“Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”


Thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu



tải về 0.84 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.84 Mb.
#30935
1   2   3   4   5   6   7   8

3.2. Thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu


Kết quả phân tích mẫu vật thu được tại VQG Ba Vì đã xác định được 169 loài thuộc 149 giống, 71 họ của 9 bộ côn trùng nước. Số lượng loài, giống và họ cụ thể của từng bộ được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu

STT

Bộ

Họ

Giống

Loài

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Phù du

9

12,7

25

16,8

34

20,10

2

Cánh úp

4

5,6

10

6,7

13

7,7

3

Cánh lông

15

21,1

28

18,8

31

18,3

4

Chuồn chuồn

11

15,5

19

12,8

20

11,8

5

Cánh cứng

12

16,9

29

19,5

29

17,2

6

Cánh nửa

7

9,9

18

12,1

20

11,8

7

Hai cánh

10

14,1

16

10,7

18

10,7

8

Cánh vảy

2

2,8

3

2,0

3

1,8

9

Cánh rộng

1

1,4

1

0,7

1

0,6

Tổng

71

100

149

100

169

100

Như vậy Phù du là bộ có số loài lớn nhất với 34 loài chiếm 20,1% tổng số loài thu được, có số loài đứng thứ 2 là bộ Cánh lông với 31 loài chiếm 18,3%, bộ Cánh cứng thu được 29 loài chiếm 17,2%, hai bộ Chuồn chuồn và Cánh nửa cùng thu được 20 loài chiếm 11,8%, bộ Cánh úp với 13 loài chiếm 7,7%, bộ Cánh vảy chỉ thu được 3 loài chiếm 1,8% và bộ Cánh rộng chỉ thu được duy nhất 1 loài chiếm 0,6% (Hình 2).



Hình 2: Tỷ lệ số loài theo từng bộ côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu


Như vậy trừ 2 bộ Cánh rộng và Cánh lông chỉ có rất ít loài, các bộ còn lại có số loài chênh lệch không quá lớn, Phù du là bộ chiếm ưu thế nhưng tỷ lệ loài chiếm 20,1% chỉ cao hơn so với bộ Cánh lông là 1,8% và bộ cánh cứng 2,9%.

Khi so sánh kết quả nghiên cứu đa dạng côn trùng nước tại VQG Ba Vì với kết quả nghiên cứu đa dạng côn trùng nước tại VQG Tam Đảo trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2009) [2] có thể thấy côn trùng nước tại khu vực VQG Ba Vì khá phong phú. VQG Tam Đảo và VQG Ba Vì có vị trí địa lý tương đối gần nhau và có nhiều điểm tương đồng về khí hậu, thủy văn tuy nhiên kết quả so sánh thành phần loài giữa 2 VQG (Bảng 3) bên cạnh một số điểm tương đồng cũng có nhiều điểm khác biệt: Tổng số loài thu được tại VQG Ba Vì cao hơn so với VQG Tam Đảo, trong đó hầu hết các bộ côn trùng nước tại khu vực VQG Ba Vì có số loài nhiều hơn so với VQG Tam Đảo trừ bộ Cánh vảy và Cánh rộng có số loài bằng nhau và đặc biệt là số loài của bộ Chuồn chuồn thu được tại VQG Tam Đảo lớn hơn nhiều so với so với ở VQG Ba Vì; bộ chiếm ưu thế ở VQG Ba Vì là Phù du trong khi đó chiếm ưu thế ở VQG Tam Đảo là bộ Chuồn chuồn.


Bảng 3: Số lượng loài côn trùng nước tại VQG Ba Vì và VQG Tam Đảo

STT

Tên bộ

Số loài

VQG Ba Vì

VQG Tam Đảo

1

Phù du

34

28

2

Cánh úp

13

7

3

Cánh lông

31

19

4

Chuồn chuồn

20

32

5

Cánh cứng

29

17

6

Cánh nửa

20

15

7

Hai cánh

18

13

8

Cánh vảy

3

3

9

Cánh rộng

1

1

Tổng

169

135

Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể thành phần loài theo từng bộ côn trùng nước tại VQG Ba Vì.


3.2.1. Thành phần loài của bộ Phù du (Ephemeroptera)


Kết quả nghiên cứu cho thấy Phù du là bộ đa dạng nhất với 34 loài thuộc 25 giống, 11 họ (Bảng 2), chiếm 20,1% tổng số loài thu được tại khu vực nghiên cứu. Có thể thấy rằng thành phần loài Phù du tại khu vực nghiên cứu đa phần là những loài phân bố rộng, phổ biển tại các thủy vực dạng suối miền Bắc Việt Nam. Trong đó, họ Baetidae có số loài nhiều nhất gồm 10 loài; tiếp theo là Heptageniidae 9 loài; Ephemerellidae và Leptophlebiidae cùng có 4 loài; Caenidae và Ephemeridae cùng có 2 loài; các họ Austremerellidae, Polymitarcyidae và Teloganodidae chỉ có 1 loài.

Họ Baetidae: Là họ có số lượng loài lớn nhất với 10 loài thuộc 6 giống. Tuy nhiên, chỉ có 3 loài là Baetiella trispinata, Platybaetis bishopPlatybaetis edmundsi là được mô tả đầy đủ, các loài còn lại mới xác định ở taxon bậc giống. Trong đó, loài Platybaetis bishop lần đầu tiên được ghi nhận ở VQG Ba Vì. Các loài thuộc họ Baetidae phân bố rộng rãi ở nhiều dạng thủy vực và có khả năng chống chịu với môi trường ô nhiễm, chúng được tìm thấy ở hầu hết các điểm thu mẫu.

Họ Heptageniidae: đã thu được 9 loài thuộc 6 giống. Đây là các loài thường phân bố ở thủy vực nước sạch và chảy mạnh. Trong đó, 4 loài Afronurus mnong, Epeorus bifurcatus, Epeorus hieroglyphicusIron martinus lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ côn trùng ở nước VQG Ba Vì.

Họ Leptophlebiidae: đã xác định được 4 loài là Choroterpes trifurcata, Thraulus bishop, Choroterpides major Habrophlebiodes prominens. Hai loài lần đầu tiên ghi nhận tại VQG Ba Vì là Choroterpides major Thraulus bishop.



Họ Ephemerellidae: họ này đã xác định được 4 loài, bao gồm Cincticostella gosei, Serratella albostriata, Serratella sp. 1 và Torleya sp. 2. Tuy nhiên, số lượng cá thể của các loài này thu được đều rất ít. Loài Cincticostella gosei lần đầu tiên được ghi nhận tại VQG Ba Vì.

Họ Caenidae và Họ Ephemeridae mỗi họ tuy chỉ thu được hai loài tuy nhiên đây là hai họ được tìm thấy ở hầu hết các điểm nghiên cứu và có số lượng cá thể thu được tương đối nhiều.

Các họ còn lại là Austremerellidae, Polymitarcyidae và Teloganodidae chỉ xác định được 1 loài. Tuy nhiên nếu như 2 họ Austremerellidae và Polymitarcyidae xuất hiện khá phổ biến ở các điểm nghiên cứu thì họ Teloganodidae chỉ thấy xuất hiện tại 2 điểm là S9 và S15.

Như vậy so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Vịnh (2005) kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 8 loài là Platybaetis bishop, Cincticostella gosei, Afronurus mnong, Epeorus bifurcatus, Epeorus hieroglyphicus, Iron martinus, Choroterpides major Thraulus bishop vào danh lục loài Phù du của VQG Ba Vì.

Khi so sánh thành phần loài của VQG Ba Vì với VQG Tam Đảo thấy có nhiều điểm tương đồng như họ Baetidae và họ Heptageniidae đều là nhưng họ chiếm ưu thế, khi so sánh số lượng họ xác đã được xác định ở VQG Ba Vì nhiều hơn 3 họ là Austremerellidae, Polymitarcyidae và Teloganodidae so với VQG Tam Đảo.

3.2.2. Thành phần loài bộ Chuồn chuồn (Odonata)

Bộ Chuồn chuồn ở VQG Ba Vì khá đa dạng về số lượng họ nhưng lại có rất ít loài và giống. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 20 loài thuộc 18 giống, 7 họ. Trong số các họ thuộc bộ Chuồn chuồn đã phân tích được thì họ Gomphidae chiếm ưu thế nhất về số lượng loài với 6 loài, họ Aeshnidae, Cordulegastridae, Platystictidae và họ Macromiidae thu được 2 loài, các họ còn lại: Corduliidae, Calopterygidae, Chlorocyphidae, Chlorolestidae, Euphaeidae và Libellulidae chỉ có 1 loài. Trong số 20 loài đã được xác định thì chỉ có 3 loài là Matrona basilaris, Epitheca marginata, Drepanosticta sundana được định danh và mô tả đầy đủ, các loài khác mới chỉ xác định được đến taxon bậc giống.

Thiếu trùng của bộ Chuồn chuồn được tìm thấy ở hầu hết các điểm thu mẫu trừ điểm S16. Các điểm S1, S7 là những điểm thu được số lượng loài Chuồn chuồn nhiều nhất, những điểm có số lượng loài Chuồn chuồn phong phú thường thuộc những suối ít chịu tác động của con người. Bên cạnh đó tuy thu được số lượng loài khá phong phú nhưng số lượng cá thể của bộ Chuồn chuồn lại thu được rất ít, nhiều loài chỉ thu được mẫu định tính. Thêm vào đó kích thước mẫu vật Chuồn chuồn thu được ở khu vực nghiên cứu khá nhỏ.

So với VQG Tam Đảo thì số loài Chuồn Chuồn đã được xác định ở VQG Ba Vì kém phong phú hơn nhiều. VQG Tam Đảo đã xác định được 32 loài thuộc 32 giống của 12 họ Chuồn chuồn.


3.2.3. Thành phần loài bộ Cánh úp (Plecoptera)


Kết quả phân tích đã xác định được 13 loài thuộc 10 giống, 4 họ của bộ Cánh úp, trong đó họ Perlidae chiếm ưu thế với 8 loài, họ Leuctridae và Peltoperlidae cùng có 2 loài và cuối cùng là họ Nemouridae chỉ thu được một loài. Họ Perlidae có số loài lớn nhất là 8 loài đồng, những loài thuộc họ này xuất hiện khá phổ biến ở các điểm nghiên cứu. Trong số 8 loài chỉ có 2 loài là Etrocorema nigrogeniculatumTogoperla noncoloris đã được mô tả đầy đủ. Các họ còn lại xuất hiện khá thưa thớt với số lượng cá thể cũng rất ít. Có thể thấy đối với bộ Cánh úp họ Perlidae hoàn toàn chiếm ưu thế về mặt số lượng loài cũng như độ rộng phân bố so với các họ còn lại.

So sánh với ở VQG Tam Đảo, thành phần loài của bộ Cánh úp ở VQG Ba Vì không chỉ phong phú hơn về số loài mà còn có nhiều hơn VQG Tam Đảo một họ là họ Peltoperlidae. Ở cả 2 VQG thì họ Perlidae đều là họ chiếm ưu thế về số loài và cả lượng cá thể.


3.2.4. Thành phần loài bộ Cánh nửa (Hemiptera)


Bộ Cánh nửa tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 20 loài thuộc 18 giống và 7 họ. Trong đó họ Gerridae có số loài lớn nhất với 10 loài, tiếp theo là họ Helotrephidae với 3 loài, các họ Naucoridae và Veliidae thu được 2 loài mỗi loài, các họ Herbridae, Micronetidae, Nepidae chỉ thu được một loài.

Cũng như bộ Cánh cứng, mẫu vật côn trùng của bộ Cánh nửa gồm có cả thiếu trùng và côn trùng trưởng thành. Về phân bố, bộ Cánh nửa xuất hiện khá thưa thớt tại các điểm nghiên cứu, các điểm S5, S6, S9 và S16 không thu được mẫu vật của bộ này. Thêm vào đó số lượng cá thể thu được cũng rất ít, nhiều loài chỉ thu được mẫu định tính.

Mặt dù xác định được nhiều loài hơn so với VQG Tam Đảo tuy nhiên số họ Cánh nửa ở VQG Ba Vì lại ít hơn 2 họ, trong số 7 họ thu được ở VQG Ba Vì thì họ Veliidae không thấy xuất hiện ở VQG Tam Đảo.

3.2.5. Thành phần loài bộ Cánh lông (Trichoptera)


Bộ Cánh lông là bộ có số lượng loài đứng thứ 2 sau bộ Phù du với 31 loài thuộc 28 giống và 15 họ. Trong đó họ Hdropsychidae có số loài nhiều nhất với 7 loài, tiếp đó là họ Leptoceridae với 4 loài, hai họ Odontoceridae và Polycentropodidae cùng thu được 2 loài, các họ Brachycentridae, Sericostomatidae và Uenoidae mỗi họ thu được 2 loài, các họ còn lại chỉ thu được một loài mỗi họ. Tuy nhiên toàn bộ 31 loài thu được đều chưa được mô tả đầy đủ và chỉ mới xác định được ở taxon bậc giống.

Mẫu vật của bộ Cánh úp được tìm thấy ở toàn bộ các điểm nghiên cứu, nhìn chung bộ Cánh úp có phân bố rộng và đồng đều khi số lượng loài ở các điểm thu mẫu không có sự cách biệt quá lớn.

So với VQG Tam Đảo thì bộ Cánh lông ở khu vực VQG Ba Vì phong phú hơn rất nhiều. Họ ưu thế của cả 2 VQG đều là họ Hdropsychidae, toàn bộ loài thu được ở VQG Tam Đảo cũng chưa được định danh đầy đủ

3.2.6. Thành phần loài bộ Cánh cứng (Coleoptera)


Kết quả phân tích đã xác định được 29 loài thuộc 29 giống , 12 họ. Trong đó họ Psephenidae có số loài nhiều nhất với 8 loài, họ Hydrophilidae có 6 loài, họ Gyrinidae có 3 loài, các họ Dryopidae, Dytiscidae và Scirtidae mỗi họ có 2 loài, các họ còn lại chỉ thu được một loài. Trong số 29 loài thu được chỉ có 2 loài thuộc họ Psephenidae là Macroeubria lueiSchinostethus albosulcus đã được mô tả đầy đủ.

Mẫu vật của bộ Cánh cứng bao gồm cả ấu trùng và côn trùng trưởng thành, trong các họ Cánh cứng đã thu được họ Gyrinidae, Dryopidae, Dytiscidae là những họ thu được côn trùng trưởng thành, họ Hydrophilidae thu được cả ấu trùng và côn trùng trưởng thành, các họ còn lại chỉ thu được mẫu ấu trùng.

Côn trùng thuộc bộ Cánh cứng thu được ở hầu hết các điểm nghiên cứu trừ điểm S4 và S16, nhìn chung các loài thuộc bộ Cánh cứng phân bố không đồng đều ở các điểm thu mẫu, các điểm S1, S7, S12 là những điểm thu được số loài lớn nhất thuộc bộ này.

Bộ Cánh cứng là bộ có sự khác biệt rõ rệt nhất khi so sánh giữa VQG Ba Vì và VQG Tam Đảo, số loài thu được ở VQG Ba Vì là 29 nghĩa là gần bằng 2 lần số loài thu được ở VQG Tam Đảo (17 loài). Nếu như ở VQG Tam Đảo họ chiếm ưu thế là Elmidae với 7 loài thì ở VQG Ba Vì họ Elmidae chỉ thu được 1 loài trong khi họ ưu thế ở đây là Psephenidae với 8 loài.


3.2.7. Thành phần loài bộ Hai cánh (Diptera)


Kết quả nghiên cứu đã xác định được 18 loài thuộc 16 giống, 10 họ của Hai cánh. Trong đó họ Chironomidae chiếm ưu thế với 4 loài, tiếp đến là họ Tipulidae với 3 loài, các họ Athericidae, Ceratopogonidae và Simulidae mỗi họ thu được 2 loài, các họ còn lại: Blephariceridae, Dolichopolidae, Empididae, Pelecorhynchidae, Tabanidae chỉ thu được một loài. Trong số 18 loài thu được thì chỉ có một loài đã được định danh đầy đủ là Simulium venustum.

Có thể thấy được sự phân bố của các họ thuộc bộ côn trùng bộ Hai cánh là không đồng đều giữa các điểm nghiên cứu, các họ Tipulidae và Chironomidae xuất hiện ở hầu hết các điểm nghiên cứu đồng thời, bên cạnh đó có những họ như Dolichopolidae, Blephariceridae, Empididae, Pelecorhynchidae chỉ thu được mẫu ở một điểm nghiên cứu.

Số lượng loài và họ Hai cánh đã được xác định ở VQG Tam Đảo đều ít hơn so với VQG Ba Vì, ở cả hai VQG họ Tipulidae đều là họ chiếm ưu thế.

3.2.8. Thành phần loài bộ Cánh vảy (Lepidoptera)


Kết quả nghiên cứu mẫu vật bộ Cánh vảy đã xác định được 3 loài thuộc 3 giống của 2 họ: họ Pyralidae thu được 2 loài là Elophila sp. và Parapoynx sp.; họ Crambidae thu được 1 loài là Ostrinia sp. Trong đó họ Pyralidae xuất hiện ở 2 điểm nghiên cứu là S4 và S10 còn họ Crambidae chỉ thu được mẫu ở điểm S16. Một điểm đặc biệt là mẫu côn trùng thuộc bộ Cánh vảy đã thu được đều là côn trùng ở giai đoạn nhộng.

Trong số 3 loài thu được thì có 2 loài cũng được xác định ở VQG Tam Đảo, còn loài Ostrinia sp. chỉ xuất hiện ở VQG Ba Vì .


3.2.9. Thành phần loài bộ Cánh rộng (Megaloptera)


Cánh rộng là bộ thu được số lượng loài ít nhất chỉ với một loài là Neochauliodes sp. thuộc họ Corydalidae. Tuy chỉ có một loài xong đây là loài có phân bố khá rộng khi được tìm thấy ở 8 điểm nghiên cứu và thường xuất hiện ở nơi nước chảy mạnh. Về số lượng cá thể, bộ Cánh rộng hầu như không thu được mẫu định tính vì vậy số lượng cá thể thu được thuộc bộ này cũng ít nhất.

Bộ Cánh rộng cũng ở VQG Tam Đảo cũng chỉ thu được 1 loài là Protohermes sp., loài này cũng thuộc họ Corydalidae.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương