Nguoitinhuu. Com



tải về 2.2 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.2 Mb.
#35967
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương 19
KINH THẦN VỤ

(đoạn trích Kinh Thánh: Luca 18:1-8)

Khi tôi là một cha sở lúc còn ở tổng giáo phận St. Louis, tôi được gọi đến bệnh viện để thăm một giáo dân trong xứ. Ông ta trạc sáu mươi tuổi, một thương gia rất giầu có, nổi tiếng và có thế lực. Khi tôi đến nơi, ông ngồi trên giường, trông rất mạnh khỏe, với năm người con trai đứng chung quanh, tất cả đều trong công ty của ông. Ông cho biết sẽ phải trải qua cuộc giải phẫu não bộ rất tinh vi, nguy hiểm đến tính mạng để chữa một động mạch sưng phình mà các bác sĩ cho rằng đã đến lúc nó vỡ ra. Một cách thận trọng, thông thạo cố hữu, ông bắt đầu phân công cho các người con.
"Al, con là luật sư. Bố muốn con xem lại di chúc của bố để đảm bảo mọi sự đã được cập nhật. Michael, con là kế toán viên, hãy xem lại mọi sổ sách để biết chắc không có dấu hiệu gì nguy hiểm. Larry, con là chuyên viên đầu tư của bố, hãy coi lại hồ sơ để biết chắc là có thứ tự. Joseph, con phải lo cho mẹ và các em. Họ đang lo lắng và con là người gần gũi với họ nhất. Con phải liên lạc với các bác sĩ và thông tin cho gia đình. Và Tony, là chuyên gia bảo hiểm, con phải biết chắc là bố được bảo hiểm trong thời gian phục hồi, và hãy thanh toán các chi phí."
Tất cả những người con im lặng ghi chép, và tôi là người duy nhất không được đề cập đến. Tôi nói với ông, "Và tôi sẽ làm gì?"
Ngay lập tức mười hai con mắt liếc nhìn tôi, tất cả ngạc nhiên vì tôi hỏi một câu như thế, và ông Leo mau mắn trả lời. "Sao cha hỏi như vậy, dĩ nhiên là cha cầu nguyện!"—trong khi các người con gật đầu đồng ý, họ ngạc nhiên vì tôi đã lên tiếng hỏi.
"Sao cha hỏi như vậy, dĩ nhiên là cha cầu nguyện!" Đó là một trong những giây phút then chốt, đáng nhớ mà tất cả chúng ta đều có trong đời linh mục, khi chúng ta vô tình thốt ra một sự thật căn bản quá hiển nhiên. Trong con mắt của giáo dân, linh mục chúng ta là người cầu nguyện chính thức; người dân trông nhờ đến chúng ta để cầu nguyện với họ và cho họ. Có lẽ lời yêu cầu phổ thông nhất mà các linh mục thường được nghe là, "Xin cha cầu nguyện cho con."
Họ luôn luôn tin tưởng, tín thác chúng ta với các ý chỉ đặc biệt. Và hàng ngày chúng ta thấy mình trả lời hàng chục lần, "Tôi sẽ cầu nguyện cho ông/bà." Đừng bao giờ để lời đó rỗng tuếch, nhàm chán, nói cho qua. Tuy chúng ta phải thú nhận rằng lời cầu xin của chúng ta không phải tốt nhất, tuy chúng ta luôn thúc giục dân chúng cầu xin cho chính họ chứ đừng chỉ trông cậy vào chúng ta, và tuy chúng ta thú nhận rằng giáo dân thường thánh thiện hơn chúng ta nhiều, nhưng chúng ta phải biết rằng linh mục có một nhiệm vụ thiêng liêng là trở nên người cầu nguyện chính thức cho dân chúng. "Sao cha hỏi như vậy, dĩ nhiên là cha cầu nguyện!"
Người cầu nguyện chính thức… Phải, nhiệm vụ của chúng ta trong Giáo Hội là cầu nguyện. Tôi muốn chú trọng đến chính kinh thần vụ. Chúng ta gọi đó là "vụ" vì đó là nhiệm vụ, công việc của chúng ta trong Giáo Hội, là cầu nguyện hàng ngày với Giáo Hội và cho Giáo Hội.
"Con có quyết tâm duy trì và làm cho tinh thần cầu nguyện sâu đậm hơn, thích hợp với lối sống của con và, phù hợp với bổn phận của con, là trung thành cử hành phụng vụ giờ kinh cho Giáo Hội, và cho toàn thể thế giới không?" Những ai đã nhận chức thánh khi chịu chức phó tế đều phải đồng ý với câu hỏi ấy; với những ai chưa lãnh nhận thì sẽ phải nghe đức giám mục đặt ra câu hỏi này.
Qua câu trả lời kiên quyết, chúng ta trở nên người cầu nguyện chính thức của Giáo Hội, người cùng với Chúa Giêsu cầu bầu trước mặt Chúa Cha. Vì vậy kinh thần vụ trở nên phần mật thiết của đời sống linh mục. Nghe có vẻ ủy mị, nhưng chúng ta gọi sách nhật tụng là "bà" vì nó gần gũi với chúng ta như một người vợ, và ít khi chúng ta rời sách ấy. Sách nhật tụng giống như cặp mắt kính; nếu không có nó chúng ta sẽ đi lạc.
Như Giáo Luật diễn tả, "Giáo Hội cử hành phụng vụ giờ kinh, khi chu toàn chức năng linh mục của Chúa Kitô, qua đó lắng nghe Thiên Chúa nói với dân chúng và tưởng nhớ đến mầu nhiệm cứu độ, Giáo Hội ca tụng Người một cách liên tục, và cầu xin cho toàn thế giới được cứu độ" (Số 1173).
Vì vậy, chúng ta có món nợ đối với giáo dân là phải trung thành với kinh thần vụ, vì chúng ta cầu nguyện cho họ khi đọc các giờ kinh. Hồi còn niên thiếu, tôi nhớ có thấy cha sở của tôi, Cha Callahan, thường đọc kinh thần vụ. Nhiều năm sau, khi người từ trần cách đột ngột, tôi là người giải quyết tài sản của cha và tôi giữ lại sách nhật tụng cho chính tôi sử dụng cho đến ngày nay. Khi lần dở các trang giấy sờn cũ của bốn cuốn sách, tôi cảm động với những tấm ảnh thánh và các mẩu giấy ghi lại ý chỉ cầu nguyện… tấm ảnh kỷ niệm ngày tôi chịu chức, ảnh ngày cha tôi từ trần, và hàng chục tấm ảnh cầu nguyện cho các linh mục quá cố của tổng giáo phận St. Louis, ảnh lưu niệm của các nữ tu khi khấn trọn, mẫu giấy về việc giải phẫu túi mật, xẩy thai, khó khăn hôn nhân, thất nghiệp… tất cả được đưa vào lời cầu nguyện hàng ngày mà một linh mục tốt lành phải chu toàn kinh thần vụ để cầu nguyện với và cho dân chúng.
Những ai được hân hạnh tham dự Thánh Lễ buổi sáng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đều nhận thấy một điều. Trong bàn quỳ của người là sách nhật tụng, và đầy những lá thư, tấm thiệp, danh sách, mẩu giấy, và các ghi chú, tất cả là những ý cầu nguyện. Khi người đọc kinh thần vụ, người dâng tất cả lên Thiên Chúa.
Ông George Weigel kể cho tôi nghe có lần ông được gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và ông đã trao cho người mẩu giấy của bà vợ để xin người cầu nguyện cho các bạn của bà. Khoảng sáu tháng sau, khi ông George giới thiệu vợ mình với Đức Thánh Cha, người hỏi bà, "Sao, các bạn của bà thế nào?" Điều đó cho thấy người coi trọng kinh thần vụ để cầu nguyện hàng ngày cho và với Giáo Hội trong phụng vụ các giờ kinh.
Khi là tổng giám mục Omaha, Đức Giám Mục Elden Curtiss đã viết thư cho các linh mục về ngày Thứ Năm Tuần Thánh, năm 1998. "Trong vai trò là người cùng với Chúa Kitô cầu bầu cho dân chúng, linh mục chúng ta phải chấp nhận nhiệm vụ cử hành phụng vụ các giờ kinh hàng ngày. Giáo Hội trao cho chúng ta nhiệm vụ này vì yêu thương chúng ta và vì dân chúng mà chúng ta phục vụ."
Vì vậy, chúng ta có món nợ đối với giáo dân là phải trung thành với kinh thần vụ…
Và chúng ta cũng có món nợ đối với chính chúng ta, với chức linh mục, là phải trung thành với kinh thần vụ. Có thể nói điều đó quá đơn giản, nhưng sự hăng say và kết quả của đời sống linh mục là trực tiếp tuỳ thuộc sự trung thành của chúng ta với phụng vụ--đó là phụng vụ Thánh Thể và phụng vụ các giờ kinh.
Bây giờ, có lẽ bạn không ngạc nhiên khi tôi cho biết một số linh mục không coi trọng sách nhật tụng. Chính bạn biết một số linh mục ngày nay thật thẳng thừng thú nhận là họ không đọc kinh thần vụ. Có lẽ đây là một phản ứng có thể hiểu được đối với chủ nghĩa nghi thức tỉ mỉ mà một số linh mục thường có khi đọc kinh thần vụ; có thể nó là một phản ứng đối với sự bó buộc đủ mọi thứ.
Chúng ta không cần đi vào việc đổ lỗi hay chỉ mặt những ai không cử hành phụng vụ các giờ kinh. Chúng ta có thể cảm tạ Thiên Chúa vì, thật vậy, ngày nay có sự hồi sinh trong việc quý trọng kinh thần vụ, ngay cả nơi giáo dân, và ngay cả các linh mục trước đây không đọc cũng phải thú nhận đó là một hối tiếc hơn là một điều hãnh diện.
Thực tế, chúng ta có những dữ kiện cho biết sự chểnh mảng kinh sách là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ơn gọi của họ đang trong tình trạng nguy hiểm. Kinh nghiệm nói với chúng ta rằng những ai nói, "Tôi không đọc kinh thần vụ, nhưng tôi cầu nguyện hàng ngày," thì thường tự lừa dối mình. Ngày càng hiển nhiên là một linh mục cần kinh thần vụ để sống còn!
Vì vậy, Giáo Hội Mẹ thật khôn ngoan khi đòi hỏi điều đó. Là giám đốc chủng viện, tôi phải rõ ràng về nhiệm vụ của chủng sinh trước khi chịu chức: là một phó tế và linh mục bạn phải nghiêm trọng hứa đọc kinh nhật tụng đầy đủ. Chỉ khi có lý do chính đáng--tỉ như bệnh hoạn—thì mới được miễn nhiệm vụ này. "Không có thời giờ" không phải là lý do nghiêm trọng! Lời hứa này ràng buộc chúng ta nếu không giữ sẽ có tội. Nếu bạn không có ý định tuân giữ thì đừng hứa--đừng chịu chức. Vào năm thứ ba ở đại chủng viện, nếu bạn không có thói quen đọc kinh nhật tụng đầy đủ, nếu bạn không yêu quý kinh ấy và không mong đợi lúc đọc kinh, hãy coi đó là dấu hiệu phải trì hoãn việc chịu chức cho đến khi bạn yêu quý kinh nhật tụng. Để tôi trích đoạn 29 của "Hướng Dẫn Tổng Quát về Phụng Vụ Các Giờ Kinh":
Do đó, các giám mục và linh mục, cũng như các thừa tác viên khác, là những người đã nhận lãnh từ Giáo Hội nhiệm vụ cử hành các giờ kinh hàng ngày, phải duy trì càng nhiều càng tốt sự liên hệ xác thật giữa các giờ kinh trong ngày. Họ phải để ý đến sự quan trọng của hai giờ kinh mấu chốt mà phụng vụ này dựa vào đó xoay chuyển, đó là Laud, kinh sáng và Vesper, kinh chiều; đừng bỏ qua hai giờ kinh này, trừ trường hợp có lý do nghiêm trọng. Họ còn phải trung thành giữ bổn phận đọc Sách Thánh, mà cao hơn tất cả là cử hành phụng vụ Lời Chúa. Như vậy, hàng ngày họ sẽ đảm nhận trách nhiệm đón nhận Lời Chúa. Để ngày hôm ấy được hoàn toàn thánh thiện, họ phải ao ước đọc kinh trưa và kinh tối, như thế họ phó thác cho Chúa và chu toàn "Opus Dei" (công việc của Chúa) trước khi đi ngủ.
Nhiều chủng sinh đọc toàn thể các giờ kinh hàng ngày ngay từ khi họ vào chủng viện—hoan hô! Với những ai đang tập thói quen này, tôi nghĩ đó là điều công bằng khi mong đợi chủng sinh năm thứ nhất đọc kinh sáng, kinh chiều và kinh tối hàng ngày. Vào năm thứ hai, tôi mong đợi các chủng sinh đọc thêm Sách Thánh và kinh trưa, như thế vào năm thứ ba, họ đã đọc trọn kinh thần vụ hàng ngày.
Tôi thúc giục các chủng sinh và linh mục hãy thường xuyên bàn với vị linh hướng về việc đưa kinh thần vụ vào sự điều dưỡng tâm linh hàng ngày. Một phần của việc phân định chức linh mục là sự trung thành với kinh thần vụ như thế nào. Nếu bạn sợ, nếu bạn chưa bao giờ đọc trọn, hoặc nếu bạn thấy nó nặng nề và phiền toái, có lẽ Chúa muốn nói với bạn là đừng nên chịu chức.
Và đây là một kiểm tra: vào ngày nghỉ bạn làm gì? Thật ngộ nghĩnh, hầu hết mọi linh mục có thể đọc kinh thần vụ trong những ngày bận rộn, nhưng lại thấy khó khăn vào ngày nghỉ hoặc khi đi hè.
Do đó, để tôi lập lại điều ấy: đọc trọn bộ kinh thần vụ là một nhiệm vụ nghiêm trọng cho thầy sáu và linh mục. Chỉ với lý do thật nghiêm trọng mới có thể miễn cho chúng ta bỏ qua một giờ nào đó. Thận trọng trung thành với kinh thần vụ thì cần cho sự sống còn của ơn gọi linh mục.
Nhưng bây giờ, kinh thần vụ thì chắc chắn không chỉ là một gánh nặng hợp pháp mà chúng ta khiếp sợ dù chỉ để sống còn và đừng sa ngã phạm tội. Thật vậy, đó là một thái độ mà nó đưa đến việc tẩy chay kinh sách của một số linh mục trong những năm gần đây.
Khi tôi là phó tế ở Anh, người quản gia dẫn tôi đến phòng sách của cha xứ, là nơi cha đang đọc kinh nhật tụng. Tôi lặng người, thán phục, cho đến vài phút sau, cha đóng ập sách lại và nói lớn, "Cám ơn Chúa, hôm nay tôi đã xong cái công việc đầy đọa này!" Đó không phải là điều Giáo Hội mong muốn. Tôi rất tiếc.
Không, đối với chúng ta, phụng vụ các giờ kinh là một hành vi đức ái, không chỉ là một nhiệm vụ--một trách nhiệm chúng ta trìu mến ôm ấp và nếm thử; và nó không chỉ là một hành vi để sống còn nhưng là một phương cách vô song để làm sâu đậm hơn đời sống tâm linh của chúng ta. Để tôi nhắc đến một số phần thưởng tinh thần đích thật xuất phát từ việc trông cậy bền bỉ vào lời kinh vĩ đại này.
Kết quả tinh thần đầu tiên và trên hết của việc trung thành đọc kinh thần vụ là sự hợp nhất với Chúa Giêsu. Tôi cho rằng phụng vụ các giờ kinh chỉ đứng sau phụng vụ Thánh Thể trong danh sách các phương cách hữu hiệu để đạt được mục đích siêu phàm là kết hợp với Chúa Kitô.
Tôi tin như thế vì kinh thần vụ thật sự là lời cầu của Chúa Kitô. Khi chúng ta cử hành phụng vụ các giờ kinh, chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu trong lời chúc tụng, sám hối, và van xin vô tận và vĩnh viễn của Người dâng lên Chúa Cha. Chúng ta không chỉ cầu nguyện với Chúa Giêsu, chúng ta cầu nguyện qua Người, vì nhận biết rằng Người là trung gian tuyệt hảo, là đường đưa chúng ta đến với Chúa Cha; và chúng ta cầu xin Người là Con duy nhất của Thiên Chúa, "Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, đồng bản thể với Chúa Cha." Thánh Augustine giải thích điều này rất hay: "[Chúa Giêsu] cầu nguyện cho chúng ta với tư cách là tư tế của chúng ta, Người cầu nguyện trong chúng ta với tư cách là đầu của chúng ta, Người là đối tượng của lời chúng ta cầu vì là Thiên Chúa của chúng ta… Chúng ta cầu nguyện với Người vì Người là Thiên Chúa, Người cầu nguyện cho chúng ta vì chúng ta là tôi tớ. Vì vậy chúng ta cầu nguyện với Người, nhờ Người, trong Người, và chúng ta cùng lên tiếng với Người và Người lên tiếng với chúng ta."
Hoặc, như Thánh Fulgentius ở Ruspe đã nhắc nhở chúng ta: "[Chúa Giêsu] vừa là tư tế vừa là của lễ, vừa là Thiên Chúa vừa là đền thờ. Người là tư tế mà nhờ đó chúng ta được giao hòa, là của lễ mà qua đó chúng ta được giao hòa, là đền thờ mà trong đó chúng ta được giao hòa. Một mình Người là tư tế, của lễ, và đền thờ…"
Bạn đã thấy phụng vụ các giờ kinh thực sự hướng về tâm điểm là Chúa Kitô, và sự hợp nhất với Chúa Kitô trong lời kinh tuyệt vời này thật mỹ miều là chừng nào.
Đặc biệt Chúa Kitô cầu nguyện trong các thánh vịnh. Tôi phải thú nhận là càng già, tôi càng thấy thích thánh vịnh. Chúng bao gồm mọi cảm xúc. Trong đời sống hàng ngày của một linh mục, họ sẽ trải qua biết bao cảm xúc: khi họ cầm lấy sách thần vụ để tranh thủ một vài giây phút cầu nguyện, có thể lúc ấy họ cảm thấy mệt mỏi khủng khiếp, có thể giận dữ, có thể hoang mang, có lúc chán nản hay buồn sầu, có lúc vui sướng và phấn khởi, rồi sau đó lại bệnh hoạn hay bồn chồn. Trong các thánh vịnh kinh thần vụ, họ kết hợp với Chúa Giêsu khi bày tỏ những cảm xúc này lên Chúa Cha. Hãy lắng nghe một vài đoạn trích từ sách thần vụ chỉ trong một ngày thôi, và nói cho tôi biết làm thế nào một linh mục không thể cùng lên tiếng với Chúa Giêsu tự đáy lòng cho được!


  • "Con mòn mỏi vì trông chờ Chúa!"

  • "Trong tình yêu bao la của Ngài, xin cứu vớt con khỏi bị chìm đắm!

  • "Hãy đến gần hồn con và cứu chuộc con!"

  • "Con đã hết tàn lực!"

  • "Xin thương xót con, lậy Chúa, vì lòng nhân hậu Ngài!"

  • "Chúa thiện hảo dường bao; lòng thương xót Chúa vô cùng vô tận!"

  • "Lạy Chúa, ôi lậy Chúa, sao Ngài lại bỏ quên con?"

  • "Lạy Chúa, đừng để con bơ vơ!"

Tôi tin rằng mỗi người trong các bạn đều bầy tỏ các tâm tình ấy lên Chúa; chắc chắn bạn sẽ làm như vậy khi là một linh mục trong giáo xứ. Bạn sẽ thấy rằng hợp nhất với Chúa Giêsu trong thánh vịnh của kinh thần vụ thì rất an ủi trong những thời gian tranh đấu, chán nản, giận dữ, hay bị cám dỗ. Khi bày tỏ điều đó trong sự cầu nguyện với Chúa Giêsu khi đọc thánh vịnh của kinh thần vụ, nó có giá trị vô cùng. Như Thánh Ambrôsiô nhận xét: "Tuy mọi Sách Thánh đều thơm tho với ơn sủng của Chúa, các thánh vịnh có sự thu hút đặc biệt. Trong đó, Chúa Giêsu không chỉ sinh ra cho chúng ta, Người còn phải chịu thống khổ để cứu độ, Người nằm trong sự chết, Người sống lại, Người lên trời, Người ngự bên hữu Chúa Cha."
Khi đọc kinh thần vụ, nếu ý thức rằng chúng ta đang trong sự hợp nhất với Chúa Giêsu, điều đó có thể giúp chúng ta chống lại sự chán chường và thất vọng mà nó thường xảy đến trong ý muốn trung thành với kinh thần vụ hàng ngày. Bạn thấy đó, sự hữu hiệu của kinh thần vụ không tùy thuộc những gì chúng ta có được từ đó, có phải không, bởi vì, về lâu về dài, chúng ta không thi hành điều đó—mà Chúa Giêsu làm, và chúng ta chỉ trong sự hợp nhất với Người khi cử hành phụng vụ các giờ kinh. Trong khi điều này không cho phép chúng ta được cẩu thả, bất kính, chia trí, hay hời hợt khi đọc kinh thần vụ, chắc chắn nó sẽ khích lệ chúng ta khi chán nản xảy đến--chắc chắn như vậy.
Thứ hai, kinh thần vụ đưa chúng ta hiệp nhất với Giáo Hội. Công Đồng Vatican II với Hiến Chế Tín Lý về Phụng Vụ Thánh đã dậy, "Vì thế, tất cả những ai đọc kinh thần vụ không chỉ chu toàn bổn phận của Giáo Hội, mà còn chia sẻ trong vinh dự lớn lao là được hòa hợp với Hiền Thê của Đức Kitô khi dâng những lời chúc tụng lên Thiên Chúa, họ đứng trước ngai Thiên Chúa nhân danh Giáo Hội, người Mẹ của họ" (Số 85).
Khi tôi rời trường North American College để về nhà vào tháng Sáu 1976, tôi mua được vé rẻ qua hãng Air India, và tôi sung sướng khi biết Mẹ Têrêsa cũng trên chuyến bay đó. Dĩ nhiên tôi đã đến gặp người trong khi bay. Khi từ giã, cũng như hàng ngàn người khác, tôi nói với người là "Xin Mẹ cầu cho con!"
Mẹ vỗ nhẹ vào sách thần vụ tôi đang cầm và nói, "Chúng ta cầu nguyện cho nhau khi đọc kinh này!" Người nói đúng—chúng ta liên kết với tất cả mọi người trong Giáo Hội trên toàn thế giới trong một chuỗi chúc tụng không cùng, trong sự cầu bầu, và thống hối của mọi người dân Chúa. Phụng vụ các giờ kinh thuộc về giáo hội một cách tinh tế. Bạn có thể đọc nó ngay trong phòng ngủ ở khách sạn, khi không có ai chung quanh, tuy vậy bạn lại được bao quanh bởi Giáo Hội khi đọc kinh.
Đặc biệt—và đây là kết quả tinh thần thứ ba nẩy nở từ kinh thần vụ-là chúng ta hiệp nhất với anh em linh mục khi đọc kinh thần vụ. Tôi nhớ có một cựu chủng sinh trở về thăm trường, sau khi đã làm linh mục khoảng hai, ba năm. Người cùng với chúng tôi cầu nguyện ở hành lang, và để quên sách thần vụ trong phòng tôi. Vì không biết là của ai, tôi mở ra xem tên, và thật cảm động khi thấy ngay ở trang bìa một tấm thẻ nhỏ đã sờn mòn có ghi tên tất cả các bạn cùng lớp. Tình huynh đệ giữa các linh mục là một chủ đề rất thường được khuyến khích ngày nay.
Chúng ta cần sự hỗ trợ và khích lệ lẫn nhau, đó là điều rất đúng. Trong tình bạn, khi nghỉ hè, trong nhóm Jesu Caritas, qua các cha giải tội và linh hướng, chỉ trong một tụ họp và liên lạc, linh mục chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng không bao giờ chúng ta được quên sự hiệp nhất hàng ngày trong lời cầu nguyện chung của kinh thần vụ. Khi bạn đọc kinh hàng ngày, hãy cung kính nhớ đến anh em linh mục, nhất là những ai đang đau yếu, cô đơn, chịu đựng, bị cám dỗ, hay gặp khó khăn. Hãy nhớ rằng khi bạn cầu nguyện, bạn được kết hợp với hàng trăm linh mục trên toàn thế giới qua những lời kinh giống nhau.
Tôi thấy rằng một sự hiệp nhất như vậy với các linh mục thì có giá trị đặc biệt cho các linh mục triều. Không phải các linh mục dòng được miễn, nhưng họ có sự che chở của tổ chức để chống lại sự cô đơn mà nó đè nặng trên linh mục triều, là người rất cần đến sự giúp đỡ để giữ liên lạc với các anh em linh mục.
Một cựu chủng sinh mới chịu chức được hai năm cho tôi biết, vào ngày nghỉ hàng tuần, người lái xe hơn bảy mươi dặm đến với một linh mục gần nhất để xưng tội, để cùng cầu nguyện vào ban đêm, để có một bữa ăn ngon miệng, chuyện trò, và một giấc ngủ ngon. Đó là cao điểm của một tuần lễ của vị linh mục ấy. Chúng ta có thể sống xa anh em linh mục trong giáo phận, nhưng gần với họ trong sự hiệp nhất tinh thần qua phụng vụ các giờ kinh.
Tôi đã viết nhiều về "linh đạo của linh mục triều." Còn lâu tôi mới là một chuyên gia về lãnh vực này, nhưng có điều gì nói với tôi rằng đời sống tâm linh của linh mục triều chúng ta phải bám rễ hàng ngày trong phụng vụ Thánh Thể và phụng vụ các giờ kinh, hoặc đời sống ấy sẽ rất nông cạn. Nhiều khi chúng ta bỏ qua giá trị mêng mông của sách thần vụ trong linh đạo của chúng ta. Khi nghe anh em linh mục xưng tội, rất thường chúng ta nghe: "Đời sống tâm linh của tôi rất nông cạn. Ồ, tôi dâng lễ hàng ngày và đọc kinh thần vụ, chỉ có vậy. " Khoan đã! Cũng không đến nỗi tệ!
Trong linh đạo của linh mục triều, dâng Thánh Lễ hàng ngày với sự kính trọng và niềm vui, rồi sau đó đọc kinh thần vụ với sự hăng hái và thận trọng, đó là cốt lõi sự tương giao của chúng ta với Chúa. Sự suy niệm và xét mình hàng ngày có thể xảy ra cách tự nhiên trong phụng vụ các giờ kinh. Thay vì cảm thấy chán ngán với nền tảng đó—"Ồ, tất cả những gì tôi cần phải làm cho xong là Thánh Lễ và kinh thần vụ"—chúng ta phải biết ơn là vì ít nhất chúng ta cũng còn có nền tảng ấy, và phải đảm bảo là nó được thi hành một cách đầy suy tư, chăm chú và sốt sắng.
Một trong những cha sở của tôi có nói, "Tôi không cần một 'chuyên gia' linh đạo làm phụ tá. Có lần tôi gặp một người chỉ biết đi tĩnh tâm, tham dự hội thảo, ngày sa mạc, và lúc nào cũng giúp đỡ nhóm này nhóm kia, nhưng công việc giáo xứ thì không chu toàn. Ai mà cần! Tôi chỉ cần một người dâng Thánh Lễ và đọc kinh nhật tụng hàng ngày!" Không biết là tôi có trình bầy quá đáng hay không, nhưng cha ấy có lý do. Bạn thân mến, bạn sẽ thấy rằng là linh mục của giáo xứ, nếu sự cầu nguyện hàng ngày của bạn không bao gồm việc dâng lễ và kinh thần vụ… có lẽ bạn không hiện hữu.
Món quà thứ tư mà các giờ kinh đem cho chúng ta là sự hiệp nhất với vĩnh cửu. "Khi bạn đọc kinh thần vụ, nó như thể bạn rơi vào một cuộc đối thoại đã được tiến hành-một đối thoại giữa Thiên Chúa và con người mà nó đã được bắt đầu từ lâu trước khi bạn sinh ra, và sẽ tiếp tục sau khi bạn chết." Lời này được trích từ Evensong trong Vương Cung Thánh Đường Coventry, nó cho thấy phụng vụ các giờ kinh mạnh mẽ hiệp nhất chúng ta với vĩnh cửu.
Vì trước hết, mọi tầng trời cùng với chúng ta đọc kinh thần vụ. Đức Mẹ, các thánh, các thiên thần, các tổ phụ trong đức tin, và toàn thể cộng đồng các thánh thường vô hình nhưng là tham dự viên chủ yếu trong phụng vụ của Giáo Hội, là chia sẻ trong sự thờ phượng vĩnh viễn của thiên đàng.
Thứ hai, như các văn bản về phụng vụ nhắc nhở chúng ta, phụng vụ các giờ kinh là phương tiện để thánh hóa những phần trong ngày, nhất là buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, và trước khi đi ngủ. Vậy, nếu có thể, chúng ta phải tôn trọng sự toàn vẹn của các giờ kinh, tỉ như, đừng đọc tất cả mọi giờ trong cùng một lúc—tuy điều đó được thực hiện để tránh quên sót bất cứ giờ nào. Điều tôi muốn nói là phụng vụ các giờ kinh nhắc nhở chúng ta về tính cách thi phú của nhịp điệu vĩnh cửu của thời gian Thiên Chúa, là mọi nỗ lực và giây phút của một ngày cuồng nhiệt của chúng ta được hướng đến vĩnh cửu, đến Thiên Chúa của mọi thời gian và không gian, và những giờ kinh đó đưa thời gian của chúng ta—có lúc sái lệch—vào nhịp điệu vĩnh cửu của hoạch định Thiên Chúa.
Peter Levi, trong cuốn The Frontiers of Paradise (Ranh Giới Thiên Đàng), nhận xét về các đan sĩ ngân nga kinh thần vụ rằng "các đan sĩ đang sống 'như thể' có sự bất biến trong thế gian này. Với bất cứ ai đến đây lần đầu, thời gian dường như ngưng đọng. Khoảng thời gian mới này bao gồm một nhịp điệu yên tĩnh, không vội vã, tuyệt đối làm chủ. Cảm nhận thời gian có tính cách phụng vụ này là sự khác biệt lớn lao giữa đời sống đan viện và bất cứ chỗ nào khác."
Chúa biết các linh mục triều chúng ta thật khó được như các đan sĩ, với một thời khóa biểu có thể đoán trước, nhưng có lẽ vì lý do đó chúng ta lại cần mọi nhịp điệu của một ngày mà các giờ kinh cung cấp, để giữ chúng ta hiệp nhất với hoạch định vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Thứ ba, phụng vụ các giờ kinh nhắc nhở chúng ta về chân lý vĩnh cửu mà, thực sự, tất cả tùy thuộc Thiên Chúa, chứ không phải chúng ta. Tất cả trong bàn tay quan phòng của Người; tất cả thực sự không tùy thuộc khả năng, hiệu suất, và sự hữu dụng của chúng ta. Phải, đôi khi chúng ta coi kinh nhật tụng là "phí thời giờ," và, đúng vậy--nếu chúng ta nhớ rằng Thomas Merton đã định nghĩa sự cầu nguyện là "phí thời giờ với Thiên Chúa."


Khi trở về phòng vào ban đêm, có lẽ "hữu hiệu" hơn nếu chúng ta bận rộn với máy ghi nhận lời nhắn qua điện thoại, soạn bài giảng, hay đánh bóng đôi giầy—nhưng thay vào đó chúng ta đọc kinh tối, nhờ vậy hiệp nhất với vĩnh cửu, và phải nhìn nhận rằng về lâu về dài, thời gian này thì quan trọng hơn bất cứ gì chúng ta thi hành. Thật "phản văn hóa" biết chừng nào! Thi sĩ Kathleen Norris đã viết rất cảm động về đời sống đan sĩ, bà đã có nhận xét như sau, "Khi đan sĩ có thể duy trì một thời khóa biểu có trọng tâm là phụng vụ các giờ kinh, điều đó khiến họ cách biệt với toàn thể chúng ta, và, sau nhiều năm, sự quy phục thời gian phụng vụ này có thể triển nở thành một sự kiên nhẫn nhẹ nhàng rất khác với các giá trị của thế gian."
Bạn thấy đó, sự trung thành với kinh thần vụ nhắc nhở chúng ta rằng, sau cùng, vĩnh cửu làm chủ sự tạm bợ, và một ngày được thánh hóa với sự cầu nguyện định kỳ, điều đó nhìn nhận sự mặc khải lớn lao nhất, đó là Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn chúng ta, đó là Con của Người, Đức Giêsu, là Thiên Chúa. Thi sĩ Kathleen Norris lại viết: "Thời gian phụng vụ căn bản là thời gian thi phú, nhắm đến một tiến trình hơn là hiệu năng, sẵn sàng chăm chú chờ đợi trong yên tĩnh hơn là luôn luôn thúc đẩy cho xong việc."
Thứ tư, kinh thần vụ kết hợp chúng ta với vĩnh cửu bởi nhắc nhở chúng ta về giá trị của sự kiên trì khi cầu nguyện. Sự cầu nguyện của chúng ta phải không cùng; nó phải liên tục. Bạn biết là không thể nào chúng ta tích trữ thực phẩm bằng cách ăn thật nhiều, tỉ như ăn nhiều vào thứ Hai rồi không phải ăn nữa trong những ngày khác. Không- chúng ta phải ăn uống hàng ngày-tạ ơn Chúa. Thở hít không khí cũng đúng như vậy. Tôi không thể hít một hơi thật dài rồi nói, "mình không cần phải thở nữa trong vài giờ đồng hồ." Cũng đúng với sự ngủ nghỉ, tập thể dục. Cũng đúng với sự cầu nguyện! Nó phải bền bỉ, phải liên tục, phải kiên trì. Như Abraham Joshua Herchel có viết:
Cầu nguyện không phải là một mưu kế mà thỉnh thoảng dùng đến, hay một nơi trú ẩn lâu lâu lai vãng. Đúng ra nó là một chỗ ở ổn định cho tận đáy tâm hồn… Một linh hồn không cầu nguyện thường xuyên là một linh hồn không có nhà. Mệt mỏi, thổn thức, sau khi rảo quanh thế giới với những giả trá, không mục đích và vô lý, linh hồn ấy tìm kiếm một giây phút để gom góp lại những gì tản mát… trong đó nó mong được trợ giúp mà không bị coi là hèn nhát. Mái nhà đó là sự cầu nguyện.
Và, tôi có thể nói thêm rằng một sự cầu nguyện như vậy là kinh nhật tụng. Khi Chúa Giêsu dậy chúng ta về sự cầu nguyện, Người cho biết có hai yếu tố quan trọng nhất là đức tin và sự kiên trì. Chúng ta không bao giờ thi hành với kinh thần vụ. Chúng ta có thể "bắt kịp", nhưng giờ kế tới thì không còn xa. Và nó phải tốt đẹp, vì chúng ta phải kiên trì, không sút giảm trong sự cầu nguyện. Nó tiếp tục cho đến mãi mãi. Và phụng vụ các giờ kinh nhắc nhở chúng ta điều đó.
Kinh thần vụ là một nhiệm vụ và là một món quà. Nó là một trong những tiềm năng vĩ đại của đời sống linh mục. Không trung thành cầu nguyện là có tội, là dại dội, đáng buồn và thảm thương. Trung thành cầu nguyện là một ơn vô tận, kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu, với Giáo Hội, với anh em linh mục, và vĩnh cửu.
Martin Buber, trong cuốn Tales of the Hasidim, viết:
Hãy tưởng tượng một người mà vì công việc săn đuổi họ phải lang thang trên các đường phố và khu thị tứ cả ngày. Hầu như họ quên rằng có người dựng nên thế giới này. Chỉ khi đến lúc cầu nguyện họ mới nhớ, "Tôi phải cầu nguyện." Và rồi, tự đáy tâm hồn, họ thở dài hối tiếc vì đã phí phạm một ngày với những vấn đề phù phiếm và vô ích, và họ chạy đến một góc đường rồi đứng đó cầu nguyện… Tôi nói bạn biết, Thiên Chúa rất yêu quý người ấy, và lời cầu nguyện của họ xuyên thấu bầu trời.
Người đó là bạn, một linh mục… sự cầu nguyện đó là kinh thần vụ.
Tôi muốn chấm dứt với lời cầu nguyện trước khi đọc kinh thần vụ:
Lậy Chúa, con xin dâng giờ kinh này lên Chúa, cùng với sự thờ phượng và ngợi khen của các thiên thần và các thánh trên thiên đàng, cũng như của tất cả các linh mục của Giáo Hội Chúa và của mọi linh hồn tận hiến. Lậy Cha trên trời, qua Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Maria, con dâng lên Cha chuỗi cầu nguyện này, được trở nên thánh thiện trong Thánh Tâm Chúa Giêsu và được hợp nhất với lời cầu nguyện thánh thiện nhất của Người. Xin cho mọi lời cầu nguyện này là các hành vi của lòng mến tinh tuyền, sự thờ phượng, sự cảm tạ, sự đền đáp, sự tín thác, và dâng hiến cho thánh ý Cha. Vì sự yếu đuối của con, lời cầu nguyện này sẽ là sự hiệp thông thiêng liêng, một hành vi khiêm tốn, và sự hy sinh vô cùng; và xin cho lời cầu nguyện này là một hy sinh để ca tụng và vinh danh Ngài, ôi Ba Ngôi Cực Thánh. Amen.

Chương 20
ĐỜI SỐNG LINH MỤC GIÁO XỨ

(đoạn trích Kinh Thánh: Máccô 4:26-29)
Tôi nghe từ chính miệng Cha George Lodes, ngài là linh mục của tổng giáo phận nhà St. Louis, mà trong khi ở Rôma năm 1962, ngài được vinh dự yết kiến Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Cha kể rằng vào lúc ấy có khoảng mười linh mục trong sảnh đường, và cha là người sau cùng để chào mừng đức thánh cha. Mỗi một linh mục đều tự giới thiệu cho Đức Gioan XXIII biết công việc họ đang làm, và sau đó quỳ xuống hôn nhẫn của ngài.
"Con là khoa trưởng một đại học," vị linh mục thứ nhất cho biết và sau đó quỳ gối hôn nhẫn; "Con dậy trường đại học," vị thứ hai nói, rồi cũng quỳ gối hôn nhẫn; "Con là một tuyên uý bệnh viện," vị kế tiếp tuyên bố rồi cung kính quỳ gối; "Thưa Đức Thánh Cha, con là chưởng ấn của địa phận," vị kế tiếp nói rồi quỳ gối hôn nhẫn.
Sau cùng, người anh em linh mục của tôi từ St. Louis, khi Đức Giáo Hoàng Gioan tiến đến với cha, cha cảm thấy thấp kém, vì cha nghĩ, công việc của linh mục thật chẳng có gì đáng nói so với chín vị kia, bởi thế hầu như cha nói thầm trong miệng, "Thưa Đức Thánh Cha, con chỉ là một linh mục coi xứ."
Và rồi thì, trước sự rụng rời của cha, Đức Giáo Hoàng Gioan bái gối trước mặt cha, hôn tay cha, và đứng dậy nói, "Đó là công việc cao trọng nhất của linh mục!"
Một linh mục coi xứ… công việc cao trọng nhất của linh mục… đoạn trích Kinh Thánh ở đầu chương này là từ Phúc Âm Máccô về người gieo giống và nhìn kết quả lớn lên. Cánh đồng để gieo là giáo xứ; hoa quả phát triển trong giáo xứ.
Khi quan tòa hỏi tên trộm khét tiếng Willie Sutton tại sao lại ăn cướp nhà băng, hắn trả lời: "Vì nơi đó có tiền." Khi họ hỏi chúng ta, "Tại sao bạn lại muốn là một linh mục giáo xứ," chúng ta có thể trả lời, "Vì nơi đó có các linh hồn."
Linh mục giáo xứ thì ở tuyến đầu của Giáo Hội. Chúng ta có thể nói về mọi chương trình, mọi phong trào, mọi sáng kiến, mọi mục đích; chúng ta có thể nói về công cuộc phúc âm hóa cho đến khi khô cả cổ, và không có chương trình nào thành cơm cháo nếu không được thực hiện trong giáo xứ, được dẫn dắt bởi các linh mục thánh thiện và hăng say. Không lạ gì Đức Giáo Hoàng Gioan nói rằng, là một linh mục giáo xứ thì "đó là công việc cao trọng nhất của linh mục!"
Ấy, đừng hiểu lầm tôi cho rằng linh mục giáo xứ là thừa tác vụ duy nhất hữu hiệu. Chắc chắn là tôi sẽ rất buồn nếu tin như vậy, vì trong gần hai mươi bốn năm làm linh mục (cho đến khi viết cuốn sách này) chỉ có tám năm tôi làm việc toàn thời gian ở giáo xứ. Chắc chắn rằng công việc của anh em linh mục trong việc dậy học thì cao quý vô cùng, và họ không phải là linh mục giáo xứ; chắc chắn rằng thừa tác vụ của các linh mục đang theo lớp cao cấp thần học và các linh mục làm việc cho Tòa Thánh--tất cả đều vô giá. Nhưng tôi dám cá đến đồng xu cuối cùng rằng tất cả các linh mục giáo xứ sẽ thích là linh mục giáo xứ nếu họ được theo ý mình, mà dĩ nhiên là họ không được như thế; và tất cả các linh mục, của mọi dòng tu, trong mọi loại tác vụ linh mục, sẽ nói với bạn là họ coi trọng những người mang chức vụ cha xứ, những người trực tiếp va chạm với dân Chúa hàng ngày như các linh mục giáo xứ.
Như tôi thường nói với các chủng sinh ở Rôma, chủng viện ở đó cũng như mọi chủng viện giáo phận là để đào tạo các linh mục giáo xứ tốt lành, thánh thiện, hữu hiệu. Nếu họ không phấn khởi khi trọn cả đời làm linh mục giáo xứ, họ phải ở chỗ nào khác. Một số sẽ dậy học? Đúng! Một số sẽ tiếp tục học lên cao? Đúng! Một số sẽ làm việc cho Tòa Thánh? Đúng! Một số sẽ làm tuyên uý hoặc đứng đầu giáo phận hay văn phòng quốc gia? Đúng! Một số sẽ làm việc trong chủng viện? Đúng! Nhưng họ không nên trông chờ điều đó! Và, nếu sau cùng họ được làm những công việc ấy, đó là vì họ từng là các linh mục giáo xứ thật tốt lành và rất muốn ở lại đó!
Một số linh mục, giám đốc ơn gọi, và ngay cả các giám mục cũng nói rằng, "Tôi do dự gửi các linh mục đi Rôma để học hỏi bởi vì sau khi học xong họ nghĩ rằng họ quá giỏi nên không thích hợp với công việc giáo xứ. Họ trở về với hy vọng rằng, sau một vài năm vùng vẫy ở giáo xứ, họ sẽ được gửi đi học nữa để lấy bằng cấp, và sau đó có được công việc ở văn phòng hay những bài sai đầy sự nghiệp." Bây giờ, tôi có thể nói với họ là quan điểm ấy hoàn toàn trái ngược với những gì trường North American chủ trương, và tất cả những người ở đây không muốn gì khác hơn là trung thành với linh mục giáo xứ, tham vọng cao nhất của họ là cha xứ.
Tôi dùng chữ "sôi nổi" để diễn tả thái độ bạn phải có đối với chức linh mục giáo xứ, bởi vì, khác xa với một tác vụ gò bó, đó là tác vụ đầy thách đố và bao quát nhất trong Giáo Hội. Một linh mục giáo xứ tốt lành là cha xứ, cha giải tội, tuyên úy bệnh viện, cán sự xã hội, giám đốc hành chánh, thầy giáo, người giảng thuyết, chuyên gia tài chánh, tâm lý gia, nhà hoạt động trong khu xóm, chuyên gia y tế, điều hợp viên, giám đốc phát triển, nhà giáo luật, cố vấn pháp luật, ca trưởng, cố vấn hôn nhân và gia đình, hỗ trợ cho người vô gia cư, thừa tác viên bí tích, v.v.! Đó là một trong những lối sống sôi nổi nhất có thể có.
Tôi vừa mới đọc một bài viết của một linh mục giáo xứ, Cha Richard Antall, khi ngài chấm dứt một bài sai ở giáo xứ. Hãy lắng nghe ngài nhận xét:
Linh mục giáo xứ bao gồm nhiều đời sống khác nhau trong một con người. Tác vụ của tôi… đưa tôi vào cơn lốc của một thành phố nhỏ với những vấn nạn xã hội tỉ như chích ngừa, chăm sóc y tế cho người nghèo, gia đình đổ vỡ, người nghiện rượu, và bạo động… Tất cả đều có mặt tôi--bệnh viện, nhà xác, nhà tù, tòa án, gia đình u uẩn vì buồn phiền… Linh mục giáo xứ thì ai cũng biết, nhưng thân thiện. Trong đám cưới, việc rửa tội, xưng tội, đời sống của một linh mục giáo xứ đưa họ dính dáng... đến quá nhiều người. Đây là một lý do nữa để linh mục phải sống độc thân--linh mục chúng ta cần có chỗ trong tâm hồn cho mọi người.
Bạn thấy đó, mỗi một giáo xứ là tiểu thế giới của Giáo Hội hoàn vũ, nó trưng ra mọi nỗi vui, mọi thách đố, và muộn phiền của cuộc đời.
Và càng ngày càng nhiều giám mục nói rằng giáo sĩ trong giáo phận trước hết và trên hết phải là linh mục giáo xứ. Những ngày mà linh mục giáo xứ được tự do để dậy học toàn thời gian, hay đi học, có lẽ ban quản trị giáo phận sắp sửa phải dẹp tiệm. Một giám mục thì phải biết rằng quan trọng hàng đầu là các cha xứ, và ngài không thể đưa họ ra khỏi một công việc tông đồ quan trọng và cao quý như vậy. Qua tất cả những điều này tôi muốn nói lại rằng: phải sẵn sàng, phải chuẩn bị và hăng hái dành trọn cuộc đời để là một linh mục giáo xứ.
Do đó chúng ta cần duyệt xét lương tâm: về phần bạn, bạn có những khao khát thầm kín muốn được để ý đặc biệt, bài sai đặc biệt, hay bất cứ tác vụ nào bên ngoài giáo xứ không? Nếu có, bạn tự đưa mình đến thất vọng. Bạn có nghĩ là sở học của bạn "quá giỏi" hơn linh mục giáo xứ không? Cám ơn Chúa, tôi hy vọng là không! Có bất cứ tham vọng nào về cấp bậc giáo sĩ hay ưa thích địa vị khiến bạn bất an, bồn chồn khi phục vụ ở giáo xứ không? Tốt hơn bạn phải đối phó với vấn đề đó ngay tự bây giờ.
Về phần trường North American chúng tôi phải duyệt xét lương tâm để đảm bảo rằng chúng tôi đang chuẩn bị chủng sinh để trở thành linh mục giáo xứ giỏi. Đó là lý do tại sao các chương trình về cách giảng thuyết, cố vấn mục vụ, và chủ sự các bí tích lại quá quan trọng. Đó là lý do tại sao chúng tôi nhấn mạnh rằng các mùa hè năm thứ hai và thứ ba phải sinh hoạt trong giáo xứ. Đó là lý do chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm cho một sinh hoạt tông đồ. Đó là lý do tại sao cha linh hướng và người cố vấn của bạn sẽ vạch ra hạnh kiểm nào của bạn sẽ làm giảm bớt sự hữu hiệu trong một giáo xứ. Đó là lý do tại sao trong buổi họp thẩm định kết quả hàng năm, ban giám đốc chúng tôi thường có câu hỏi như: nếu bạn là cha sở, bạn có muốn người này làm phụ tá không? Nếu tôi gặp một giáo dân trong xứ năm năm sau, liệu họ có bắt tay tôi và cảm ơn tôi vì đã giúp chuẩn bị cho chủng sinh ấy, hay họ sẽ đập vào mặt tôi và nói 'Tại sao cha vẫn để hắn trong chủng viện?' Hoặc, nếu em gái tôi đang hấp hối trong bệnh viện, tôi có muốn hắn chăm sóc cô ấy như một linh mục giáo xứ không? Bởi vì, một lần nữa, mọi thứ chúng tôi thi hành ở đây có mục đích là đào tạo các linh mục tốt lành, hữu hiệu trong giáo xứ.
Hãy để tôi đưa những nhận xét vô cùng thực tế về đời sống và những đòi hỏi của linh mục giáo xứ.
Trước hết, nhiệm vụ của một linh mục giáo xứ thì trước hết và trên hết có tính cách bí tích. Tôi muốn nói rằng công việc chính của họ là trao ban bí tích với đức tin, sự kính trọng, và thành khẩn.
Trên các trụ chung quanh bàn thờ chính của nhà nguyện trường North American, bạn thấy những ghi chú đi kèm theo các cảnh linh mục cử hành bí tích. Các người thiết kế nhà nguyện này muốn chúng ta nhìn đến hình ảnh của các linh mục đó cử hành bí tích hằng ngày để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta ở đây là để chuẩn bị thi hành chỉ có như vậy trong suốt cuộc đời chúng ta.
Thánh Giáo Hoàng Lêo Cả viết, "Tất cả những thực tại hữu hình của Chúa chúng ta đã được trao lại trong các bí tích." Bạn có tin như thế không? Một linh mục giáo xứ phải vô cùng tin tưởng vào sức mạnh của bí tích, và tin rằng không có gì khác hơn để họ có thể giúp đỡ giáo dân cho bằng trao ban bí tích.
Hãy ghi nhớ điều đó, vì ngày nay đôi khi bạn nghe lời cảnh giác rằng các linh mục giáo xứ bị "giáng cấp" chỉ còn là thừa tác viên bí tích. Thật ngộ nghĩnh… Tôi luôn nghĩ niềm vui của ơn gọi chúng ta là được "nâng lên" làm thừa tác viên bí tích! Cho là như vậy, cũng có lý do chính đáng để phải thận trọng, đừng để linh mục giáo xứ trở nên máy móc, cứng ngắc, chỉ là một công chức trong việc cử hành bí tích. Nhưng, nếu chúng ta tin vào sức mạnh vô song của bí tích, nếu chúng ta tin rằng không còn gì tốt hơn để giúp đỡ giáo dân cho bằng đem bí tích cho họ, thì điều đó sẽ không xảy ra. Khi trao ban bí tích, chúng ta là cha xứ hơn lúc nào hết.
Có lần tôi nghỉ đêm trong một giáo xứ mà cha sở khoe rằng ngài chia sẻ rất nhiều tác vụ của ngài cho giáo dân, một ý kiến hay, cho đến khi ngài cho biết chi tiết, nào là:


  • ngài có cả một đội ngũ thừa tác viên đem Mình Thánh cho bệnh nhân nên ngài không bao giờ phải đi;

  • ngài có giáo dân giúp chuẩn bị hôn nhân, nên ngài chỉ phải có mặt lúc làm lễ hôn phối;

  • ngài có giáo dân hướng dẫn các cha mẹ có con sắp rửa tội, được cử hành mỗi tháng một lần;

  • ngài có giáo dân chủ sự nghi thức rước lễ hai ngày một tuần thay cho Thánh Lễ;

  • ngài có người phụ tá (không có chức thánh) giảng mọi Thánh Lễ mỗi tháng một lần nên ngài không phải chuẩn bị bài giảng;

  • ngài có giáo dân được huấn luyện để chủ sự nghi thức an táng… tất cả những dịch vụ này, ngài tươi cười, "để ngài (là cha sở) có tự do tham dự các vấn đề thực sự quan trọng."

Có phải chỉ một mình tôi thấy sự cay đắng ở đây không? Thừa tác vụ giáo dân, một ơn lành đích thực của Giáo Hội ngày nay, được nhắm đến để thi hành điều trái ngược: giải thoát cha sở khỏi các việc bí tích! Phải, các giáo dân được huấn luyện thích hợp và được phép thì có thể và phải giúp đỡ cha xứ, nhưng không bao giờ được thay thế người. Tại sao? Vì nhiệm vụ chính của chúng ta là công việc bí tích!


Hãy lắng nghe những lời thẳng thừng từ một thần học gia đáng nể của dòng Tên, Jean Cardinal Danielou:
Bỗng dưng, các cha sở đáng thương không còn biết phải làm gì! Họ đã trở nên linh mục để phân phát bí tích, và họ rất đúng! Quả thật chính vì lý do này mà chúng ta trở nên linh mục… Nhưng giờ đây họ được bảo rằng chính "lời" mới là điều quan trọng còn các bí tích chỉ là thứ yếu. Họ được rỉ tai rằng các bí tích chỉ là nghi thức, vết tích của Cựu Ước và của ngoại giáo, nồng nặc dị đoan. Và vì vậy, họ cố trở nên càng hữu ích càng tốt, khi trị bệnh, xây dựng nhà cửa, giảng dậy xã hội học, và, dĩ nhiên, không ngừng thốt ra những lời.
Nhưng, làm thế nào điều này có thể thay đổi thế giới được? Nó thay đổi đời sống như thế nào? Chúa Giêsu Kitô không đến để diễn thuyết. Người đến để thay đổi đời sống. Người thay đổi nó bằng cái chết và sự phục sinh… Chính nhờ các bí tích mà sự sống của Người được trao truyền. Và chính nhờ các linh mục mà bí tích được trao đi.
Ở đại chủng viện, chúng tôi chuẩn bị những người cho một đời sống mà sự phục vụ quan trọng nhất họ thi hành cho dân chúng là hằng ngày--nhất là ngày Chúa Nhật--cử hành bí tích Thánh Thể cho dân chúng, ngay cả đôi khi hai hay ba lần trong một ngày; nơi sự phục vụ hữu hiệu nhất bạn có thể thi hành cho người bệnh là xức dầu cho họ; nơi bạn không làm gì tốt hơn cho một gia đình là rửa tội con cái họ; nơi bạn có thể thi hành cho một linh hồn nặng nề điều không ai khác có thể, đó là tha tội cho họ trong bí tích cáo giải; nơi bạn có thể giúp đỡ cho người hấp hối không gì tốt hơn là của ăn đàng. Đừng mong mỏi làm linh mục nếu bạn không tin điều này!
Các bạn chủng sinh ngay từ bây giờ phải canh tân đức tin hàng ngày trong sức mạnh của các bí tích, bởi hàng ngày hân hoan trong sự sống của Thiên Chúa mà bạn được ban cho khi rửa tội, bởi thường xuyên bòn rút ơn sủng của Chúa Thánh Thần được ban cho bạn trong bí tích thêm sức, bởi hàng ngày thưởng thức hương vị của Thánh Thể, bởi thường xuyên chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa trong bí tích hòa giải, và bởi khao khát được "đồng hình dạng" với Chúa Kitô trong chức thánh. Chúng ta phải tín thác mầu nhiệm vào các bí tích mà Newman đã diễn tả khi viết:
Bất kể sự tăm tối, chúng ta tiếp cận và với đôi tay hoặc cái đầu hoặc cái trán hoặc môi miệng chúng ta trở nên, như thể, nhậy cảm tiếp xúc với điều gì đó vượt trên trần tục. Chúng ta không biết chúng ta ở đâu, nhưng chúng ta được tắm rửa trong nước, và một tiếng nói với chúng ta đó là máu. Hoặc chúng ta được ghi dấu trên trán, và điều đó nói về Canvê. Hoặc chúng ta nhớ lại một bàn tay đặt lên đầu chúng ta, và chắc chắn bàn tay ấy có dấu đinh ở trong đó, và dường như Người chạm đến đó đã cho kẻ mù sáng mắt và kẻ chết sống lại. Hoặc chúng ta ăn uống, và, chắc chắn đó không phải là giấc mơ, mà Người nuôi chúng ta ăn từ vết thương cạnh sườn của Người, và canh tân bản chất của chúng ta bởi thực phẩm thần linh Người ban cho …
Đó là đời sống bí tích chúng ta được ủy thác để truyền đạt khi là linh mục giáo xứ.
Một linh mục giáo xứ phải yêu quý các linh hồn. "Habeo curam animarum," là lời thật xưa rất đúng để "diễn tả công việc" của cha sở… Thánh Don Bosco đã khẩn khoản, "Tôi có việc chăm sóc các linh hồn." "Chỉ cần trao cho tôi các linh hồn—còn giữ lại mọi sự!"

Đưa dẫn linh hồn các tín hữu lên thiên đàng… vai trò của một cha xứ. Có vẻ lãng mạn? Tôi nghĩ như vậy. Lỗi thời? Tôi hy vọng là không!


Một linh mục giáo xứ phải có sự yêu quý các linh hồn. Người không để ý đến thân xác, dáng vẻ, y phục, cơ chế tự vệ, địa vị xã hội, diện mạo bên ngoài—và chú ý đến linh hồn. Người phát triển giác quan thứ sáu để cho phép người khám phá ra những linh hồn đang u buồn tinh thần. Và người đặc biệt tìm kiếm và dành thời giờ cho những người mà linh hồn họ u tối vì hồ nghi hay vì ngu dốt, và những người khao khát ánh sáng của Chúa Kitô, và giáo huấn của Giáo Hội; những người nghèo hèn mà linh hồn họ đặc biệt được yêu mến bởi người "không có chỗ gối đầu"; các trẻ em, mà linh hồn chúng thật mong manh và hăng hái muốn được uốn nắn; những người bệnh tật mà linh hồn họ nặng nề với sự đau đớn và nhức nhối với câu hỏi, "Tại sao?"; những người mà linh hồn họ bị thương tích bởi tội lỗi hay bởi trôi dạt khỏi đức tin; các linh hồn trống rỗng và hoang tàn, đầy ứ sự dâm dục và sự xa hoa của thời đại chúng ta; các linh hồn của những người già nua và bị quên lãng, mà họ như sống lại khi có ai thích thú muốn dừng chân trò chuyện. Đây là những người mà linh mục phải ưa thích.
"Y sĩ của Linh Hồn," là điều Victor Frankel gọi các linh mục. Cha bề trên nghiêm khắc hỏi Solanus Casey, "Ngài không thấy người phụ nữ trâng tráo đó, y phục lố lăng, đầy phấn sáp đến với ngài xin giúp đỡ sao?" "Không, thưa Cha con không thấy. Con chỉ thấy một linh hồn cần sự giúp đỡ."
Ông thợ hớt tóc có lần nói với tôi, "Thưa Đức Ông, con và ngài thật may mắn. Chúng ta luôn luôn có việc làm, vì người ta luôn luôn có tóc và luôn luôn có linh hồn."
Linh mục giáo xứ là một người thợ cần cù. Mặc dù các tin tức thật buồn ngày nay là hạnh kiểm xấu xa về tình dục của giáo sĩ, tôi dám chắc rằng điều gây tiếng xấu nhiều hơn tất cả là chúng ta chẳng làm gì cả! Sự cám dỗ chính yếu của một linh mục giáo xứ thì không phải là tình dục, nghiện ngập, hay tiền bạc, nhưng là sự lười biếng. Một cha xứ nói với tôi, "Chúng ta không thể nào hoàn tất các công việc mà dân chúng mong đợi nơi chúng ta, vậy tại sao lại khởi sự? Chỉ cần bật truyền hình lên và nhâm nhi ly rượu." Nhiều linh mục theo lời khuyên cổ xưa này: "Tôi biết chăm chỉ thì không làm hại gì ai, nhưng tôi nghĩ, sao lại liều mình làm chi?"
Bởi thế khi là một tân linh mục đến trình diện giáo xứ, chúng ta phải xắn tay áo lên để sẵn sàng làm việc. Bởi thế ngay khi mới đến đừng hỏi cha xứ ngày nào được nghỉ; bởi thế không nên nói với ngài ngay tự đầu là những tuần nào chúng ta đã dành để đi nghỉ hè; bởi thế sẽ không khôn ngoan để vạch ra cho ngài biết những gì bạn không muốn làm trong giáo xứ.
Một vài điều đặc biệt ở đây: một linh mục giáo xứ phải là người tự-phát-động. Bạn thấy đó, trong hầu hết các giáo xứ nhiệm vụ căn bản của bạn là dâng lễ hàng ngày, giải tội chiều thứ Bảy, sắp xếp lễ cưới và rửa tội, hai hoặc ba đoàn thể mà bạn phải trông coi, và nhiều lần đem Mình Thánh cho bệnh nhân. Ngoài những việc đó, bạn phải tự đề ra những công việc cho chính mình. Và có cả hàng ngàn công việc phải làm! Với một linh mục hăng say, đầy sáng tạo thì không bao giờ hết việc!
Tôi giật mình khi nghe một cha phó nói, "Cha sở của con không cho con làm gì cả!" Đôi khi tôi nghe các cha xứ nói về cha phó, "Ngài thi hành những việc tối thiểu mà tôi yêu cầu, nhưng, chỉ có vậy. Nếu không có việc gì được giao cho, ngài đi chơi hoặc ở lì trong phòng." Một linh mục giáo xứ thì không bao giờ hài lòng với đòi hỏi tối thiểu: họ là người tự-phát-động, người nhìn thấy nhu cầu phải thi hành và tự tay làm việc đó.
Một linh mục giáo xứ là "người làm đủ mọi việc." Làm thế nào mà một linh mục có thể đến với giáo xứ và nói rằng, "Tôi không muốn đi thăm nhà dưỡng lão!" hoặc, "Tôi không muốn gần những bệnh nhân," hoặc, "Tụi trẻ khiến tôi điên lên được—tôi không muốn làm gì cho chúng cả". Linh mục giáo xứ thì bao gồm tất cả: không có gì là xa lạ với chúng ta. Chúng ta dành hàng giờ chờ đợi trong tòa giải tội—và hàng giờ chờ đợi cho cuộc họp chấm dứt. Chúng ta thu dọn những rác rưởi trong tranh chấp gia đình—và lau chùi nước tiểu tràn ngập trong các phòng vệ sinh. Chúng ta đem Mình Thánh—và thực phẩm cho người tật nguyền ốm yếu. Chúng ta kết thúc đời sống ở nhà quàn—và đóng cửa giáo xứ sau cuộc họp. Không có gì trên chúng ta, và cũng không có gì dưới chúng ta, vì chúng ta là người làm đủ mọi việc.
Một linh mục giáo xứ thì sẵn sàng bị quấy rầy. Một cha giảng phòng nói với tôi là đeo cổ trắng linh mục thì giống như đeo tấm bảng "cứ quấy rầy tôi." Một linh mục mang cổ trắng đứng xếp hàng ở phi trường thì có một người trong y phục thể thao đi đến và tự giới thiệu mình cũng là linh mục. "Tôi không bao giờ đeo cổ trắng khi đi du lịch vì người ta không ngớt quấy rầy tôi, lúc nào người ta cũng muốn đến nói chuyện."
"Tôi biết chứ," vị kia trả lời; "đó là lý do tôi đeo cổ trắng này."
Ngày nghỉ, đi hè, thời giờ để lo cho các nhu cầu tinh thần và vật chất chính đáng thì quá quan trọng cho một linh mục giáo xứ chính là vì, khi ở giáo xứ, bạn luôn luôn "làm việc," luôn luôn bị quấy rầy. Các tân linh mục thường nhận xét về sự khó khăn khi chuyển tiếp từ đời sống chủng viện sang đời sống giáo xứ. Cả hai đều đòi hỏi, chủng viện thì biết trước và có thứ tự, trong khi đời sống giáo xứ thì tự ý và bất chợt.
Ở giáo xứ bạn có thể nhìn vào thời khóa biểu và nói: "Ồ, hôm nay không có hẹn và họp hành gì cả; mình có thể soạn bài giảng," và rồi một cú điện thoại hay ai đó xuất hiện ở cửa làm thay đổi tất cả. Nhưng chúng ta đừng bao giờ coi dân chúng như một sự xâm phạm, vì một linh mục giáo xứ thì sẵn sàng bị quấy rầy.
Một linh mục giáo xứ phải biết đến sức mạnh của sự hiện diện. Bởi vì chúng tôi ở đây để đào tạo các linh mục giáo xứ tốt lành, tôi luôn luôn lắng nghe những điều giáo dân nói--tốt cũng như xấu--về các linh mục. Có thể tôi sai, nhưng điều chỉ trích nhiều nhất là: "Chúng tôi không thấy ngài nhiều… ngài không ở quanh đây."
Dân chúng muốn thấy linh mục; họ muốn trò chuyện với người, bắt tay người, làm quen với người. Họ mong đợi người ở đó với họ trong những lúc quan trọng tỉ như sinh nhật, đám cưới, đau ốm, khó khăn, và hấp hối. Họ mong đợi người ngay cả khi ít quan trọng tỉ như các cuộc họp, trận đấu banh, chơi lô-tô, đi picnic, và sinh hoạt xã hội. Họ không bao giờ quên nếu bạn đến thăm nhà họ, đó là một thói quen mục vụ rất giá trị mà ngày nay đang bị quên lãng.
Do đó, một linh mục giáo xứ tốt lành là người ở đó, ngày này sang ngày khác, là người đồng ý với nhận xét của Woody Allen rằng, "chỉ cần hiện diện là đã thành công một nửa."
Ấn tượng tốt đẹp của sự hiện diện của linh mục… Không, bạn không phải vồn vã mồm mép bề ngoài, nhưng bạn phải thân thiện, có thể làm quen, hiện diện. Linh mục giáo xứ không cần phải xa lánh xã hội, không còn linh mục tránh xa giáo dân, hay trốn trong phòng, hay trong phòng thánh, hay trở nên nghiện ngập truyền hình hay máy điện toán. Một cha sở nói với tôi, "Chúng tôi cần linh mục ở đường phố, ở sân chơi, ở các mái nhà, chung quanh giáo xứ, vì dân chúng ngày nay muốn nhìn thấy các linh mục."
Một linh mục giáo xứ phải mạnh nội tâm và tự tin, bởi vì, trong khi tác vụ của người đem đến niềm vui và sự quả quyết, hoạt động của người như một cột thu lôi, thu hút nhiều chỉ trích trong một Giáo Hội phân hóa.
Một cha sở nổi tiếng, cựu chủng sinh trường North American, nói với tôi, "Chúng ta có quá nhiều linh mục yếu ớt, họ bị tan nát khi có người chỉ trích họ hay tranh luận, họ hờn dỗi khi cha sở khiển trách, họ lầu bầu khi không có ai cám ơn họ. Chúng ta cần những người dầy dạn, mạnh mẽ nội tâm, tin tưởng vào công việc họ làm, và sẵn sàng chịu thiêu đốt."
Cha ấy có lý. Bạn thấy không, các linh mục giáo xứ là những người ở tuyến đầu trận chiến. Những ai thuộc phe tả sẽ không thích bạn vì bạn đại diện cho Giáo Hội có tổ chức, có giáo phụ, bị áp bức; những ai thuộc phe hữu không thể chịu nổi bạn vì họ tin rằng linh mục giáo xứ phải đầu hàng những người theo chủ nghĩa tân thời.
Một linh mục nói với tôi là vào Chúa Nhật đầu tiên sau khi các em gái được phép giúp lễ, một bà đến dồn người vào chân tường vì, theo lời bà, "cho phép sự ghê tởm như thế," trong khi một bà khác lại tuyên bố rằng sự nhường bước tầm thường như thế là sỉ nhục bà và bà sẽ không bao giờ hài lòng cho đến khi phụ nữ được cử hành Thánh Lễ, chứ không chỉ giúp lễ. Cha ấy chịu đựng cả hai phía! Chắc chắn bạn phải có giá trị nội tâm, tự tin, và sức mạnh trong chức linh mục để giữ được bình an và không nao núng khi ở tuyến đầu.
Như tôi đã nói trước đây, linh mục giáo xứ nhận được nhiều xác quyết từ giáo dân, nhưng đừng trông đợi điều đó, đừng bị say mê điều đó, đừng giới hạn hiệu quả của chức linh mục trong đó. Và, để tôi đưa ra một điều tế nhị: đừng luôn luôn trông đợi anh em linh mục khác trở nên gương mẫu tốt nhất của mình. Tình huynh đệ linh mục và sự hỗ trợ là một phúc lành thực sự cho chúng ta, nhưng, nói cho cùng, nếu sự xác quyết căn bản của chúng ta không xuất phát từ Vị Thượng Tế Đời Đời, chúng ta tự đưa mình đến thất bại. Một trong những dằn vặt tôi nghe được nhiều từ cựu chủng sinh trường là phải đối phó với anh em linh mục, ngay cả với cha xứ, là những người không muốn chia sẻ nhiệt huyết, lý tưởng cao cả và hướng đi của mình.
Một linh mục tôi biết rõ, đầu tiên được bài sai về một giáo xứ có một cha xứ, một linh mục cùng lớp, và thêm hai linh mục ở đó làm việc cho giáo phận. Linh mục này rất hứng thú với bài sai vì người mường tượng ra tình bạn thân thiết giữa các linh mục .
Sau một vài tuần lễ linh mục này thấy một vị ngã ngay ở cầu thang bất tỉnh vì say rượu; người cũng thường nghe tiếng động mạnh trong phòng một vị khác và sau khi tìm hiểu mới biết rằng cha này thường rủ các học sinh lớp bẩy và lớp tám về phòng chơi đấu vật, và sau đó tất cả tắm chung trong phòng tắm của ngài; vị khác là một người tốt lành nhưng lúc nào cũng xem truyền hình và chỉ trò chuyện với người trong thời gian quảng cáo thương mại.
Cám ơn Chúa vì linh mục này có một cha xứ khôn ngoan đã nói với người, "Đừng cảm thấy tội nghiệp cho mình. Chức linh mục của con không lệ thuộc bất cứ ai ngoài Chúa Kitô. Con có thể làm ba điều: thứ nhất, chịu chỉ trích, buồn chán và cay đắng về hoàn cảnh của mình, mà đó là điều sai lầm; thứ hai, nghĩ rằng con cũng không còn muốn trở thành linh mục tốt lành, tự hạ thấp phẩm giá của mình để đồng hóa với người chung quanh; hoặc, thứ ba, yêu mến những người con sống chung, giúp đỡ họ càng nhiều nếu có thể, và đừng để chức linh mục lệ thuộc vào gương mẫu hay sự hỗ trợ của bất cứ ai khác ngoài Chúa Giêsu."
Một số người trong các bạn sẽ mau chóng thấy mình cô đơn, xa cách với anh em linh mục. Cần phải nuôi dưỡng tình bạn linh mục vững chắc và dành thời gian cho tình huynh đệ linh mục. Mới đây tôi nhận được lá thư của một trong các cựu chủng sinh trường. Cha Antonio Dittmer, cho biết người rất vui khi là một linh mục giáo xứ, nhưng có nhận xét, "Sự thay đổi lớn lao là từ một môi trường có đến một trăm năm mươi người hỗ trợ sang một nơi chỉ có một linh mục bẩy mươi tuổi, một nhóm các bà trên năm mươi, và rất ít người cùng tuổi với con." Một trong những điều quan trọng nhất là nuôi dưỡng đời sống nội tâm, giữ sức khoẻ, thánh thiện, lành mạnh, và tin tưởng vào căn tính cũng như ơn gọi của bạn.
Tôi lập lại, một linh mục giáo xứ phải vững mạnh nội tâm và tự tin, bởi vì, trong khi sứ vụ của người đem lại niềm vui và xác quyết, nó cũng đem lại những chỉ trích, tẩy chay, và nhiều khi không có sự hỗ trợ và gương mẫu của các linh mục khác.
Được rồi, đó là một số căn bản của linh mục giáo xứ. Hãy sang khía cạnh dịu ngọt của nó.
Bạn có nghĩ rằng tôi vừa trình bày một hình ảnh quá trắng trợn, thực tiễn, chín chắn về linh mục giáo xứ không? Tốt! Nếu vậy những lời của tôi sẽ mang lại thành công. Trong sự công bằng chúng tôi phải đảm bảo là các chủng sinh biết họ đang đi về đâu; đó là một đời sống khó khăn, nhiều đòi hỏi, khắc nghiệt, nhiều khi nhạt nhẽo, không được người ta đền đáp. Hãy biết rõ như vậy! Đừng ngạc nhiên khi cô đơn, chán nản, mệt mỏi, nghi ngờ, lời bình phẩm, điều tiếng xấu, và thiếu biết ơn sẽ xảy đến.
Nhưng, anh em thân mến, linh mục giáo xứ cũng là thừa tác vụ phấn khởi, thỏa mãn và có ý nghĩa nhất, bởi vì nó cho phép bạn đem Thiên Chúa đến với người dân và người dân đến với Thiên Chúa. Bất kể những cảnh giác tôi vừa mới đề cập trong chương này, không có công việc nào trong đời có thể đưa đến nhiều tốt lành, nhiều ơn sủng, nhiều linh hồn được cứu độ hơn là linh mục giáo xứ. Tất cả các bạn đều biết như vậy. Đọc lại tự truyện của các tân chủng sinh khi tôi chuẩn bị gặp gỡ họ vào những tuần lễ sắp tới, tôi lại xúc động vì một linh mục giáo xứ vui vẻ, tự tin có rất nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến ơn gọi của chính bạn.
Không lâu trước đây, tôi có một người khách từ giáo xứ nơi tôi làm việc đầu tiên. Tôi không thể nhớ được bà là ai. Bà tiếp tục cho tôi xem tấm hình đứa cháu ngoại hai tuổi của bà, và cho biết tên của nó là "Timothy Michael," đặt theo tên của tôi, bởi vì con gái bà, mẹ của đứa nhỏ, rất cảm kích nhớ đến tôi trong thời gian cô ta gặp khó khăn khi ở lớp bẩy. Tôi không thể nào nhớ cô ta là ai! Tôi cũng không nhớ mình đã giúp gì! Đó là sức mạnh của linh mục giáo xứ.
Chúng ta là những người phân phát ơn Chúa; người khác nhìn đến chúng ta như người của Chúa, để nhắc nhở họ về Thiên Chúa. Như Đức Thánh Cha viết trong Pastores Dabo Vobis, "Linh mục phải là một người của Chúa, một người mà chính mình thuộc về Chúa và làm cho dân chúng nghĩ đến Chúa. Dân chúng trông đợi họ tìm thấy nơi các linh mục… một người sẽ giúp họ quay về với Thiên Chúa… và vì vậy, linh mục phải có sự tương giao mật thiết với Chúa Giêsu."
Nemo dat quod non habet… đó là lý do tại sao tổ chức thiêng liêng của chủng viện là để phát triển một đời sống nội tâm phong phú được bảo vệ bởi các thói quen thánh thiện, để nuôi dưỡng một cảm nhận mạnh mẽ về sự tự tin, về ơn gọi, và căn tính linh mục nhằm giúp bạn vượt qua những thời gian khắc nghiệt, và để có được sự hiểu biết thần học sâu đậm và các khả năng mục vụ hữu hiệu mà nhờ đó bạn có thể đem đời sống của Thiên Chúa cho người dân và người dân đến với sự sống của Thiên Chúa.
Hãy để một trong những "người dân của chúng ta", một phụ nữ bình thường, kết luận. Đây là bài thơ bà viết cho cha xứ vào ngày Hiền Phụ, được đăng trong tờ "The Priest":
Này Cha ơi, ngài là ai, con người Bí Ẩn?

Bởi sự ngạo mạn nào ngài tiến trên đường nên Thánh—

hiến dâng nam tính của mình để bầu bạn với Người Phối Ngẫu Linh Thiêng

và thề hứa với quyết tâm từ bỏ

để kết hôn với Giáo Hội Mẹ Rất Thánh

và trong sự lang chạ thần thánh, cùng Giáo Hội gieo hạt mầm sự Sống?

Làm thế nào dù không con cái nhưng ngài lại là Cha chúng tôi?



Đó có phải hàng ngày ngài sinh con của Chúa?

Đó có phải, ngài nói Lời của Cha bằng tiếng loài người?

Đó có phải ngài mời gọi chúng tôi đến bữa ăn

và quy tụ chúng tôi tại bàn tiệc của Bánh và Rượu?

Hay vì ngài cử hành các nghi thức đời sống,

khuyên bảo, sửa dậy, thanh tẩy chúng tôi với nước và lửa?


Đó có phải vì ngài nâng chúng tôi lên trong sự cầu nguyện,

trong đôi tay ngài ẵm bế và chúc lành mà chỉ người Cha mới có thể?

Hay vì ngài nghe chúng tôi gọi trong đêm tối

và đến cầm tay chúng tôi rồi thắp lên một nến sáng--

Hoặc, trong vai trò cha mẹ của linh mục,

ngài đến xức dầu, chỉ cho con đường vượt qua sự chết đến sự sống?


Này Cha ơi, ngài là ai, con người Bí Ẩn?

Ngài tự kết hôn với Giáo Hội Mẹ Rất Thánh và, ở bất cứ đâu,

cùng với Giáo Hội, trong sự lang chạ thần thánh, ngài gieo hạt mầm sự Sống.

Ngài sinh con và lên tiếng và nuôi ăn, ngài uốn nắn và canh tân

và chữa lành và chúc lành như một người Cha có thể làm.

Và vì vậy, vào ngày Hiền Phụ, chúng tôi, những người con vô danh,

biết ơn và cầu nguyện,

"Xin Người Phối Ngẫu Linh Thiêng và sự sống và Thiên Chúa chúc lành cho ngài."



Chương 21
NHIỆT HUYẾT LINH MỤC

(Đoạn trích Kinh Thánh – 2 Timôtê 1:6-12)

Tôi cho rằng mỗi người chúng ta đều có các linh mục để noi gương khi chúng ta lớn lên. Một trong những tấm gương của tôi là cha sở của giáo xứ nhà. Cha Schilly. Với tôi, ngài là một tấm gương linh mục: ngài yêu quý chức linh mục, tin tưởng vào căn tính linh mục, một vị lãnh đạo đáng tôn trọng trong giáo xứ, một người luôn luôn mở cửa nhà thờ từ lâu trước lễ 6g sáng để cầu nguyện và vẫn ở lại đó sau khi lễ xong để cảm tạ.
Nhưng bây giờ tôi mỉm cười khi nhớ lại một số điều của ngài đã thu hút tôi đến đời sống linh mục: ngài lái chiếc Buick kềnh càng; ngài biết các nhà hàng ăn ngon; ngài có thể ngồi chỗ thượng hạng để xem đấu baseball của đội Cardinal; ngài nghỉ hè đều đặn; ngài được giáo dân kính sợ; không ai dám đặt vấn đề quyền bính của ngài; người ta tìm kiếm ngài để được giúp đỡ và cố vấn; nếu ngài đến thăm nhà ai, mọi người đều biết và họ được nghĩ là người đặc biệt. Nói tóm lại, ngài là một người lãnh đạo, một người có ảnh hưởng, được dân chúng tôn trọng, một người có quyền và uy tín để vui hưởng những sự tốt lành của cuộc đời và rất hạnh phúc trong chức linh mục. Thật dễ để tôi muốn trở nên giống ngài! Đây là chức linh mục mà tôi bị thu hút!
Một buổi sáng ngày trước lễ Giáng Sinh, tôi đang ở lớp chót của trường trung học chủng viện, ngài yêu cầu tôi tháp tùng ngài đến viện dưỡng lão để cho rước lễ. Khi nghĩ đến việc được ngồi trên chiếc xe Buick kềnh càng, dân chúng vẫy tay khi chúng tôi đi qua, các cô gái phải trố mắt nhìn, điều đó làm tôi phấn khởi. Dĩ nhiên tôi đi theo! Hơn thế nữa tôi đoán thế nào cũng được ăn trưa tại nhà hàng Coach House, vì Cha Schilly rất quảng đại, và các cô chiêu đãi phải để ý khi cha sở bước vào, và ở đây tôi có thể uống bia mà không ai thắc mắc, vì tôi được sự bảo bọc của một pezzo grosso ("tai to mặt lớn").
Chặng dừng chân thứ nhất là nhà dưỡng lão. Cả đời tôi thường đi ngang qua đó nhưng chưa bao giờ bước vào, đó là một căn nhà ba tầng cũ kỹ ở lưng chừng đồi. Cha Schilly giải thích rằng ngài đến đây hàng tuần để thăm và đem bí tích cho khoảng sáu bẩy người Công Giáo. Không bao giờ tôi quên được cái mùi khi mới bước vào—mùi chất phế thải của con người, bụi bặm, dơ dáy—hầu như tôi muốn lên tiếng xin ra xe ngồi đợi.
Cha mỉm cười và chào hỏi những người ngồi ở xe lăn, và chúng tôi đến phòng của người Công Giáo đầu tiên. Tôi há hốc miệng khi bước vào, vì ở đó là một bà lão vàng vọt, xương xẩu, có lẽ chỉ nặng chín mươi cân Anh, nằm trên sàn nhà cạnh giường trong một vũng nước tiểu của chính bà, chiếc áo nhầu nát như muốn tụt khỏi thân thể. Dường như đây không phải là chỗ thích hợp cho một cha sở lịch lãm này! Tôi chết lặng, không biết phải làm gì.
Và Cha Schilly thì sao? Ngài cúi xuống an ủi bà, làm bà mỉm cười, và ra lệnh cho tôi giúp ngài đưa bà lên giường. Sau đó ngài lấy một cái khăn ướt lau mặt cho bà, rồi đi lấy giẻ lau và chùi đống nước tiểu—hiển nhiên là ngài quá quen với công việc này. Ngài đặt bà nằm yên trên giường, trấn an bà, cầu nguyện với bà, cho bà rước lễ, trò chuyện với bà và tặng bà một lọ nước hoa nhỏ làm quà Giáng Sinh, và rồi chúng tôi từ giã bà. Tình yêu của ngài dành cho bà thật hiển nhiên! Và chúng tôi đến với từng bệnh nhân mà ngài làm họ phấn khởi với sự chăm sóc những người bị bỏ quên, đang chờ chết và khó thương này! Đây là một phần của chức linh mục mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến!
Tôi chia sẻ kỷ niệm này với bạn vì đó là một khúc quanh trong đời tôi đối với sự quý trọng chức linh mục. Điều thực sự xảy ra là tôi đã bước từ căn tính linh mục sang nhiệt huyết linh mục.
Việc chịu chức đã đồng hình dạng chúng ta với Đức Kitô trong tận cốt lõi con người, và chúng ta là linh mục trước Thiên Chúa và Giáo Hội của Người, và chức linh mục thì vĩnh viễn và trung tín, và những gì chúng ta thi hành khi là linh mục phải xuất phát từ con người thực của chúng ta, từ căn tính linh mục của chúng ta. Bây giờ hãy suy nghĩ tiếp: căn tính linh mục của chúng ta không phải là một số điều sở hữu thoải mái, dễ chịu mà chúng ta giữ lấy và buộc người khác phải tôn trọng. Đó là một quà tặng, một căn tính, đồng ý, nhưng tự bản chất căn tính ấy thúc ép chúng ta đến một tình yêu vị tha, hy sinh và phục vụ dân Chúa!
Trong Cha Schilly tôi thấy căn tính linh mục; ngày Giáng Sinh ấy tôi cũng thấy được nhiệt huyết linh mục của ngài. Căn tính linh mục mà thiếu nhiệt huyết thì chỉ là thuyết giáo quyền; nhiệt huyết mà thiếu tự tin và không được duy trì, căn tính ấy sẽ không bền.
Nhiệm vụ của chúng tôi ở trường North American College là để đào tạo các linh mục hăng say: điều đó có nghĩa các linh mục sốt mến lửa yêu vì Chúa và vì dân Người, những linh mục mà điều tiên quyết là phục vụ dân chúng, dù có phải hy sinh và có lẽ ngay cả đời sống. Động lực của họ là sự cứu chuộc những người được phó thác cho họ, là đem người ta đến tiếp xúc với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, qua Lời Người, Giáo Hội Người, các bí tích của Người. Chúng ta phải phấn khởi với điều này, không biết mệt mỏi trong nỗ lực, nhiệt thành trong sứ vụ, những người được say đắm lôi kéo bởi công việc siêu nhiên. Đó là nhiệt huyết.
Vị giảng thuyết dòng Tên và cũng là tác giả, Cha Walter Burghardt, đã nói rất hay về những lời mà chúng ta đọc trong mỗi Thánh Lễ: "Người cầm lấy bánh, chúc lành, bẻ ra, và trao cho các môn đệ." Sau đó ngài áp dụng tấm bánh này cho chúng ta là các linh mục: Chúa Giêsu cũng cầm lấy chúng ta—Người chọn chúng ta làm tư tế cho Người. Chúa chúc lành chúng ta—khi Người biến chúng ta đồng hình dạng với Người trong chức thánh. Bây giờ, hai điều này, cầm lấy và chúc lành, là những ý niệm dễ thương. Sau đó--bạn sẵn sàng chưa? Ngài bẻ chúng ta—khi chúng ta vụn vỡ, tan nát, thương tích, cạn kiệt—ngay khi trao chúng ta cho dân Người trong sự phục vụ hy sinh.
Bạn có sẵn sàng dành cả cuộc đời cho người khác chưa? Bạn có sẵn sàng cho những khi phục vụ mà không được biết ơn, những bất tiện không ngừng, tiếp tục trao ban, luôn luôn sẵn sàng--để bị cầm lấy, chúc lành, bẻ ra và trao đi chưa? Nếu bạn tiến đến chức linh mục như một đời sống dễ dãi, thoải mái, tiện nghi, lợi lộc, thì hãy xuất ngay! Chúng tôi không cần thêm các linh mục lười biếng, hay càm ràm, ích kỷ, thờ ơ. Tên của họ là đoàn lũ!
Khi tôi là phó tế ở đây, tôi lãnh một bài sai mùa hè ở Liverpool, Anh Quốc. Cha sở là một trong những người mầu mè nhất chưa từng thấy. Đêm đầu tiên tôi đến trình diện với ngài và nói, "Thưa Cha, cha muốn con làm gì?" Ngài trả lời, "Tôi không làm gì cả và anh phụ tá tôi!" Tôi nghĩ ngài nói đùa, cho đến sáng hôm sau. Thánh Lễ đầu tiên của giáo xứ thì mãi đến trưa; ngài ăn sáng vào lúc 10g, vừa đọc báo vừa thư thả ăn bữa sáng ngon lành, ngài đến nhà thờ khoảng 11:15 và đọc kinh thần vụ, ngài dâng lễ vào lúc trưa, và lúc 12:15 ngài trở về phòng áo, thở phào nhẹ nhõm và nói với tôi, "Sau cùng thì tôi có thể nghỉ ngơi!"
Tôi nghe một số chủng sinh sau khi đi hè về cho biết là bằng cách nào đó họ bị mang tiếng xấu bởi linh mục mà họ dưới quyền, không phải vì ngài chè chén say sưa, theo đuổi nữ giới--hay nam giới—hay sống cuộc đời sang trọng, nhưng vì ngài không làm gì cả. Nếu bạn muốn như vậy, chức linh mục là một trong những đời sống an nhàn, thoải mái nhất, và bạn đã từng thấy các linh mục như vậy.
Một trong những người bạn linh mục của tôi nói rằng, "Vấn đề sức khỏe chính yếu của các linh mục ngày nay thì không phải là kiệt quệ mà là liệt giường." Một giám mục rất hoạt động nhận xét, "Nếu tôi có được các linh mục làm việc tám giờ mỗi ngày, bốn mươi tiếng mỗi tuần, tôi sẽ có một giáo phận sống động, đầy sinh lực. Vấn đề không phải là thiếu linh mục mà là thiếu nhiệt huyết". Điều tiếng xấu về linh mục lười biếng, lờ phờ, thờ ơ chỉ có thể chữa trị bằng một liều thuốc nhiệt huyết.
Chúng ta cần, không phải là các linh mục mệt mỏi, lo sợ, bợ đỡ là những người chỉ lo đến giờ nghỉ, phòng ốc, xe cộ, quần áo, sự thảnh thơi, quyền lợi, nhưng các linh mục mà con tim họ nóng bỏng lửa yêu vì Chúa Giêsu và ơn cứu độ cho dân Người mà, như Thánh Phaolô nói, "tất cả là rác rưởi không dính dáng gì đến sự hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô."
Bây giờ, bạn cũng như tôi biết rõ là hầu hết các linh mục đều chăm chỉ làm việc và là những tôi tớ vị tha của Chúa Kitô và Giáo Hội. Chắc là bạn đã không ở đây nếu không có gương mẫu của một linh mục đầy nhiệt huyết. Chúng ta cũng biết rằng nếu nhiệt huyết mà thiếu hướng dẫn nó có thể tiêu hủy một linh mục khi họ không lo lắng gì đến đời sống tinh thần, cá nhân, và sức khỏe. Tất cả những gì tôi yêu cầu là chúng ta hãy nhìn đến lý tưởng của một linh mục là người quá yêu mến Chúa Giêsu và Giáo Hội đến độ họ muốn đem tình yêu ấy cho người khác thay vì chỉ ngồi trong nhà xứ và coi phim bộ; những người không sợ làm việc chăm chỉ, thay vì tiêu thời giờ trong câu lạc bộ thể thao; những người sẵn sàng phục vụ dân chúng, chứ không chỉ theo giờ công sở; những người trông đợi sự bất tiện và không cằn nhằn dù phải chậm trễ giờ chơi "golf"; những người sẵn sàng vâng lời cha sở và phục vụ giáo dân hết mình chứ không phải kể ra một danh sách những gì không muốn làm; những người gặp cha sở và nói, "Con có thể giúp gì?" thay vì "Đây là những gì con không làm."—đó là nhiệt huyết. Hãy nhớ câu của ĐGH Gioan Phaolô II nói với các linh mục và chủng sinh: "Yêu mến Chúa Giêsu và Giáo Hội phải là đam mê của đời sống các con."
Đam mê! Đó là nhiệt huyết! Chúng ta phấn khởi! Chúng ta hăng hái! Chúng ta náo nức ra đi! Chúng ta có dũng khí, năng lực, động lực, và sự say mê của các tông đồ vào sáng Hiện Xuống hôm ấy. Bạn có điều đó không? Bạn có thấy ngứa ngáy ra đi và giúp Chúa Giêsu lan rộng Nước Trời cho Chúa Cha? Nếu không, tôi còn biết nói gì vì chúng ta đã gạt ra ngoài các "cha" hững hờ, lờ đờ và lười biếng.
Một trong những người khơi dậy đức tin ở thuộc địa Mỹ Châu là George Whitefield nói rằng, "Lý do tại sao giáo đoàn tê liệt là vì người chết rao giảng cho họ."
Chúng ta nói về một ơn gọi mà, như Thánh Phaolô viết, nó đưa đến "đổ máu ra như rượu tế lễ."
Chúng ta đang đồng hình dạng với Đấng là người đã nói:


  • "Thầy đến để đốt lên ngọn lửa."

  • "Đừng đặt bất cứ ai hay bất cứ gì trước mặt Thầy!"

  • "Đừng theo Thầy nếu các con không từ bỏ mọi vui thú và các lợi lộc khác."

Điều đó đối với tôi không giống như một lối sống chập chờn, thiếu can đảm, tầm thường. Điều đó nghe như một đời sống được ôm ấp với nhiệt huyết.


Cho tôi nói thẳng: tôi lo rằng mọi điều tiếng xấu, mọi khó khăn, mọi trường hợp các linh mục cởi áo, mọi nghiên cứu về khủng hoảng chức linh mục, mọi câu chuyện về sự thiếu hụt và kiệt quệ, tất cả những điều này đã cướp đi nhiệt huyết của chúng ta. Chúng ta bị cám dỗ bỏ chạy, trốn tránh; chúng ta trở nên mệt mỏi, thận trọng và chỉ thích nói về các giới hạn hơn là những khả năng, chỉ muốn đề cập đến những gì không thể làm thay vì những gì có thể, chỉ muốn dành dụm tài nguyên của chúng ta thay vì liều mình vì Chúa Kitô. Đâu là sự liều lĩnh, năng lực và nhiệt huyết? Bạn biết hình ảnh gì hiện ra trong đầu không? Các bộ xương khô, hết sức sống mà ngôn sứ Êdêkien đã nói đến, đã bơm vào đó sức mạnh của Thiên Chúa và biến chúng thành một con người sống động, mạnh mẽ. Đó là những gì mà chức linh mục cần trong ngày nay!
Cho phép tôi nhận xét rõ hơn về nhiệt huyết linh mục.
Nhiệt huyết của chúng ta không nhắm đến thành công đời này--nhiệt huyết chúng ta nhắm đến sự cứu chuộc các linh hồn. "Hãy cho tôi linh hồn—và giữ lại tất cả những thứ khác," đó là lời của Thánh Don Bosco. Chúa Giêsu nhìn thấy cốt lõi của một con người, nhìn đến linh hồn của con người. Bạn có nhớ người tật nguyền được đưa từ mái nhà xuống trước mặt Chúa Giêsu không? Người đã chữa lành điều gì trước, thân xác hay linh hồn? "Tội của con đã được tha!" Nói cách khác, Người thấy xa hơn cái thân thể méo mó, bất động và đi vào linh hồn.
Vậy chúng ta có nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô khi triển nở một nhiệt huyết, một khao khát các linh hồn không. "Tôi trở nên một linh mục để cứu chuộc linh hồn tôi và giúp người khác gìn giữ linh hồn họ," đó là lời một linh mục già nói với tôi, đó không phải là một động lực xấu. Chúng ta được thúc đẩy để chiếm được các linh hồn cho Chúa Giêsu, để giúp người ta đến với ơn cứu độ của Chúa Giêsu để họ có thể lên thiên đàng. Hãy nhớ khi Thánh Gioan Vianney bị lạc đường khi đến làng Ars không? Ngài hỏi một em bé có biết làng ấy ở đâu không. Khi nó trả lời có, Cha Vianney nói, "Con chỉ cho ta cách đến làng Ars, và ta sẽ sống cả cuộc đời ở đó để chỉ cho dân làng Ars biết cách lên thiên đàng." Người đói khát các linh hồn!
Khi là linh mục, chúng ta làm nhiều điều, từ huấn luyện viên thể thao đến phụ giúp nấu nướng gây quỹ, từ đạo diễn văn nghệ đến chiên xào thức ăn trong cuộc du ngoạn, từ bệnh viện đến nhà quàn, từ phòng riêng đến toà giảng—nhưng tất cả được thi hành vì sự cứu độ các linh hồn.
Sự khao khát các linh hồn được thấy hiển nhiên nhất trong sự yêu quý bí tích. Đặc ân lớn lao nhất của chúng ta là ban bí tích với niềm vui và sự sùng mộ, vì chính trong các bí tích mà linh hồn tiếp xúc với Đấng Cứu Thế. Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả nói, "Tất cả những thực thể hữu hình của Chúa Cứu Thế được đưa vào các bí tích."
Tôi nhớ có lần một bà trong nhóm thêu thùa của giáo xứ bất tỉnh và họ gọi cho nhà xứ. Tôi đến đúng lúc xe cứu thương sắp sửa rời nhà và tôi tháp tùng bà ra bệnh viện. Khi trở về, cha xứ hỏi thăm sự việc. Tôi giải thích, có vẻ hãnh diện, là tôi đã đi với bà trên xe cứu thương, ở với bà trong phòng cấp cứu, gọi điện thoại cho gia đình bà, hộ tống bà vào phòng riêng, và ở với bà trong khi bác sĩ giải thích.
"Cha có xức dầu cho bà ấy không?" ngài hỏi. Tôi thật bối rối! Ban bí tích cho bệnh nhân là một phương cách hữu hiệu để giúp bà với tư cách là một linh mục, nhưng tôi đã bỏ qua! Rửa tội, giải tội, cử hành Thánh Lễ, chuẩn bị hôn nhân và chứng hôn, chuẩn bị các em thêm sức, an ủi người bệnh với bí tích xức dầu—đây là căn bản của đời sống linh mục, và chúng ta thi hành điều ấy với nhiệt huyết trong sự khao khát các linh hồn.
Tương tự như thế, nhiệt huyết linh mục thúc giục chúng ta mời gọi mọi người đến với Giáo Hội. Cha sở của tôi ở St. Louis nói, "Hai câu hỏi sung sướng nhất mà linh mục được nghe từ giáo dân là, 'Thưa Cha, con muốn xưng tội,' và 'Thưa Cha, con muốn trở nên người Công Giáo.'" Chúng ta hăng say đưa các linh hồn về với Chúa và với Giáo Hội, và nôn nóng trình bầy sự phong phú của đức tin Công Giáo với sự tin tưởng vững chắc. Chúng ta không sợ mời gọi người ta trở nên người Công Giáo, và chúng ta luôn luôn có thời giờ để giảng dậy đức tin.
Linh mục chúng ta không bao giờ có thể cho rằng ai đó là con ruột của mình, nhưng chúng ta tươi cười khi nói về ai đó, "Họ là một người mà tôi đưa trở lại đạo." Những người theo phái Duy Văn Tự đã cướp đi nhiệt huyết này của chúng ta và đã đến lúc chúng ta phải lấy lại sự hăng say ấy để chiếm được người trở lại cho Giáo Hội.

Hăng say vì các linh hồn. "Hãy cho tôi linh hồn—và giữ lại tất cả những thứ khác!" Như Cha Sở họ Ars nói, "Nếu một linh mục từ trần vì thử thách và khó khăn để vinh danh Chúa và cứu chuộc các linh hồn, điều đó thật tốt lành."


Một nhận xét thứ hai về nhiệt huyết linh mục: đấu trường lớn nhất để chiến đấu dành linh hồn là giáo xứ. Nhiều giám mục nói với tôi điều này: tôi cần các linh mục coi xứ tốt lành. Đó là một cuộc đời vĩ đại trong thế gian với nhiều thách đố đủ mọi loại. Có lao nhọc, chán nản không? Chắc là vậy! Nhưng linh mục hăng say là người hạnh phúc nhất trong giáo xứ.
Trong giáo xứ, chúng ta là người hành nghề tổng quát. Cha xứ, đức giám mục, giáo dân có quyền trông đợi ở chúng ta làm đủ mọi sự. Một cha sở nói với tôi về cha phó là người nói với ngài ngay khi mới đến, "Con không giỏi dậy học hay khéo với người già. Cha đừng trông đợi con làm điều đó!" Người dân không muốn đủ mọi thứ nơi chúng ta chỉ vì chúng ta giỏi, nhưng vì chúng ta là linh mục. Phải, chúng ta có giới hạn; phải, chúng ta biết khi nào phải đưa họ qua người khác; nhưng là linh mục giáo xứ, nhiệt huyết chúng ta là cho mọi người trong mọi trường hợp và chúng ta không từ chối một ai.
Cha linh hướng đầu tiên của tôi sau khi làm linh mục có nói, "Hãy nhận biết hai ba điều mà cha không thích nhất và không giỏi, và biết chắc là cha phải buộc mình thi hành điều đó. Những gì thích và giỏi, cha sẽ thi hành cách tự nhiên; với những gì không thích phải tự mình cam kết thi hành."
Một nhận xét khác về nhiệt huyết linh mục ở giáo xứ: hãy học cách tự khởi sự. Bạn biết đó là gì phải không? Bạn không phải chờ đợi nhưng tự ý phát động; những gì cha sở giao cho bạn thi hành thì không phải là ngoại lệ cho thừa tác vụ linh mục nhưng chỉ là điểm khởi đầu. Bạn là người tự khích lệ và tự khởi sự.
Bạn biết là nếu bạn chỉ thi hành tối thiểu những gì được cha xứ yêu cầu hay người dân mong đợi, bạn đang trên con đường phẳng phiu. Cử hành Thánh Lễ, giảng ngắn gọn, mỉm cười với giáo dân, thay phiên rửa tội, chứng hôn và tang lễ--tốt lắm. Nhiều cha sở vui mừng nếu bạn thi hành nhiều hơn là chỉ lấy cho ngài ít nước đá hay bật dùm máy truyền hình. Bởi vậy, chúng ta đừng ngồi đó mà than, "Chẳng có gì làm." Bạn không nói đùa chứ?
Một người tự khởi sự, nhiệt huyết, sáng tạo thì không hết việc làm trong giáo xứ. Một vài năm trước đây, tôi nói chuyện với một cựu chủng sinh về công việc hè ở giáo xứ, anh cho biết giáo xứ ấy phát triển quá nhanh. Cha xứ cho biết hàng tuần có vài gia đình mới di chuyển đến đây. Và anh đã hỏi người thư ký tên và địa chỉ của các giáo dân mới để đi thăm. Thật tuyệt vời!
Tôi cũng nhớ một chủng sinh khác, trong lần giúp xứ thứ hai, cha sở không giao cho anh nhiều việc, nhưng ngài ao ước anh ở đây trọn năm để giúp cho chương trình giáo lý mà ngài thú nhận là không có kết quả. Anh bắt đầu đến gặp các giáo lý viên để trò chuyện, khích lệ và hỏi xem anh có thể giúp được gì. Kết quả là anh đã mở một buổi hội thảo về Giáo Lý Công Giáo cho họ.
Nhiệt huyết linh mục thúc giục chúng ta trở nên người tự khởi sự, chứ không thụ động, lãnh đạm chờ người khác bảo chúng ta làm cái này cái nọ, và người tự khởi sự không bao giờ thấy hết việc. Những ngày chờ đợi người ta gõ cửa nhà xứ không còn nữa—chúng ta phải săn đuổi họ, và điều đó cần nhiệt huyết. Một cha xứ nói với tôi, "Nếu phụ tá của tôi, thay vì bù đầu với máy điện toán, anh chỉ cần dành một phần tư thời giờ ở đường phố theo đuổi những người không có giáo xứ thì nhà thờ sẽ đầy người trong các lễ Chúa Nhật."
Một nhận xét khác về sự đòi hỏi linh mục giáo xứ nhiệt huyết: không có gì thay thế được sự hiện diện của linh mục. Nhiệt huyết thúc giục chúng ta hiện diện với người dân! Người ta hy vọng giáo xứ có nhiều thừa tác viên Thánh Thể, nhưng điều đó không bao giờ ngăn cản một linh mục giúp phân phát Thánh Thể trong Thánh Lễ Chúa Nhật và thường xuyên đem Mình Thánh cho bệnh nhân; người ta hy vọng có nhóm tương trợ để đọc kinh cầu nguyện cho tang gia nhưng điều đó không bao giờ thay thế được việc linh mục đến chia buồn tại nhà quàn; bạn được huấn luyện dậy giáo lý trong trường, trong chương trình giáo lý trẻ em và người lớn, nhưng linh mục vẫn có một sự hiện diện tích cực.
Một linh mục hiểu biết nói với tôi, "Thừa tác vụ giáo dân giờ đây làm cho sự lười biếng linh mục trở thành một nhân đức, khi chúng ta có thể ngồi chơi và để giáo dân thi hành công việc của chúng ta và bào chữa đó là 'cộng tác' và 'khích lệ thừa tác vụ giáo dân.'" Một linh mục nhiệt huyết, đầy năng lực thì luôn hiện diện với dân chúng; trong các cuộc họp, ở sân chơi, trong gia đình, ở bệnh viện, trong phòng bệnh, trên đường phố--không bao giờ chúng ta bỏ lỡ cơ hội để rao giảng Tin Mừng bằng sự hiện diện của linh mục chúng ta.
Chúng ta cần các linh mục nhiệt huyết nhưng không quá khích. Chữ nhiệt huyết có nghĩa một linh mục với tâm hồn bừng cháy vì yêu mến Chúa Giêsu và dân Người và hăng say độ lượng đem lửa ấy đến với người khác; chữ quá khích có nghĩa một linh mục bị ám ảnh, chỉ theo đuổi một mục tiêu, là người nghĩ rằng câu trả lời cho mọi sự là bởi chú ý quá đáng đến một mục tiêu. Mục đích của chúng ta là Chúa Kitô và Giáo Hội--mọi mục tiêu khác chỉ là thứ yếu. Hãy thận trọng đừng quá mê mải với một mục tiêu, dù nó tốt đẹp đến thế nào. Các mục tiêu như phong trào phò sự sống, Medjugorje, chầu Thánh Thể, Lòng Thương Xót Chúa, giáo lý tân tòng, công lý và hòa bình, môi sinh--tất cả đều đáng lưu tâm và hăng say chăm sóc, nhưng đừng trở nên quá khích với bất cứ mục tiêu nào ngoại trừ Chúa Giêsu và Giáo Hội.
Bạn sẽ thấy có những linh mục hầu như "mỗi năm một mục tiêu"—Canh Tân Đoàn Sủng, chuẩn bị hôn nhân, Học Kinh Thánh; mỗi năm đều có một chương trình mới, phong trào mới, kế hoạch mới mà đó là tất cả và cùng đích. Chúng ta cần các linh mục nhiệt huyết nhưng không quá khích, vì sự quá khích thường tiêu hủy chính mục tiêu mà họ đề ra để xúc tiến. "Không có thảm họa nào lớn lao và không thể cứu chữa được cho bằng những thảm họa theo sau sự hăng say quá đáng," lời của Cha Robert Benson, một linh mục trở lại đạo.
Tôi đã cố nói rõ về nhiệt huyết linh mục, một số phương cách để chúng ta chứng tỏ nhiệt huyết ấy; bây giờ tôi sẽ nói về cách nuôi dưỡng và bảo vệ nó. Bạn nhớ rằng tôi mở đầu chương này bằng đoạn trích Thư 2 Timôtê 1:6-12, là huấn thị của Thánh Phaolô cho Timôtê rằng hãy "để các ơn sủng mà Chúa đã ban cho con bùng lên thành ngọn lửa." Nhiệt huyết thường được diễn tả là ngọn lửa, tỉ như các lưỡi lửa xuất hiện trên các tông đồ trong ngày Hiện Xuống và biến họ từ những người yếu ớt nhút nhát thành chứng nhân đầy nhiệt huyết. Hình ảnh lửa thích hợp với nhiệt huyết thế nào thì cũng vậy, chức linh mục phải bị tiêu hao vì lửa yêu mến Chúa Giêsu, Giáo Hội, linh hồn của dân Chúa!
Tuy nhiên, lửa có thể tàn, có thể suy sụp thành đống tro lạnh; lửa có thể tắt. Nhiệt huyết cũng vậy. Làm thế nào chúng ta có thể thổi bùng nó lên thành ngọn lửa?

Chúng ta không thể, nhưng Đấng đã ban cho điều đó ngay tự đầu thì có thể. Đó là lý do không làm bạn ngạc nhiên khi tôi coi sự cầu nguyện là phương cách hữu hiệu nhất để duy trì và nuôi dưỡng nhiệt huyết. Hãy kể cho rõ hơn: sự trau dồi một đời sống nội tâm vững mạnh, sự nhận biết hàng ngày rằng đời sống của Thiên Chúa ngự trị trong linh hồn tôi, và việc nuôi dưỡng đời sống tinh thần đó phải là điều thiết yếu. Hàng ngày nuôi dưỡng lửa đó với sự chiêm niệm, kinh thần vụ, cử hành Thánh Lễ, thời gian thinh lặng trước Thánh Thể, thường xuyên xưng tội—nuôi dưỡng lửa ấy với các phương cách đã được minh chứng sẽ giữ cho lửa ấy tồn tại. Khi chúng ta do dự, khi chúng ta thấy nhiệt huyết héo úa và thừa tác vụ trở nên uể oải và trì trệ, hãy thú nhận điều ấy với Chúa, và đơn sơ, khiêm tốn xin Người gia tăng nhiệt huyết để cuộc đời linh mục thêm mầu sắc.


Một linh mục khôn ngoan sẽ sắp xếp thời giờ để thổi bùng ngọn lửa ấy lên. Cuộc tĩnh tâm hàng năm thì quá đỗi quan trọng, quá thiết yếu, nên Giáo Luật đòi hỏi điều đó nơi mỗi linh mục; các cơ hội tỉ như Lễ Truyền Dầu trong Tuần Thánh, khi các linh mục cùng tụ họp với đức giám mục của mình để lập lại lời thề khi chịu chức, thì quá đặc biệt; tham dự lễ truyền chức linh mục hay phó tế thường làm sống lại lý tưởng và nhiệt huyết chúng ta--tất cả là những phương cách thực tiễn để cầu xin nhiệt huyết.
Có thể nào tôi chia sẻ với bạn một mẫu cầu nguyện đặc biệt mà tôi thấy rất hữu ích để nuôi dưỡng nhiệt huyết không? Đó là cầu nguyện trước Thánh Tâm Chúa Giêsu. Để chiêm niệm về trái tim Chúa chúng ta, bừng cháy vì yêu loài người, bị vây bọc với mão gai, quá đỗi hy sinh để cứu độ loài người, từng nhịp đập máu châu báu của Người lại tuôn trào vì chúng ta--sự cầu nguyện đó trước Thánh Tâm không thể nào không làm nhiệt huyết linh mục bừng cháy lên.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kết thúc Thư Gửi Linh Mục vào Thứ Năm Tuần Thánh 1986 như sau: "Như Cha Sở họ Ars đã thốt lên: 'Chức linh mục là lòng yêu mến Thánh Tâm Giêsu.' … Chúng ta hãy cùng với Thánh Gioan Vianney tìm kiếm động lực của nhiệt huyết mục vụ trong trái tim Chúa Giêsu, trong tình yêu của Người dành cho các linh hồn. Nếu chúng ta không lãnh nhận từ cùng một nguồn, thừa tác vụ của chúng ta sẽ có nguy cơ không sinh kết quả."


Tôi thấy sự hiểu biết về cuộc đời các thánh cũng rất hữu ích khi tôi bàng hoàng trước nhiệt huyết khác thường của các thánh như Philip Neri, Y Nhã, Đa Minh, Phanxicô, Catarina Siena, Têrêsa Avila, Gioan Bosco, Gioan Newmann, v.v.
Trong khi nói về sự tu dưỡng đời sống nội tâm là điều không thể thiếu cho nhiệt huyết linh mục, hãy cho phép tôi nhắc đến sự quan trọng của thời gian ở chủng viện về vấn đề này. Nhận biết rằng đời sống của một linh mục là một cuộc đời phục vụ liên tục, vị tha, hy sinh, nên Giáo Hội khôn ngoan buộc phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lâu dài. Đó được gọi là chủng viện. Tôi tin rằng mọi chủng sinh đều ngứa ngáy làm linh mục, nôn nóng phục vụ, ước ao "ra khỏi đây". Thật đúng như vậy! Tuy nhiên, nhiệt huyết của bạn khi làm linh mục thì tùy thuộc vào các thói quen về cầu nguyện, học hỏi, và khả năng mục vụ mà bạn đã phát triển khi ở đây. Trong một phương cách nào đó, bạn đang đầu tư vốn liếng tinh thần mà từ đó bạn sẽ rút ra tiền lời trong suốt cuộc đời linh mục.
Ngày xưa, tháng Hai là dành để kính "Cuộc Đời Ẩn Dật" của Chúa Giêsu. Bạn có biết điều đó không? Để thi hành sứ vụ trong ba năm--đời sống công khai—Con Thiên Chúa, Linh Mục Đầu Tiên, đã mất 30 năm để âm thầm chuẩn bị. Thật là một tấm gương mãnh liệt! Những ngày của chúng ta khi làm linh mục sẽ đầy những sinh hoạt bất tận mà chúng ta phải khắc phục với sự ưa thích và nhiệt huyết, một cuộc đời rất tích cực—nhưng cũng phải có một "cuộc đời ẩn giấu", để giữ lửa ấy cháy lên. Thời gian ở chủng viện cho phép bạn có một loại "đời ẩn giấu" nào đó và khích lệ bạn phát triển các thói quen của con tim mà nó sẽ quyến rũ bạn đến những lúc "ẩn dật với Chúa" trong suốt cuộc đời linh mục năng động. Lời đầu tiên Chúa nói với các tông đồ là "Hãy đến!" Lời sau cùng, "Hãy ra đi!" Sự ra đi sẽ chẳng ích gì nếu trước tiên không đến với Người.
Một phương cách thứ hai để giữ gìn nhiệt huyết linh mục: để ý những dấu hiệu, những ám chỉ nguy hiểm rằng lửa ấy đang leo lét và nhiệt huyết đang úa tàn. Đâu là những "cảnh giác thực tiễn"? Hãy để tôi nhắc đến một vài điều phổ thông:


  • Ngủ quá nhiều--tận tụy với chiếc gối là điều rất phổ thông trong các linh mục.

  • Quên các lần hẹn, không trả lời điện thoại, trì hoãn bổn phận--một dấu hiệu khác cho thấy có điều gì không ổn.

  • Trở nên xa lánh, thích ở trong phòng đóng kín, tránh né người khác, không để họ làm phiền đến mình, trốn tránh dân chúng và trách nhiệm—tôi biết có một linh mục, hằng ngày sau bữa sáng, ngài nói với thư ký là có các cuộc hẹn rồi lên xe, lái ra xa chừng một quãng rồi đậu xe ở đó, len lét trở về nhà xứ, vào phòng riêng đóng cửa lại, nấp trốn cho đến bữa ăn trưa.

  • Trở nên gắt gỏng và hoài nghi yếm thế với dân chúng.

  • Trở nên quá bận rộn với sách vở, truyền hình, một thú tiêu khiển, hoặc—hai điều rất phổ thông ngày nay mà nếu không thận trọng, có thể tiêu diệt nhiệt huyết—máy điện toán và nấu ăn. Không có điều gì sai trái với hai điều này một khi chúng gia tăng nhiệt huyết linh mục và giúp chúng ta có hiệu quả. Một linh mục nói với giáo dân rằng ngài sống cuộc đời thật đơn giản, không cần người giúp việc, và sau đó ngài nhắc nhở họ là đừng quấy rầy ngài từ 4g chiều đến 7g tối hàng ngày, vì ngài bận nấu nướng—có điều gì sai lầm chứ!

  • Kéo dài thời gian ăn uống lâu hơn thường lệ, và thường xuyên đi ăn tiệm.

Đây chỉ là một vài dấu hiệu nguy hiểm cho thấy ngọn lửa đang leo lét. Các cha linh hướng, cha giải tội, và bạn hữu tốt lành có thể giúp khám phá ra và đối phó với những điều đó.


Một phương cách thứ ba để thổi bùng lửa nhiệt huyết linh mục: thường xuyên tẩy rửa cuộc đời chúng ta khỏi bất cứ gì làm giảm bớt sự hữu hiệu truyền giáo. Bạn thấy đó, ngọn lửa có thể sáng tạo, nhưng ngọn lửa cũng có thể thiêu hủy; ngọn lửa nhiệt huyết linh mục thường xuyên thiêu hủy bất cứ gì trong cuộc đời chúng ta mà nó cản trở chúng ta chưa trở thành một linh mục theo con tim và trí óc của Chúa Kitô!
Một khiêm tốn nhận biết chính mình sẽ cho thấy những khuyết điểm cần phải giải quyết—có thể là nóng tính; có thể thiếu sự mau mắn; có thể một thái độ ngạo mạn; có thể là tính nhút nhát và thái độ xa lánh làm người ta không đến với mình; có thể là vấn đề bên ngoài, tỉ như y phục xốc xếch hay bề ngoài cẩu thả, hay thiếu sạch sẽ; có thể là tính khôi hài không đúng lúc hay thói quen nói luyên thuyên. Tất cả chúng ta đều có những nét vẻ cản trở sự hữu hiệu truyền giáo và đe dọa nhiệt huyết của chúng ta.
Bởi đó chúng ta phải biết ơn khi có cha sở, anh em linh mục, cộng tác viên mục vụ, bạn tốt, đức giám mục, viên chức giáo phận, hay một trong những giáo dân vạch ra điều gì đó của chúng ta mà nó cản trở sự hữu hiệu của linh mục.
"Ôi Chúa Giêsu, xin giúp con trở nên một linh mục, giống như trái tim của Chúa, tràn đầy nhiệt huyết vì dân của Ngài."
Bạn có phấn khởi về điều đó không? Bạn có hăng hái đi vào một cuộc đời vị tha, độ lượng, sẵn sàng phục vụ dân Chúa không? Bạn có sẵn sàng đồng hình dạng với một người bị đóng đinh trên thập giá khi Người dâng hiến từng giọt máu như của lễ đền bù dâng lên Chúa Cha vì sự cứu độ loài người không?
Tôi nhớ cha linh hướng của trường, Cha David Donovan, có nói: "Đừng trở nên một linh mục nếu bạn không phấn khởi về điều đó." Phải, nếu chúng ta dần trôi vào chức linh mục, chúng ta sẽ bị cuốn theo chiều gió. Chúng ta cần các linh mục bừng cháy nhiệt huyết. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết cho các linh mục vào Thứ Năm Tuần Thánh 1979:
Linh mục nào mà giáo dân cần là những linh mục có ý thức về ý nghĩa của chức linh mục:
Linh Mục

người có đức tin sâu đậm,

người can đảm tuyên xưng đức tin,

người hăng say cầu nguyện,

người giảng dậy với lòng tin sâu xa,

người phục vụ với nhiệt huyết,

người thể hiện tám mối phúc thật trong đời sống thực tế của mình,

người biết cách yêu thương bất vụ lợi,



người gần gũi với mọi người, và đặc biệt là những ai có nhu cầu khẩn thiết nhất.
Như Thánh Vinh Sơn Phaolô chấm dứt cuốn Quy Tắc Chung của người: "Khi chúng ta hoàn tất những gì được yêu cầu, theo lời khuyên của Chúa Kitô, chúng ta phải tự nhủ rằng chúng ta là các đầy tớ vô dụng, chúng ta chỉ thi hành việc bổn phận, và thật vậy, chúng ta không thể làm được gì nếu không có Người."

Chương 22
RAO GIẢNG

(Đoạn trích Kinh Thánh – Rôma 10:14-19)

Trong chương nói về linh mục giáo xứ, khi đưa ra điểm chính yếu của linh mục giáo xứ là nhiệm vụ ban phát bí tích, tôi có đề cập đến các hình chạm trổ chung quanh bàn thờ chính của Nguyện Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm ở trường North American College, diễn tả một linh mục đang cử hành từng bí tích. Tuy nhiên, có một điều gì khác nổi bật: trong khi Giáo Hội chỉ có bảy bí tích nhưng đây lại có tám cảnh tượng khác nhau! Bức hình thứ tám là gì? Ở góc dưới bên trái là cảnh một linh mục đang rao giảng! Như thể nghệ nhân muốn nói với các linh mục tương lai rằng có bí tích thứ tám, đó là rao giảng!
Nghệ nhân chạm trổ các hình đó có lẽ là một tiên tri, bởi vì, trong ba mươi lăm năm qua, nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa của linh mục đã được nhấn mạnh. Về thần học, Công Đồng Vatican II đã tái khám phá và lại nhấn mạnh đến một chức vụ cổ điển của linh mục là người rao giảng. Hãy lắng nghe giáo huấn rõ ràng trong Presbyterorum Ordinis: "Trên hết tất cả, Dân Chúa tìm thấy sự hợp nhất qua Lời của Thiên Chúa hằng sống, thật thích hợp được tìm thấy từ môi miệng các linh mục. Vì không ai được cứu chuộc nếu trước đó không tin, các linh mục, là cộng sự viên của các giám mục, có nhiệm vụ chính yếu là công bố Phúc Âm cho mọi người" (Số 4).
Như bạn nhận thấy, sự nhấn mạnh này được quảng diễn bởi các văn kiện tiếp theo sau của huấn quyền, và bởi biết bao nghiên cứu học thuật, tất cả đều nhắm đến căn bản thần học của địa vị hàng đầu của việc rao giảng của một linh mục.
Nhưng sự nhấn mạnh đến rao giảng không chỉ là lý thuyết. Về phương diện mục vụ, chúng ta biết Giáo Hội mong đợi các linh mục là những người có tài rao giảng. Dân chúng muốn—không, họ đòi hỏi—chúng ta là những người giảng hay. Hãy cắt ngang sự dài dòng: khi bạn nghe những người Công Giáo chín chắn nói về những sai lầm trong Giáo Hội, nó không phải là vấn đề nóng bỏng như việc phong chức cho phụ nữ, linh mục kết hôn, tình dục vô luân lý, hay ly dị mà họ nhắc đến. Với họ, khuyết điểm lớn trong Giáo Hội ngày nay là các bài giảng của chúng ta thì có mùi! Dù thích hay không thích, Andrew Greeley thì đúng: cuộc nghiên cứu của ông cho thấy hầu hết dân chúng đổ lỗi cho linh mục không phải là thiếu thận trọng về tình dục, lười biếng, hay say sưa, nhưng vì bài giảng của chúng ta quá tệ!
Chúng ta phải tỉnh dậy! Bất cứ ai yêu mến Giáo Hội, khao khát các linh hồn, cảm thấy được Chúa Kitô mời gọi đến chức thánh, và khao khát trở nên một linh mục tốt lành thì phải ước ao trở nên một người rao giảng có kết quả, bởi vì dân chúng nói rằng đó là điều họ cần nhất. Thật nguy hiểm nếu chúng ta bỏ qua điều này. Dân chúng đang rời bỏ Giáo Hội và "Đức tin của cha ông chúng ta"—mà "tù ngục, lửa thiêu hay gươm đao" không thể buộc họ thi hành—vì họ không thể chịu nổi sự rao giảng của chúng ta! Tôi không chỉ cho đó là đúng… nhưng là một dữ kiện!
Một nguyên tắc Kitô Giáo cổ xưa cho chúng ta biết "ơn sủng được xây đắp trên tự nhiên." Do đó, tôi muốn đưa ra một số nhận xét về các khía cạnh tự nhiên, nhân bản của rao giảng. Như đã nói ở trên, dân chúng thường phê bình bài giảng của chúng ta. Nhưng, rất thông thường, việc bới móc ấy không phải về học thuyết, luân lý, kinh thánh, hay vấn đề tâm linh—không, họ không đi sâu đến vậy! Họ tìm thấy lỗi lầm ở những bất toàn có tính cách tự nhiên, con người:


  • "Tôi không thể nghe nổi cha ấy giảng!"

  • "Ngài nói nhanh quá!"

  • "Ngài nói không ngừng!"

  • "Ngài bóp méo sự thật!"

  • "Ngài thích lập đi lập lại!"

  • "Ngài nhạt nhẽo quá!"

  • "Ngài không bao giờ nhìn đến giáo dân!"

  • "Ngài dán mắt vào quãng không!"

  • "Ngài nói cho hả giận!"

  • "Ngài đi trên mây!"

  • "Ngài coi giáo dân như con nít!"

  • "Ngài không có thứ tự gì cả!"

Tôi không đúng sao? Ở đây chúng ta đang nói về những khuyết điểm thông thường, tự nhiên và con người! Ở đây không có gì là học thuyết, bình luận, hay chiều sâu tâm linh. Chúng ta học thuyết trình ở trung học hay đại học, nhưng, đây lại là môn mà các linh mục thường thi rớt!


Và, thật cay đắng, tất cả chúng ta từng là nạn nhân của điều này! Vì mười lăm, hai mươi, hay ba mươi năm trước đây, tất cả chúng ta cũng đã muốn đứng dậy và hét to lên:


  • "Vui lòng học cách sử dụng microphone."

  • "Vui lòng nói lớn lên để nghe cho rõ."

  • "Làm ơn thỉnh thoảng nhìn đến tôi."

  • "Vui lòng tóm lại cho ngắn hơn."

Tất cả chúng ta từng là nạn nhân của sự "hành hạ bài giảng"! Và rồi khi chúng ta phải đứng trên đó, chúng ta lập lại những lỗi lầm đã khiến chúng ta điên tiết! Không ai trong chúng ta không xỉ vả thói quen giảng dở, và khi đứng trên toà giảng, chúng ta lại thi hành đúng như vậy!


Đừng bao giờ, không bao giờ bắt dân chúng trải qua những gì mà chúng ta phải trải qua! Hãy viết ra một danh sách—tôi không đùa—hãy viết ra những thói quen ở toà giảng làm bạn điên tiết. Một lần nữa, tôi nói về các khuyết điểm tự nhiên, nhân bản: lẩm bẩm trong miệng, nô lệ cho chữ nghĩa, giọng nói quá nhỏ, nói nhanh như bán đấu giá, các bài giảng dài lê thê, tất cả những gì làm cho bài giảng của chúng ta không thể chịu nổi—và, vì Chúa, xin đừng thi hành những điều đó! Bởi vì, thật kỳ lạ, bạn sẽ thi hành.
Đó là lý do tôi rất biết ơn Chị Benedicta đã giúp cho chủng sinh ở trường North American College biết cách nói trước công chúng. Chị không quan tâm đến điều họ trích dẫn của ai; chị để ý xem chúng tôi có thể nghe được bạn nói hay không, có rõ ràng, khúc chiết, sống động, lôi cuốn, và dễ hiểu không.
Bởi vì bài giảng của bạn có thể là một kiệt tác, có nền tảng giáo lý, luân lý hấp dẫn, và dồi dào tinh thần—nhưng có lẽ bạn chỉ dùng để lót chuồng chim khi không ai có thể nghe bạn nói, hay hiểu được, hoặc bạn không có chút sinh khí nào đến độ người nghe bắt đầu mơ màng tận đâu đâu sau ba mươi giây bạn vo ve.
Vào tháng Mười Một 1998, tôi tổ chức một hội nghị chuyên đề với hàng chục chuyên gia về rao giảng để giúp tôi hình thành chương trình mới, "Carl J. Peter Chair of Homilectics", tại trường này ở Rôma. Những ý tưởng sâu sắc bắt đầu xuất hiện.
Người rao giảng hữu hiệu cần phải có các khả năng căn bản về truyền thông, nhân bản, tự nhiên trước đã. Cha Peter Daly, một linh mục của tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn, nhận xét,, "Nếu một người không thể nói trước công chúng một cách hữu hiệu và rõ ràng, chắc chắn họ không nên là một linh mục giáo xứ, và có lẽ không nên làm linh mục." Nói cách khác, khả năng tự nhiên để nói—chưa phải là một nhà hùng biện, chỉ là một người nói trước công chúng—thì cần thiết để làm linh mục. Nếu một người thiếu sự khiết tịnh, chúng ta biết là không thể đề nghị họ chịu chức, có phải không? Ờ thì… nếu một người không thể nói trước công chúng, họ có nên chịu chức hay không?
Như đã nói, chúng ta không huấn luyện các nhà hùng biện, chúng ta huấn luyện nhà giảng thuyết, và có sự khác biệt lớn lao. Bản chất thì quan trọng, nhưng ơn sủng còn quan trọng hơn. "Nhà giảng thuyết giống như cái kèn mà tự nó không tạo ra âm thanh nếu không có ai thổi," Thánh Giuse Cupertinô đã viết như vậy. "Bởi thế, trước khi giảng, hãy cầu xin Chúa: 'Ngài là thần khí và con chỉ là cái kèn, và nếu không có hơi thở của Ngài, con không tạo được âm thanh.'"

Thánh Bônaventura, trong cuốn Cuộc Đời Thánh Phanxicô, nhận xét, "Khi thánh nhân đứng giữa đám đông để trình bầy lời lẽ khai sáng của ngài, ngài thường hoàn toàn ngây dại… Ngài thú nhận điều này với sự khiêm tốn, lúc đó ngài tự hướng mình đến Chúa Thánh Thần để xin ơn. Rồi đột nhiên ngài bắt đầu thao thao bất tuyệt."


Tại nghị hội chuyên đề mà tôi đã nói ở trên, một nữ tu Đa Minh, Chị Joan Delaplane thuộc Viện Aquinas ở St. Louis nhận xét rằng sự rao giảng đối với linh mục thì không phải là một nhiệm vụ mà là một căn tính. Lời chúng ta phát xuất từ con người của chúng ta. Tôi nhớ đến nhận xét của Samuel Wilberforce: "giáo sĩ chuẩn bị bài giảng cho chính mình; người khác chuẩn bị cho chính họ." Tiến Sĩ William Graham, của Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ, nói với nghị hội rằng tài khéo léo chưa đủ; người giảng thuyết giỏi không chỉ là người nói hay, vì giảng thuyết xuất phát từ linh hồn và tâm hồn, chứ không từ trí não hay giọng nói hùng hồn.
Và rồi tất cả các chuyên gia đồng ý cũng như dân chúng có thể cảm nhận rằng không thể nào trở thành một người giảng thuyết giỏi nếu không là một người siêng năng cầu nguyện. Trong cuộc họp về giảng thuyết ở D.C., có rất nhiều ý kiến khác nhau về bài giảng và cách chuẩn bị chủng sinh để giảng hay. Nhưng một điều mà tất cả đều đồng ý, đó là, để bài giảng có kết quả thì cần có một đời sống nội tâm sinh động. Đức Ông Peter Vaghi, một cha sở thuộc tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn khẳng định rằng trong chủng viện, thuật diễn giảng phải là một phần trong việc đào tạo tâm linh, vì đời sống cầu nguyện của linh mục là nền tảng của sự giảng thuyết.
Dĩ nhiên, điều này có nghĩa một người diễn giảng giỏi phải có sự tương giao mật thiết, cá biệt với Chúa Giêsu Kitô. Một tham dự viên khác trong nghị hội chuyên đề, Chị Barbara nhấn mạnh rằng, đối với người giảng thuyết, "Chúa Giêsu không chỉ là ai đó được biết đến nhiều, mà là một người thực sự được biết rõ."
Có lẽ bạn đã được nghe câu chuyện nổi tiếng về bữa ăn mà trong đó có sự tham dự của Đức GM Fulton Sheen và tài tử Richard Burton. Chủ tiệc, vào cuối bữa ăn, đã khiến mọi người chú ý đến hai vị này khi nhận xét rằng cả hai đều là diễn giả lỗi lạc trong công chúng. Sau đó ông đề nghị cả hai đọc Thánh Vịnh 23, "Chúa là Mục Tử của Tôi". Richard Burton đã đọc với sự chính xác, nhịp điệu, và đầy kịch tính mà người ta trông đợi ở một diễn viên thượng thặng, và khách tham dự vỗ tay nồng nhiệt; sau đó Đức Fulton Sheen đọc thánh vịnh này với lòng sùng mộ, sự hiểu biết chân thành sâu đậm, và tất cả quan khách đều im lặng tôn kính.
Chủ tiệc nhận xét, "Diễn viên biết thánh vịnh, người giảng thuyết biết Mục Tử."
Cha Peter Daly cũng nhận xét trong cuộc họp này rằng, "Tôi yêu mến Chúa Giêsu, và tôi yêu mến giáo dân. Mục tiêu của tôi trong bài giảng là giới thiệu hai thành phần này với nhau." Còn gì cảm động hơn? Bởi thế, trong bài giảng chúng ta phải nói về Chúa Giêsu. Mục Sư Billy Graham nói, "Danh Chúa Giêsu được rao giảng ở bất cứ đâu, dù có sơ sài thế nào, buộc phải có kết quả." Và chúng ta rao giảng về Chúa Giêsu là Người mà chúng ta hiểu biết, yêu mến và phục vụ.
Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi biết rằng Đức Gioan Phaolô II thường viết bài giảng ở chiếc bàn nhỏ đặt trong nhà nguyện; chúng ta cũng không kinh ngạc khi Đức Fulton Sheen nói rằng ngài mất một giờ đồng hồ quỳ cầu nguyện trước Thánh Thể cho từng phút đứng trên tòa giảng; và hầu hết các vị giảng thuyết hay đều nói rằng bài giảng của họ thường được chuẩn bị ở trong đầu khi suy niệm trước khi được viết xuống giấy. Vấn đề không phải là chúng ta nói gì, nhưng chúng ta nói về ai—và "ai" đó phải là Chúa Giêsu, người mà chúng ta biết rõ, yêu mến, phục vụ, và chúng ta thường trò chuyện với Người trong khi cầu nguyện.
Cha Thomas Kane, một linh mục dòng Thánh Phaolô, nhận xét rằng chúng tôi phải để các đại học huấn luyện bạn thành thần học gia, trong khi chúng tôi huấn luyện bạn thành người rao giảng vì nó bao quát hơn (kể cả) sự huấn luyện về thần học. Tôi rất thích điều này. Và tôi cũng gật đầu đồng ý với nhận xét của Cha John Burke rằng những gì chúng ta giảng, cách giảng, và tại sao chúng ta giảng, phải là một đề tài thường được chúng ta trao đổi với vị linh hướng, bởi vì, tôi xin nhắc lại, một bài giảng hay xuất phát từ linh hồn, tâm hồn và từ sự tương giao của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô.
Nhớ lại lời của Đức Gioan Phaolô II nói với linh mục và chủng sinh rằng "tình yêu dành cho Chúa Giêsu và Giáo Hội phải là sự đam mê của đời sống các con" và, đồng ý rằng bài giảng của chúng ta phải xuất phát từ đời sống nội tâm vì yêu mến Chúa Giêsu, như vậy bài giảng của chúng ta sẽ nồng nhiệt. Sự đam mê ở đâu? Cha Walter Burghardt, một tham dự viên trong cuộc họp, có nói câu nổi tiếng: "Trong bụng thì lửa ở đâu?" Một số trong chúng ta đọc Phúc Âm và rao giảng với tất cả sự nhiệt thành của một xướng ngôn viên cho biết giá bán heo trong tin tức nông trại lúc 5g sáng! Sự đam mê ở đâu? Tôi không nói về nghệ thuật sân khấu rẻ tiền hoặc sùi bọp mép đả kích—tôi nói về một diễn giảng mà tình yêu Thiên Chúa và lòng nhiệt thành với ơn cứu độ được thấy rõ và xuất phát từ tòa giảng.
Bây giờ, bạn không thể "có lửa trong bụng" nếu bạn không tự tin. Cha Al McBride nhận xét trong cuộc họp rằng trở ngại lớn mà ngài nhận thấy trong các chủng sinh là thiếu tự tin. Về điều này có một khía cạnh nhân bản, các phương pháp chúng ta dùng để phát triển một cảm giác thoải mái và tự tin ở tòa giảng. Nhưng thành thật mà nói sự tự tin cần thiết để nồng nhiệt rao giảng không chỉ đến từ việc hít một hơi thật dài để trấn an bao tử, nhưng từ việc hít lấy Thần Khí, và thú nhận rằng, một khi bài giảng xuất phát từ sự cầu nguyện và sự tương giao với Chúa Giêsu, chúng ta không thể thất bại! Chúng ta có sự đảm bảo thần thánh, Chúa bảo đảm là sẽ giúp chúng ta. Hãy rao giảng như thể bạn thực sự tin điều đó! Hãy tin tưởng! Hãy nhiệt thành! Hãy "có lửa trong bụng"! Hãy chuẩn bị lâu dài, chăm chỉ, và chuyên cần, và rồi giao phó cho Chúa, tiến đến tòa giảng với sự tin tưởng vào quyền năng của Chúa, trong ơn sủng của chức thánh, và trong sự tin tưởng rằng bạn đang hành động trong chính Người.
Rao giảng về Chúa Giêsu cũng có ý nghĩa rao giảng về thập giá. Không có cách gì bỏ qua điều đó. Thánh Phaolô nói với chúng ta: "Phải, người Do Thái đòi hỏi dấu lạ, người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, nhưng chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh--một trở ngại làm vấp ngã người Do Thái, một sự vô lý đối với người ngoại giáo, nhưng với những ai được mời gọi… Đức Kitô là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa… Tôi kiên quyết rằng trong khi còn ở với anh chị em, tôi không nói về điều gì khác hơn là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh."
Ngày nay, rất thích hợp để tránh rao giảng về thập giá, bởi vì các chủ đề như thuật chữa trị, cảm-thấy-tốt, tự-lực, New Age, tự-thực-hiện là các xu hướng hiện đại. Sau khi hoàn tất cuộc nghiên cứu cho tổ chức Lilly Foundation về các khuynh hướng hiện đại trong tôn giáo, Craig Dystra kết luận, "Chúng ta không tìm bất cứ gì tỉ như triệt để chăm sóc người khác và tuân phục Thiên Chúa mà nó từng là dấu chỉ đích thật của các cộng đồng tôn giáo. Thay vào đó, chúng ta khao khát được nhìn nhận bởi một cộng đồng mà nó không thấy sự cần thiết của kỷ luật hoặc sự đau khổ được chia sẻ. Dường như chúng ta không tìm kiếm sự cứu độ nhưng muốn được sự tán thành của vũ trụ."
Tôi e rằng Giáo Sư Dystra có lý! Với nền văn hóa tìm kiếm sự dễ dãi, tiện lợi, nhìn nhận, và thoải mái, chúng ta cần các linh mục là người, như Thánh Phaolô, không sợ đưa ra thập giá, chân lý rạng ngời trong sự toàn vẹn của nó.
Nếu bạn cần thêm chứng cớ, không cần tìm đâu xa hơn tờ New York Times, mới đây có đăng bài "The New American Concensus" (ý kiến mới của người Hoa Kỳ), mà nó nhại theo Lời Mở Đầu của Hiến Pháp Hoa Kỳ:
Chúng tôi, những người tương đối không lo lắng và sung túc, coi các chân lý này là hiển nhiên: Rằng Đại Chính Phủ, Thiếu Hụt Nhiều và Tràn Ngập Thuốc Lá thì xấu, nhưng các phòng tắm to lớn thì không; rằng sự can dự của người Hoa Kỳ ở nước ngoài phải bị giới hạn trong các hiệp ước thương mãi, quỹ chung và việc thăm viếng những trung tâm nghỉ hè ở bãi biển; rằng thị trường có thể tự hoạt động một khi có lợi cho chúng ta; rằng đời sống tình dục cá nhân thì không dính dáng đến ai, dù để giải trí cao độ; và chỉ những quyền lợi thực sự được lưu tâm là những quyền lợi chiều theo Cái Tôi.
Đây là nền văn hóa cần được đối diện với thập giá. Rao giảng về phò-sự-sống trong một giáo xứ ở thành phố ngày nay là rao giảng về thập giá! Rao giảng về khiết tịnh trong môi trường đại học là rao giảng về thập giá! Rao giảng về sự nguy hiểm của giầu sang và đòi hỏi công bằng xã hội trong một giáo đoàn giàu có là rao giảng về thập giá! Rao giảng trong một trại lính về sự ưu tiên phải đối thoại, kiên nhẫn, và khéo léo ngoại giao hơn là hành động quân sự là rao giảng về thập giá! Nhưng chúng ta phải rao giảng về Đức Kitô chịu đóng đinh!
Mà dĩ nhiên nó có nghĩa rằng, như Cha Al McBride nhận xét, mỗi bài giảng, thay vì khua chân múa tay lên án hay răn dậy người theo thuyết Pelagius (không tin tội nguyên tổ và chủ trương tự do ý muốn), nhưng mời gọi họ đến sự đối thoại liên tục! Và đây là sự tế nhị của rao giảng, bởi vì một bài giảng không thể là một tiểu luận dài dòng về những gì chúng ta phải thi hành cho Chúa để chiếm được đặc ân của Người, nhưng đúng hơn là một tuyên xưng về những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta trong Đức Kitô để khơi dậy lòng mến và sự vâng phục của chúng ta!
Như Norman Pittenger nhận xét, "Một bài giảng là một tuyên xưng về tình yêu độ lượng của Thiên Chúa qua Đức Kitô, hoặc nó đơn giản không là một bài giảng Kitô Giáo!" Không bao giờ chúng ta có quyền giảng dậy để giáo dân phải tránh xa! Một thính giả chán nản thì không phải là điều vui mừng nhưng là một thiệt hại. John Newton đưa ra nhận xét này: "Điểm chính của tôi trong rao giảng là để phá vỡ con tim cứng cỏi và để hàn gắn những con tim tan nát."
Bởi thế, lời mời gọi đến sự đối thoại thì không bao giờ được làm cho thính giả cảm thấy họ xấu xa, nhưng để giúp họ nhìn thấy ơn sủng tràn đầy của Thiên Chúa, mà sau đó thúc giục họ đáp ứng với lời mời gọi của Thiên Chúa để thay đổi đời sống! Cha Jared Wicks mới đây nói với tôi rằng những lời ngài thường được nghe trong bài giảng là "Chúng ta phải"! Hãy tránh những lời giả hình ấy.
Phải, mỗi bài giảng mời gọi chúng ta nhìn thật kỹ và lâu vào chính con người chúng ta để thấy những gì cần thay đổi, nhưng cái nhìn kỹ càng ấy không phải bởi người rao giảng xỉ vả giáo đoàn, nhưng bởi đề cập đến tình yêu và sự ban phát độ lượng của Thiên Chúa về ơn cứu độ mà sau đó thính giả được hứng khởi để thay đổi đời sống.
Hãy thực tế. Có năm lời khuyên cho một bài giảng hay: đó là ngắn gọn, đơn giản, chân thành, súc tích và có giá trị thực tiễn.
Một bài giảng hay thì ngắn gọn. Điều than phiền chính của giáo dân đối với chúng ta là quá dài dòng. Tôi sẽ bị một số người phản đối, nhưng bất cứ gì lâu hơn ba phút trong bài giảng ngày thường hay mười phút trong bài giảng Chúa Nhật thì đều phản tác dụng. Đức Fulton Sheen nói, "Ba phần của một bài giảng hay: mở đầu hấp dẫn, kết luận cảm động, và giữ cho hai phần ấy càng gần với nhau càng tốt." Hoặc như ngạn ngữ có nói, "Hãy chuẩn bị, hãy rõ ràng, và hãy yên tâm!"
Sự ngụy biện lớn lao nhất, dĩ nhiên, là cho rằng bài dài thì hay. Ngược lại mới đúng. Đức Fulton Sheen nhận xét, "Nếu bạn muốn tôi giảng trong một giờ, hãy cho biết trước một tuần; nếu bạn muốn tôi giảng trong năm phút, tôi cần một tháng để chuẩn bị." Càng chuẩn bị kỹ, bài giảng càng ngắn; càng thực chất, càng cô đọng.
Không bài giảng nào có "tính cách hành hạ" hiển nhiên cho bằng phải nghe một bài giảng quá dài. Bạn biết mà! Một bài giảng hay thì ngắn gọn!
Một bài giảng hay thì đơn giản. Khi tôi là thầy sáu ở đây, một linh mục trong ban giám đốc nói: "Hãy học cách giảng cho học sinh lớp bốn. Nói thế nào cho các em hiểu được. Hãy thành thạo kiểu giảng ấy—và nếu bạn thông minh, bạn sẽ giảng như vậy cho tất cả mọi người!" Bây giờ, hãy thận trọng! Đừng bao giờ chúng ta có thái độ kẻ cả hay hạ mình quá đáng, bởi vì dân chúng ngày nay mong đợi phẩm chất, và có nhiều lãnh vực họ được giáo dục kỹ lưỡng hơn chúng ta. Tuy nhiên, Thánh Anphong Liguori viết, "Tôi phải rao giảng thế nào để nông dân dốt chữ cũng có thể hiểu được." Một bài giảng hay thì đơn giản.
Một bài giảng hay thì chân thành. Điều này rất gần với sự tin chắc. Dân chúng rất mau nhận thấy là chúng ta có tin vào những gì chúng ta nói hay không. Dĩ nhiên, với một linh mục giáo xứ, điều này có nghĩa bài giảng của chúng ta không đáng tin cậy chút nào nếu họ không thấy chúng ta cố uốn nắn đời sống theo điều chúng ta giảng. Như ngạn ngữ có nói, "Thích giảng là một chuyện; yêu thương những người nghe giảng là một chuyện khác."
Tấm hình bìa của tờ báo Time về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ôm choàng lấy thủ phạm đã bắn ngài khi hắn ở trong tù thì hữu hiệu hơn cả ngàn bài giảng về sự tha thứ. Thánh Charles Borromeo đã viết cho hàng giáo sĩ ở Milan, "Nếu công việc của anh em là rao giảng thì hãy siêng năng chuẩn bị và nghiên cứu kỹ. Nhưng hãy biết chắc rằng trước hết anh em hãy rao giảng điều mình sống. Nếu không, dân chúng sẽ thấy anh em rao giảng một đàng và sống một nẻo, và lời lẽ của anh em chỉ đem đến sự cười nhạo và những lắc đầu chế giễu."
Dĩ nhiên, sự chân thành đòi hỏi chúng ta phải sống thật với chính mình ở tòa giảng. Mánh lới lôi cuốn, hay áp dụng công thức mẫu bài giảng, hay giả vờ đóng kịch, hay lệ thuộc vào bài soạn sẵn, tất cả đều có tác dụng ngược. Margaret Melady lấy luận án tiến sĩ khi phân tích kiểu cách truyền thông của Đức Gioan Phaolô II. Bà thấy rằng trong mọi cuộc nói chuyện--buổi tiếp kiến, biến cố công cộng, diễn văn trước các nguyên thủ quốc gia trên thế giới--tất cả ngài đều lệ thuộc vào sự giúp đỡ của các chuyên gia, ngoại trừ một kiểu nói chuyện. Kiểu truyền thông do chính tay ngài viết là bài giảng. Điều đó không làm chúng ta ngạc nhiên, vì làm thế nào mà bài giảng không chân thành cho được?
Trong cuộc nghị hội chuyên đề, Cha Jim Wallace cho biết ngài thu hình các chủng sinh giảng, sau đó khi chấm dứt tập giảng, họ đứng ở toà giảng để thảo luận về bài giảng, trong khi máy tiếp tục thu hình. Khi ngài chiếu lại, các chủng sinh thấy ngay cách họ giảng, họ cứng ngắc, quá nghiêm nghị, không thoải mái, nhưng một khi chấm dứt, họ sống thật với chính mình, thư giản, không quá nghi thức, và hữu hiệu hơn… Nói cách khác, họ không sống thật với chính họ khi giảng.
Một bài giảng hay thì súc tích. Cha Virgilio Elizondo đề nghị rằng, khi chuẩn bị bài giảng, chúng ta tạo thành "âm thanh dễ chú ý", diễn tả điều muốn nói trong một hay hai câu súc tích, dễ nhớ, vì, dù muốn hay không, thính giả thường đón nhận sự hiểu biết theo kiểu cách đó. Cha Al McBride thúc giục chúng ta hãy viết xuống các điểm bài giảng trong một câu ngắn gọn, hay viết xuống một cách ngắn gọn hai hay ba điểm mà chúng ta muốn đề cập. Robert Schuler đề nghị diễn giả nói trước cho thính giả biết điều sẽ nói, sau đó khai triển các điều đã nói.
Nếu bạn muốn giữ cho bài giảng súc tích, bạn không thể làm mọi sự. Các chuyên gia nói rằng chúng ta phải có câu chuyện; sau đó phải dẫn giải; sau đó phải đề cập đến mọi bài đọc, và cho thấy chúng liên kết thế nào, và rồi đưa tất cả vào Thánh Thể… Nếu chúng ta thi hành mọi sự mà các chuyên gia đề nghị thì chúng ta không bao giờ cô đọng! Lời khen hay nhất bạn nhận được từ giáo dân khi rao giảng là "Tôi ao ước được nghe nói thêm!" Lời tệ nhất mà một linh mục bạn tôi được nghe sau Thánh Lễ là, "Bài giảng của Cha có kết luận thật vĩ đại… rất tiếc, nó xảy ra mười phút trước khi Cha thực sự kết thúc!"
Như Đức Hồng Y Newman nhận xét, "Hãy để ý đến các ý tưởng, và viết xuống thành câu cho đến khi bạn bày tỏ ý tưởng ấy một cách chính xác, sinh động, và trong một vài chữ."
Sau cùng, một bài giảng hay thì có giá trị thực tiễn. Giáo dân cần nội dung chắc chắn, học thuyết vững, bài học từ kinh thánh, và kiến thức luân lý. Cha Gene Hemrick nói trong nghị hội chuyên đề về nhu cầu cần phải biết rõ giáo đoàn, để nhận ra những gì họ cần nghe, điều mà Cha Val Peter gọi là "phân tích thính giả". Xu hướng ngày nay là nhắm đến sự "hời hợt," mánh lới lôi cuốn, biệt ngữ, bịp bợm, những câu chuyện lố bịch mất nhiều thời giờ hơn là ý chính, và quá nhiều chữ "tôi" thay vì nói về Chúa. Căn bản và tinh tuý phúc âm; nội dung Tin Mừng chính gốc, chủ yếu; giáo lý vững chắc, trung tín; dạy bảo kinh thánh hợp lý—đây là điều giáo dân cần. Bạn sẽ biết bạn có cho họ những điều này hay không khi họ nói với bạn, "Thưa Cha, từ bài giảng của Cha con luôn có điều phải suy nghĩ trong tuần." Đó là vàng ròng, là một điều đáng thưởng thức… một bài giảng hay thì có giá trị thực tiễn.
Năm điều của một bài giảng hay: ngắn gọn, đơn giản, chân thành, súc tích và có giá trị thực tiễn.
Đó là vấn đề thực sự công bằng, hỡi anh em: Giáo Hội mong đợi các linh mục trở nên các nhà rao giảng chu đáo, bền bỉ. Người dân đòi hỏi điều đó; nếu chúng ta không cung cứng, họ sẽ đi nơi khác, ngay cả, đến các giáo phái khác.
Hãy phát triển một "cảm nhận rao giảng", điều mà Cha Robert Wozniak gọi là "suy tư thần học." Trong sự cầu nguyện, học hỏi, tình bạn, cảm nghiệm hàng ngày, khi du lịch, đọc sách, trong nghệ thuật, văn chương, phim ảnh, lịch sử… trong đủ mọi thứ, hãy lượm lặt các thí dụ, tỉ như, các hình ảnh có thể dùng trong tòa giảng. Chúng ta quá yêu mến Chúa Giêsu, quá tận tụy với chân lý của Người đến độ luôn luôn tìm cách để rao giảng về Người và chân lý của Người với sự nhiệt thành và vững chắc.
Một linh mục thì luôn luôn tự hỏi, "Tôi có thể chia sẻ điều này với giáo dân như thế nào trong một phương cách hấp dẫn, thích thú?" Một "cảm nhận rao giảng" có thể là yếu tố hợp nhất trong sự đào tạo linh mục.
Như quá nhiều điều khác trong đời sống linh mục, đó là một công việc không cùng: chúng ta luôn luôn được huấn luyện để trở nên người rao giảng tốt hơn. Các diễn giảng nổi tiếng như Walter Burghardt, John Burke, và Peter Cameron, vẫn bối rối khi lên toà giảng, khi nhận biết công việc thiêng liêng, kinh hoàng của mình, vì những lời trong nghi thức chịu chức vẫn còn vang trong tai:
Con ơi, hãy vận dụng sức lực cho nhiệm vụ rao giảng nhân danh Chúa Kitô… Hãy chia sẻ với tất cả mọi người Lời Chúa con đã lãnh nhận. Hãy suy tư về luật lệ Thiên Chúa, hãy tin những gì con đọc, hãy giảng dậy những gì con tin, và hãy thực hành điều con giảng dậy.
Hãy để học thuyết con giảng dậy trở thành của ăn đích thực cho dân Chúa. Hãy để gương mẫu đời sống của con thu hút người ta đến với Chúa Kitô, có như thế những lời và hành động của con mới có thể xây dựng … Giáo Hội của Chúa.


tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương