Nghiên cứu một số ĐẶC ĐIỂm sinh học của cá BỐng cáT



tải về 1.89 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.89 Mb.
#32830
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

2.6 Hình giải phẩu cá


Sự phát triển của tuyến sinh dục theo Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định (2013).

Quan sát mẫu cá bống cát trong thời gian 6 tháng, kết quả cho thấy khó xác định được giới tính của cá qua hình thái bên ngoài đặc biệt là cá ở giai đoạn còn nhỏ (GĐ I, II) vì giữa cá đực và cái không thấy có sự khác biệt. Hình thái bên n

goài tuyến sinh dục của cá bống cát được trình bày ở Hình 2.2 và Hình 2.3.


Hình 2.2: Tinh sào giai đoạn II Hình 2.3: Noãn sào giai đoạn IV


Nguồn: (Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định, 2013).

CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu


Dụng cụ đánh bắt: lưới cào

Máy chụp hình để chụp mẫu vật; Kính lúp, kính hiển vi,…

Cân điện tử, thước đo và bộ giải phẩu y học ,…

Can nhựa, thùng nhựa, khay nhựa, túi nhựa để lưu giữ mẫu vật, thùng

đá, nước đá, muối,…để giữ mẫu vật.

Một số hóa chất: dung dịch formol để cố định mẫu, nước, cồn…



3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm thu mẫu

Mẫu vật nghiên cứu về phân loại, đặc điểm sinh học được thu tại 2 điểm nằm dọc theo tuyến sông Tiền là huyện Long Hồ và TP Vĩnh Long trong thời gian 3 tháng


Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long

Vị trí thu mẫu

3.2.2 Phương pháp thu và cố định mẫu


Phương pháp thu mẫu:

Mẫu cá được thu định kỳ hàng tháng, mỗi tháng thu 1 lần ở mỗi điểm thu mẫu, kéo dài 3 tháng. Mẫu cá bống cát được thu từ các phương tiện khai thác thương mại thông thường, mua ở các chợ tại địa bàn nghiên cứu.

Mẫu cá được thu ngẫu nhiên ít nhất 60 cá thể/ đợt.

Mẫu cá sau khi thu sẽ được rửa sạch, đánh dấu mẫu thu, cân trọng lượng, đo chiều dài và ghi chép số liệu cẩn thận. Sau đó mẫu cá sẽ được cố định bằng cách giữ lạnh, đưa về phòng thí nghiệm khoa Sinh học ứng dụng, trường Đại học Tây Đô để phân tích.



Phương pháp cố định mẫu:

Cố định mẫu trong formol 10% để mô tả đặc điểm hình thái của cá bống cát.

Đối với mẫu phân tích dinh dưỡng: dạ dày, ruột phải được cố định ngay khi thu, dung dịch cố định là formol 10%.

Đối với mẫu phân tích sức sinh sản: buồng trứng sau khi cân trọng lượng (chỉ lấy những mẫu có thể đếm được), cân mẫu đại diện và cố định trong dung dịch Gilson’s fluid, lắc đều, khi trứng đã tách rời tiến hành đếm và ghi nhận.


3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu

3.3.3.1 Phân tích một số chỉ tiêu hình thái


Các chỉ tiêu đo (cm).

Chiều dài tổng cộng

Chiều dài chuẩn.

Chiều dài đầu.

Chiều cao thân.

Đường kính mắt.

Khoảng cách 2 mắt.

Chiều dài mõm.

Chiều dài cuống đuôi.

Chiều cao cuống đuôi.

Các chỉ tiêu đếm: Vi lưng, vi ngực, vi bụng, vi hậu môn.

Chiều dài ruột, công thức răng hàm.

Tỷ lệ H/Hcđ, Đường kính mắt/cao đầu, khoảng cách 2 mắt / đầu

Định danh: Mẫu cá được phân loại tại phòng thí nghiệm theo tài liệu định danh như:

Mai Đình Yên, 1992. Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 391 trang.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. KhoaThủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. 361 trang.

Nguyễn Nhật Thi, 2000. Động vật chí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 184 trang.

3.3.3.2 Tương quan chiều dài và khối lượng


Đo chiều dài và cân khối lượng: Mẫu được đo chiều dài bằng thước đo kỹ thuật và cân trọng lượng bằng cân điện tử.

Tương quan chiều dài và khối lượng: Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), nguyên lý cho sự tăng trưởng của cá và các loài sinh vật khác ảnh hưởng đến chiều dài của chúng, vì vậy mà chiều dài và khối lượng có mối quan hệ với nhau. Huxley (1924) đã đưa ra công thức sinh trưởng của cá trong mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng:



W = a.Lb

Trong đó :

W: Khối lượng (g).

L: Chiều dài (mm).

a,b: Các hệ số.


3.3.3.3 Phân tích đặc điểm thành thục sinh dục


Định kỳ thu mẫu cá ngoài tự nhiên để nghiên cứu các đặc điểm sinh sản của cá đục như xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, hệ số thành thục, sức sinh sản.

Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục:

Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá bống cát được xác định dựa trên cơ sở quan sát và nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định (2013).

Hệ số điều kiện:

CF = W/Lb

Trong đó:

W: Khối lượng thân cá có nội quan

W0 : Khối lượng thân cá không có nội quan

L: Chiều dài thân cá

b: Hệ số tăng trưởng

Hệ số thành thục (GSI: Gonado Somatic Index) (Crim và Glebe, 1990).

Hệ số thành thục là chỉ số dùng để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá. GSI phải được tính toán cho từng tháng với thời gian ít nhất là 1 năm và phải được tính toán riêng biệt cho từng giới. (Theo Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm, 2004).

GSI (%) = GW * 100/ W0

Trong đó:

GSI : Hệ số thành thục (%).

GW : Khối lượng tuyến sinh dục (g).

W : Khối lượng cơ thể (g).

Wo: Khối lượng không nội quan (g).

Sức sinh sản: Sức sinh sản (Fecundity) là số lượng trứng chín của một cá cái trước khi sinh sản (Bagenal and Braum, 1968). Sức sinh sản được xác định theo các bước:

Lấy mẫu buồng trứng từ các cá cái một cách ngẫu nhiên.

Xác định số lượng trứng bằng cách đếm toàn bộ buồng trứng hay các mẫu đại diện.

Phân tích kết quả trong mối liên hệ với các chỉ tiêu sinh học khác như chiều dài, khối lượng thân, khối lượng tuyến sinh dục, tuổi cá.

Để cố định trứng thì Simpson (1951) đề nghị dùng dung dịch Gilson’s fluid. Dung dịch này ngoài tác dụng cố định trứng mà còn làm phá vỡ các mô liên kết trong buồng trứng và làm tách rời trứng.

Dung dịch Gilson’s fluid được chuẩn bị như sau:

100 ml cồn 60%

15 ml a-xít nitric 80%

18 ml a-xít glacial acetic

20 g mercuric chloride

880 ml nước cất



Sức sinh sản tuyệt đối

Sức sinh sản tuyệt đối (F) của cá được xác định theo Banegal, 1967 (được trích dẫn bởi I.F. Pravdin, 1973), được tính theo công thức sau:

F = n * G / g

Trong đó:

G: Khối lượng buồng trứng (g).

g: Khối lượng mẫu trứng được lấy ra để đếm (g).

n: Số trứng của mẫu được lấy ra để đếm (trứng).



Sức sinh sản tương đối (FA)

Sức sinh sản tương đối là một chỉ số thường dùng để so sánh sức sinh sản của các cá thể trong cùng một loài khi có sự khác nhau về độ tuổi, kích cỡ, vùng phân bố. Sức sinh sản tương đối được tính theo công thức sau:



FA = F / W

Trong đó:

F: Số trứng có trong buồng trứng (sức sinh sản tuyệt đối).

W: Khối lượng thân (g).

Mùa vụ sinh sản: Được dự đoán dựa trên kết quả khảo sát biến động độ béo, biến động của hệ số thành thục, quá trình phát triển tuyến sinh dục của các mẫu cá bống cát thu được qua các tháng trong năm và thời gian xuất hiện của cá con.


3.3.3.4 Phân tích đặc điểm dinh dưỡng


Một chỉ số thường được sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG. Alikunhi và Rao (1951) cho rằng chiều dài ruột của các động vật thì phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của cá. Tuy nhiên, giá trị RLG không những thay đổi giữa các loài khác nhau mà còn thay đổi trong từng giai đoạn phát triển. RLG được tính theo công thức sau:

RLG = Li/Ls

Trong đó:

Li: Chiều dài ruột (cm ).

Ls: Chiều dài chuẩn (cm)

RLG ≤ 1: Cá thuộc nhóm ăn động vật.

RLG > 3: Cá thuộc nhóm ăn thiên về thực vật.

RLG = 1- 3: Cá thuộc nhóm ăn tạp.



Phương pháp phân tích ống tiêu hóa của cá bống cát:

Tính ăn được xác định theo phương pháp tần số xuất hiện là tỉ lệ % các loại thức ăn khác nhau hiện diện trong dạ dày có chứa thức ăn (Paravdin, 1973).



Phương pháp tần số xuất hiện :

Bước 1: Tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ được liệt kê thành một danh sách, sau đó sự hiện diện hay không có mặt của mỗi loại thức ăn trong từng dạ dày sẽ được ghi nhận lại.

Bước 2: Số lượng dạ dày (ruột) trong đó có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽ được cộng lại và cách tính tương tự các loại thức ăn khác còn lại, sau đó sẽ tính phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.

Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của mỗi loại thức ăn trong số mẫu quan sát từ kết quả đó cho phép suy đoán được tính chọn lựa thức ăn của cá. (Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).



Phương pháp Thể tích:

Thức ăn được lấy ra từ ống tiêu hóa cho vào nước cất, lắc đều rồi đưa lên trên lame phân tích theo phương pháp thể tích để xác định thức ăn của cá theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004).

Trong phương pháp này, thức ăn trong mỗi mẫu ruột cá được đưa về cùng một đơn vị thể tích và mỗi loại thức ăn được tính ra phần trăm (%) theo thể tích. Thức ăn trong mỗi ruột cá trước tiên được cho vào một thể tích nhất định, lắc thật mạnh để thức ăn phân tán đều trong nước. Sau đó lấy một giọt mẫu và quan sát dưới kính hiển vi. Diện tích bị chiếm bởi mỗi loại thức ăn được xác định theo đơn vị mà người ta đã qui ước trước. Mỗi mẫu cá quan sát ít nhất 10 giọt, sau đó lấy giá trị trung bình của mỗi loại thức ăn. Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004).

Tính lượng thức ăn từng loại, ta có công thức:

T x 1000 x Thể tích nước pha loãng (ml)

Y =

A x N

Y: Số lượng từng loại thức ăn (cá thể)

T: Số lượng loại thức ăn đếm được

A: Hệ số thấu kính và vật kính (A=1)

N: Số ô đếm

Đối với thức ăn là giáp xác, cá con thì phải đếm.




tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương