Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý


Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn và định hướng bảo tồn hợp lý các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An



tải về 1.25 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.25 Mb.
#11787
1   2   3   4   5   6   7   8

3.5. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn và định hướng bảo tồn hợp lý các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3.5.1. Hiện trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước ngành Lâm nghiệp

- Hiện trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về Lâm nghiệp

+ Ở Tỉnh: Để giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp, theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng:

- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về phát triển rừng, bao gồm các hoạt động tạo rừng, khai thác, sử dung, chế biến lâm sản.

- Để giúp Sở thực hiện nhiệm vụ có các đơn vị: Chi cục Kiểm Lâm, Chi cục lâm nghiệp, Đoàn điều tra QHLN, Trung tâm khuyến Nông - khuyến lâm và một số đơn vị trực thuộc liên quan.

+ Ở huyện: Có phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trong đó có bộ phận lâm nghiệp với chức năng tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn. Có Hạt kiểm lâm sở tại, có các trạm khuyến nông, khuyến lâm huyện.

+ Ở xã: Có các cán bộ chuyên trách lâm nghiệp và có lực lượng kiểm lâm địa bàn được tăng cường.

3.5.2. Hiện trạng về quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã và đang được Tỉnh và các ngành, các địa phương quan tâm. Từ việc tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của rừng đến việc phát động toàn dân tham gia bảo vệ rừng.Các chủ rừng đã từng bước xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy và sâu bệnh hại.

- Giải pháp để quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian qua được chú trọng thực hiện theo yêu cầu, tính chất của từng loại rừng. Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tổ chức chốt chặn ở cửa rừng. Tăng cường bảo vệ rừng tại gốc, tăng cường tuyên truyền giáo dục kết hợp tuần tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật. Đối với rừng sản xuất được giao, khoán cho các chủ rừng là tổ chức,hộ gia đình, cộng đồng làng bản hoặc các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương tự bảo vệ. Lực lượng Kiểm lâm đã được củng cố từ Chi cục đến hạt, trạm đến kiểm lâm viên địa bàn, tham mưu cho chính quyền các cấp xử lý kịp thời các vụ vi phạm lâm luật. Do đó đã hạn chế đáng kể tình trạng chặt phá rừng và buôn bán lâm sản trái phép.

- Các huyện vùng cao đồng bào còn sản xuất lúa rẫy. Diện tích, vị trí rẫy đã được quy hoạch và có sự quản lý của chính quyền địa phương nên tình trạng phá rừng làm rẫy trái phép đã bước đầu được ngăn chặn.

- Tình hình vi phạm pháp luật QLBVR trong những năm qua đã được ngăn chặnsăn bắt và buôn bán động vật rừng đã được phát hiện, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả và làm giảm bớt tình hình, vụ việc vi phạm

3.5.3. Các chính sách, văn bản quy định hiện hành về quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học

+ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 của Quốc hội;

+ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 của Quốc hội;

+ Luật Đa dạng sinh học năm 2008 của Quốc hội;

+ Nghị định 23/NĐ- CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát Triển rừng;

+ Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

+ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

+ Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;



3.5.4. Những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Nghệ An hiện nay.

Thực tế cho thấy, công tác quản lý rừng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, trong đó một số nguyên nhân sau đã tác động không nhỏ đến việc quản lý và bảo vệ rừng:

- Cuộc sống của một bộ phận cộng đồng dân cư còn phụ thuộc vào rừng như săn bắn động vật, khai thác gỗ, đốt rừng làm nương rẫy…

- Nhu cầu thương mại về gỗ, lâm sản ngoài gỗ, các sản phẩm từ động vật hoang dã ngày càng cao.

- Địa bàn lâm phần được giao quản lý rộng, địa hình phức tạp khó khăn trong việc tuần tra, kiểm tra.

- Thiếu thốn phương tiện, thiết bị, kinh phí phục vụ cho việc tuần tra rừng, kiểm tra sâu trong rừng còn quá eo hẹp và có thể nói là không có, khó khăn cho đời sống và công tác của cán bộ Kiểm lâm.

- Các văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ, các quy định chưa rõ ràng làm hạn chế tới trách nhiệm, quyền hạn của chủ rừng.

- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường quá ít.

- Cấp ủy, Chính quyền một số địa phương xã và đặc biệt là một số bản còn thiếu sự cương quyết trong công tác quản lý rừng, chưa thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/QĐ-TTg trên địa bàn.

- Đời sống vật chất của những người làm công tác bảo tồn thiên nhiên quá vất vả, thiếu thốn, trong môi trường làm việc nguy hiểm, nguy cơ rủi ro cao.



3.5.5. Định hướng bảo tồn hợp lý các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Bảo tồn quần thể các loài trong khu Hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An cần chú trọng ngay đến việc giám sát các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật và khai thác gỗ đang ở mức độ cao như hiện nay. Cũng cần thiết giảm các hoạt động đào đãi vàng đang có những ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng đầu nguồn. Những vấn đề này có thể được thể hiện qua việc tăng cường pháp chế, trợ giúp phát triển tạo ra các nguồn thu nhập khác cho cộng đồng dân cư ở vùng đệm.

- Tái định cư cho đồng bào hiện đang sống trong vùng bảo tồn là một nhiệm vụ đặt ra nhằm ngăn chặn việc tăng diện tích phá rừng bị phá trong những khu đất thấp của rừng đầu nguồn.

- Cộng đồng dân địa phương cần được lôi kéo tham gia vào các hoạt động bảo tồn bằng việc phát triển các chương trình bảo tồn có sự tham gia của người dân.

- Hệ sinh thái vùng núi đá vôi trong vùng đệm là một nguồn tài nguyên quan trọng không chỉ đại diện riêng cho hệ sinh thái rừng đầu nguồn. Một hệ thống bảo tồn có sự tham gia của người dân sẽ được thiết lập để bảo tồn hệ sinh thái duy nhất trong khu vực này, với sự cộng tác bảo vệ hệ thống hang đá quan trọng và nơi trú ngụ của nhiều loài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Đánh giá được cấu trúc của HST rừng đầu nguồn đa dạng về thảm thực vật, đến nay đã thống kê được 5 kiểu rừng đó là Rừng lùn; Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa hỗn giao cây lá rộng cây lá kim trên đai núi thấp; Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đai núi thấp; Rừng rậm thường xanh nhiệt đới thứ sinh cây lá rộng thường xanh; Các dẫn xuất thứ sinh của HST rừng đầu nguồn: Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác. Chúng có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

1.2. Đánh giá được Chức năng HST rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An được thiết kế phù hợp với 3 chức năng chính: Chức năng bảo tồn cảnh quan hệ sinh thái đa dạng loài và gen, đa dạng văn hóa truyền thống; Chức năng thúc đẩy phát triển kinh tế và nguồn lực con người, bền vững về mặt sinh thái và văn hóa xã hội; Chức năng hỗ trợ hậu cần.

1.3. Đánh giá được các dịch vụ HST rừng đầu nguồn: Dịch vụ cung cấp; dịch vụ văn hóa; dịch vụ điều tiết; dịch vụ hỗ trợ.

1.4. Đánh giá được đa dạng sinh học của HST rừng đầu nguồn đa dạng về hệ động vật và thực vật, đã ghi nhận 2.517 loài thực vật thuộc 204 họ, của 6 ngành thực vật; Có 169 loài thú thuộc 30 họ, 10 bộ; Có 412 loài chim thuộc 36 họ, 12 bộ; Có 132 loài lưỡng cư bò sát thuộc 23 họ, 4 bộ; Có 392 loài bướm và có 1.084 loài côn trùng có mặt tại hệ sinh thái rừng đầu nguồn Nghệ An. Trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm được xếp loại nguy cấp hoặc sắp bị nguy cấp theo sách đỏ Việt Nam (2007) hoặc theo danh lục đỏ IUCN (2009): Cụ thể có 54 loài thực vật bậc cao, 40 loài thú , 22 loài chim , 28 loài lưỡng cư, bò sát ... Tuy nhiên có thể nhận định rằng các hệ sinh thái này đa dạng về thành phần loài nhưng lại nghèo về độ phong phú của các cá thể. Điều đó phản ánh áp lực tác động tới các hệ động thực vật nơi đây diễn ra rất mạnh mẽ, cần được lưu ý trong công tác bảo tồn và định hướng phát triển hợp lý.

1.5. Đánh giá biến động về độ che phủ rừng đầu nguồn qua 4 năm 2010-2013; nguyên nhân gây suy thoái rừng đầu nguồn: Diện tích rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ an hiện nay có xu hướng tăng lên, trong đó tăng nhiều về số lượng rừng trồng. Tuy nhiên chất lượng rừng và đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt tỷ lệ rừng giàu và rừng trung bình giảm mạnh, tỷ lệ rừng nghèo tăng lên, cấu trúc cơ bản của rừng cũng thay đổi cả về tầng thứ và thành phần loài. Công tác bảo vệ rừng và đa dạng sinh học còn bất cập, kinh tế nghề rừng chưa phát triển, cuộc sông người dân còn lệ thuộc nhiều vào khai thác rừng tự nhiên, đốt rừng làm nương rẫy… Sự suy thoái rừng chủ yếu do các nguyên nhân chuyển đổi mục đích sử dụng đất; do khai thác, săn bắt và buôn bán động thực vật,xâm lấn đất rừng làm đất canh tác; cháy rừng và do các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như quản lý kém hiệu quả và do thiếu các nguồn lực đầu tư cho công tác trồng và bảo vệ rừng.

1.6. Định hướng bảo tồn các hệ sinh thái rừng đầu nguồn

- Bảo tồn quần thể các loài trong khu Hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An cần chú trọng ngay đến việc giám sát các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật và khai thác gỗ đang ở mức độ cao như hiện nay. Cũng cần thiết giảm các hoạt động đào đãi vàng đang có những ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng đầu nguồn. Những vấn đề này có thể được thể hiện qua việc tăng cường pháp chế, trợ giúp phát triển tạo ra các nguồn thu nhập khác cho cộng đồng dân cư ở vùng đệm.

- Tái định cư cho đồng bào hiện đang sống trong vùng bảo tồn là một nhiệm vụ đặt ra nhằm ngăn chặn việc tăng diện tích phá rừng bị phá trong những khu đất thấp của rừng đầu nguồn.

- Cộng đồng dân địa phương cần được lôi kéo tham gia vào các hoạt động bảo tồn bằng việc phát triển các chương trình bảo tồn có sự tham gia của người dân.

- Hệ sinh thái vùng núi đá vôi trong vùng đệm là một nguồn tài nguyên quan trọng không chỉ đại diện riêng cho hệ sinh thái rừng đầu nguồn. Một hệ thống bảo tồn có sự tham gia của người dân sẽ được thiết lập để bảo tồn hệ sinh thái duy nhất trong khu vực này, với sự cộng tác bảo vệ hệ thống hang đá quan trọng và nơi trú ngụ của nhiều loài.



2. Kiến nghị

- Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp để chỉ đạo các cấp, ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thực hiện các quy định của pháp luật.

- Tổ chức, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng và đất lâm nghiệp; kiên quyết đấu tranh, chấm dứt tình trạng khai thác rừng, phá rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ trên địa bàn.

- Chỉ đạo thực hiện công tác giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.

- Tổ chức việc điều tra, kiểm kê, thống kê, phân loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Lâm nghiệp (1999). Tài liệu Hội thảo trồng rừng Bạch đàn.

[2]. Chi cục Kiểm Lâm Nghệ An (năm 2013). Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng năm 2013.

[3]. Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984). Nghiên cứu xói mòn và thử nghiệp một số biệp pháp chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên. UBKHKTNN – các báo cáo khoa học thuộc chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên, Hà Nội 1984.

[4]. Nguyễn Anh Dũng (2002). Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại xã Môn Sơn, Con Cuông.

[5]. Nguyễn Anh Dũng (2011). Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hoà Bình. Luận án tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp.

[6]. Dự án SFNC (EU, 1998-2004). Điều tra đa dạng sinh học tại VQG Pù Mát.

[7]. Danh lục Đỏ IUCN.

[8]. Võ Đại Hải (1996). Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp.

[9]. Lê Đông Hiếu (2008). Nghiên cứu đa dạng sinh học Lưỡng cư, Bò sát VQG Pù Mát.

[10]. Trần Mạnh Hùng (2007) . Đa dạng sinh học khu hệ thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An .

[11] . Nguyễn Xuân Khoa (2001). Góp phần nghiên cứu khu hệ cá ở các khe suối khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát và vùng phụ cận.

[12]. Phạm Thị Hương Lan (2005). Báo cáo chuyên đề “Đánh giá xói mòn đất và điều tiết nước của rừng ở lưu vực sông Cầu và hồ Thác Bà”. Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội.

[13]. Chu Đình Liệu (2006). Điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học các loài thú ăn thịt nhỏ khu vực Tây Bắc Nghệ An).

[14]. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1996). Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ . NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Đức Lương (2004). Góp phần tìm hiểu thành phần loài Lưỡng Cư – Bò Sát tại vùng đệm VQG Pù Mát, Nghệ An.

[16]. Lee Soo-hwa (Lee-Soo-hwa, 2007, http://www.korea.net/news/news).

[17]. Hamilton L and King P (1993). Tropical forest watershed hydrologic and soil respones to major uses or Coversion, Boulder: westviewPress.

[18]. Bùi Nghạnh, Vũ Văn Mế, Nguyễn Danh Mô (1984). Nghiên cứu về xói mòn trên một số kiểu thảm thực vật ở phía Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

[19]. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003). Xác định phạm vi phân bố và vùng tiềm năng trồng rừng của một số loài cây dựa vào nhu cầu khí hậu. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4-2003.

[20]. Hoàng Niêm (1994). Ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 7- 1994.

[21]. Nguyễn Xuân Quát (2003). Phương pháp điều tra đánh giá rừng trồng sản xuất. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

[22]. Ngô Đình Quế (2008). Ảnh hưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

[23]. Nguyễn Thị Quý (1998). Góp phần điều tra thành phần loài Dương xỉ khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Nghệ An.

[24]. Hoàng Văn Sơn (1998). Thành phần loài thực vật trên nương rẫy của người H’Mông tại Xã Nậm Căn, Kỳ Sơn.

[25] Sách đỏ Việt Nam.

[26]. Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, NXB.Giao thông vận tải.

[27]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[28]. (SPAM) Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (2003)

[29] . Trần Trung Thành (2010). Nghiên cứu diễn biến một số yếu tố môi trường dưới tác động của các công thức sử dụng đất thuộc dự án RENFODA khu vực xung yếu vùng lòng hồ Hoà Bình. Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

[30]. Hoàng Ngọc Thảo (2004). Nghiên cứu tính đa dạng sinh học chim Khu bảo tồn Pù Huống, Nghệ An.

[31]. Thái Phiên, Trần Đức Toàn (1998). Dòng chảy và xói mòn sườn dốc dưới ảnh hưởng của các hệ thống canh tác. Tuyển tập báo cáo khoa học. Đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa Hoà Bình đến môi trường.

[32]. Thái Văn Trừng (1978). Thảm thực vật trên quan điểm sinh thái.nxb KH&KT, Hà Nội.

[33]. Vũ Văn Tuấn (1982). Nhận xét về ảnh hưởng của rừng qua tài liệu thực nghiệm Thuỷ văn, Tập san Khí tượng Thuỷ văn số 7 /1981.

[34]. Đậu Quang Vinh (2008). Đa dạng sinh học Lưỡng dư, Bò sát ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An.



PHỤ LỤC

Phụ Lục 1.

Danh lục các loài thực vật quý hiếm tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An


STT

Tên Khoa học

Tên địa phương

Phân bố

Mức độ quý hiếm

Pù Hoạt

Pù Huống

Pù Mát

Khác




TT

TTL

























I.

Psilotophyta

Ngành quyết lá thông



















1.

Dicksoniaceae

Họ Lông cu li




















Cibotium barometz (L.) J. J. Sm.

Lông cu li

+

+

+




K




2.

Polypodiaceae

Họ Ráng nhiều chân




















Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Sm. (Polypodium fortunei Kuntze)

Thuỷ long cốt







+




T




II

Pinophyta

Ngành thông
















3

Cupressaceae

Họ Hoàng đàn




















Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas

Pơ mu, (Mạy), Vác

+

+

+




K

4.

Cycadaceae

Họ tuế




















Cycas pectinata Buch.-Ham.

Tuế l­ợc




+

+




V

5.

Podocarpaceae

Họ Kim giao




















Dacrydium elatum Wall. ex Hook.

Hoàng đàn giả

+

+

+




K





Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.

Kim giao

+




+




V





Nageia wallichiana (C. Presl.) Kuntze

Thông núi, Thông mủ

+

+

+




V

6.

Taxaceae

Họ Thông đỏ




















Amentotaxus agrotaenia (Hance) Pilg.

Sam bông sọc trắng hẹp

+

+

+




R





Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.

Thông đỏ

+

+

+




R

7.

Taxodiaceae

Họ Bụt mọc




















Cunninghamia konishii Hayata

Sa mu dầu







+




R




III.

Magnoliophyta

Ngành Mộc lan







+













Magnoliopsida

Lớp Mộc lan







+










8.

Anacardiaceae

Họ Xoài




















Pistacia cucphuongensis Dai

Khải cúc ph­ơng

+




+




R




9.

Annonaceae

Họ Na




















Enicosanthellum plagioneura (Diels.) Ban

Nhọc trái khớp lá thuôn







+




R





Xylopia pierrei Hance

Giền trắng

+




+




R




10.

Apocynaceae

Họ Trúc đào




















Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit.

Ba gạc cam-pu-chia

+




+




T





Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.

Ba gạc

+




+




V




11.

Bignoniaceae

Họ Núc nác




















Markhamia stipulata (Wall.) Soem. ex Schum.

Đinh




+

+




V




12.

Boraginaceae

Họ Vòi voi




















Argusia argentea (L. f.) H. Heine

Bạc biển, Phong ba







+




R




13.

Burseraceae

Họ Trám




















Bursera tonkinensis Guillaumin

Trám chim




+

+




K





Caesalpinia sappan L.

Tô mộc, Vang

+




+




T





Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. et S. S. Larsen

Gõ lau, Gụ lau







+




R





Zenia insignis Chun.

Muồng trắng







+




V




14.

Celastraceae

Họ Chân danh




















Euonymus chinensis Benth.

Đỗ trọng nam




+

+




T




15.

Dipterocarpaceae

Họ Dầu




















Hopea hainanensis Merr. et Chun

Sao lá to, Kiền kiền, Sao hải nam







+




K





Hopea pierrei Hance

Kiền kiền







+




T





Shorea chinensis (Wang Hsie) H. Zhu

Chò chỉ

+




+




K




16.

Ericaceae

Họ Đỗ quyên




















Enkianthus quinqueflorus Lour.

Chuông treo







+




R





Cleistanthus petelotii Merr. ex Croizat

Cách hoa lê to

+




+




K




17.

Fabaceae

Họ Đậu




















Dialium cochinchinense Pierre

Xoay







+




K




18.

Fagaceae

Họ Dẻ




















Fagus longipetiolata Seem.

Cử cuống dài, Sồi cánh

+




+




R




19.

Flacourtiaceae

Họ Bồ quân




















Bennettiodendron cordatum Merr.

Sơn quế hoa

+




+




R




20.

Hamamelidaceae

Họ Sau sau




















Rhodoleia championii Hook. f.

Hồng quang pơ-linh







+




V




21.

Illiciaceae

Họ Hồi




















Illicium parviflorum Merr.

Hồi hoa nhỏ







+




R





Illicium ternstroemioides A. C. Sm.

Hồi hậu bì h­ơng







+




R




22.

Lauraceae

Họ Long não




















Cinnamomum balansae Lecomte

Vù h­ơng







+




R





Lindera myrrha (Lour.) Merr.

Dầu đắng, Ô d­ợc







+




V




23.

Loganiaceae

Họ Mã tiền




















Strychnos cf. ignatii Bergius

Củ chi

+




+




T





Strychnos nitida G. Don

Mã tiền lá bóng







+




R




24.

Meliaceae

Họ Xoan




















Chukrasia tabularis A. Juss.

Lát hoa

+




+




K




25.

Menispermaceae

Họ Tiết dê




















Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. (C. usitatum Pierre)

Vàng đắng







+




V





Fibraurea recisa Pierre

Hồng đằng, Nam hoàng







+




K




26.

Myrsinaceae

Họ Đơn nem




















Ardisia silvestris Pit.

Lá khôi tím

+




+




V




27.

Myrtaceae

Họ Sim




















Acmena acuminatissimum (Blume) Merr. et Perr.

Thoa







+




V




28.

Opiliaceae

Họ Rau sắng




















Meliantha suavis Pierre

Rau sắng







+




K




29.

Rubiaceae

Họ cà phờ




















Morinda officinalis F. C. How

Ba kích







+




K




30.

Sapindaceae

Họ Bồ hòn




















Amesiodendron chinense (Merr.) Hu

Tr­ờng sâng







+




T





Paviesia annamensis Pierre

Tr­ờng mật trung bộ







+




T




31.

Sapotaceae

Họ Hồng xiêm




















Madhuca pasquieri (Dub.) Lam

Sến mật, Sến đầm hà

+




+




K




32.

Sterculiaceae

Họ Trôm




















Scaphium macropodium (Miq.) BeumÐe [S. lychnophorum (Hance) Kost]

Ươi, L­ời ­ơi, H­ơng đào







+




K




33.

Thymelaeaceae

Họ Trầm


















1

Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

Gió bầu







+




E



2

Callicarpa bracteata Roxb.

Tu hú mộc

+

+

+




T



3

Pothos kerrii Buch.

Cơm lênh nhỏ







+




R




34.

Convallariaceae

Họ Tỏi đá




















Disporopsis longifolia Craib

Trúc căn thất

+




+




R




35.

Orchidaceae

Họ Phong lan




















Anoectochilus aff. setaceus Blume

Lan gấm trung bộ







+




E





Liparis petelotii Gagnep.

Lan nhẫn diệp pê-tơ-lô







+




R




36.

Smilacaceae

Họ Kim cang




















Smilax elegantissima Gagnep.

Kim cang, Kim cang thanh lịch

+




+




R





Smilax glabra Roxb.

Thổ phục linh







+




V





Smilax aff. petelotii Koy.

Cẩm cang pê-tơ-lô







+




T





Smilax poilanei Gagnep.

Kim cang poa-lan







+




T

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương