“Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”


Điều kiện tự nhiên và đa dạng sinh học VQG Ba Vì



tải về 0.84 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.84 Mb.
#30935
1   2   3   4   5   6   7   8

1.3. Điều kiện tự nhiên và đa dạng sinh học VQG Ba Vì

1.3.1. Điều kiện tự nhiên của VQG Ba Vì


Vị trí địa lý

Vị trí: VQG Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, cách Thủ đô 50 km về phía tây theo trục đường Láng-Hòa Lạc, qua Thị xã Sơn Tây. Hệ thống giao thông đi lại thuận tiện.

Tọa độ địa lý: Từ 20o 55' - 21o07' vĩ độ Bắc.

Từ 105o18' – 105o30' Kinh độ Đông.

Tổng diện tích tự nhiên: 10.782,7 ha.

Địa hình

Ba vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi núi trung du tiếp giáp với vùng bán sơn địa. Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp, nổi lên rõ nét là các đỉnh như: Đỉnh Vua cao 1296m, Đỉnh Tản Viên cao 1227m, Đỉnh Ngọc Hoa cao 1131m, Đỉnh Viên Nam cao 1012m. Địa hình bị chia cắt bởi những khe và thung lũng sông suối hẹp.

Hướng của cả hai khối núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao của hai khối núi giảm dần ra xa xung quanh tạo nên một số bậc địa hình đặc trưng với các đỉnh, dải đồi lượn sóng nối liền khối núi với nhau.

Sườn của hai khối núi Ba Vì và Viên Nam có dạng bất đối xứng, sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Hướng dốc chính thoải dần theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, độ dốc bình quân trên 25o. Nhiều nơi có độ dốc lớn > 35o [90].





Địa chất

Nền địa chất khu vực có phân vị địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi Proterozoi, có thể tổng hợp theo các nhóm đá điển hình sau:

- Nhóm đá macma kiềm và trung tính: điển hình có đá Diorit, poocphiarit tương đối mềm. Nhóm đá này khi đã phong hóa cho mẫu chất tương đối mịn và tương đối giàu dinh dưỡng.

- Nhóm đá trầm tích: Cát kêt, phiến thạch sét, cuội kết hình thành từ đá gốc macma kiềm và trung tính. Nhóm đá này khi phong hóa khá triệt để tạo thành loại đất khá màu mỡ.

- Nhóm đá biến chất phân bố thành dải từ khu vực Đá Chông đến Ngòi Lát, chiếm gần toàn bộ diện tích sườn phía Đông và khu vực Đồng Vọng, xóm Sảng. Thành phần chính của nhóm này gồm đá Diệp thạch kết tinh, đá Gnai, Diệp thạch xerit lẫn các lớp quaczit.

- Nhóm đá vôi phân bố khu vực núi Chẹ, xóm Mít, suối Ma, xóm Quýt.

- Nhóm đá trầm tích phun trào nằm rải rác trong vùng.

Với thành phần đá mẹ phong phú và đa dạng đã hình thành nên nhiều loại đất khác nhau:

- Đất Feralit mùn vàng nhạt: Phân bố ở độ cao trên 700m, phát triển trên đá macma kiềm và trung tính. Đất có màu vàng nhạt, tầng mùn khá dày, tầng đất mỏng đến trung bình. Quá trình Feralit kém điển hình đồng thời quá trình mùn hóa tương đối mạnh.

- Đất Feralit đỏ vàng: Phân bố ở độ cao dưới 700m, phát triển trên đá macma kiêm, trung tính và nhiều loại đá khác. Đất có màu vàng, đỏ, nâu, màu sắc tương đối rực rỡ, tầng mùn mỏng. Đất ở đây có khả năng phù hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp.

- Tổ hợp đất thung lũng gồm nhiều đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ tích, sản phẩm hỗn hợp. Đất có tầng dày, màu vàng sẫm, đất có sự phân lớp và thành phần cơ giới khác nhau, phù hợp với canh tác nông nghiệp [90].


Khí hậu thủy văn

Khí hậu: Khu vực Ba Vì có nhiệt độ trunh bình năm là 23,4oC. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm là 20,6oC; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16oC. Lượng mưa trung bình 2500mm/năm, lương mưa phân bố không đều trong năm tập chung vào các tháng 7, 8. Độ ẩm không khí vào khoảng 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 1, 12.

Thủy văn và tài nguyên nước: Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn Núi Ba Vì và Núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Mật độ 1,2-2km/ 1km2. Các suối này thường gây lũ vào mùa mưa. Vào mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối chính trong khu vực gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, ngòi Lạt, suối Yên cư, suối Bơn, suối Quanh, suối Cầu Rổng, suối Đô, Chằm Me, Chằm Sỏi.

Sông Đà chảy ở phía Nam núi Ba Vì, sông rộng cùng hệ thống suối khá dày như: suối Ổi, suối Ca, suối Mít, suối Ba Gò, suối Xoan, suối Yên Cư, suối Củi… thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Bên cạnh còn có các hồ chứa nước nhân tạo như Hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô-Ngải Sơn, hồ Cóc Cua… Nguồn nước ngầm trong khu vực tương đối dồi dào, ở phía sườn Đông cũng dồi dào hơn bên sườn Tây do lượng mưa lớn hơn và địa hình đỡ dốc hơn.


1.3.2. Đa dạng sinh học VQG Ba Vì


Hệ thực vật VQG Ba Vì

Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay VQG Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài.

Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật bản địa của Việt Nam - Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độ cao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn . Đáng chú ý là ở đây đã có tới 5 chi 5 loài thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), 6 loài thuộc họ Chè (Theacae), 3 chi  19 loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) nhiều hơn số chi cùng họ ở VQG Cúc Phương (Nơi có diện tích lớn gấp 10 lần. Ngược lại số chi có loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu (Dipterocapaceae) lại tồn tại tương đối ít ở vùng cao Ba Vì.

Nhiều loài phân bố phổ biến ở đây như : Giổi Nhung (Michelia faveolata), Giổi lá bạc (Michelia cavalcria), các loài họ Đỗ Quyên (Ericaceae), chè thơm (Annesla fragrans), Hoa tiên (Asarum maximum), Mắc niễng bạc (Eberbardtia aurata), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia) Dẻ đấu nứt (Castanopsis fissa), Chẹo lông (Engelbardtia spicata)... Thực vật đặc hữu Ba Vì có 8 loài :    Mua Ba Vì (Allomorphia baviensis), Thu hải đường Ba Vì  (Begonia  baviensis), Xương cá Ba Vì (Tabernaemontana baviensis)   Cau rừng Ba Vì (Pinanga baviensis), Lưỡi vàng làng cò (Lasianthus langkokensis)    Sặt Ba Vì (Fargesia baviensis), Mỡ Ba Vì (Maglolia baviensis), Cói túi Ba Vì (Carex  bavicola) [90].



Hệ động vật VQG Ba Vì 

Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có xương sống ở VQG Ba Vì  thống kê được 342 loài. Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66 loài ĐVR quí hiếm.  Nhóm động vật quyhiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn  là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beo lửa (Felis temmincki), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis), Sóc bay (Petaurista  petaurista)… Gà lụi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis)... Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch (Chaparana delacouri) [90].



Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa ); Cà cuống (Lethocerus indicus); Bướm khế (Attacus atlas); Ngài mặt trăng (Actias selene ningpoana); Bướm rồng đuôi trắng (Lamproptera curius ); Bướm phượng Hêlen (Troides helena), Bướm đuôi kiếm  (Graphium antiphates). Hệ côn trùng ở Vườn đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và làm nổi trội giá trị thiên nhiên của Vườn [90].

Tuy nhiên trong số những loài côn trùng đã kể trên chủ yếu là côn trùng cạn, những nghiên cứu về côn trùng nước ở khu vực VQG Ba Vì còn rất ít, trong đó có nghiên cứu về thành phần loài phù dù của Nguyễn Văn Vịnh (2005) đã xác định được 27 loài thuộc 22 giống và 9 họ thuộc bộ Phù du (Ephemeroptera) [10].


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương