Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý



tải về 1.25 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.25 Mb.
#11787
1   2   3   4   5   6   7   8

Ghi chú: (*) VQG Pù Mát, 2010

(**) SFNC, 2001; Chu Đình Liệu, Trần Mạnh Hùng, Hoàng Xuân Quang, 2008 tại Pù Hoạt và Pù Huống



Đối chiếu với danh lục 132 loài thú tại Pù Mát (là danh lục thú hoàn chỉnh nhất được công bố gần nhất, VQG Pù Mát, 2010), nhận thấy rằng có 37 loài chưa được ghi nhận, nâng tổng số loài thú đã biết ở cả 3 khu vực là 169 loài (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Các loài thú mới được bổ sung vào danh sách loài tại khu HST
rừng đầu nguồn Nghệ An


TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam




1. Tupaidae Mivart, 1868

Họ Đồi

1

Tupaia glis (Diard,1820)

Đồi




2. Pteropodidae Gray, 1821

Họ Dơi quả

2

Megaerops niphanae (Yenbutra & Felten, 1983)

Dơi quả tai tròn




3. Rhinolophidae Bell, 1836

Họ Dơi lá mũi

3

Rhinolophus marshalli Thonglongya, 1973

Dơi lá rẽ quạt




4. Vespertilionidae Gray, 1821

Họ Dơi muỗi

4

Eudiscopus denticulus (Osgood, 1932)

Dơi chai chân

5

Harpiocephalus harpia (Temminck, 1940)

Dơi mũi ống cánh lông

6

Murina aurata Minle – Edwardsi, 1872

Dơi mũi ống bé

7

Murina huttoni (Peters, 1872)

Dơi mũi ống

8

Murina leucogaster Minle – Edwardsi, 1972

Dơi mũi ống lớn

9

Myotis ater (Peter, 1866)

Dơi tai Nam á

10

Myotis daubetoni Kuhl, 1817

Dơi ăn thuỷ sinh

11

Myotis hosfieldi (Temminck, 1940)

Dơi cánh ngắn

12

Pipitrelus tenuis (Temminck, 1840)

Dơi muỗi mắt




5. Loricidae Gray, 1821

Họ Culi

13

Nycticebus coucang (Boddaert, 1785)

Cu li lớn




6. Cercopithecidae Gray, 1821

Họ Khỉ - Voọc

14

Macaca arctoides (Geoffroy, 1831)

Khỉ mặt đỏ

15

Macaca assamensis (M' Clelland, 1839)

Khỉ mốc

16

Macaca mulatta (Zimmermann, 1780)

Khỉ vàng

17

Trachypithecus phayrei (Blyth, 1847)

Voọc xám




7. Canidae Gray, 1821

Họ Chó

18

Cuon alpines ( Pallas, 1811)

Sói đỏ




8. Mustelidae Swainson, 1835

Họ Chồn

19

Lutra lutra

Rái cá thường

20

Lutrogale perspicillata (Geoffroy, 1826)

Rái cá lông mượt

21

Mustela kathiah Hodgson, 1835

Triết bụng vàng

22

Mustela nivalis Linnaeus, 1766

Triết nâu

23

Mustela strigidorsa (Gray, 1853)

Triết chỉ lưng




9. Herpestidae Gill, 1872

Họ Cầy lỏn

24

Chrotogale owstoni Thomas, 1912

Cầy vằn bắc

25

Merler flavigala

Cầy Nghệ




10. Bovidae Gray, 1821

Họ Bò

26

Bos gaurus Smith, 1827

Bò tót




11. Pteromyidae Brandt, 1855

Họ Sóc bay

27

Petaurista petaurista (Pallas, 1776)

Sóc bay trâu




12. Sciuridae Gray, 1821

Họ Sóc cây

28

Dremomys rufigensis (Blanford, 1878)

Sóc má đào




13. Rhizomyidae Miller et Gidley, 1819

Họ Dúi

29

Cannomys badius (Hodgson, 1841)

Dúi nâu

30

Rhizomys sumatraensis (Raffles, 1821)

Dúi má vàng




14. Muridae Illiger, 1811

Họ Chuột

31

Bandicota indica Bechstein, 1800

Chuột đất lớn

32

Mus pahari Thomas, 1916

Chuột nhắt nương

33

Rattus (Maxomys) surifer (Miller, 1900)

Chuột suri

34

Rattus (Niviventer) niviventer (Miller, 1900)

Chuột bụng trắng

35

Rattus (Niviventer) cremoriventer (Miller, 1900)

Chuột bụng kem

36

Rattus (Niviventer) fulvescens (Gray, 1847)

Chuột hươu bé

37

Rattus nitidus (Hodgson, 1845)

Chuột bóng

3.3.2.3. Đa dạng thành phần loài Chim

Từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế kết hợp với kết quả kế thừa từ các nghiên cứu trước đây về thành phần loài chim tại khu HST rừng đầu nguồn xác định được sự có mặt ở khu vực Pù Huống và Pù Hoạt có 335 loài, 36 họ, 12 bộ. Số lượng loài, họ phân bố trong các bộ không đồng đều, các bộ chứa 1 họ, 1 loài chiếm tỉ lệ tương đối lớn so với tổng các bộ đã nghiên cứu được, còn từ 2 họ trở lên thì tỉ lệ này giảm dần (chỉ có 3 bộ).



Đối chiếu với danh mục 361 loài chim của Pù Mát (2004), cho thấy có 51 loài mới được ghi nhận nâng tổng số các loài chim của khu hệ sinh thái rừng đầu nguồn Nghệ An lên 412 loài. Tuy nhiên một số loài hiện nay chỉ còn lại qua lời kể của thợ săn và các bộ phận còn sót lại như lông đuôi, mỏ, đầu,... như hồng hoàng, niệc mỏ vằn, gà lôi.

Bảng 3.10. Thành phần loài chim điều tra được tại khu vực Pù Hoạt, Pù Huống

TT

Bộ

Số họ

Tỉ lệ (%)

Số loài

Tên Khoa học

Tên Việt Nam

Tổng

Số liệu kế thừa (*)

Số liệu kế thừa (**)

1

CICONIIFORMES

Bộ Hạc

1

2.78

9

7

2

2

FALCONIFORMES

Bộ Cắt

1

2.78

18

17

1

3

GALLIFORMES

Bộ Gà

1

2.78

9

9




4

COLUMBIFORMES

Bộ Bồ câu

1

2.78

17

15

2

5

CUCULIFORMES

Bộ Cu cu

1

2.78

19

17

2

6

STRIGIFORMES

Bộ Cú

1

2.78

7

6

1

7

CAPRIMULGIFORMS

Bộ Cú muỗi

1

2.78

2

1

1

8

APODIFORMES

Bộ Yến

1

2.78

1

1




9

TROGONIFORMES

Bộ Nuốc

1

2.78

2

1

1

10

CORACIIFORMES

Bộ Sả

3

8.33

18

16

2

11

PICIFORMES

Bộ Gõ kiến

2

5.56

24

19

5

12

PASSERIFORMES

Bộ Sẻ

22

61.11

260

226

34




TỔNG




36




386

335

51

3.3.2.4. Đa dạng thành phần loài Lưỡng cư, bò sát

Kết quả thống kê được thành phần loài lưỡng cư bò sát tại các khu vực Pù Mát, Pù Huống và Pù Hoạt, cho thấy sự có mặt của nhóm lưỡng cư bò sát là 132 loài, 23 họ, 4 bộ, trong đó lớp Lưỡng cư có tới 53 loài, 7 họ, 2 bộ và lớp Bò sát có 79 loài, 25 họ, 2 bộ (bảng 3.11).



Bảng 3.11. Thành phần loài lưỡng cư bò sát tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An

TT

Bộ

Số họ

Tỉ lệ (%)

Số loài


Tên Khoa học

Tên Việt Nam

1

Gymnophiona

Bộ không chân

1

4.35

1

2

Anura

Bộ không đuôi

6

26.09

52

3

Squamata

Bộ có vảy

12

52.17

63

4

Testudinata

Bộ rùa

4

17.39

16




Tổng




23

100

132

Từ bảng thống kê trên cho thấy trong tổng số họ của 4 bộ được tìm thấy thì bộ Không đuôi có 6 họ, 52 loài và bộ Có vảy có 12 họ, 62 loài, là những bộ chiếm tỉ trọng lớn còn các bộ còn lại thì chiếm tỉ trọng thấp hơn. Như vậy, trong số các bộ và họ của Lưỡng Cư, Bò sát thống kê được ở khu vực điều tra thì bộ Có vảy chiếm ưu thế nhất, mang tính đại diện và phản ánh đặc trưng cho cả 3 vùng vốn tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên.

3.3.2.5. Đa dạng thành phần loài Bướm

Thống kê kết quả điều tra cho thấy có 392 loài bướm, trong đó Bướm ngày chiếm ưu thế với 298 loài thuộc 10 họ, bướm sừng có 83 loài, thấp nhất là bướm hoàng đế với 11 loài. So sánh với danh lục Bướm tại VQG Pù Mát (459 loài trong đó có 365 loài bướm ngày, 94 loài bướm đêm) kết quả cho thấy có 7 loài mới chưa được nhắc đến, nâng tổng số loài bướm ở khu HST rừng đầu nguồn Nghệ An lên 466 loài.



Bảng 3.12. Số loài bướm bổ sung vào danh lục các loài bướm tại HST

rừng đầu nguồn Nghệ An

TT

Taxon

Số loài

1

Họ Bướm phượng Papilionidae

1

2

Họ Bướm xanh Lycaenidae

6




Tổng

7


3.3.2.6. Đa dạng thành phần loài Côn trùng

Côn trùng hiện được nghiên cứu khá kỹ ở VQG Pù Mát, có 1.084 loài đã được phát hiện (2010). Những điều tra tiếp theo về côn trùng tại các khu vực ven các khe suối, nơi tập trung nhiều loài côn trùng hoạt động cả ban ngày và ban đêm ở 4 điểm thuộc khu vực KBTTN Pù Huống và Pù Hoạt, gồm các xã Châu Cường, Châu Hoàn (Pù Huống) và Đồng Văn, Tiền Phong (Pù Hoạt) thu được 287 mẫu và định danh được 260 loài. Trong đó có 39 loài được xác định không trùng hợp với số loài đã biết ở Pù Mát (so sánh với danh lục 1084 loài côn trùng ở Pù Mát), như vậy tổng số loài côn trùng tại Nghệ An đã biết là 1.123 loài (Khu BTTN Pù Huống, 2010).



3.3.3. Các loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ

Tổng hợp kết quả từ điều tra khảo sát, nghiên cứu và công bố về thành phần loài thực vật bậc cao từ trước tới nay cho thấy có 54 loài thực vật bậc cao quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) [25] có mặt tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An. Trong đó có 2 loài thực vật đang ở mức nguy cấp (E) theo sách đỏ Việt Nam năm 2007 và có 11 loài ở mức sẽ nguy cấp (V). Kết quả thể hiện tại Phụ lục 1.



3.3.4. Các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ

3.3.4.1. Các loài thú quý hiếm

Từ kết quả thống kê được đã xác định được có 40 loài thú quý hiếm thuộc 16 họ và 8 bộ có mặt tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An. Cụ thể các loài thuộc tình trạng bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam (2007), có 32 loài; nằm trong Danh lục Đỏ IUCN (2009) [7] có 26 loài và 36 loài thuộc nhóm IB và IIB của NĐ 2006/NĐ-CP của chính phủ. Kết quả thể hiện tại Phụ lục 2.



3.3.4.2. Các loài chim quý hiếm

Từ kết quả thống kê khảo sát đã xác định được có 22 loài chim quý hiếm có mặt tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An với nhiều mức độ khác nhau.

Cụ thể có 18 loài thuộc tình trạng bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [25]. Có 12 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN (2009) [7]

Áp dụng theo sách đỏ Việt Nam (2007) [25], cho thấy tại khu vực rừng đầu nguồn của Nghệ An hiện nay có 2 loài ở mức đang nguy cấp (E), đó là các loài: Công (Pavo muticus), và Ác là (Pica pica).

Áp dụng theo Danh lục Đỏ IUCN (2009) [7], cho thấy có 1 loài nguy cấp (EN), và có 2 loài sắp nguy cấp (VU).

3.3.4.3. Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm

Kết quả thống kê cho thấy tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An, có 28 loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm nằm trong Danh lục Đỏ IUCN (2009) [7], trong đó Mức nguy cấp (EN) là 13 loài, mức sắp nguy cấp (VU) là 10 loài.



Như vậy qua thống kê trên cho thấy, rừng đầu nguồn Nghệ An không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn dự trữ một số lượng loài động thực vật quý hiếm không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Thế giới.

3.4. Đánh giá các chức năng của hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An. Các mối đe dọa chính tới đa dạng sinh học và chức năng sinh thái phòng hộ rừng đầu nguồn

Hệ sinh thái rừng đầu nguồn nằm trong tỉnh Nghệ An được thiết kế phù hợp với tiêu chí thực hiện 3 chức năng của một HST phát triển bền vững của quốc gia và UBND Tỉnh trong việc thực hiện công ước đa dạng sinh học (CBD) và Agenda 21.

Nằm trong hệ thống của các vườn quốc gia trên địa bàn tỉnh nhà, HST rừng đầu nguồn cũng có cách thức tổ chức và chính sách quản lý giống như các Vườn Quốc gia.

3.4.1. Chức năng bảo tồn cảnh quan hệ sinh thái đa dạng loài và gen, đa dạng văn hóa truyền thống

Là khu HST có diện tích rừng tự nhiên rộng nhất miền Bắc Việt Nam, HST rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An là khu vực được ưu tiên về đa dạng sinh học của Quốc Gia và có ý nghĩa nhất trong việc bảo tồn hệ sinh thái của dải Trường Sơn. Cụ thể:

3.4.1.1. HST rừng đầu nguồn nằm trong địa phận Vườn Quốc gia Pù Mát (Vùng lõi 1)

Pù Mát là khu vực còn rừng tự nhiên lớn nhất và tiêu biểu của Nghệ An nói riêng và Bắc Trường Sơn nói chung, là nơi có thành phần thực vật phong phú và đa dạng vào loại bậc nhất Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động vật, thực vật, là nơi hội tụ các yếu tố địa lý thực vật.

- Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Xếp theo hệ thống phân loại của UNESCO 1973 thì Vườn quốc gia Pù Mát có đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ, đó là lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cây thảo. 

- Đa dạng loài và vốn gen: Khu hệ thực vật: Trong số gần 2500 loài đã biết thì có gần 2000 loài thuộc nhóm chồi trên mặt đất (Phanerophytes - Ph) chiếm tỷ lệ 74%. Đây là dạng sống chiếm ưu thế và là yếu tố chủ đạo cấu thành hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khu hệ động vật: Các loài thú mới được phát hiện ở đây: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Thỏ vằn Trường sơn (Nesolagus sp) đã làm sửng sốt các nhà khoa học trong và ngoài nước. Hiện có 130 loài thú lớn và nhỏ; 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 84 loài cá, 39 loài dơi ( có những loài dơi chỉ có duy nhất ở Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan), 305 loài bướm ngày, 14 loài rùa, hàng ngàn loài côn trùng khác. Trong đó có 68 loài quý hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là nơi đang lưu giữ vốn gen quý của hệ động thực vật Việt Nam.

3.4.1.2. HST rừng đầu nguồn nằm trong địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Vùng lõi 2).

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Khu bảo tồn này nằm trong phạm vi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và Đông Bắc-Tây Nam với đỉnh cao nhất là Pù Hon cao 1447 m. Tuy diện tích không lớn bằng Vườn quốc gia Pù Mát nhưng ở đây có đủ các loại hình thảm thực vật đã có mặt ở Pù Mát.

Đa dạng loài và vốn gen: Tại Pù Huống, quần hệ rừng á nhiệt đới núi thấp (800-1600 m) với thành phần thực vật đặc trưng của vùng khí hậu hơi lạnh. Theo thống kê sơ bộ thì ở đây có khoảng 1200 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 533 chi của 138 họ, trong đó có 33 loài quý hiếm đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Số loài động vật đã phát hiện được ở Pù Huống có 14 loài trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP và 13 loài trong Danh lục Đỏ IUCN bao gồm Lớp Chim có 11 loài, Lớp Thú có 26 loài và tổng số có 48 loài quí hiếm chiếm 22,32% số loài theo SĐVN. Có 8 loài quý hiếm và đặc hữu là Voọc đen Hà Tĩnh, Voọc mông trắng, Cu li nhỏ, Vượn đen tuyền, Chà vá, Báo hoa mai, Trĩ sao và Gà lôi trắng.

3.4.1.3. HST rừng đầu nguồn nằm trong địa phận Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Vùng lõi 3)

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Đại diện của 4 lớp quần hệ là rừng kín, rừng thưa, thảm cây bụi, thảm cỏ đều có mặt ở đây, đặc tính nguyên sinh của rừng ở đây còn cao. Ở độ cao trên 2000 m thường có mặt các đại diện của hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới như họ Thích, họ Đỗ quyên, họ Chè.

Đa dạng loài và vốn gen: Số lượng loài thực vật bậc cao hiện thống kê được khoảng 600 loài trong khoảng 1500 loài, trong đó có 30 loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam, thực vật hạt trần có 7 loài trong đó có 4 loài quý hiếm.

Về Động vật: Đã thống kê được 193 loài động vật có xương sống, 8 loài bò sát quí hiếm trong khu vực.

3.4.1.4. Đa dạng văn hoá

Những đặc trưng giá trị văn hóa được thể hiện trên một dải nối liền các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thiết lập từ Pù Hoạt xuống Pù Huống đến Pù Mát. Đặc trưng văn hóa của một vùng thượng nguồn dòng sông Cả với các chi lưu lớn đều bắt nguồn từ các dãy núi thuộc 3 Khu bảo tồn thiên nhiên này. Đặc điểm địa hình cánh cung bán sơn địa thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương, vành đai “bản lề” giữa miền núi và dải đồng bằng rộng lớn của tỉnh Nghệ An, kéo tới giáp Biển Đông đã tạo nên những giá trị văn hóa của các đồng bào dân tộc với đặc trưng của miền núi phía Tây một địa bàn đa dạng sinh học gắn liền với đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em trên mảnh đất phía Tây Nghệ An này.

3.4.2. Chức năng thúc đẩy phát triển kinh tế và nguồn lực con người, bền vững về mặt sinh thái và văn hóa xã hội

Khu HST rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An có tổng diện tích đất đai tự nhiên bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm gần 400 000 ha, số dân gần 200 000 người sẽ gắn kết những giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan, truyền thống văn hóa góp phần phát triển kinh tế đảm bảo xây dựng thành công chiến lược phát triển bền vững của đất nước.

Mặt khác, HST rừng đầu nguồn được đánh giá là một trong những tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên trong toàn vùng rất đa dạng và phong phú. Du khách có thể khám phá những giá trị cảnh quan rất phong phú đặc sắc của toàn vùng từ Pù Hoạt xuống Pù Huống và tới Pù Mát và đan xen nhiều nền văn hóa ven sông suối. Đây chính là những giá trị cảnh quan thiên nhiên và giá trị bản sắc các nền văn hóa gắn liền với tiềm năng du lịch mà vẫn chưa được khai thác.

Một số chính sách của địa phương đã khuyến khích phát triển du lịch sinh thái lồng ghép các nội dung du lịch văn hóa, có sự tham gia đích thực của các cộng đồng tộc người bản địa, là một trong những thế mạnh thúc đẩy phát triển bền vững toàn vùng. Hoạt động du lịch với các mục tiêu nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đem lại những lợi ích an sinh thực sự cho địa phương có Khu dự trữ sinh quyển. Các hoạt động này đang góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và tôn tạo những cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, các nguồn gen nhiều loài quí hiếm.

Chính công việc bảo tồn sẽ trợ giúp cho phát triển kinh tế. Với diện tích rừng rộng lớn phân bố vùng đầu nguồn, HST rừng đầu nguồn của tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phòng hộ đầu nguồn cho sông Cả và sông Hiếu bên cạnh chức năng kiểm soát lũ lụt hạn hán và bảo vệ công trình cơ sở hạ tầng vùng hạ lưu các con sông này.

3.4.3. Chức năng hỗ trợ hậu cần

Một trong những chức năng của HST rừng đầu nguồn là hỗ trợ hậu cần. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường được lồng ghép trong các hoạt động của cộng đồng. Được sự tài trợ của Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA), một chương trình đánh giá các giải pháp quản lý, nâng cao kiến thức cho người dân với sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với phát triển kinh tế – xã hội đã được triển khai tại xã Diễn Lãm, huyện Quỳ Châu, địa bàn Pù Huống nhằm xác định mô hình phát triển bền vững với các yếu tố cốt lõi giữa bảo vệ tài nguyên rừng và các truyền thống nhân văn tộc người Thái – Khơ Mú – Kinh trong sử dụng đất đai và tài nguyên nước.

Năm 2004, với sự hợp tác và tài trợ của Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Hà Lan (SNV), một chương trình nghiên cứu đánh giá các nhu cầu bảo tồn thiên nhiên, xác định rõ yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển bền vững không thể tách khỏi tăng cường bảo tồn thiên nhiên đã được triển khai tại rừng đầu nguồn.

Các chương trình khuyến nông phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống đang phát huy hiệu quả tốt. Bên cạnh đó một số hoạt động kinh tế có hiệu quả khác như:

Lợi dụng dòng chảy của ruộng bậc thang có thể tạo vườn cây ao cá (VAC) cho các hộ dân tăng thu nhập bình quân cũng như nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho bữa ăn.

Đầu tư thí điểm trồng một số loại cây xen dưới tán rừng để nâng cao thu nhập như trồng Song mây dưới tán rừng.

Các hoạt động nâng cao dân trí như tham quan học hỏi các mô hình về sản xuất, sử dụng đất, xây dựng bản làng của các điển hình miền núi khác và tham quan các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia trong nước, tham quan các mô hình tổ chức làng bản về ăn ở vệ sinh, cũng như các bản làng bản du lịch để nâng cao hiểu biết của nhân dân bên trong Khu bảo tồn và vùng đệm để cùng thực thi các chương trình bảo tồn thiên nhiên. Tổ chức học tập và tham quan về sinh đẻ kế hoạch sẽ là một trong các biện pháp hạn chế áp lực vào việc bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo an toàn lương thực và đời sống vẫn được nâng cao mà không phải mở thêm diện tích canh tác vùng đệm.

3.4.4. Các mối đe dọa chính tới đa dạng sinh học và chức năng sinh thái phòng hộ rừng đầu nguồn

Hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An được đánh giá là một vùng rất được ưu tiên về công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp Quốc gia, khu vực và Quốc tế. Nó nằm trong chuỗi cá khu rừng dọc theo dải Trường Sơn. Đây là khu vực được xem như là trung tâm của các loài đặc hữu cũng như được đánh giá là đang chịu mối đe dọa do việc gia tăng dân số của vùng ở cả hai khía cạnh xâm phạm rừng và và khai thác tài nguyên rừng. rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An nằm dọc biên giới 2 nước Việt Nam- Lào có vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn môi trường sống của khu vực.

Hầu hết diện tích rừng đất thấp ở Bắc Việt Nam đã được phát quang và rừng chỉ còn lại trên những vùng có độ cáo lớn và dốc gần biên giới Việt Lào. Rừng đầu nguồn Nghệ An có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất còn sót lại và là nơi hội tụ của các loài hoang dã. Tuy nhiên số loài trước đây đã từng tồn tại nhưng nay đã biến mất, sự suy giảm diện tích rừng do các hoạt động của con người như săn bắt động vật phục vụ cho các hoạt động buôn bán động vật hoang dã, phát quang, đốt rừng hay xây dựng thủy điện kéo theo sự suy giảm chức năng sinh thái phòng hộ đầu nguồn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 12 công trình thủy điện đang triển khai thi công, nhìn nhận về mặt tác động đến môi trường thì tác động trước tiên của các dự án thủy điện đó là làm biến đổi số lượng và chế độ dòng chảy của sông, ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái thủy sinh trong sông ở hạ lưu các công trình. Bên cạnh đó, nhiều công trình thuỷ điện dùng đường ống áp lực để dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thuỷ điện, để tạo nguồn nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện, nên đoạn sông từ đập đến nhà máy không có nước trở thành một đoạn sông chết. Các dự án thủy điện ngăn dòng trầm tích gây sụt giảm sinh vật, đập chặn còn ngăn dòng trầm tích chảy xuống hạ lưu, khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt đáy sông. Ngoài ra, việc sử dụng nước của thuỷ điện làm biến đổi rất nhiều chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước vào lòng hồ do quá trình phân huỷ thực vật trong lòng hồ. Do thay đổi chế độ dòng chảy nên lượng các chất hữu cơ trong nước của các công trình thuỷ điện bị giảm, sự đa dạng và số lượng các loài cá và các loài thuỷ sinh bị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là những loại di trú theo mùa, hoặc làm mất đi các bãi đẻ trong mùa sinh sản.

Ngoài lý do thiên nhiên là mưa nhiều tạo nên lũ lụt, đôi lúc tác động của con người lại là nguyên nhân chính. Trước tình hình rừng đầu nguồn bị chặt phá nên nước về nhiều, tiếp đó là có thể có nơi nào đó, do vận hành lũ của các hồ thủy điện chưa chính xác, dẫn đến lũ lớn (lớn hơn trường hợp nếu không có hồ thủy điện) làm suy giảm chức năng phòng hộ của rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương