“Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”


Mật độ côn trùng nước theo các dạng sinh cảnh



tải về 0.84 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.84 Mb.
#30935
1   2   3   4   5   6   7   8

3.4.2. Mật độ côn trùng nước theo các dạng sinh cảnh


Do số lần thu mẫu định lượng giữa 3 sinh cảnh là khác nhau vì thế để tiện cho việc so sánh, mật độ côn trùng nước được tính bằng số lượng cá thể thu được trung bình trên 0,25m2. Kết quả tính toán và so sánh mật độ côn trùng nước tại các sinh cảnh được trình bày trong bảng 7 và hình 5.
Bảng 7. Số lượng cá thể côn trùng nước tại các sinh cảnh
trên đơn vị diện tích 0,25m2

STT

Tên bộ

Số lượng cá thể/0,25m2

Sinh cảnh 1

Sinh cảnh 2

Sinh cảnh 3

1

Bộ Phù du

16,5

57,6

23,5

2

Bộ Cánh lông

11,3

21,9

38,0

3

Bộ Cánh cứng

5,3

28,1

0,5

4

Bộ Chuồn chuồn

0,6

2,2

0,5

5

Bộ Cánh nửa

0,1

1,9

0,0

6

Bộ Hai cánh

11,5

21,9

10,0

7

Bộ Cánh úp

2,5

5,1

0,5

8

Bộ Cánh vảy

0.0

0,3

0,0

9

Bộ Cánh rộng

0,0

0,2

0,0

Trung bình

5,3±2,08

15,4±6,3

8,1±4,5

Kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy mật độ côn trùng nước trung bình ở sinh cảnh 2 là cao nhất với 57,6 cá thể/0,25m2, tiếp đến là sinh cảnh 3 với 8,1 cá thể/0,25m2 và thấp nhất là sinh cảnh 1 với 5,3 cá thể/0,25m2. Mật độ cá thể giữa các bộ côn trùng nước có sự khác biệt lớn: sinh cảnh 1: bộ Phù du có mật độ cá thể lớn nhất với 16,5 cá thể/0,25m2, ngoài ra còn 2 bộ thu được mật độ cá thể khá cao là bộ Hai cánh với 11,5 cá thể/0,25m2 và bộ Cánh lông với 11,3 cá thể/0,25m2. Các bộ còn lại có mật độ cá thể rất thấp, bộ Cánh cứng thu được 5,3 cá thể/0,25m2, bộ Cánh úp thu được 2,5 cá thểo/0,25m2 còn các bộ còn lại hầu như không thu được mẫu định lượng; sinh cảnh 2: bộ Phù du cũng là bộ có mật độ cá thể lớn nhất với 57,6 cá thể/0,25m2, bộ Cánh cứng có mật độ cá thể lớn thứ 2 với 28,1 cá thể/0,25m2 , bộ Hai cánh và bộ Cánh lông cùng thu được 21,9 cá thể/0,25m2, các bộ còn lại có mật độ cá thể rất thấp; sinh cảnh 3: khác với sinh cảnh 1 và 2, bộ Cánh lông là bộ có mật độ cá thể lớn nhất với 38,0 cá thể/0,25m2, bộ Phù du có mật độ cá thể lớn thứ 2 với 23,5 cá thể/0,25m2, bộ Hai cánh thu được 10 cá thể/0,25m2, các bộ còn lại hầu như không thu được mẫu định lượng.



Hình 5. Mật độ cá thể giữa các dạng sinh cảnh

Nhìn chung kết quả so sánh mật độ cá thể giữa các dạng sinh cảnh trái ngược với kết quả so sánh thành phần loài. Cụ thể sinh cảnh 1 có số loài phong phú nhất lại có mật độ cá thể trung bình thấp nhất, sinh cảnh 2 có số loài thấp hơn so với sinh cảnh 1 nhưng mật độ cá thể thu được lại lớn hơn rất nhiều so với với sinh cảnh 1: mật độ cá thể trung bình của sinh cảnh 2 gấp gần 3 lần so với sinh cảnh 1, thêm vào đó các bộ côn trùng nước ở sinh cảnh 2 đều có mật độ cá thể cao hơn so với sinh cảnh 1. Điều này có thể được giải thích là do suối thuộc các khu du lịch đã bị cải tạo, mở rộng, cùng với đó là việc dòng chảy bị ngăn lại ở một số điểm hạn chế việc rửa trôi mùn bã hữu cơ đã tạo ra môi trường giàu dinh dưỡng thuận lợi cho sự phát triển của một số loài côn trùng nước.


3.4.3. Loài ưu thế và một số chỉ số đa dạng


Kết quả phân tích loài ưu thế và chỉ số loài ưu thế (DI), chỉ số phong phú loài Margalef (d) và chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H') được trình bày trong bảng 8.
Bảng 8. Loài ưu thế, chỉ số DI, chỉ số d và H’ tại các sinh cảnh

Sinh cảnh

Tổng số cá thể

Loài ưu thế thứ nhất

Loài ưu thế thứ 2

DI

d

H'

Sinh cảnh 1

362

Ablabesmyia sp. (12,7%)

Chironomus sp. 1 (11,3%)

0,24

7,84

4,54

Sinh cảnh 2

1212

Caenis cornigera (25,6%)

Simulium venustum (15,5%)

0,41

9,46

4,02

Sinh cảnh 3

146

Ceratopsyche sp. (24,0%)

Hydropsyche sp. 4 (16,4%)

0,40

3,41

3,28

Trung bình

0,35±0,06

6,9±1,8

3,95±0,37

Theo đó, loài ưu thế ở Sinh cảnh 1 là Ablabesmyia sp. thuộc hộ Chironomidae bộ Hai cánh có số cá thể chiếm 12,7% tổng số cá thể của thu được ở sinh cảnh, loài ưu thế ở sinh cảnh 2 là Caenis cornigera thuộc họ Caenidae bộ Phù du có số cá thể chiếm 25,6% tổng số cá thể thu được ở sinh cảnh và loài ưu thế ở sinh cảnh 3 là Ceratopsyche sp. thuộc họ Hydropsychidae bộ Cánh lông có số cá thể chiếm 24,0% tổng số cá thể của sinh cảnh. Chỉ số ưu thế loài ở sinh cảnh 1 là 0,24 thấp nhất trong số 3 sinh cảnh. Giá trị trung bình của chỉ số loài ưu thế là 0,35±0,06.

Chỉ số phong phú loài Margalef (d) có sự khác biệt khá lớn giữa các sinh cảnh. Cụ thể chỉ số Margalef của sinh cảnh 2 là cao nhất lên đến 9,46, chỉ số Margalef của sinh cảnh 1 là 7,84, sinh cảnh 3 có chỉ số Margalef thấp nhất là 3,41. Như vậy có thể thấy sinh cảnh 1 và sinh cảnh 2 có mức độ phong phú loài cao hơn hẳn so với sinh cảnh 3.

Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H') của cả 3 dạng sinh cảnh đều lớn hơn 3 chứng tỏ mức độ đa dạng loài của cả 3 sinh cảnh là đều ở mức độ tốt. Trong đó sinh cảnh 1 có chỉ số H' cao nhất là 4,54, tiếp đến là sinh cảnh 2 có chỉ số H' là 4,02 và sinh cảnh 3 có chỉ số H' là 3,28. Tương tự như chỉ số d, sinh cảnh 3 cũng có chỉ số H' thấp nhất điều này một lần nữa chứng tỏ rằng sinh cảnh 3 có mức độ đa dạng thấp nhất trong số 3 sinh cảnh.


3.4.4. Đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài giữa 3 dạng sinh cảnh


Chỉ số Jacca – Sorensen được sử dụng để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài giữa 3 dạng sinh cảnh. Cách tính chỉ số tương đồng này dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của một loài ở mỗi sinh cảnh. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 9.
Bảng 9. Chỉ số tương đồng Jacca – Sorensen (%) giữa các dạng sinh cảnh

 

Sinh cảnh 1

Sinh cảnh 2

Sinh cảnh 3

Sinh cảnh 1

 

 

 

Sinh cảnh 2

58,7

 

 

Sinh cảnh 3

43,0

43,1

 

Kết quả phân tích cho thấy chỉ số tương đồng giữa ba dạng sinh cảnh không cao. Chỉ số tương đồng giữa sinh cảnh 1 và sinh cảnh 2 là cao nhất bằng 58,7%, chỉ số tương đồng giữa sinh cảnh 1 và sinh cảnh 3 là thấp nhất bằng 43,0% còn chỉ số tương đồng giữa sinh cảnh 2 và sinh cảnh 3 là 43,1%. Dựa vào chỉ số tương đồng trên ta có sơ đồ thể hiện mối liên quan giữa các điểm thu mẫu ở hình 6.


Chỉ số tương đồng (%)

Sinh cảnh 1

Sinh cảnh 2

Sinh cảnh 3

40

60

80

100


Hình 6. Sơ đồ thể hiện sự tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh


Sinh cảnh 2 gồm các suối chịu tác động của hoạt động du lịch, tuy đã bị cải tạo những vẫn còn một số đặc điểm sinh cảnh tương đồng với các suối tự nhiên như có độ che phủ khác cao, nền đáy đa dạng gồm đá tảng xen lẫn cát sỏi, nhiều mùn bã hữu cơ vì thế mà thành phần loài của sinh cảnh có mức độ tương đồng khá cao so với sinh cảnh 1. Trong khi đó sinh cảnh 3 lại có những đặc điểm khác biệt rõ rệt so với hai dạng sinh cảnh còn lại như độ che phủ rất thấp, nền đáy đồng nhất kém đa dạng đã dẫn tới sự kém đa dạng về loài của sinh cảnh này so với hai sinh cảnh còn lại.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương