Nghiên cứu một số ĐẶC ĐIỂm sinh học của cá BỐng cáT


Hình 4.18: Biến động độ béo của cá theo thời gian



tải về 1.89 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.89 Mb.
#32830
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

Hình 4.18: Biến động độ béo của cá theo thời gian


Giá trị độ béo Fulton và độ béo Clark của cá thay đổi từ 0,87% – 0,94% (độ béo Fulton) và 0,78% - 0,86 % (độ béo Clark) trong thời gian thu mẫu.

Độ béo của cá bống cát có biến động trong thời gian thu mẫu. Độ béo của cá tăng dần và đạt cao nhất vào tháng 4, sau đó giảm dần. Đó là do sự chuyển hóa chất dinh dưỡng sang cho tuyến sinh dục nên độ béo của cá bắt đầu giảm dần. Đối chiếu với những cá thu được cho thấy tuyến sinh dục của cá ở tháng 3, 4 phát triển tương đối lớn nên độ béo giảm là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên.



Dựa vào kết quả hình 4.18 cho thấy: Độ béo trung bình cao nhất là vào tháng 4: Fulton = 0,94; Clark = 0,86. Độ béo trung bình thấp nhất rơi vào tháng 5: Fulton = 0,87; Clark = 0,78. Từ kết quả nghiên cứu có thể cho rằng mùa vụ sinh sản của cá bống cát Glossogobius giuri, hằng năm tập trung vào khoảng từ tháng 5 trở đi.

4.3.5 Hệ số thành thục sinh dục của cá bống cát G.giuris


Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá trong tự nhiên thể hiện tính mùa vụ sinh sản và có liên quan mật thiết với dinh dưỡng và môi trường sống. Mỗi loại cá có một hệ số thành thục sinh dục riêng và khi xác định được hệ số thành thục sinh dục giúp chúng ta có thể xác định được mùa vụ sinh sản của cá (Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006).

4.3.5.1 Sự biến động hệ số thành thục

Hệ số thành thục (GSI) là một trong những chỉ số dùng để dự đoán mùa vụ sinh sản và là điều kiện để nhận biết mức độ thành thục của sản phẩm sinh dục. (Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006). Qua 3 tháng thu mẫu phân tích, kết quả đã xác định được hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống cát thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Hệ số thành thục của cá bống cát ở Vĩnh Long


Tháng

GSI (TB ± ĐLC)

Con cái

Con đực

Tháng 3

6,11 ± 2,68

1,19 ± 1,34

Tháng 4

8,49 ± 2,42

0,86 ± 0,94

Tháng 5

9,04 ± 2,64

0,89 ± 1,05

Giá trị thể hiện trong bảng là trung bình và độ lệch chuẩn.

Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 4.8, hình 4.19 cho thấy hệ số thành thục sinh dục của cá bống cát tăng dần và cao nhất vào tháng 5 trung bình là 9,04 ± 2,64 đối với con cái và tháng 3 với giá trị là 1,19 ± 1,34 đối với con đực. Kết quả này phù hợp vì những mẫu cá thu ở tháng 5 có khối lượng gan nhỏ trong khi đó khối lượng TSD lại lớn (thường ở GĐ III và IV), ngược lại những mẫu cá thu ở tháng 3 và tháng 4 có khối lượng gan lớn và khối lượng TSD chỉ mới phát hiện ở GĐ I và II.

Điều này phù hợp với quy luật thành thục sinh dục của cá nước ngọt ở ĐBSCL. Vì tháng 4 và tháng 5 là thời gian mà TSD của cá phát triển ở giai đoạn IV, một số loài cá có thể sinh sản ngay từ đầu mùa mưa khoảng tháng 5 trở lên.

Theo Mai Văn Hiếu (2009) thì hệ số thành thục của cá bống xệ có xu hướng tăng từ tháng 3 (5,90% ở cá cái và 0,75% ở cá đực) đến tháng 4 (10,58% ở cá cái và 1,47% ở cá đực). Thể hiện đàn cá đang chuẩn bị vào mùa sinh sản. Có thể tháng 4 (hoặc tháng 5) là mùa vụ sinh sản của đàn cá này.

Bên cạnh đó, hệ số GSI của con đực thấp hơn nhiều so với con cái, nguyên nhân có thể do kích cỡ của con đực nhỏ hơn con cái, khối lượng TSD của con đực rất khó phân biệt rõ ràng giữa các giai đoạn thành thục sinh dục, đặc biệt là giai đoạn TSD đang trong thời kỳ phân chia (GĐ I) và giai đoạn tiền sinh trưởng (GĐ II và GĐ III). Thực tế nghiên cứu đã ghi nhận đa số các bống cát đực có TSD ở GĐ I và II rất ít, cá có GĐ IV trong thời gian thu mẫu từ tháng 3/2015 – 5/2015.


Hình 4.19: Sự biến động hệ số thành thục của cá bống cát G. giuris theo thời gian


Kết quả này phù hợp với nhận định của Nguyễn Văn Kiểm (1999) về sự thành thục của đa số các loài cá ở đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả cho rằng vào khoảng cuối mùa khô phần lớn cá mang tuyến sinh dục ở giai đoạn II hay III, thậm chí có cá có thể có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV. Đến đầu tháng 5 thì hầu hết tuyến sinh dục của cá đã đạt đến độ chín muồi nhưng cá không đẻ do không hội đủ điều kiện sinh sản. Cá sẽ tiến hành sinh sản khi có mưa.

4.3.5.2 Mối tương quan giữa HSTT và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

Hệ số thành thục sinh dục trung bình của cá cái và cá đực đều tăng dần từ giai đoạn II, III và IV với các chỉ số lần lượt là 6,92%, 8,25 %và 11,24% ở cá cái, và 0,58%, 0,86 và 1,46% cho cá đực (hình 4.20).




Hình 4.20: Sự biến động hệ số thành thục của cá bống cát theo giai đoạn


Qua hình 4.20 cho thấy GSI của của cả hai giới cao nhất khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV, đây là giai đoạn có thể tham gia sinh sản khi có điều kiện sinh thái thích hợp. Vì theo Xakun và Buskaia (1968), GSI đạt cao nhất ở cả hai giới tính khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV thành thục.

4.3.6 Sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối


Sức sinh sản phụ thuộc vào tập tính sinh sản của cá, những loài không có tập tính bảo vệ trứng và con thường có sức sinh sản cao và ngược lại. (Nguyễn Văn Kiểm, 1999).

Bảng 4.9: Sức sinh sản của cá bống cát G. giuris (n=10)






Khối lượng (g)

KL buồng trứng (g)

Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái)

Sức sinh sản tương đối (trứng/g cá cái)

TB

25,28 ± 11,2

2,31 ± 0,56

36595 ± 18987

1430 ± 267

MAX

48,75

3

79467

1895

MIN

13,66

1,3

14219

1041

Giá trị thể hiện trong bảng là số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và độ lệch chuẩn.

Dựa vào kết quả ghi nhận được thể hiện trong bảng 4.9, nhận thấy sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát đạt giá trị trung bình là 36595 ± 18987 (trứng/cá cái) dao động từ (14219 trứng/cá cái đến 79467 trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối đạt trung bình là 1430 ± 267 trứng/g cá cái dao động từ (1041trứng/g cá cái đến 1895 trứng/g cá cái.

So sánh với kết quả này với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Thanh (2010) thì sức sinh sản của cá bống cát phân bố ở Bạc Liêu có giá trị thấp hơn (SSS tuyệt đối: dao động từ 3.881 trứng/cá cái đến 13.985 trứng/cá cái; SSS tương đối: 1.577 ± 381 trứng/g cá cái). Điều này có thể do ảnh hưởng của khối lượng cá đến sức sinh sản ở Bạc Liêu khối lượng cá có giá trị trung bình: 11,6 ± 6,9g; ở Vĩnh Long khối lượng cá trung bình: 25,28 ± 11,2g.

4.3.6.1 Tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát

Bảng 4.10. Tương quan giữa khối lượng với sức sinh sản tuyệt đối.



Nhóm khối lượng (cm)

Sức sinh sản tuyệt đối

(trứng/cá cái)

ĐLC

10 – 15

14219

1

15,1 – 20

26910

3644

20,1 – 30

30380

4582

30,1 – 40

50198

8371

>40

79467

1



Hình 4.21: Tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá
Qua bảng 4.10 kết hợp với hình 4.21 ta thấy khối lượng cá và SSS tuyệt đối có mối tương quan với nhau, khối lượng lớn thì sức sinh sản lớn và ngược lại. Cụ thể hơn nhóm có khối lượng 10g – 15g có sức sinh sản tuyệt đối (14219 trứng/cá cái); nhóm khối lượng 15,1g – 20g có sức sinh sản là (26910 trứng/cá cái); nhóm khối lượng 20,1g – 30g; 30,1g – 40g có sức sinh sản tuyệt đối lần lượt là 30380 trứng/cá cái; và 50198 trứng/cá cái, nhóm cá có khối lượng lớn hơn 40g có sức sinh sản tuyệt đối là 79467 trứng/cá cái. Điều này cho thấy khối lượng càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng lớn.

4.3.6.2 Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát


tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương