Nghiên cứu một số ĐẶC ĐIỂm sinh học của cá BỐng cáT


Bảng 4.5: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá bống cát G.giuris ở Vĩnh Long theo phương pháp thể tích



tải về 1.89 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.89 Mb.
#32830
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

Bảng 4.5: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá bống cát G.giuris ở Vĩnh Long theo phương pháp thể tích.


Loại thức ăn

Điểm TB

%

Giáp xác

6,3

44,7

Cá con

3,3

23,4

Mùn bã hữu cơ

2,8

19,8

Thức ăn khác

1,7

12,1

Qua phương pháp thể tích cho ta thấy giáp xác vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 44,7% , kế đến là cá con chiếm 23,4%, mùn bã hữu cơ chiếm 19,8%, và thức ăn khác (cây, cỏ, động vật phiêu sinh...) chiếm tỉ lệ thấp nhất là 12,1%.

Qua so sánh hai phương pháp cho thấy có những loại thức ăn có tần số xuất hiện cao như giáp xác nhưng lại có điểm số thấp nguyên nhân là do các loại thức ăn này có kích thước nhỏ nên chiếm tỷ lệ nhỏ trong ống tiêu hóa.


4.2.3.3 Kết hợp phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp thể tích


Theo Nikolxky (1963), thức ăn ưa thích là loại thức ăn mà cá thường xuyên sử dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng thức ăn mà cá ăn vào. Theo phương pháp tần số xuất hiện kết hợp phương pháp thể tích cho thấy giáp xác luôn chiếm tỷ lệ cao trong ống tiêu hóa của cá bống cát (51,7%), như vậy thức ăn ưa thích của cá là giáp xác.

Bảng 4.6: Phổ thức ăn của cá bống cát G. giuris phân bố ở Vĩnh Long.


Loại thức ăn

PP TSXH (%)

PP thể tích (%)

Phổ thức ăn (%)

Giáp xác

92,3

44,7

51,7

Cá con

80,8

23,4

23,8

Mùn bã hữu cơ

73

19,8

18,2

Thức ăn khác

42,3

12,1

6,5

Tổng







100

Dựa vào kết quả ở bảng 4.6 cho thấy giáp xác vẫn chiếm tỉ lệ cao 51,7% trong ống tiêu hóa, kế đó là cá con 23,8%, mùn bã hữu cơ và thức ăn khác lần lượt là 18,2%, 6,5%.

Phạm Thị Mỹ Xuân (2012) đã xác định phổ thức ăn của cá bống cát chủ yếu là giáp xác (72,5 %), bên cạnh đó còn có cá nhỏ (18,7%), mùn bã hữu cơ (6,72%) và thức ăn khác (2,06%).

Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với nhận định của tác giả Phạm Thị Mỹ Xuân (2012) thì có thể cho rằng cá bống cát là loài cá ăn thiên về động vật, thức ăn chủ yếu là: giáp xác, cá con.



Hình 4.13: Phổ thức ăn của cá bống cát G. giuris ở Vĩnh Long

Thức ăn tự nhiên của cá phụ thuộc rất nhiều yếu tố, có những yếu tố quyết định như cấu trúc ống tiêu hóa của cá, sinh vật ở môi trường ngoài và các giai đoạn phát triển khác nhau của cá. Kết hợp quan sát hình thái giải phẫu ống tiêu hóa, kết hợp chỉ số RLG (RLG = 0,46) và phổ thức ăn của cá bống cát có thể khẳng định rằng cá bống cát G. giuris là nhóm cá ăn thiên về động vật và thức ăn chủ yếu của cá là giáp xác.


4.3 Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá bống cát Glossogobius giuris

4.3.1 Đặc điểm tuyến sinh dục cá bống cát G. giuris


Quan sát 200 mẫu cá bống cát G. giuris trong thời gian 3 tháng thu mẫu, kết quả cho thấy khó xác định được giới tính của cá qua hình thái bên ngoài đặc biệt là cá ở giai đoạn còn nhỏ (GĐ I và II) vì trong thời gian nghiên cứu giữa cá đực và cái không thấy có sự khác biệt. Tuy nhiên, khi kết hợp quan sát hình thái bên ngoài và giải phẫu có thể phân biệt giới tính.

Hình 4.14: Tinh sào giai đoạn II và giai đoạn IV của cá bống cát G. giuris


Dựa vào thang thành thục sinh dục của tác giả Nikolsky (1963) và miêu tả của các tác giả khác về sự phát triển của TSD đã xác định được noãn sào của cá bống cát phát triển ở GĐ I, II, III và IV, không tìm thấy GĐ V và VI; tinh sào ở GĐ I, II là chủ yếu, ít thấy GĐ IV và không có giai đoạn V. Điều này đúng với nhận định của tác giả Cole (1982), được trích dẫn bởi Phạm Thị Mỹ Xuân(2012) cho rằng đối với nhiều loài cá bống con đực thành thục thường có tập tính ấp trứng trong hang do đó có thể trong thời gian thu mẫu không thu được cá đực GĐ IV và GĐ V. Kết quả quan sát, so sánh đặc điểm tuyến sinh dục của cá bống cát được miêu tả như sau:


Hình 4.15: Lỗ sinh dục giai đoạn III và Noãn sào giai đoạn III của cá bống cát




Tuyến sinh dục cái:

Giai đoạn I: Buồng trứng giai đoạn này là hai sợi mảnh, không thể phân biệt buồng trứng bằng mắt thường.

Giai đoạn II: Buồng trứng bắt đầu phát triển, giai đoạn này TSD đã gia tăng về kích thước, có màu vàng tươi hơn GĐ này có thể phân biệt buồng trứng bằng mắt thường.

Giai đoạn III: Kích thước buồng trứng tăng lên rõ và chiếm thể tích đáng kể khoảng 1/2 trong xoang bụng, buồng trứng có màu vàng tươi hơn GĐ II. Có thể thấy rõ các hạt trứng qua lớp màng trong suốt bằng mắt thường, chúng rất nhỏ, khó tách rời nhau.

Giai đoạn IV: Có kích thước lớn, chiếm diện tích lớn chiếm gần như hết xoang bụng, có màu vàng cam, đậm hơn so với giai đoạn III, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường những hạt trứng, cuối GĐ IV trên bề mặt buồng trứng ta có thể nhìn thấy rõ các mạch máu li ti phân bố nhiều, khi chạm nhẹ trứng có thể chảy ra khi đó buồng trứng đã chuyển sang GĐ V.

Đặc điểm tuyến sinh dục cá đực:

Giai đoạn II: Buồng tinh giai đoạn này là hai sợi mảnh, màu trắng trong đến hồng nhạt, có kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Giai đoạn III: Buồng tinh bắt đầu phát triển, TSD có dạng 2 sợi có màu hồng đậm hơn GĐ II, giai đoạn này kích thước buồng tinh tăng lên có thể phân biệt buồng tinh và buồng trứng bằng mắt thường.

Giai đoạn IV: Thời kỳ này buồng tinh có kích thước lớn hơn hẳn, so với giai đoạn III có sự tăng rõ rệt. Giai đoạn này buồng tinh có màu hồng đậm, có thể phân biệt bằng mắt thường.

4.3.2 Sự thành thục sinh dục của cá bống cát G. giuris theo thời gian

Dựa vào kết quả nghiên cứu sự thành thục sinh dục của cá bống cát cái ở hình 4.16 cho thấy giai đoạn II của cá bống cát G. giuris ở các tháng 3 và tháng 4 chiếm tỉ lệ lần lượt là 67,60 %; 53,60%. Nhưng tỷ lệ này giảm dần và thấp nhất vào tháng 5 là 21%. Ngược lại, với giai đoạn II, tỷ lệ tuyến sinh dục ở giai đoạn III từ tháng 3 đến tháng 5 tăng dần và tỷ lệ này đạt cao nhất vào tháng 5 chiếm 52,60%, điều này cho ta thấy khi càng gần đến mùa vụ sinh sản tuyến sinh dục phát triển lớn.






tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương