Nghiên cứu một số ĐẶC ĐIỂm sinh học của cá BỐng cáT



tải về 1.89 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.89 Mb.
#32830
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

Hcđ: Chiều cao đuôi

LC: Chiều dài chuẩn

Lcuống đuôi: Chiều dài cuống đuôi

Lđầu: Chiều dài đầu

Lmõm: Chiều dài mõm

LTC: Chiều dài tổng cộng

O: Đường kính mắt

OO: Khoảng cách 2 mắt

PP: Phương pháp

SSS: Sức sinh sản

TSXH: Tần số xuất hiện

W: Khối lượng có nội quan

WO: Khối lượng không nội quan

GĐ: Giai đoạn

TB: Trung bình

TSD: Tuyến sinh dục


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu


Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông MêKông có tổng diện tích khoảng 39.734 km2 . Đây là vùng châu thổ rộng lớn với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, diện tích mặt nước lớn, đường bờ biển dài 700 km, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng bởi hai loại gió: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam là tiềm năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy hải sản nước mặn lợ và nước ngọt. Bên cạnh đó ở ĐBSCL hằng năm có khoảng 1 triệu ha diện tích ngập lũ 2 – 4 tháng tạo nên một hệ sinh thái đất ngập nước rộng lớn làm cho thành phần loài thủy sản nơi đây rất phong phú và đa dạng, trong đó có nguồn lợi cá nước ngọt. Theo Ủy hội sông Mekong (MRC, 2001), lưu vực này có đến 1.700 loài cá đã được xác định. Đây chính là một trong những lợi thế quan trọng giúp nghề nuôi trồng và khai thác thủy hải sản phát triển mạnh mẽ. Vì vậy mà nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung là một trong hai ngành quan trọng của nước ta.

Ngày nay, nghề cá nước ngọt đã và đang phát triển mạnh nhất ở ĐBSCL. Đây là vùng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nước lũ. Và trong số 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL phải kể đến Vĩnh Long – tỉnh nằm ở khu vực trung tâm vùng ĐBSCL, nằm giữa 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, với một mạng lưới sông ngòi chằng chịt, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, thời tiết ôn hòa …v.v, mang lại cho Vĩnh Long nhiều thế mạnh, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong phú, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản rất phong phú, chủ yếu là tôm cá nước ngọt.

Hiện nay nhiều đối tượng thủy sản đang được nuôi phổ biến như: cá tra, cá lóc, cá rô…. Tuy nhiên, vẫn còn một số loài có giá trị kinh tế cao như cá bống tượng, cá bống cát, cá chình, cá đục chưa được quan tâm đúng mức, nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên bị con người khai thác quá mức, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới làm cho đầu ra của sản phẩm cá tra, cá basa bấp bênh gây khó khăn cho ngành thủy sản. Do vậy việc phát triển đối tượng nuôi mới có triển vọng kinh tế, trong đó có cá bống cát là việc làm cần thiết. Mặc dù là loài có giá trị kinh tế cao nhưng nghiên cứu về loài cá này ở nước ta chưa nhiều và nghiên cứu chưa sâu. Từ nhận định đó, việc tiếp tục nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cá này, đặc biệt là nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho hoạt động quy hoạch, khai thác bảo vệ nguồn lợi. Đồng thời làm cơ sở cho việc ương nuôi đối tượng này trong tương lai. Với ý nghĩa đó đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Bống Cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở Vĩnh Long được thực hiện. Tuy nhiên do rối loạn về thời gian và một số nguyên nhân khác nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học vì Vĩnh Long là địa phương chưa có tác giả nào nghiên cứu về cá bống cát.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung những thông tin về đặc điểm sinh học của cá Bống Cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) góp phần hoàn thiện những dẫn liệu về sinh học của cá bống cát và cung cấp cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về sản xuất giống và ương nuôi đối tượng này.

1.3 Nội dung nghiên cứu


Đặc điểm hình thái cá bống cát Glossogobius giuris .

Đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn của cá bống cát Glossogobius giuris .

Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá bống cát Glossogobius giuris .

Mô tả đặc điểm hình thái tuyến sinh dục và hệ số điều kiện cá bống cát Glossogobius giuris .

Hệ số thành thục sinh dục (GSI) cá bống cát Glossogobius giuris .

CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam


Sản lượng thủy sản khai thác của thế giới năm 2008 đạt 90 triệu tấn, trị giá 93,9 tỷ USD, bao gồm 80 triệu tấn từ khai thác biển và 10 triệu tấn khai thác nội địa. Như vậy, trong suốt một thập kỷ qua, sản lượng khai thác nhìn chung không có thay đổi. Trong khi đó, NTTS lại là lĩnh vực có sự tăng trưởng nhanh nhất. Năm 2008, sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu (không kể rong, tảo) bằng 52,5 triệu tấn, trị giá 98,4 tỷ USD.

Bảng 2.1: Sản lượng và tiêu thụ thủy sản thế giới từ năm 2004 -2009 Đơn vị: Triệu tấn




Thủy sản nội địa

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Khai thác

8,6

9,4

9,8

10

10,2

10,1

Nuôi trồng

25,2

26,8

28,7

30,7

32,9

35,0

Tổng sản lượng

33,8

36,2

38,5

40,6

43,1

45,1

Thủy sản biển



















Khai thác

83,8

82,7

80,0

79,9

79,5

79,9

Nuôi trồng

16,6

17,5

18,6

19,2

19,7

20,1

Tổng sản lượng

100,5

100,1

98,6

99,2

99,2

100,0

Tổng sản lượng khai thác

92,4

92,1

89,7

89,9

89,7

90,0

Tổng sản lượng nuôi trồng

41,9

44,3

47,4

49,9

52,5

55,1

Tổng sản lượng thủy sản thế giới

134,3

136,4

137,1

139,8

142,3

145,1

Tiêu thụ thủy sản



















Thực phẩm cho người

104,4

107,3

110,7

112,7

115,1

117,8

Phi thực phẩm

29,8

29,1

26,3

27,1

27,2

27,3

Dân số thế giới (tỷ người)

6,4

6,5

6,6

6,7

6,8

6,8

Tiêu thụ bình quân đầu người (kg)

16,2

16,5

16,8

16,9

17,1

17,2

(Nguồn: The State of World Fisheries and Aquaculture, FAO 2010)

Năm 2008, ngành NTTS cung cấp 46% sản lượng thủy sản làm thực phẩm cho người, cao hơn chút ít so với 43% hai năm trước đó. Đối với cư dân nhiều nước trên thế giới, cả các nước phát triển và đang phát triển, thủy sản nuôi trồng là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống. Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998 – 2008.

Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn. Trong đó, nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt 2,1 triệu tấn đưa Việt Nam lên đứng hàng thứ 3 về sản lượng NTTS và thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản (KTTS) trên thế giới. Cũng trong năm 2008, Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản. (Nguồn từ Fistenet)

Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình NTTS và KTTS có nhiều thuận lợi. Trong 7 tháng đầu năm 2011, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 1.476 ngàn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khai thác biển đạt 1.380 ngàn tấn, khai thác nội địa đạt 96 ngàn tấn. Sản lượng khai thác biển tăng chủ yếu do thời tiết biển tương đối thuận lợi và được mùa khi đang vào vụ cá Nam.



2.2 Nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất nhiệt đới rõ rệt rất đa dạng về thành phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Có khoảng 236 loài cá, trong đó họ cá Chép 74 loài (31,36%), họ Cá da Trơn 51 loài (21,60%). (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1976 trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006.)



Theo đánh giá của FAO, tiềm năng thủy sản nước ngọt ở dọc lưu vực sông Cửu Long có khả năng khai thác từ 300 nghìn đến 1 triệu tấn/năm.


tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương