Nghiên cứu một số ĐẶC ĐIỂm sinh học của cá BỐng cáT


Hình 4.10 : Hình dạng gan cá bống cát G. giuris



tải về 1.89 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.89 Mb.
#32830
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

Hình 4.10 : Hình dạng gan cá bống cát G. giuris


Gan cá bống cát nằm ở phần đầu của nội quan che khuất thực quản và dạ dày, gan cá nhìu có mạch máu phân bố. Gan cá có màu hồng nhạt. (Hình 4.10)

4.2.2 Tương quan giữa RLG và chiều dài cơ thể cá


Một chỉ số thường sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài thân (Ls). Theo Alikunhi và Rao (1951), được trích dẫn bởi Phạm Phương Loan (2006), chiều dài ống tiêu hóa của các loài ăn động vật phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ống tiêu hóa tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá.

Bảng 4.4: Chỉ số RLG của cá bống cát G. giuris


Các chỉ tiêu đo

TB ± ĐLC

MAX

MIN

Chiều dài tổng (cm)

13,07 ± 1,64

18,5

9

Chiều dài ruột (cm)

5,90 ± 0,85

9

3,2

RLG (Li/Ls)

0,46 ± 0,03

0,53

0,34

Giá trị thể hiện trong bảng là số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và độ lệch chuẩn.

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.4 cho thấy tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng cá bống là 0,46 ± 0,03. Theo nhận định của Nikolsky (1963), những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có giá trị Li/Ls ≤ 1, cá ăn tạp có Li/Ls = 1 – 3 và cá ăn thiên về thực vật Li/Ls ≥ 3. Khi đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Nikolsky (1963) thì tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng của cá bống cát (RLG) là 0,46 có thể kết luận rằng cá bống cát G. giuris thuộc loài cá ăn tạp thiên về động vật.

Theo Biswas (1993) được trích bởi Hồ Mỹ Hạnh (2003), các cá thể trong cùng 1 loài thì chỉ số RLG cũng khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của cá. Dựa vào phương trình tương quan của cá bống cát (hình 4.2), có thể chia chiều dài cơ thể cá thành 2 nhóm:

Nhóm 1: chiều dài nhỏ hơn 13cm (L<13cm) cá ở giai đoạn còn nhỏ.

Nhóm 2: chều dài lớn hơn 13cm (L>13cm) cá thuộc giai đoạn trưởng thành.

Tương quan giữa RLG và chiều dài tổng của cá thể hiện hình 4.11.




Hình 4.11: Tương quan chiều dài tổng và RLG của cá bống cát G. Giuris

Dựa vào hình 4.11 ta nhận thấy hệ số RLG biến động theo chiều dài cơ thể có giá trị trung bình dao động từ 0,45 ± 0,03 đến 0,47 ± 0,02 và RLG trung bình < 1, điều này chứng tỏ cá bống cát thuộc nhóm cá ăn động vật. Hệ số RLG tăng khi chiều dài cơ thể cá tăng, khi cá bắt đầu đạt 13,1- 15cm thì RLG giảm lại và từ từ lại tăng lên theo chiều dài cơ thể. RLG biến động

Kết quả trên phù hợp với nhận định của Bùi Lai và ctv (1985) cho rằng chiều dài ruột cá chỉ tăng với một giới hạn nhất định nhưng sự sinh trưởng của cá thì diễn ra suốt đời mặc dù tốc độ gia tăng chiều dài diễn ra chậm. Theo Girgis (1952), được trích dẫn bởi Phạm Thị Mỹ Xuân (2012) cho rằng giá trị RLG thấp ở giai đoạn cá hương và cao ở giai đoạn trưởng thành.

4.2.3 Phổ thức ăn của cá bống cát G. giuris

4.2.3.1 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp tần số xuất hiện


Phương pháp tần số xuất hiện bằng cách xác định các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa cá. Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của mỗi loại thức ăn trong số mẫu quan sát, giúp ta suy đoán được tính lựa chọn thức ăn của cá.(Trương Thủ Khoa và Trần Thi Thu Hương, 1993).

Sau khi xử lý và phân tích 200 mẫu cá bống cát G. giuris với kích cỡ cá chiều dài 9cm – 16,5cm và khối lượng 7,28g – 57,65g từ những mẫu cá thu được của cá bống cát G.giuris thu ngẫu nhiên ngoài tự nhiên.

Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá bống cát G. giuris theo phương pháp tần số xuất hiện được trình bày ở hình 4.12 cho thấy trong dạ dày của cá có các loại thức ăn chính là: giáp xác (92,3%), cá nhỏ (80,8%), mùn bã hữu cơ (73%), và thức ăn khác (42,3%).


Hình 4.12: Tần số xuất hiện các loại thức ăn của cá


Thức ăn giáp xác, cá xuất hiện trong ống tiêu hóa với tần số xuất hiện cao lần lượt là 92,3%; 80,8%; các loại thức ăn này thường xuyên xuất hiện trong dạ dày của cá, có thể thấy các loại giáp xác, cá là loại thức ăn chủ yếu của cá.

Mùn bã hữu cơ xuất hiện cũng khá cao (73%), do cá sống tầng đáy nên rất có thể mùn bã hữu cơ là thức ăn như giáp xác, cá, thực vật, cát... bị phân hủy.

Thức ăn khác (gồm cây, cỏ, động vật phiêu sinh...) chiếm tỉ lệ 42,3% do các mẫu quan sát đều thấy xuất hiện, có thể đây chỉ là loại thức ăn cơ hội, tình cờ đi vào ống tiêu hóa của cá khi cá ăn những loại thức ăn như giáp xác, cá.

Phạm Thị Mỹ Xuân (2012) đã xác định được trong ống tiêu hóa của cá bống cát thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là giáp xác (92,6%), thấp nhất là cá nhỏ (22,2%), mùn bã hữu cơ và thức ăn khác (gồm cây, cỏ, động vật phiêu sinh,…) chiếm tỷ lệ cũng khá cao.

Qua kết quả trên cho thấy cá bống cát có thành phần thức ăn khá phong phú và thức ăn chủ yếu của cá bống cát là giáp xác.

4.2.3.2 Xác định thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp thể tích


Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của 52 mẫu cá theo phương pháp thể tích được thể hiện ở bảng 4.5



tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương