Nghiên cứu một số ĐẶC ĐIỂm sinh học của cá BỐng cáT


Hình 4.16: Sự biến động thành thục sinh dục cái cá bống cát qua các tháng



tải về 1.89 Mb.
trang12/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.89 Mb.
#32830
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19

Hình 4.16: Sự biến động thành thục sinh dục cái cá bống cát qua các tháng.


Dựa vào thang thành thục của tác giả Nikolsky (1963) kết quả đã xác định được buồng trứng cá bống cát đạt giai đoạn IV cao nhất vào tháng 5 (26,40%); tháng 3 không thấy xuất hiện giai đoạn IV (Hình 4.16), không thấy buồng trứng giai đoạn V, có thể tháng 3 chỉ xuất hiện GĐ II, III vì thời gian này cá chưa bước vào giai đoạn thành thục sinh dục.

So với nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định (2013) ở địa bàn Cần Thơ, tỷ lệ buồng trứng cá bống cát đạt GĐ IV cao vào các tháng 9, 10. Thì nhận thấy kết quả có sự khác biệt đáng kể, vì cá bống cát ở tỉnh Vĩnh Long có tỷ lệ buồng trứng đạt GĐ IV cao (26,40%) vào khoảng tháng 5 trở đi. Nguyên nhân có sự khác biệt là do thời gian nghiên cứu khác nhau, nguồn cá thu ở những nơi khác nhau nên giai đoạn thành thục có sự khác biệt nhau.

Tương tự như buồng trứng, buồng tinh cá bống ở giai đoạn I -II vào các tháng 3 và tháng 4 chiếm tỉ lệ lần lượt là 62,50%; 40,70%; tỷ lệ cá đực tuyến sinh dục ở giai đoạn I-II chiếm tuyệt đại đa số. Nhưng tỷ lệ này giảm dần và đạt giá trị thấp nhất vào tháng 5 là 14,30%.

Buồng tinh ở giai đoạn III cao và tăng dần từ tháng 3 (37,50%) đến tháng 5 (53,60%) tăng (16,1%). Buồng tinh đạt gai đoạn IV cao nhất vào tháng 5 chiếm 32,1% ; tháng 3 buồng tinh không xuất hiện giai đoạn V (Hình 4.17). Đây là giai đoạn cá thành thục sinh dục và tham gia sinh sản, có thể trong thời gian thu mẫu chỉ thu những loài cá bống cát có kích cỡ nhỏ, hoặc do tập tính sinh sản của cá.




Hình 4.17: Sự biến động thành thục sinh dục đực cá bống cát qua các tháng.


Qua kết quả giai đoạn thành thục buồng trứng của cá cái ở hình 4.16 và buồng tinh của cá đực ở hình 4.17 của cá bống cát G. giuris cho ta thấy khi chưa bước vào tháng sinh sản thì hầu như giai đoạn thành thục rơi vào giai đoạn I – II và chiếm tỷ lệ cao vào tháng 3 - 4, khi bước vào mùa vụ sinh sản của cá thì tuyến sinh dục phát triển lớn và giai đoạn I - II có tỷ lệ giảm dần thay vào đó giai đoạn III – IV tăng lên để tham gia sinh sản. Từ nhận định trên có thể dự đoán mùa vụ sinh sản của cá bống cát có thể vào tháng 6 hàng năm.

4.3.3 Sự biến động tỉ lệ đực cái


Kết quả ghi nhận tỷ lệ đực : cái của 178/ 200 mẫu cá bống cát được thu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thể hiện ở bảng 4.7. Trong đó có 22 mẫu không xác định được giới tính do cá ở giai đoạn còn nhỏ không phân biệt được đực cái. Với kết quả ở bảng 4.7 thì tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá thu mẫu xấp xỉ 1: 1,22. Trong quá trình phân tích cho thấy rằng tỷ lệ cá cái trong thời gian sinh sản thường thu mẫu được nhiều hơn cá đực.

Tháng 3 tỷ lệ cá cái chiếm ưu thế 58%, cá đực chỉ chiếm 42%. Nguyên nhân có thể do quá trình thu mẫu từ người dân bán ở các chợ, họ giữ lại những cá cái mang trứng, cá đực gặp rất ít và một nguyên nhân có thể do tập tính sinh sản của cá bống cát nói riêng và cá bống nói chung vì theo như nhận định của tác giả Cole (1982) cho rằng đối với nhiều loài cá bống, con đực thành thục thường có tập tính ấp trứng trong hang do đó có thể trong thời gian thu mẫu không thu được nhiều cá đực.

Tỷ lệ giới tính của cá bống cát có sự biến động nhưng không chênh lệch nhiều, tỷ lệ cá đực chiếm 45%, cá cái chiếm 55%, tỷ lệ đực : cái là 1:1,22.

Bảng 4.7: Thể hiện tỉ lệ giới tính của cá bống cát G.giuris





Thời Gian

Đực

Cái

Tổng

% Đực

% Cái

Tỷ lệ

đực / cái

Tháng 3

24

34

58

42

58

1:1,38

Tháng 4

29

27

56

52

48

1:0,92

Tháng 5

28

36

64

44

56

1:1,27

Tổng

81

97

178

45

55

1:1,22

Kết quả nghiên cứu này có khác biệt nhưng không đáng kể so với một số nghiên cứu trước đây về đặc điểm sinh học của cá bống cát. Tỷ lệ đực cái của cá bống cát ở các quận của TP Cần Thơ là 1:1,5 Phạm Thị Mỹ Xuân (2013) . Sự khác nhau về tỷ lệ ♂/♀ có thể do thời gian thu mẫu khác nhau, kích cỡ cá thu được khác nhau.

Việc thu mẫu trong nghiên cứu này là ngẫu nhiên và số mẫu đủ lớn, do đó, sự khác biệt về tỷ lệ đực: cái của cá bống cát ở địa bàn Vĩnh Long so với các vùng khác có thể do sự khác nhau về sự phân bố theo các vùng miền, cũng có thể là do phương thức khai thác và tập tính của cá đực, cá cái khác nhau nên khả năng sa lưới khác nhau.


4.3.4 Độ béo của cá bống cát G. giuris


Theo (I. F. Pravdin, 1973) độ béo thể hiện mức độ tích lũy dinh dưỡng của cá, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Đặc biệt thay đổi theo sự phát triển của tuyến sinh dục và có ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán thời gian sinh sản của cá, hệ số độ béo càng cao thì thời gian sinh sản càng gần.




tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương