu mờ khi chúng ta kết thúc với khía cạnh quan trọng nhất để nuôi dưỡng căn tính linh mục: một tương giao mật thiết, gần gũi với Chúa Giêsu. Chúng ta chỉ là tư tế vì ơn gọi chúng ta xuất phát từ Người và chúng ta hiệp nhất với Người. Nhất là chúng ta được mời gọi kết hợp với Người trên thánh giá. Dĩ nhiên, ở đây, Người là tư tế hơn ai hết, và khi chia sẻ trong sự đau khổ của Người, chúng ta là tư tế hơn cả. Điều này có thể về phần thể xác—chúng ta nghĩ đến các linh mục bị tra tấn và cầm tù chỉ vì họ là linh mục, hay các linh mục bị bệnh hoạn về tâm thần hay thể xác. Nó cũng có thể là đau khổ tinh thần, khi chúng ta chiến đấu với sự khô khan trong cầu nguyện, vật lộn với tội lỗi, chiến đấu với cám dỗ, hay đối diện với hồ nghi. Nó có thể là đau khổ về tình cảm gây nên bởi sự cô đơn, thiếu thốn, chán chường, hay gánh nặng khi các linh mục tốt lành chịu thiệt hại vì giáo dân. Sự hiện diện của thập giá không phải là một dấu chỉ về điều gì sai trái trong đời linh mục, nhưng là điều chính trực! Các văn sĩ kinh điển gọi điều này là "vật hy tế" khi các linh mục, cũng như Chúa Giêsu, tự gánh lấy tội lỗi, lo âu của người dân, và biết rất rõ là mình sẽ gục ngã nhiều hơn ba lần khi lên đồi Canvê.
Tôi đã nói về căn tính linh mục; tôi đã thúc giục phải tin tưởng và biết quý trọng ơn gọi linh mục của chúng ta; tôi đã kể ra nhiều phương cách để gìn giữ và nuôi dưỡng căn tính này, "viên ngọc quý", mà chúng ta yêu dấu trong chức thánh. Bây giờ là những cảnh giác.
Trong khi sợ rằng toàn thể ý nghĩa của việc coi nhẹ căn tính linh mục, một biện bạch cho lời mời gọi độc đáo của chức thánh, một cảm giác bồn chồn mà những năm gần đây đã gây nên nơi các linh mục là những người nghe nhiều về điều được gọi là "khủng hoảng căn tính," chúng ta cũng lo sợ không kém một thái cực khác: sự ngạo mạn nhấn mạnh đến uy thế và quyền lực mà lịch sử gọi là thuyết giáo quyền (não trạng phò giáo sĩ). Thuyết giáo quyền là một đồi bại đáng chỉ trích trong Giáo Hội.
Thuyết giáo quyền nói về sự ưu tiên, đặc quyền, đối đãi đặc biệt, được phục vụ hơn là phục vụ; nó thường lưu tâm đến khuy áo và phẩm phục hơn là việc chăm sóc các linh hồn. Thuyết giáo quyền không chứng tỏ sự tự tin trong ơn gọi linh mục mà đúng hơn nó cho thấy sự thiếu tin tưởng nơi chính mình, nơi Thiên Chúa, và nơi ơn gọi mà họ phải chống đỡ căn tính yếu ớt của mình với những bề ngoài và sự nhỏ nhen.
Điều tôi yêu cầu bạn thi hành là chiêm niệm về sự khác biệt giữa thuyết giáo quyền và chức linh mục-một đàng là thói xấu, một đàng là nhân đức. Bạn biết sự khác biệt, vì bạn đã nhìn thấy cả hai. Tôi kêu gọi bạn đến với chức linh mục, chứ không phải thuyết giáo quyền. Cùng với Cha Maximilian Kolbe, khi bạn tự nhủ, nói với người dân, nói với Thiên Chúa, "Tôi là một linh mục Công Giáo," chúng ta nói điều đó một cách khiêm tốn, với thái độ biết ơn, một cách tin tưởng, không bao giờ ngạo mạn, và chúng ta nói điều đó, không hy vọng để được phục vụ, nhưng hy vọng- như Cha Kolbe- là sẽ dẫn đến sự hy sinh cho người dân và với người dân.
Và tất cả được khởi sự không phải từ chúng ta, nhưng với lời kêu gọi, tiếng thì thầm từ Thầy chúng ta, "Hãy đến theo tôi," lời mời gọi mà tất cả các bạn đã nghe, đã phân định và diễn dịch, lời mời gọi mà nó trở nên rõ ràng vào ngày chịu chức, lời mời gọi mà bạn sẽ đáp trả từng ngày trong một đời sống linh mục lâu dài và có hiệu quả. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói với các tân linh mục, "Mãi cho đến cuối cuộc đời, các bạn vẫn bàng hoàng và biết ơn về lời mời gọi nhiệm mầu ấy mà một ngày nọ nó đã vang vọng trong thâm sâu linh hồn bạn: 'Hãy theo tôi!'."
Để tôi kết thúc với một bài thơ cổ của Thánh Norbert:
Ôi linh mục, bạn là ai?

Không phải qua chính bạn, vì bạn được dựng nên từ hư không.

Không phải vì chính bạn, vì bạn là trung gian của nhân loại.

Không phải cho bạn, vì bạn kết hôn với Giáo Hội.

Không phải thuộc chính bạn, vì bạn là tôi tớ của tất cả.

Bạn không phải là bạn, vì bạn là Thiên Chúa.

Vậy bạn là ai?

Bạn là hư không, và là tất cả.

(1) Ghi chú của dịch giả: dĩ nhiên lời nguyện Thánh Thể này không phải là lời nguyện chính thức của Giáo Hội Việt Nam, nhưng được dịch sát với tiếng Anh để có thể diễn tả được điều ĐGM Dolan muốn nói.



Chương 18
BÍ TÍCH CÁO GIẢI

(đoạn Kinh Thánh – Gioan 20:19-23)
Kể từ khi học lớp hai, lần đầu tiên tôi được nghe Dì Bosco kể câu chuyện của Chân Phước Damien người Cùi, tôi luôn luôn sùng kính vị chân phước này. Trong mùa Chay vừa qua, tôi đã đọc lại tiểu sử của người trong cuốn Holy Man của Gavan Daws, và vẫn cảm thấy cảm kích.
Hãy thử đoán xem đâu là thập giá nặng nề Cha Damien phải gánh chịu.


  • Đó có phải là một phần tư thế kỷ xa cách với gia đình ở Bỉ quốc trong khi người phải lao nhọc trong các đảo hoang vu của Hawaii thời bấy giờ? Không…

  • Đó có phải là mười sáu năm sống cách biệt ở Molokai là nơi ngài tận tụy phục vụ những người cùi bị xã hội ruồng rẫy? Không…

  • Đó có phải là sự hiểu lầm cay đắng mà người phải gánh chịu dưới bàn tay của chính bề trên mình? Cũng không…

  • Chắc phải là sự vô cùng đau khổ về thể xác khi chính cha bị mắc bệnh cùi. (Chúng ta không quên câu chuyện của người hầu vô tình làm đổ nước sôi lên chân Cha Damien khi người đang cầu nguyện, bà đã quỳ xuống xin lỗi, cho đến khi cả hai đều nhận ra rằng cha không cảm thấy gì ở chỗ bị phỏng ấy, bởi đó cha mới biết rằng mình đã bị lây căn bệnh ghê sợ này… và rồi trong Thánh Lễ Chúa Nhật tiếp đó, thay vì mở đầu bài giảng với câu thường lệ, "Anh chị em người cùi thân mến," cha đã nói, "Chúng ta là người cùi…").

  • Đó có phải là sự đau đớn phần xác—mà nó ghê gớm đến độ cha phải mặc áo dòng trên một khung gỗ để áo khỏi chạm vào thân thể sưng phồng, độc hại—mà có lẽ nó là thập giá nặng nề nhất của người? Hãy đoán tiếp!

  • Vậy thì, có phải là sự đau khổ tinh thần bởi lời đàm tiếu cho rằng cha bị mắc bệnh cùi vì sự liên hệ tình dục đồi bại? Không!

Thập giá nặng nề nhất mà Cha Damien phải gánh vác, theo lời khai của chính người, là không thể xưng tội thường xuyên vì không có linh mục nào khác muốn đến đảo Molokai. Có thể nào bạn tưởng tượng nổi? Với tất cả sự đau khổ người đang chịu, đau khổ nhất là vì thiếu bí tích cáo giải. Bạn từng nghe biết những việc Cha Damien làm, có phải không? Cha đứng đợi ở bến tầu với các người cùi khác khi con tầu chở hàng tiếp tế cũng như đưa người cùi đến đảo, và cha phải lớn tiếng hỏi thuyền trưởng là có linh mục tuyên uý nào trên tầu không. Thỉnh thoảng cũng có; nhưng thường thì linh mục không được phép rời tầu. Bởi vậy, Cha Damien phải lớn tiếng kể tội mình ra bằng tiếng Latinh, hoặc nếu vị linh mục ấy không biết tiếng Latinh, cha phải xưng tội bằng tiếng bản xứ Hòa Lan, và sau đó nhận được sự xá giải từ trên boong tầu. Theo lời của cha, "Sự xá giải đó có ý nghĩa đối với tôi hơn cả trà, thuốc lá, quần áo, thực phẩm, hay ngay cả các lá thư được đem lên bờ."



Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, đó có phải sự tình cờ khi Chúa Giêsu ban cho chúng ta bí tích cáo giải như món quà đầu tiên? Theo Thánh Sử, đó là chiều Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên khi Chúa Giêsu ban truyền cho Giáo Hội ơn tha thứ tội lỗi, chia sẻ với các linh mục đầu tiên của Người quyền được tha tội nhân danh Người. Quà tặng đầu tiên của Chúa sau khi phục sinh! Người không nói, "Thầy hứa ban cho các con sự sống đời đời!"—tuy Người chắc chắn đã đạt được sự sống ấy. Chúa Giêsu cũng không công bố, "Thầy đã chiến thắng Satan cho các con!"—tuy Người đã hoàn thành điều đó. Không, điều Người muốn ban cho Giáo Hội là lòng thương xót vì tội lỗi, và chia sẻ quyền tha tội cho các linh mục của Người. "Thầy ban bình an cho các con! Các con tha tội cho ai, tội của họ được tha, và các con cầm buộc tội của ai, tội người ấy bị cầm buộc." Theo Công Đồng Triđentinô, đó là giây phút Chúa thiết lập bí tích cáo giải.
Thánh Phanxicô "de Sales" nhận xét rằng các người mẹ đều chứng tỏ tình yêu của mình đối với con cái trong ba phương cách: nuôi ăn, tắm rửa, và sửa đổi, và vì vậy Chúa Phục Sinh đã ban truyền cho Mẹ Giáo Hội mệnh lệnh thanh tẩy trong bí tích rửa tội, nuôi dưỡng trong bí tích Thánh Thể, và sửa đổi trong bí tích cáo giải.
Tôi biết sẽ có một số người coi tôi là ngây thơ vì nhận xét này, nhưng tôi thấy trong Giáo Hội ngày nay có một phong trào của người dân kêu gọi chúng ta hãy chân thành yêu quý lòng thương xót của Chúa. Giữa những khủng hoảng, đồi bại, bạo động, hận thù, bất công, và sự dữ trong "nền văn hóa hận thù," hay "văn hóa sự chết," người dân Chúa lại nhận biết quyền lực mạnh mẽ của lòng thương xót Chúa. Điều này không thể làm chúng ta ngạc nhiên, vì hầu như tất cả mọi người đều biết rằng sự mất ý thức về tội là khởi đầu sự sa sút đức tin, và đó là khó khăn chính của thời đại chúng ta. H. Richard Niebuhr chỉ trích nhiều về thần học hiện đại qua nhận xét, "Một Thiên Chúa không có sự trừng phạt sẽ đưa con người không có tội vào thiên đàng mà không chịu sự phán xét, qua những cứu giúp của một Chúa Kitô không có thập giá."
Trong bữa điểm tâm cầu nguyện với tổng thống ở Toà Bạch Ốc, Đức Giám Mục Sheen đã có nhận xét rằng người Công Giáo thường bị chế diễu vì tin chỉ có một người, là Đức Maria, được sạch tội; bây giờ, người nhận xét, Giáo Hội bị chỉ trích vì tin rằng chỉ có một người, và không phải mọi người, thì không có tội! Vị thánh Bông Hoa Nhỏ viết rằng sự khiêm tốn nhận biết tội lỗi của mình, và chấp nhận sự thương xót của Chúa là khởi đầu gia tăng sự thánh thiện. Thánh Y Nhã cho rằng con đường đến sự tuyệt hảo được khởi đầu với sự nhận biết tình yêu Thiên Chúa, sự thú nhận rằng chúng ta không xứng đáng với tình yêu ấy, vì tội lỗi, và sau đó chấp nhận tình yêu thương xót của Người như một món quà mà chúng ta không xứng.
Tôi vừa mới đọc xong tiểu sử của Mục Sư Billy Graham, ông nói mọi đức tin bắt đầu bằng sự nhận biết rằng chúng ta cần đến ơn cứu độ, chúng ta cần được cứu rỗi bởi vì chúng ta có tội, và sau đó chấp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa qua Chúa Kitô. Đó là điều ông rao giảng trong những chiến dịch nổi tiếng của ông. Tôi từng ngạc nhiên bởi sự phổ biến lạ lùng của việc sùng kính Lòng Thương Xót của Chúa, biết bao người tìm thấy sự an ủi và thách đố trong những mặc khải bí ẩn được Chúa ban cho Thánh Faustina mà tất cả đều hướng về sự khao khát bừng cháy của Chúa khi muốn tuôn đổ trên chúng ta lòng thương xót của Người.
Sự phát triển nhanh chóng về việc quan tâm và đói khát lòng thương xót, là một nhận thức mà chúng ta cần, đang tạo thành sự canh tân đích thật trong Giáo Hội, và tôi tiên đoán- đây là điều mà tôi sẽ bị coi là ngây thơ-nó sẽ từ từ dẫn đến việc tái khám phá ra sự mỹ miều cũng như sức mạnh của bí tích cáo giải. Chúng ta thật cần là dường nào!
Năm năm mươi sắp tới khi lịch sử đạo Công Giáo thời hậu công đồng được viết lại, tôi tin rằng, các học giả sẽ coi việc biến dạng của bí tích cáo giải là một tai họa của Công Đồng Vatican II. Nhiều người trong chúng ta còn nhớ rõ những hàng dài người ta chờ đợi để xưng tội vào chiều thứ Bẩy, đó không phải là điều bất thường, có thể nói họ xếp hàng đứng dài ra tận đường phố, nhất là trong mùa Vọng và mùa Chay. Thường xuyên xưng tội là điều phổ thông, xưng tội hằng năm là điều tối thiểu. Bí tích đó hầu như được gắn liền với người Công Giáo hơn cả việc rước lễ.
Nhưng không còn nữa! Ngay cả những người Công Giáo chân thành cũng phải thú nhận là họ bỏ xưng tội trong nhiều năm; một số giáo xứ đã bỏ chương trình giải tội hàng tuần. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận xét rằng "Người lên rước lễ càng đông trong khi hàng người xưng tội càng ngắn."
Tôi nhớ có lần nghe một em trai xưng tội mà hiển nhiên em rất bồn chồn, và, khi chấm dứt, tôi nói, "Con xưng tội giỏi lắm! Lần sau có lẽ sẽ dễ dàng hơn."
Nghe vậy em trả lời, "Cha muốn nói con phải đi xưng tội nữa hả?" Tôi e rằng nhiều người không bao giờ đi xưng tội nữa. Các sử gia đạo đức của tương lai có thể kết luận rằng, có lẽ đây là cách Thiên Chúa thanh tẩy bí tích cáo giải khỏi thói quen máy móc, tỉ mỉ và u sầu mà chúng từng là đặc tính của thời gian tiền công đồng. Nhưng tôi cầu xin và tin tưởng rằng sự hủy hoại và sa sút chán nản ấy sẽ chấm dứt.

Trong những năm tôi làm giám đốc của trường North American College, tôi thấy sung sướng khi được nghe nhiều tin vui, từ việc gia tăng số chủng sinh, đến số ngân quỹ không bị thiếu hụt. Nhưng tin vui nhất là cách đây vài năm khi các cha linh hướng nói với tôi, "Cha biết không, có nhiều chủng sinh đi xưng tội vào tối thứ Hai đến mãi 9g tối mới xong. Chúng ta phải cử thêm người giải tội vào ngày thứ Hai." Đó là tin vui nhất tôi được nghe!


Điều tôi muốn nói là chúng ta đang xoay chiều, khắp nơi trong Giáo Hội chúng ta thấy có một sự đồng tình hưởng ứng trông cậy vào bí tích đầy sức mạnh này, và đó là điều tôi muốn nói với các chủng sinh, là các tác nhân của Lòng Thương Xót của Chúa, những người ban bí tích hòa giải của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba. Bởi đó, thật ý nghĩa để nói với các bạn về bí tích cáo giải từ hai khía cạnh: bạn là cha giải tội, và bạn là người xưng tội.
Trước hết, mỗi linh mục hay linh mục tương lai là cha giải tội. Các bạn chủng sinh có bao giờ nghĩ rằng mình là cha giải tội chưa? Bạn phải… bạn phải mơ ước điều đó, ưa thích việc đó, chuẩn bị cho điều đó. Đó là một trong những niềm vui lớn lao của chức linh mục.
Tôi nhận được lá thư từ một cựu chủng sinh trường, Cha Jim Hauver, thường được gọi là "Jim chạy bộ" của Duluth, Minnesota. Hãy lắng nghe lời nhận xét của người sau một năm làm linh mục:
Cảm nghiệm thực sự về tác vụ linh mục thì vừa thách đố, vừa khiêm tốn, và vừa phấn khởi bàng hoàng. Việc cử hành Thánh Lễ, tâm điểm của đời sống linh mục, giờ đây là đích điểm tuyệt đối của đời sống tâm linh của con. Và làm thế nào con có thể diễn tả được cảm nghiệm vui sướng và khiêm tốn của công việc mục vụ: xức dầu và đem Thánh Thể cho người hấp hối, nhưng thành tâm tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa; nghe lời thú tội của những người trở về sau nhiều năm xa cách Giáo Hội; ban ơn xá giải cho một linh hồn ù lì khao khát được tha thứ vì một tội cũ rích. Đúng là có những khó khăn, nhưng con sẽ không đánh đổi đời sống linh mục với bất cứ sự giầu sang và huy hoàng nào của thế gian.
Tôi sẽ đề cập đến linh mục là người giải tội trong ba phương cách: người giải tội như Chúa Kitô, nhân đức thương người, và sự cần thiết phải giữ bí mật.
Tôi chỉ có thể nói về chính mình, tuy tôi đã từng nghe biết bao linh mục anh em cũng nói về điều ấy, nhưng không bao giờ tôi cảm thấy mình là linh mục cho bằng khi nghe xưng tội. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói, chúng ta tin rằng cốt yếu của chức linh mục là "đồng hình dạng" mật thiết với Chúa Kitô như đầu và mục tử của Giáo Hội cho đến độ chúng ta thực sự hành động in persona Christi. Không bao giờ tôi cảm thấy in persona Christi cho bằng trong toà giải tội. Dân chúng biết rằng họ không xưng tội với một linh mục nhưng với Chúa. Chúng ta thế chỗ của Người. Chúng ta là tai, là lời nói, là sự tha thứ của Người! Chúa Kitô là người ban bí tích, và chúng ta hành động nhân danh Người, và điều đó thật khiêm tốn và kính sợ là dường nào!
Một linh mục kể cho tôi nghe cách đây khoảng bốn mươi năm, khi còn là một chủng sinh đã cùng với một người bạn đến gặp Cha Piô Năm Dấu và họ đợi hàng giờ đồng hồ để được xưng tội với cha, nhưng không vào được. Sau Thánh Lễ vào sáng hôm sau, họ đến gặp Cha Piô và tỏ vẻ thất vọng khi không được xưng tội với người. Cha nhún vai và nói, "Trở về Rôma mà xưng tội. Đâu cũng giống nhau!" Cha Piô Năm Dấu không khó khăn—cha rất thực tế! Chúa Kitô là người giải tội; linh mục chúng ta chỉ là khí cụ của Người.
Bây giờ điều đó đem cho chúng ta sự tin tưởng rất cần thiết. Tôi thường nghe các chủng sinh nói rằng chỉ cần nghĩ đến việc nghe xưng tội không thôi họ cũng đã cảm thấy bồn chồn lo lắng, và điều đó chắc chắn có thể hiểu được. Nhưng họ không nên như vậy. Chúa Kitô thi hành công việc; Người là cha giải tội. Bí tích có hiệu quả bất kể con người chúng ta! Ơn sủng của lòng thương xót Chúa tuôn trào qua chúng ta. Bí tích đang hoạt động.
Do đó mỗi linh mục đều có những lúc không thể nào giải thích được những gì họ nói trong tòa giải tội, hoặc về những người đến với họ khi xưng tội và kể lại những lời khuyên bảo hữu ích ấy mà tuyệt đối họ không nhớ gì cả. Đừng ngạc nhiên. Chúng ta hành động in persona Christi.
Do đó sứ điệp chính yếu mà chúng ta loan truyền trong bí tích mỹ miều này thì không phải là một gợi ý, một khuyên bảo, nhưng là một con người: chúng ta công bố Chúa Kitô! Là cha giải tội, chúng ta không phải là thần học gia, tuy Chúa biết một kiến thức vững vàng về thần học, nhất là thần học luân lý, là điều luôn luôn được mời gọi. Là cha giải tội, chúng ta không phải là tâm lý gia, tuy kiến thức trong lãnh vực đó là điều quý giá. Là cha giải tội, chúng ta không phải là cán sự xã hội, hay bạn hữu, hay chuyên gia cố vấn, tuy các vai trò này rất có ích lợi. Là cha giải tội, chúng ta là Đức Kitô, và vì thế điều chính yếu chúng ta nói là: "Thiên Chúa rất yêu mến con; giờ đây Chúa Giêsu hoàn toàn tha thứ mọi tội lỗi của con; sự thống hối tội lỗi của con làm Thánh Tâm Chúa mủi lòng; cả thiên đàng vui mừng vì con đã trở lại; Chúa Giêsu vui mừng vì con đã chấp nhận lời mời của Người mà thống hối, không bõ công thập giá của Người; Chúa Giêsu yêu chúng ta hơn hết khi chúng ta ăn năn thống hối."
Ở đó không nhiều sự uyên thâm thần học, không nặng về tâm lý, xã hội, hay lời khuyên thực tế--nhưng hãy nhìn các dòng nước mắt, hãy nghe tiếng thở dài và nức nở. Chính Chúa Kitô hoạt động trong bí tích này, chúng ta không làm gì cả, và công việc chính của cha giải tội là đảm bảo hối nhân rằng họ được Chúa Kitô yêu mến và thương xót.
Thỉnh thoảng bạn thấy mình run rẩy khi chiêm niệm về sự vĩ đại của bí tích này. Tôi dám như thế sao! Tôi dám nói rằng, "Cha tha tội cho con" sao! Tôi đang cho mình là Đức Kitô. Thực sự là run rẩy, vì đó chính là điều bạn tự nhận, hành động in persona Christi. Hãy đứng sang một bên để Chúa hoạt động trong bí tích lạ lùng này.
Bây giờ, điều đó đã được nói đến. Chúa Giêsu hành động qua chúng ta, bởi thế cũng cần đến khả năng, phần của chúng ta. Do đó, đặc tính của chúng ta khi là cha giải tội có thể giúp hối nhân dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn để gặp Chúa Kitô trong bí tích này. Cầu mong sao chúng ta đừng ngăn cản Chúa Kitô. Người ở đó trong bí tích cáo giải. Nếu người ta không tìm thấy Chúa trong đó, hoặc là vì lỗi của hối nhân hoặc vì lỗi của cha giải tội. Cầu mong sao đó không phải là lỗi của chúng ta!
Đặc tính cần thiết nhất của cha giải tội là lòng thương người, mà dĩ nhiên, nó có nghĩa "cảm thông với" hối nhân. Một cha giải tội mà cộc cằn, vội vã, gắt gỏng, nôn nóng, lơ đãng, chán ngán, xa cách, hay lạnh nhạt thì không thể thu hút người ta đến với Chúa Kitô nhân hậu.
Chúng ta cốt ý dùng chữ "nghe xưng tội". "Vấn đề" của bí tích này là xưng thú tội lỗi của hối nhân. Khi lắng nghe, chúng ta giúp đỡ họ rất nhiều. Từng bắp thịt của chúng ta săn lại khi lắng nghe. Đó là tích cực lắng nghe. Chúng ta giúp hối nhân thấy rằng chúng ta sẵn sàng dành mọi thời giờ để lắng nghe họ xưng thú tội lỗi, và sự lo lắng, đau khổ, chiến đấu của họ cũng là của chúng ta. Đó là lòng thương người.
Nếu chúng ta ngáp, ngủ gà gật, nếu chúng ta đọc báo hay thường xuyên coi đồng hồ, nếu chúng ta dường như chán chường hay xa vắng, đó không phải là lòng thương người. Chỉ cần lắng nghe một cách chăm chú và đầy thương mến thì đã đạt được nửa đoạn đường. Cách chúng ta lắng nghe có ý nghĩa với họ nhiều hơn là lời nói.
Lần đầu tiên khi nghe xưng tội bằng tiếng Ý đã dậy cho tôi biết điều đó. Có lẽ tôi chỉ hiểu được một nửa những gì hối nhân nói, nhưng tôi chăm chú lắng nghe vì tôi thực sự cố gắng để hiểu. Khi đến phiên tôi trả lời, chỉ có Chúa biết tôi nói gì, có lẽ giống như con nít tập nói, sau đó là lời xá giải. Nhưng hối nhân khóc lóc và hôn tay tôi! Tôi đoán có lẽ tôi đã chứng tỏ được lòng thương người hoặc có lẽ tôi đã tha thứ cho một tên sát nhân với ba kinh Kính Mừng!
Cần lập lại, chúng ta thương người khi giải tội vì chúng ta hành động nhân danh Chúa Kitô. Hãy nhớ rằng, Chúa không bao giờ mất bình tĩnh với người tội lỗi, mà chỉ với những ai cho rằng họ không có tội! Đừng bao giờ nóng giận với hối nhân. Nếu không bạn sẽ hối hận điều đó cả đời. Điều đó không có nghĩa bạn thiếu cương quyết, không khiển trách, thách đố, sửa sai, và ngay cả la rầy. Nhưng tất cả những điều ấy có thể thi hành với lòng trắc ẩn. Thật vậy, dân chúng muốn chúng ta coi tội lỗi của họ là điều nghiêm trọng, vì nếu không như vậy, họ đã không đi xưng tội.

Do đó, thương người có thể có nghĩa là vạch ra sự ghê tởm và hủy hoại của tội lỗi. Như Chúa Giêsu nói, "Ta cũng không kết án con. Hãy ra đi, và đừng phạm tội nữa!" Nhưng Người không bao giờ tìm cách cho rằng họ không có tội. Chúa biết sự thú nhận tội lỗi là bước đầu tiên trên đường cứu độ. Mục sư Billy Graham nói rằng công việc của người rao giảng là thuyết phục người ta, lay động người ta để họ thấy tội lỗi của mình và chờ đợi bản án của vị Thẩm Phán Đời Đời.


Và sau đó công việc của chúng ta là tuyên án: Con đã được tha thứ! Đôi khi, linh mục chúng ta, vì cố thương người, đã làm tội của hối nhân nhẹ đi, hoặc giải thích cách khác. Hãy để dân chúng thấy tội của họ. Tôi vừa mới đọc xong cuốn sách của Mary Cantwell, bà kể lại một biến cố trong đời bà vào thập niên 1960. Người chồng bỏ bà với hai con nhỏ, và trong sự khó khăn, bà có ý tà dâm với một người đàn ông khác đã có gia đình. Tuy bà không bao giờ phạm tội dâm dục với ông này, vì bà có một lương tâm bén nhậy, được lớn lên trong một gia đình Công Giáo, và bà đã xưng thú những ý tưởng dâm dục này với một linh mục, là người cho rằng bà bị rối loạn thần kinh và người xin lỗi bà thay cho Giáo Hội vì đã khiến bà ra như vậy. Sau đó bà đến với một linh mục khác, là người cho rằng bà không có tội gì. Như bà nói rõ trong cuốn "Manhattan, When I Was Young", trong lúc cô đơn, gay go của cuộc đời, bà rất cần được tha tội, nhưng bị từ chối và xa lìa Giáo Hội. Công việc của chúng ta không phải là giải thích tội lỗi cách khác nhưng là để tha thứ tội lỗi.
Một phần của lòng thương người là gánh lấy tội lỗi nhân loại. Như bạn biết, đó là tâm điểm chức linh mục theo quan niệm phúc âm. "Chiên Thiên Chúa, Ngài gánh tội trần gian." Chúa Giêsu nói, "Hãy trao tội của con cho ta, dù nhiều, dù khủng khiếp, dù xấu xa, dù độc ác thế nào đi nữa. Hãy trao cho ta. Để ta lo lắng thay cho con!" Vì thế dân chúng muốn nhìn thấy các linh mục nhân hậu gánh lấy tội lỗi của họ. Vì thế không có gì mệt mỏi hơn là một cha giải tội nhân từ. Chúng ta gánh lấy tội lỗi của dân chúng. Họ muốn trút gánh nặng lên chúng ta!
Trong một bài viết của cha linh hướng George Aschenbrenner, dòng Tên, người nhận xét: "Ơn gọi của linh mục là dầm mình trong việc giải tội đủ mọi loại. Dân chúng xưng thú và phơi bầy tâm hồn của họ cho người trong những phương cách cá biệt mật thiết… Nhiều khi người cảm thấy ngột ngạt, hầu như chìm ngập trong những chi tiết xấu xa và bẩn thỉu của sự dữ và đau khổ mà nó dẫy đầy trong đời sống cá nhân và gia đình của dân chúng. Cảm giác mệt mỏi và chán chường khiến linh mục phải tự hỏi, 'Tại sao họ lại đem những thứ này đến với tôi?'"
Người viết tiểu sử của Cha Piô Năm Dấu nhận xét rằng dấu thánh của cha thường chẩy máu trong toà giải tội. Tôi cho rằng điều đó thật ý nghĩa. Linh mục nào xứng đáng với chức thánh sẽ đổ máu với hối nhân. Tâm hồn người hòa hợp với họ trong sự yêu mến và thương cảm. Người đem theo các tội ấy với người lên bàn thờ, trong lời cầu nguyện, trong chính hành động ăn năn sám hối của mình.
Một cha giải tội thì thương người vì cha ý thức rõ về tội lỗi của chính mình. Có một ông khi bước ra khỏi toà giải tội đã nói với Thánh Gioan Vianney rằng, "Cha phải là thánh vì cha là một người giải tội có lòng thương người." Thánh nhân trả lời, "Nếu tôi là một cha giải tội tốt lành, đó chỉ vì tôi là một người có tội."
Cứ hai tuần một lần tôi nghe các nữ tu Ấn Độ ở Rôma xưng tội, và tôi muốn lấy giây stôla của mình mà khoác lên họ--vì tôi thấy tội lỗi nặng nề của chính mình khi nghe những lời khiêm tốn của họ. Và vì vậy linh mục phải thương người, khi thấy tội lỗi của mình cũng nhiều và nặng nề như của những người đang xưng tội.
Cha giải tội đại diện cho Chúa Kitô, rất thương người, và thứ ba, thà chết còn hơn vi phạm ấn tín tòa giải tội.
Tôi hy vọng không phải nói nhiều về điều này. Ấn tín tòa giải tội có sự thiêng liêng kỳ bí và bất khả xâm phạm. Một cha giải tội tốt lành thì không nói về điều mình nghe được, dù tổng quát. Người sẽ không xác nhận ai đó đã xưng tội với người. Sự phân định tỉ mỉ và khôn ngoan cần để bảo vệ ấn tín này.
Câu chuyện của các linh mục can đảm bảo vệ ấn tín này thì rất nhiều. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện của Cha Pierre, mà ông làm vườn của giáo xứ đã đến với cha và xưng thú rằng ông đã giết một phụ nữ trong tỉnh, và đã để chiếc áo dòng của cha có dính máu gần phạm trường. Chắc chắn là cả nước Pháp đã chấn động khi Cha Pierre bị bắt giữ, bị kết án tù khổ sai mà cha chỉ trả lời trước tòa là, "Tôi vô tội trong vụ án này." Rồi cha phải sống một cuộc đời khủng khiếp, về tinh thần cũng như thể xác, khi cha bị khinh miệt bởi các tù nhân vì họ coi cha còn tệ hơn họ, một linh mục giết người. Tuy nhiên, lòng bác ái của cha bắt đầu chiến thắng họ, và một ngày kia cha được gọi đến để giúp cho một tù nhân khét tiếng sắp chết.
Khi cha nhìn vào mắt người hấp hối, cha thì thầm, "Tôi là bạn của anh. Tôi có thể giúp được gì?"
Ông này ngước nhìn Cha Pierre và nói, "Con là người làm vườn đã giết bà ấy." Sau đó ông gọi các tù nhân khác đến và nói, "Cha Pierre thì vô tội. Trên hai mươi năm qua, ngài đã đau khổ vì tôi và ngài không bao giờ tiết lộ sự thật. Giờ đây xin vui lòng nói với các viên chức về sự xưng thú công khai này." Nói xong, ông âm thầm xưng tội với Cha Pierre, ông được tha thứ tội lỗi, và chết trong bình an.
Khi Cha Pierre được trả tự do, người vẫn muốn làm tuyên uý cho các tù nhân. Có nhiều câu chuyện như vậy, và chúng ta cần được nghe để đừng vi phạm ấn tín thiêng liêng này.
Đã nói nhiều về các linh mục như cha giải tội… Còn chúng ta là hối nhân thì sao? Bạn biết có ngạn ngữ nói rằng cách tốt nhất để trở nên một cha giải tội tốt là trở nên hối nhân tốt. Nếu chúng ta không yêu quý và thường xuyên lãnh nhận bí tích này, có lẽ chúng ta sẽ không giống như Chúa Kitô, cha giải tội nhân hậu.
Đối với người coi trọng tinh thần môn đệ Kitô Giáo, việc thường xuyên lãnh nhận bí tích hòa giải thực sự là một món quà. Một sự yêu quý bí tích này—cùng với sự trông cậy vào ơn sủng và lòng thương xót, và việc cử hành tối thiểu mỗi tháng một lần, nếu không thể nhiều hơn, nhưng tối thiểu mỗi tháng một lần—là điều thiết yếu. Nếu bây giờ điều đó không nằm trong chương trình tâm linh của bạn, hãy xúc tiến thi hành; nếu các chủng sinh không thể coi việc xưng tội thường xuyên là một phần trong đời sống tâm linh, hãy đặt lại vấn đề ơn gọi làm linh mục. Sự thăng tiến nhân đức, đó là khiêm tốn lệ thuộc Chúa, và không ngừng canh tân nội tâm, là kết quả của sự hoán cải tâm hồn không ngừng, tất cả đều thiết yếu cho đời sống linh mục, là những khó khăn ngay cả với người xưng tội thường xuyên, nhưng nếu không xưng tội thường xuyên thì không thể nào đạt được!
Khi linh mục Giuseppe Sarto, mà sau này là Thánh Giáo Hoàng Piô X, được bổ nhiệm làm giám mục của Mantua, ngài thấy hàng giáo sĩ lười biếng, hay nổi loạn, và gây nhiều tiếng xấu vì đời sống vô luân. Toà Thánh nói rằng nhiệm vụ chính của người là canh tân đời sống tinh thần của các linh mục. Bấy giờ, các đức giám mục lân cận đã phải đánh vật với cùng loại vấn đề bằng cách treo chén các linh mục, công khai khiển trách, và thuyên chuyển họ ra khỏi các giáo xứ mà họ đã cai quản trong nhiều năm. Do đó, khi Đức Giám Mục Sarto lần đầu tiên gặp hàng giáo sĩ, họ rất phản đối và thiếu thân thiện, vì nghĩ rằng người sẽ nhất định trừng phạt.
Thay vào đó, vị thánh tương lai khôn ngoan này lại nói, "Anh em thân mến, tôi muốn thương lượng trước khi anh em ra khỏi phòng này. Tôi muốn từng người trong anh em hứa trước mặt tôi là anh em sẽ thi hành ba điều: cử hành Thánh Lễ hàng ngày, đọc kinh nhật tụng hàng ngày, và thật lòng xưng tội mỗi tháng một lần." Các linh mục thở phào nhẹ nhõm, tưởng rằng họ sẽ thoát nạn và tất cả đồng ý hứa. Mười năm sau, khi Đức Giám Mục Sarto trở thành thượng phụ của Venice, giáo phận Mantua đã hồi sinh, được dẫn dắt bởi hàng giáo sĩ hăng hái muốn trở nên thánh thiện.
Ngày nay chúng ta thoải mái nói về các danh từ phúc âm tỉ như "hoán cải, thay đổi tâm thức, giao hòa, canh tân." Với chúng ta, đó không phải là khuôn sáo nhưng là những hành động thực sự xảy ra vào đúng thời điểm trong bí tích cáo giải. Mục Sư Billy Graham nói rằng tất cả sự thành công của ông về chiến dịch to lớn ấy tập trung ở một khoảng khắc, mà ông gọi là "quyết định vì Chúa Kitô," khi, vào cuối bài giảng, ông yêu cầu mọi người đến trước các mục sư, cúi đầu, từ bỏ tội lỗi, và công khai đón nhận ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Đó là bí tích hòa giải của chúng ta, chỉ có khác là chúng ta không có ca đoàn cất tiếng hát vang trời khi xảy ra nghi thức ấy.
Khi tôi là chủng sinh, trong một buổi hồi tâm, cựu giám mục của Springfield, Illinois, là Đức Cha Joseph McNichols, nói với chúng tôi, "Nếu các con thật lòng xưng tội tối thiểu mỗi tháng một lần, các con sẽ là linh mục trung tín." Lúc bấy giờ tôi nghĩ điều ấy thật đơn giản, nhưng bây giờ tôi mới thấy thật đúng là chừng nào. Thử nghĩ xem: tối thiểu mỗi tháng một lần, bạn thận trọng duyệt xét đời mình, dùng Phúc Âm, các điều răn, và các nhân đức thích hợp của linh mục để hướng dẫn, sau đó thành thật thú nhận tội lỗi và khiêm tốn xưng tội với một người anh em linh mục, sau cùng được khích lệ, dẫn dắt, và quan trọng nhất, được sự thương xót của Chúa Kitô và được truyền thụ sự sống của Người--Đức Giám Mục McNichols nói đúng! Nếu chúng ta thành tâm xưng tội, thật khó để đi sai đường, để sa ngã vào những thói quen nguy hiểm.
Tất cả các bạn đều cảm nghiệm được sức mạnh của bí tích; hầu hết các bạn đều coi đó như một cơ hội đặc biệt để lãnh nhận ơn Chúa. Hàng năm tôi được đọc tự thuật của các chủng sinh mới, tôi bàng hoàng vì thấy bí tích cáo giải đã giúp họ rất nhiều trên đường tiến đến chức linh mục. Rất nhiều người kể lại giây phút khủng hoảng, nghi ngờ, và tìm kiếm khi họ gặp được lòng thương xót của Chúa Kitô qua tác vụ của vị linh mục trong tòa giải tội.
Sau đây là một vài nhận xét về vai trò của bí tích cáo giải trong đời sống tâm linh của bạn bây giờ.
Có lẽ lý do tại sao việc xưng tội lại quá quan trọng cho một đời sống nội tâm sinh động là vì nó nuôi dưỡng đức khiêm tốn, là nhân đức then chốt cho những ai muốn tìm kiếm sự tuyệt hảo trong tinh thần môn đệ. Đó là một công việc khó khăn, nhiều bối rối, và, đúng vậy, công việc khiêm tốn khi nhớ lại tội lỗi chúng ta, nhìn nhận là đúng, và xưng thú các tội ấy với một người khác. Quả thật đó là một rèn luyện đức khiêm tốn, và ngay tại đó có giá trị.
Hiện thời có nhiều kiểu cách linh đạo giả mạo được hình thành dựa trên sự hiểu biết sai lầm về nguyên tắc "Thiên Chúa yêu thương tôi bất kể con người của tôi." Thì, đúng như vậy… nhưng, Người yêu tôi nhiều đến nỗi Người không muốn tôi tiếp tục con đường cũ… Người luôn kêu gọi tôi phải phát huy sự thiện, sự sáng và chân lý, mà Người thấy trong tôi để chiến thắng sự dữ, bóng tối, và giả dối mà chúng cũng có ở đó. Và bí tích cáo giải là một trong những phương cách mạnh mẽ để Người hoàn thành điều đó. Nhưng cần có sự khiêm tốn để thú nhận là chúng ta thực sự ghét bỏ sự dữ, tối tăm và ghét bỏ ngay tự trong lòng… nhưng chúng ta không thể trở nên trọn lành trừ phi ta khiêm tốn.
Khi tập thể dục, bạn biết bắp thịt nào, xương nào, và phần nào trong cơ thể thì yếu ớt, mềm nhão, hay bị tổn thương để bạn có những động tác đặc biệt nhằm kiên cường phần đó. Vậy, "bắp thịt khiêm tốn" của chúng ta thì yếu ớt, và bí tích cáo giải có thể tăng cường nó.
Một linh mục tôi quen biết so sánh bí tích cáo giải với môn chơi "golf". Cha giải thích rằng, trong các môn thể thao khác, bạn có thể đổ lỗi cho ai đó về những thất bại của bạn, nhưng trong môn "golf" chẳng có ai khác ngoài bạn để đổ lỗi. Bí tích cáo giải cũng vậy, đó là lãnh vực tôi không thể đổ lỗi cho ai khác: vì những giây phút then chốt đó là Thiên Chúa và tôi, linh hồn tôi, sự tương giao của tôi, tội lỗi của tôi.
Có lần tôi đi xưng tội và thao thao bất tuyệt về người phụ tá cho đến khi cha giải tội chặn lại và nói, "Đây là việc xưng tội của bạn, chứ không phải của người đó." Khiêm tốn—"Thực sự… tôi không 'ok', có lúc, tôi là một tên đần độn."

Trong tòa giải tội cần phải tuyệt đối thành thật. Nói dối, viện lý, làm nhẹ bớt, lảng tránh trong tòa giải tội thì cũng khờ dại và nguy hiểm như nói dối bác sĩ: bạn chỉ làm thiệt hại chính mình. Thánh Margaret ở Cortona có viết, "Đừng giấu gì cha giải tội. Một bệnh nhân chỉ được lành lặn khi tiết lộ các thương tích." Thánh Augustine nhận xét, "Lậy Chúa, những sâu thẳm của một lương tâm con người được phơi bầy trước mắt Ngài. Có thể nào mọi sự vẫn được ẩn giấu trong con, dù con không muốn xưng thú với Ngài? Trong trường hợp đó, con chỉ có thể trốn tránh Ngài, chứ làm sao Ngài không thấy con."


Đó là lý do tại sao Giáo Hội nhấn mạnh đến một sự xung thú toàn bộ: chi tiết, thẳng thừng, rốt ráo. Không có những tổng quát như, "Kể từ lần xưng tội sau cùng, con đã không thương yêu người khác." Không được! Phải là: Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Như Chesterton có nói, "Tội là một điều mà chúng ta không trừu tượng hóa." "Kể từ lần xưng tội sau cùng, con đã không sống khiết tịnh." Chưa đủ! Như thế nào? Ở đâu? Khi nào? Với ai? Có thường xuyên không? Giáo Hội đâu có chán các con số và chi tiết? Không! Chính vì vậy mà Giáo Hội khôn ngoan biết rằng sự thành thật đòi hỏi các chi tiết, và cốt yếu của bí tích này là sự thành thật! Như vậy giá trị của một người thường xuyên xưng tội, hay coi việc xưng tội là một phần của sự phát triển tâm linh—họ dễ thành thật hơn.
Một giúp đỡ thiết thực để việc xưng tội ăn sâu trong đời sống là xét mình hàng ngày. Điều này thường là một phần trong sinh hoạt đời sống chủng viện: hàng ngày, cả chủng viện tụ họp trong nhà nguyện để xét mình xem đã phạm những tội gì. Như thế, sự xưng tội hàng tuần hay hai tuần một lần hay hàng tháng sẽ tự nhiên phát xuất từ một đời sống hồi tâm là khi chúng ta liên tục tìm kiếm xem chúng ta đã xúc phạm đến Chúa ở chỗ nào. Đọc kinh nhật tụng vào buổi tối là thời giờ tự nhiên để thi hành điều này, và như bạn biết, nó thực sự được đưa vào trong nghi thức.
Tôi nhớ có lần được tham dự ngày kỷ niệm thành hôn sáu mươi lăm năm của một đôi vợ chồng trong giáo xứ. Trong bữa tiệc tôi hỏi họ bí quyết. Người chồng trả lời, "Khi chúng con kết hôn, Cha Toolen có khuyên là mỗi đêm trước khi đi ngủ, chúng con phải quỳ bên cạnh nhau, cùng đọc kinh Lậy Cha, sau đó xin lỗi nhau nếu có làm gì mất lòng nhau trong ngày hôm đó. Dù mệt mỏi thế nào, dù giận nhau thế nào, dù bực mình thế nào, chúng con đừng bao giờ đi ngủ mà không nói lời xin lỗi, nếu biết mình đã làm lỗi. Và chúng con đã thi hành đúng như vậy!" Đó là xét mình hàng ngày.
Tôi tin rằng Chúa đã mời gọi chúng ta, những linh mục của ngàn năm mới, không chỉ trở nên cha giải tội tốt lành nhưng còn tích cực dấn thân vì bí tích này. Điểm đáng mừng là Chúa Giêsu đã ban cho Giáo Hội một món quà vào chính đêm Người phục sinh, món quà mà qua đó Người muốn chia sẻ với tất cả chúng ta sự chiến thắng tội lỗi của Người, và món quà đó được gọi là bí tích cáo giải. Chúng ta phải dậy bảo, rao giảng, và cổ vũ món quà tuyệt vời này.
Một tâm lý gia nổi tiếng người Do Thái sống trong khu vực của giáo xứ chúng tôi ở St. Louis, ông thường đi bộ qua giáo xứ. Một hôm cha sở và tôi đi bộ sau bữa ăn tối và gặp ông. Ông hỏi về bài báo ông mới đọc về sự sút giảm rõ ràng trong bí tích cáo giải, và cả hai chúng tôi phải rất tiếc đồng ý, chia sẻ với ông một số nhận xét tại sao người ta lại không lãnh nhận bí tích này thường xuyên. Khi đến cuối bãi đậu xe, chuẩn bị rẽ vào con đường về nhà, ông mỉm cười nói, "Sự sút giảm xưng tội thì tốt cho công việc của tôi. Nếu bí tích đó được mọi người ưa chuộng thì tôi sẽ thất nghiệp. Người ta trả tiền cho tôi chỉ để thi hành công việc mà hai vị thi hành trong tòa giải tội, và tôi thì không thể tha thứ tội lỗi cho họ, tất cả những gì tôi có thể làm là giúp họ sống với những kết quả!"
Tôi không bao giờ quên điều đó! Thật là một phần thưởng lớn lao chúng ta có trong bí tích hòa giải, tuy nhiên thật không may chúng ta lại ít cổ vũ điều đó. Thật chán nản là dường nào khi chúng ta có một phương cách chữa trị tội lỗi, những xung đột sâu xa trong tâm hồn con người, là Lòng Thương Xót của Chúa, tuy nhiên, người ta lại bỏ quên điều ấy.
Linh mục chúng ta thường giống như vị bác sĩ già mà có lần tôi biết, ông mở phòng mạch ở Haiti trong thập niên 1950. Ông nói sự chán nản lớn lao nhất mà chính ông cũng như các bác sĩ khác cảm nghiệm là họ sẵn sàng cung cấp thuốc men và sự chữa trị nhưng dân chúng không muốn nhận. "Chúng tôi có thuốc trị thương hàn, kiết lỵ, chủng ngừa đậu mùa, viêm tủy xám và bệnh sởi; chúng tôi phải nhìn thấy trẻ em chết vì các bệnh đó nhưng chúng tôi không thể thuyết phục được họ đến chữa trị. Họ sợ hãi, họ cho rằng không cần đến thuốc, hoặc họ cảm thấy có thể tự giải quyết được. Chúng tôi thật chán nản vì chúng tôi có thuốc và họ lại không đến!"
Cũng giống như chúng ta ngày nay: chúng ta có linh dược từ Y Sĩ Thần Thánh để hàn gắn thương tích tội lỗi, nhưng ít người muốn đến. Do đó, chúng ta phải giải thích, khuyến khích, mời mọc và nói ngọt. Chúng ta không phải là sơn đông mãi võ! Chúng ta có sản phẩm hiệu nghiệm! Hãy chống với khuynh hướng làm cho việc xưng tội trở nên khó khăn vì những thông báo tỉ như "hãy lấy hẹn để xưng tội." Cứ tiếp tục đi rồi sẽ biết! Chúng ta sẽ phải hủy bỏ điều đó vì người ta không đến; và rồi dân chúng sẽ nói rằng họ không đến vì chúng ta hủy bỏ giờ hẹn!

Chúng ta phải sáng tạo! Thí dụ, tôi biết có một cha sở giải tội vào lúc 2:45 chiều thứ Sáu hàng tuần, bởi vì đó là khi phụ huynh đến đón con em tan học về. Khi dân chúng đến bệnh viện để giải phẫu, chúng ta hỏi họ xem có cần đi xưng tội không. Nếu họ sợ hãi hoặc e thẹn, chúng ta phải dìu dắt họ vào bí tích.


Khi họ ngồi trong phòng riêng và kể cho chúng ta nghe về đời sống tinh thần bơ phờ của họ, đức tin của họ dường như đã chết, chúng ta hỏi xem đã bao lâu họ xưng tội lần cuối cùng. Chúng ta không chán nản khi phải ngồi hàng giờ trong tòa giải tội mà không ai đến. Cha sở đầu tiên của tôi gọi đó là "câu cá," ngồi cả giờ đồng hồ mà cá không rỉa mồi, nhưng rồi một con cá bự xuất hiện. Chúng ta có sản phẩm hiệu nghiệm và cần phải cổ vũ điều đó như một người bán hàng chuyên nghiệp!
Bí tích này không chỉ lấy đi điều gì đó, những còn đem cho chúng ta một điều có thể nói là sự gia tăng trong đời sống Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu đã dậy chúng ta trong Phúc Âm, "Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở với các con!" Bí tích cáo giải chỉ đứng sau bí tích Thánh Thể trong việc truyền thụ ơn sủng cho linh hồn. Sau đó điều Chúa hứa là thuộc về chúng ta, "Bình an mà Thầy để lại cho các con, chính bình an của Thầy ban cho các con, sự bình an mà thế gian không thể cho được, đây là quà tặng của Thầy cho các con!" Cám ơn Chúa là bạn đã được mời gọi để phân phát bí tích bình an này. Đừng phân phát nếu chính bạn không phải là một khách hàng sốt sắng.


tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương