Nghiên cứu một số ĐẶC ĐIỂm sinh học của cá BỐng cáT


Bảng 2.2 Sản lượng khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long



tải về 1.89 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.89 Mb.
#32830
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Bảng 2.2 Sản lượng khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long


ĐVT: Tấn

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

Tỉnh
















Long An

11612

12843

14387

11011

11960

Tiền Giang

69161

68405

70139

71115

71284

Bến Tre

66025

66545

63644

62650

68228

Trà Vinh

65072

65468

65375

63896

59899

Vĩnh Long

10138

10555

9290

8901

84742

Đồng Tháp

23871

24417

28542

21901

22392

An Giang

91268

96570

79263

67473

58062

Kiên Giang

239218

256500

271255

286000

295000

Cần Thơ

11791

12873

11831

7107

7170

Hậu Giang

11791

12873

11831

4255

4292

Sóc Trăng

34067

33200

32698

32570

30895

Bạc Liêu

56999

55220

67958

65798

66493

Cà Mau

124697

127054

121313

131013

133663

Tổng

803919

829313

835677

833990

838080

( Niên giám thống kê 2001 và 2004. Trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006)

2.3 Tổng quan về Vĩnh Long


Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, với diện tích 1.520,2 km², dân số 1.040.500 người. Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về hướng Bắc theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về hướng Nam theo đường quốc lộ 1. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam Đông Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch.

Vĩnh Long có nguồn đất đai màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng với lợi thế nằm trên tuyến quốc lộ 1A thông suốt và nối liền các tỉnh, thành hai  phía Bắc - Nam và các tuyến quốc lộ như quốc lộ 53, 54, 80, có cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ cùng với giao thông đường thuỷ khá thuận lợi đã nối liền tỉnh trong vùng và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng, tạo nên những tiềm năng và cơ hội rất lớn nhằm thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, còn góp phần tạo nên những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch trong tỉnh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

(http://vi.wikipedia.org)

2.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long

2.3.1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang.

Hiện đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã trực thuộc; tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km², bằng 1,3% dân số cả nước. (Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2014)

2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long

Về khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 1450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 270C, độ ẩm trung bình 79,8%.

Về đất đai, thổ nhưỡng: Vĩnh Long có cấu trúc địa chất tương đồng với khu vực, chủ yếu là trầm tích biển. Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Ở Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất phèn có 90.779,06 ha, chiếm 68,94% diện tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,06 ha, chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,73 ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,14 ha, chiếm 0,09%. Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 m3, cát được sử dụng chủ yếu cho san lấp. Đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long có tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức trung bình của vùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ thấp. (Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2014)

Về sông ngòi: Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa 2 con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh lớn. Ngoài ra, Vĩnh Long còn có tiềm năng nguồn nước khoáng chất lượng cao, có khả năng phát triển công nghiệp sản xuất nước giải khát và nước tinh khiết phục vụ ngành y tế.

Đặc biệt, Vĩnh Long có nguồn thuỷ sản khá phong phú gồm nước ngọt và nước lợ. Tại Vĩnh Long có các loại hình dòng chảy chính và vùng ngập lũ thượng lưu: hồ, ao, đầm kênh, mương, ruộng lúa. Diện tích có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 34.480 ha. (Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2014)



Tài nguyên thủy sinh vật

Cơ sở thức ăn tự nhiên trong nước: khá phong phú và giàu hơn các vùng khác trong ĐBSCL.

Về thực vật nổi (Phytoplankton), có 191 loài thuộc 6 ngành, động vật nổi (Zooplankton), có 107, động vật đáy (Zoobenthos), có 47 loài.

Nguồn lợi thủy sản: đã xác định được 123 loài cá và 10 loài tôm.

(Sở NN và PTNT Vĩnh Long, năm 2014).

2.3.2 Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Vĩnh Long


Vĩnh long nằm ở châu thổ ĐBSCL. rất phù hợp phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường; tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên (đất, nước, chế độ thủy văn, khí hậu, sinh vật...) có đủ điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hóa theo hướng thâm canh tăng năng suất và tạo tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa trong năm, nhất là giống cây trồng, gia súc, thủy sản. Đây là lợi thế vượt trội của Vĩnh long so với 13 tỉnh ĐBSCL.

Cơ sở vật chất phục vụ thuỷ sản (thủy lợi, giao thông, điện …) đã được đầu tư khá lớn, về cơ bản đã và đang phát huy tác dụng. Nếu tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh sẽ phát huy hiệu quả cao hơn cho việc tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi một cách vững chắc; Một lợi thế được xem là thời cơ là môi trường đất, nước thích hợp, ít chịu tác động cực đoan của điều kiện tự nhiên, nên việc phát triển nuôi trồng thủy sản rất thuận lợi. Giống thủy sản: toàn tỉnh có 266 cơ sở tham gia nuôi, ươm cá giống (tăng 19 hộ so với năm 2001) . Quy mô sản xuất bình quân/năm: 700 tấn (330 triệu con cá các loại và 2,8 triệu cá tra). Chủng loại cá chép, cá mè, rô phi .... thừa gần 180 triệu con, riêng cá tra chỉ đạt 32% , cá rô phi dòng gil , đỏ: 55% nhu cầu sản xuất trong năm. Cơ cấu nông nghiệp thủy sản chưa cân đối, đặc biệt tiềm năng thủy sản khá lớn. (Sở NN và PTNT Vĩnh Long, năm 2014).



tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương