Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý


CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 1.25 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.25 Mb.
#11787
1   2   3   4   5   6   7   8

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An nằm trong hệ thống các vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt.



a) Vườn quốc gia Pù Mát:

Vị trí: Trải dài trên địa bàn 6 xã trong 3 huyện: Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn, giáp biên giới Việt - Lào;



TT

Huyện



1

Huyện Tương Dương

Tam Quang

2

Huyện Con Cuông

Châu Khê

Chi Khê

Lục Dạ

Môn Sơn

3

Huyện Anh Sơn

Phúc Sơn

Tổng:

3 huyện

6 xã


b) Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống:

Vị trí: Nằm ở khu vực trung tâm các huyện miền núi Tây Nghệ An; Dãy Pù Huống làm ranh giới của 9 xã trong 5 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương và Con Cuông.




TT

Huyện/xã



1

Huyện Tương Dương

Nga My

Xiêng My

2

Huyện Con Cuông

Bình Chuẩn

3

Huyện Quế Phong

Quang Phong

4

Huyện Quỳ Châu

Châu Hoàn

Diễn Lãm

5

Huyện Quỳ Hợp

Châu Cường

Châu Thái

Nam Sơn

Tổng:__5_huyện__9_xã'>Tổng:

5 huyện

9 xã

c) Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt:

Vị trí: Nằm trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Quế Phong, giáp biên giới Việt – Lào.



TT

Huyện



1

Quế Phong

Thông Thụ

Hạnh Dịch

Nậm Giải

Tri Lễ

Tiền Phong

Tổng:

1 huyện

5 xã


2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Cách tiếp cận

  • Tiếp cận cơ sở dữ liệu: Tiến hành xác định các cá nhân, tổ chức đã thực hiện hoặc đang lưu trữ các dữ liệu có liên quan đến nội dung đề án để thu thập các tài liệu, các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, triển khai;

  • Tiếp cận đa ngành và liên ngành: Việc đề xuất các giải pháp bảo tồn các hệ sinh thái bị suy thoái liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều ngành khác nhau. Do vậy để giải quyết vấn đề một cách tổng hợp và toàn vẹn cần dựa trên cơ sở tư duy đa ngành và liên ngành;

  • Tiếp cận cùng tham gia: Vấn đề nghiên cứu liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau và các nhóm cộng đồng dân cư với lợi ích riêng biệt. Vì vậy để giải quyết vấn đề cần phải nâng cao nhận thức của các bên liên quan từ đó hướng đến các nỗ lực hành động chung để đạt được kết quả như mong đợi.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Đề tài thu thập tài liệu, số liệu có trong tỉnh liên quan tới hướng nghiên cứu; Chọn lọc các nguồn số liệu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: Thông tin từ các sở ban ngành liên quan, thông tin từ các khu bảo tồn, vườn quốc gia, từ UBND các huyện, xã trên địa bàn tỉnh; Tìm kiếm thông tin từ báo đài, internet, công bố của các tạp chí khoa học trong và ngoài nước có liên quan.



2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan

Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan tới hướng nghiên cứu do các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra để làm cơ sở cho nghiên cứu.



2.2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Do diện tích vùng nghiên cứu rất rộng và đi lại khó khăn cho nên đề tài lựa chọn phương pháp điều tra, khảo sát tổng hợp: Điều tra theo tuyến điển hình và điều tra phỏng vấn.

- Tuyến điều tra được bố trí đi qua các dạng địa hình cơ bản nhất của khu vực: Tiến hành khảo sát 10 tuyến điều tra với 30 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 200m2 cho khu vực nghiên cứu.

Pù Mát: 3 tuyến

Tuyến 1: Châu Khê – Chi Khê.

Tuyến 2: Lục Dạ - Môn Sơn – Phúc Sơn.

Tuyến 3: Tam Quang.


Pù Huống: 4 tuyến

Tuyến 1: Nga My – Bình Chuẩn.

Tuyến 2: Quang Phong – Châu Hoàn – Diễn Lãm.

Tuyến 3: Châu Cường – Châu Thái – Nam Sơn

Tuyến 4: Xiêng My.

Pù Hoạt: 3 tuyến

Tuyến 1: Thông Thụ

Tuyến 2: Tri Lễ - Nậm Giải.

Tuyến 3: Tiền Phong – Hạnh Dịch.

Tiến hành điều tra khảo sát tại các tuyến điều tra với các nội dung sau: quan sát phát hiện, xác định loài và thống kê những chỉ tiêu cần điều tra về loài cây, kiểu rừng, những cây chưa xác định được tên thu mẫu về giám định.

Phân tích định loại mẫu theo tài liệu hướng dẫn của: Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (SPAM)(2003)[28], Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, NXB.Giao thông vận tải[26].

- Tiến hành điều tra phỏng vấn: Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý rừng và người dân địa phương.

Phối hợp với cán bộ và kiểm lâm địa bàn, phỏng vấn một số cán bộ xã và xuống tận bản phỏng vấn những người cao tuổi là người dân địa phương có nhiều năm tiếp xúc với rừng, phỏng vấn những cán bộ lâm nghiệp lâu năm.

Thuê người dân dẫn đường vào rừng, kết hợp hỏi và phỏng vấn chính những người đưa đường lên rừng để xác định cây.

Thuê người dân lấy mẫu cây lạ mà chỉ người dân mới biết nơi phân bố của chúng để giám định.

Kết quả phỏng vấn và điều tra khảo sát tại các tuyến và các ô tiêu chuẩn các mẫu được gửi đi giám định. Trên cơ sở kết quả thu được từ quá trình thực hiện, tổng hợp, phân tích đánh giá về HST rừng đầu nguồn được thể hiện trong phần nội dung kết quả đạt được về: Đánh giá HST rừng đầu nguồn qua Cấu trúc hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài, các tác động đến HST rừng đầu nguồn.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Những nhân tố tác động đến hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.1.1. Các tác động trực tiếp

a) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Việc chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy điện cũng dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên.

Ở Nghệ An, trong những năm gần đây có gần 1.500 ha rừng và 2.300 ha đất rừng đã mất do việc xây dựng các công trình thủy điện, trong đó đã mất gần 150 ha rừng phòng hộ và đặc dụng (bảng 3.1). Ngoài ra việc xây dựng các đường giao thông, đường quốc phòng, các công trình điện nước cũng là một trong những yếu tố làm giảm diện tích rừng tại Nghệ An.

Theo số liệu quy hoạch, trên địa bàn tỉnh có 41 công trình thủy điện vừa và nhỏ có thể khai thác và kêu gọi đầu tư xây dựng đến năm 2015. Hiện có 27 dự án thủy điện vừa và nhỏ được cấp phép nghiên cứu triển khai lập báo cáo đầu tư, xây dựng công trình; trong đó 14 công trình đang triển khai thi công, 5 dự án đã cấp chứng nhận đầu tư chưa khởi công và 8 dự án đang được nghiên cứu lập dự án đầu tư. Các dự án thủy điện tập trung dày đặc tại thượng nguồn sông Lam như: Bản Vẽ, Khe Bố, Sông Con, Khe Thơi, Yên Thắng, Nậm Nơn, Bản Ảng, Xốp Cốc (huyện Tương Dương); Hủa Na, Bản Cốc, Sao Va, Nhan Hạc, Sông Quang, Châu Thôn, Tiền Phong (huyện Quế Phong); Mỹ Lý, Nậm Mô, Nậm Mô 1, Nậm Tít, Can Nam (huyện Kỳ Sơn)...

Theo báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An, trên địa bàn tỉnh hiện có 18 dự án thủy điện không triển khai xây dựng đúng tiến độ. Trong đó, Sở Công Thương đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi 7 dự án; cho dãn tiến độ thực hiện thêm 1 năm với 11 dự án.



Giá trị của các công trình thủy điện mang lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân gây mất rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.1: Diện tích rừng mất đi cho xây dựng thủy điện ở Nghệ An (2009-2013)

TT

Hạng mục

Diện tích có rừng (ha)

Đất chưa có rừng

Tổng DT có rừng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản

xuất

I. Năm 2009

1.168,37

0

124,88

1.043,49

1.093,39

1

Công ty CP thủy điện Hủa Na

1.168,37




124,88

1.043,49

1090,89

2

Công ty CP thủy điện Quế Phong













2,5

II. Năm 2010

294,09

0

0

294,09

869,86

3

Nhà máy thủy điện Bản Cốc

0










11,35

4

Hồ chứa nước bản Mồng

5,67







5,67

23,45

5

Thủy điện Xoóng Con

18,58







18,58

39,74

6

Công ty CP thủy điện Hủa Na

226,9







226,9

732,45

7

Công ty CP Za Hưng

42,94







42,94

62,87

III. Năm 2011

41,86

4,04

0,5

37,32

187,13

8

Công ty CP Thủy điện Bản Vẽ

2,77




0,03

2,74

37,81

9

Công ty TNHH Prime Quế Phong

4,43

4,04




0,39




10

Công ty CP thủy điện Quế Phong













15,58

11

Công ty TNHH NL Sovico Nghệ An

34,01







34,01

133,50

12

Công ty CP thủy điện Hủa Na

0,20




0,02

0,18

0,24

IV. Năm 2012, 2013

15,11







15,11

22,84

12

Công ty CP Thủy điện Bản Vẽ

15,11







15,11

22,84

Tổng

1.443,52

4,04

124,93

1.439,17

2.248,2

(Nguồn: Sở NN và PTNT Nghệ An, tháng 12/2013). {27}

b) Khai thác, săn bắt và buôn bán động thực vật

+ Khai thác gỗ trái phép và khai thác lâm sản phi gỗ quá mức

Khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã là tập quán lâu đời của người dân địa phương trong vùng, bên cạnh đó còn có sự tham gia của người dân các tỉnh xung quanh. Hoạt động này đã và đang là mối đe dọa lớn tới đa dạng sinh học trong vùng.

Theo nguồn số liệu năm 2013 của Chi cục kiểm lâm Nghệ An [2], kết quả xử lý vi phạm lâm luật trong năm 2013 đáng báo động: Đã phát hiện và bắt giữ: 1.317 vụ vi phạm lâm luật (tăng 92 vụ so với cùng kỳ năm 2013); Trong đó: Phá rừng trái phép: 15 vụ; Vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản khác: 42 vụ; Vi phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã: 48 vụ; Mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép: 1094 vụ; Vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác: 28 vụ; Lâm sản tịch thu: 3.020,946 m3 gỗ tròn, xẻ các loại (cùng kỳ năm 2012 là 2.646,970 m3), trong đó:

Gỗ tròn các nhóm: 1.370,546 m3 (Gỗ quý hiếm: 33,36 m3);

Gỗ xẻ các nhóm: 1.650,40 m3 (Gỗ quý hiếm: 47,01 m3);

Động vật rừng: 2.584 kg và 2.194 con chim rừng.



Dựa vào số liệu trên có thể khẳng định rừng ở Nghệ An vẫn tiếp tục chảy máu, trong đó 2 loại lâm sản được khai thác nhiều nhất đó là ĐVHD và gỗ. Qua thực tế điều tra người dân ở các xã miền núi thì đều cho thấy, nhiều loài động vật quý hiếm đã vĩnh viễn không thể tìm thấy trong khu vực rừng của họ, những loài mà cách đây 10-15 năm đi vào rừng là có thể bắt gặp ngay.

Bảng 3.2. Các loài cây gỗ bị khai thác nhiều

TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Tình trạng



Fokienia hodginsii

Pơ mu

+



Tsoongiodendron odorum

Giổi thơm

++



Chukrasia tabularis

Lát hoa

++



Dialium cochinchinense

Xoay

++



Shorea chinensis

Chò chỉ

+



Amesiodendron chinense

Trường sang

++



Vatica odorata

Táu mật

+++



Madhuca pasquieri

Sến mật

++



Cinnamomum balansae

Vù hương

+



Manglietia fordiana

Vàng tâm

++



Markhamia stipulate

Đinh

+



Dipterocarpus sp.

Chò nâu

++



Cinamomum spp.

Re

+++

Ghi chú: (Hiếm gặp: +; Trung bình: ++; Thường gặp: +++)

Hgroup 10ình 3.1. Khai thác LSNG tại Pù Mát

Theo kết quả nghiên cứu có 650 loài LSNG đang được khai thác. Tuy nhiên, điều cần bàn và gây nguy hại nhất cho các HST và đa dạng sinh học ở đây là trong số 650 loài LSNG này có tới hơn 40 loài đang được khai thác ồ ạt để cung cấp cho những thị trường lớn như miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Những loài này đang có nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng sau vài năm bị khai thác và hái lượm liên tục.



Hơn thế nữa, trong số này có tới 14 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (ngành Thông: 1 loài; ngành Dương xỉ: 2 loài; ngành Mộc lan: 11 loài), các loài này đều đã và đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau. Trong số 14 loài LSNG quý hiếm có 5 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (V) có thể bị đe dọa tuyệt chủng đó là (Thiên tuế; Vằng đắng; Hoàng đằng; Khôi tím; Thổ phục linh); 3 loài ở mức độ hiếm (R), có thể sẽ nguy cấp (Bạc biển; Củ chi láng; Kim cang); 5 loài ở cấp độ bị đe dọa (T) (Bổ cốt toái; Tô mộc; Ba gạc; Hoè Bắc bộ; Kim cang Poilani) và 1 loài đang nghi ngờ nằm trong các cấp độ trên là Lông Cu li (K).

Bảng 3.3. Một số lâm sản phi gỗ được khai thác phổ biến tại
HST rừng đầu nguồn


TT

Tên hàng hoá (LSNG)

Thời điểm khai thác, thu mua nhiều

Tình trạng hiện nay

TT

Tên hàng hoá (LSNG)

Thời điểm khai thác và thu mua

Tình trạng hiện nay

1

Thạch xương bồ

Từ 2003 - nay

***

21

Rễ hương (vỏ dây xạp pàn)

2005

***

2

Hà Thủ ô

Từ 2003 - nay

***

22

Rễ hương (vỏ dây xạp há)

2005

***

3

Thiên niên kiện

Từ 2003 - nay

***

23

Rễ Chay, vỏ chay

2005

**

4

Hoàng đằng

Từ 2003 - nay

***

24

Quả cau

2005

**

5

Củ ba mươi (Bách bộ)

Từ 2003 - nay

**

25

Quả Sấu

Từ 2005 đến nay

*

6

Quả bo bo (Sa nhân)

Từ 2003 - nay

**

26

Quả Trám

Từ 2005 đến nay

*

7

Lưỡi mèo tai chuột

Từ 2003

***

27

Măng khô

Từ 2005 đến nay

*

8

Lan kim tuyến

Từ 2003 - nay

***

28

Măng nứa tươi

Từ 2005 đến nay

*

9

Cây tuyết nhung

Từ 2003 – nay

***

29

Măng lùng tươi

Từ 2005 đến nay

*

10

Củ khúc khắc

Từ 2003 – nay

***

30

Măng mét tươi

Từ 2005 đến nay

*

11

Lá Khôi tía

Từ 2003 – nay

**

31

Hạt dẻ

Từ 2005 đến nay

*

12

7 lá 1 hoa (Củ 7 tầng)

Từ 2003 – nay

**

32

Cây cảnh các loại

Từ 2005 đến nay

*

13

Cẩu tích

Từ 2003 - nay

***

33

Dây gai (Có tinh dầu the)

2011

*

14

Tổ điểu

Từ 2003 – nay

***

34

Chè cỏ

2011

*

15

Nấm sú

Từ 2003 - nay

***

35

Rễ na, vỏ na

2011

*

16

Dây máu chó

Từ 2003 - nay

**

36

Cây chè cỏ

2012

*

17

Sắn dây rừng (Sắn thục)

2005

***

37

Lá chua ke (cò ke)

2012

*

18

Vỏ Quao

2005

**

38

Củ bình vôi

2011

*

19

Vỏ Mai

2005

**

39

Rễ và gốc mua

2011

*

20

Dây nhớt

2005

**

40

Nấm các loại

2011

*

Ghi chú: *** Tình trạng cạn kiệt ** Tình trạng khan hiếm * Còn ít

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương