ĐẢng cộng sản việt nam lịch sử §¶ng bé Vµ nh¢n d¢n x· T¢n hång 1930 2010


Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965)



tải về 2.06 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.06 Mb.
#17403
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3. Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965).

Sau 3 năm cải tạo quan hệ sản xuất, Tân Hồng đã có bước tiến mạnh mẽ: từ nền kinh tế cá thể sang nền kinh tế tập thể HTX xã hội chủ nghĩa. Các mặt kinh tế, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Tuy vậy do quan hệ sản xuất mới được xác lập, trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ còn yếu, nhận thức của nhân dân còn thấp, sản xuất nông nghiệp độc canh, công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Tháng 9/1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp ở tại Thủ đô Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là “nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước”. Đại hội đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) nhằm mục tiêu phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, quán triệt nghị quyết đại hội tỉnh đảng bộ Hải Dương lần thứ IV, Đại hội huyện Đảng bộ Bình Giang (3-1961) đã nêu nhiệm vụ cụ thể về phát triển nông nghiệp là: “Tăng cường củng cố phong trào hợp tác hóa về tư tưởng tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ và chính sách đẩy mạnh sản xuất về mọi mặt, tập trung vào 5 mục tiêu chính: lúa, mầu, cây, cá, lợn. Thực hiện cây trồng xen canh gối vụ, phát triển kinh doanh ngành nghề làm tăng thu nhập cho HTX, xã viên. Đẩy mạnh giáo dục tinh thần làm chủ, cần kiệm xây dựng HTX, ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Đưa từ 50% - 60% HTX nông nghiệp lên cấp cao, đảm bảo 80% số hộ xã viên thu nhập tăng hơn trước, có cán bộ lãnh đạo, quản lý HTX tốt. Tăng cường chất lượng 3 khoán. Đào tạo cán bộ chuyên môn, kỹ thuật cho HTX.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội III và nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện, chi bộ xã đã tổ chức triển khai nhiệm vụ tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Tiếp tục củng cố các hợp tác xã nông nghiệp, từng bước đưa lên hợp tác xã bậc cao, đẩy mạnh sản xuất, ổn định cải thiện đời sống xã viên.

Phát triển kinh tế nông nghiệp phá thế độc canh, mở rộng diện tích trồng mầu, thả cá, chăn nuôi lợn, phát triển các nghề phụ, cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao năng suất lao động...

Củng cố nâng cao chất lượng hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng.

Tích cực xây dựng đời sống văn hoá, duy trì phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng, chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đồng thời làm tốt công tác phát triển Đảng.

Để tăng cường sự lãnh đạo của đảng chi bộ đã coi trọng việc bồi dưỡng, giáo dục đảng viên thực hiện nghị quyết của bộ chính trị về đợt chỉnh huấn mùa xuân năm 1961, Chi bộ đã tổ chức học tập và quán triệt sâu sắc trong nội bộ đảng và các tổ chức quần chúng nhằm giáo dục cho toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò tiền phong lãnh đạo cách mạng của Đảng, củng cố hợp tác xã. Phát động phong trào sản xuất nông nghiệp, gây một khí thế cách mạng sôi nổi, mạnh mẽ khắp các thôn, xóm. Tạo ra sự chuyển biến mới về nhận thức cho cấp ủy, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Giáo dục quan điểm cần kiệm xây dựng nước nhà. Đồng thời chống tư tưởng tư sản, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, tiếp tục xóa bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến và tư tưởng sai lầm khác, kiên quyết phản đối chủ nghĩa cá nhân, chống tham ô, lãng phí, tác phong quan liêu mệnh lệnh, thái độ bảo thủ rụt rè.

Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Đảng chủ trương phát động phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm vượt qua kế hoạch nhà nước năm 1961 và kế hoạch năm năm lần I (1961-1965). Với nhiều hình thức phong phú như “cờ ba nhất” trong quân đội; “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, “Sóng duyên Hải” trong công nghiệp, “Trống Bắc Lý” trong ngành giáo dục.

Hưởng ứng các phong trào trên, Chi bộ đảng xã đã phát động thi đua bằng chiến dịch “Đông Xuân Thiên Lý Mã” mở đầu cho kế hoạch 5 năm. Trong đợt học tập “Thi đua với HTX Đại Phong” xã phát động đợt hoạt động mạnh “5 ngày nổi gió Đại Phong” (Từ 23-27 tháng 4 năm 1961).

Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, chi bộ đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, quy mô HTX được mở rộng. Từ 6 HTX, nay sát nhập làm 2 HTX. Các HTX Tân Trung, Tân Long, Tân Thành, Tân Tiến hợp nhất với nhau lấy tên là HTX Mộ Trạch, do đồng chí Vũ Đăng Phan làm chủ nhiệm. Các HTX My Cầu, Tuyển Cử, Trạch Xá hợp nhất với nhau lấy tên là HTX nông nghiệp Tân Phong do đồng chí Lê Văn Cảnh làm chủ nhiệm. Cả hai HTX đều lên bậc cao. Quy mô HTX được mở rộng, Ban quản lý, ban kiểm soát và các ngành nghề khác được tổ chức lại gọn nhẹ có chất lượng hơn. Cả xã có 21 đội sản xuất cơ bản. Ruộng đất của HTX là 1620 mẫu (chiêm 850 mẫu, mùa 1350 mẫu, trâu bò 160 con, 860 lao động). Như vậy đến cuối năm 1961 xã Tân Hồng đã căn bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp với 97% số hộ nông dân trong xã.

Quá trình củng cố và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới đã mở đường cho sức sản xuất phát triển. Các HTX phát động phong trào phấn đấu giành 3 mục tiêu 5 cao điểm trong nông nghiệp và mạnh dạn áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào đồng ruộng. Đặc biệt chú trọng về giống, thủy lợi, phân bón, đưa các loại giống lúa mới vào đồng ruộng. Ở mỗi HTX thành lập một đội kỹ thuật với nhiệm vụ nhân giống mới và làm ruộng cao sản và làm bèo dâu. Một số giống lúa mới được đưa vào đồng ruộng như: quảng trường lùn, nếp Lương Đình Của, nông nghiệp 8 và một vài giống lúa khác. Dành từ 7 đến 10 mẫu để chuyên làm giống.

Nguồn phân bón để tăng năng suất cây trồng cũng được các HTX coi trọng. Ngoài lượng phân chuồng các HTX còn tận dụng các nguồn phân xanh, bèo dâu... Mỗi HTX tổ chức một đội chuyên nghiệp làm bèo dâu, nhờ vậy diện tích ương thả bèo dâu ngày một mở rộng. Mỗi HTX đã làm được hàng ngàn tấn phân được chế biến tại các nhà ủ, đảm bảo bán cho mỗi hộ từ 200 đến 300 kg. Đó là chưa kể lượng bèo dâu đã được phủ kín từ 30-50% diện tích lúa xuân. Ngoài ra các HTX còn áp dụng cấy chăng dây thẳng hàng, cấy dày vừa phải, gieo vãi, dùng cào cỏ 64A, cào cỏ Nghệ An,... Công tác quản lý ngày công, vật tư, công điểm bước đầu có tiến bộ.

Công tác thuỷ lợi được đẩy mạnh. Các HTX tích cực nạo vét kênh mương, khoanh vùng chống úng. Các đội chuyên trách thủy lợi của HTX được thành lập. Phong trào kiến thiết đồng ruộng được phát động. Các HTX đã phá hết bờ tiểu nông để đắp bờ lô, bờ thửa vung vức như bàn cờ. Hệ thống bờ vùng, bờ lô, bờ thửa, mương nổi, máng chìm được hình thành từng bước. Nhân dân toàn xã đã đào đắp được hàng chục cây số đường vũng, bờ vùng với hàng nghìn mét khối bùn đất, hết hàng trăm ngàn ngày công. Qua đó diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lúa và tổng sản lượng lương thực ngày càng tăng. Năng suất lúa chiêm trước đây chỉ đạt 40-50 kg/sào nay đã lên 55-60 kg/sào; lúa mùa trước đây chỉ đạt 50-60 kg/sào nay đã đạt 60-70 kg/sào.

Nhằm phát triển nông nghiệp “Toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc” đầu năm 1962 đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bình Giang lần thứ 10 đã đề ra một số giải pháp tích cực:

- Lấy thâm canh tăng năng suất đi đôi với tăng vụ là chính đồng thời mở rộng diện tích khai hoang.

- Lấy cây lúa là chính nhưng đồng thời phải coi trọng các cây có chất bột, hoa mầu và cây công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi.

Song song với đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, đồng thời phải coi trọng phát triển các mặt: công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa-xã hội, giáo dục, y tế và lực lượng quân sự...

Một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành của chi bộ Đảng xã Tân Hồng, cuối năm 1962 Huyện ủy Bình Giang có quyết định cho Tân Hồng được thành lập Đảng bộ. Ngày 25/8/1962, Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất khai mạc. Dự đại hội có 60 đảng viên, Đại hội đánh giá đúng kết quả, kiểm điểm những thiếu sót, rút ra nguyên nhân thành công và chưa thành công trong gần 2 năm 1961-1962. Dựa vào phương hướng, nhiệm vụ của Đại hội huyện Đảng bộ Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ 3 năm còn lại của kế hoạch 5 năm và nhiệm vụ,biện pháp thực hiện của những tháng còn lại cuối năm 1962. Nghị quyết nói rõ: trong những năm tới phải củng cố, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Kết hợp củng cố HTX với công tác thủy lợi và áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất cho HTX, lấy sản xuất lương thực là trọng tâm. Ngoài cây lúa phải phát triển cây màu như: khoai lang, khoai tây, lạc đỗ,... Đẩy mạnh chăn nuôi đại và tiểu gia súc. Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích, tăng năng suất và sản lượng hàng năm. Bảo đảm đầy đủ thuế, lương thực và thực phẩm cho nhà nước. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu đến cuối kế hoạch 5 năm, mỗi đầu người phải có từ 90-100 kg lương thực.

Đại hội lần thứ I năm 1962 đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ mới gồm 7 đồng chí, do đồng chí Vũ Xuân Khương làm bí thư đảng uỷ, đồng chí Vũ Xuân Cơ được bầu làm phó bí thư đảng uỷ- Chủ tịch UBHC xã. Tháng 8 năm 1963 đồng chí Vũ Xuân Cơ làm bí thư đảng uỷ xã, đồng chí Lê Văn Cảnh làm phó bí thư - trưởng ban tuyên huấn đảng uỷ, đồng chí Vũ Đình Tiệp uỷ viên thường vụ - Chủ tịch UBHC xã.

Để thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội, Đảng bộ đã lãnh đạo đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lý HTX (tháng 4-1963) vòng 1. Qua cải tiến vòng 1, các HTX đã xác định được rõ phương hướng sản xuất, tinh thần lao động và làm chủ của xã viên. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ cũng được nâng lên. Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX đã được xây dựng, củng cố. Việc chi tiêu, phân phối rõ ràng. Xã viên phấn khởi yên tâm sản xuất. Hai vụ chiêm, mùa năm 1962-1963 thu hoạch khá.

Bước vào vụ chiêm năm 1964-1965, theo sự chỉ đạo của trên, xã đã phát động một chiến dịch kiến thiết đồng ruộng xây dựng và hoàn chỉnh tiếp các bờ lô, bờ thửa, bờ vùng và hệ thống kênh mương, nối liền với dòng kênh cấp 1 từ trạm bơm cầu Sộp – Bình Cách, giải quyết nước tưới cho đồng ruộng. Đầu năm 1962 mương máng và các bờ vùng, bờ thửa toàn xã hoàn chỉnh. Chỉ tính riêng đông xuân 1964-1965 toàn xã đã đào đắp trên 50.000 m3 đất. bình quân đầu người làm 15 m3. Đó là chưa kể dân công đi làm các công trình của huyện, của tỉnh và công trình Bắc-Hưng-Hải.

Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch tại Hội nghị chính trị đặc biệt (tháng 3-1964): “Mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, hòa nhịp với chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, nhân dân Tân Hồng đã vươn lên để làm tròn trách nhiệm của hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam anh hùng.

Với khí thế sôi động của quần chúng, sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của mỗi cán bộ, đảng viên, đến cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, diện tích cấy bằng máy đạt từ 60-70%. Hơn 80% diện tích được tưới tiêu bằng máy. Một số diện tích được tưới bằng nước tự chảy do hệ thống Bắc-Hưng-Hải cung cấp. Cơ sở vật chất được tiếp tục xây dựng, củng cố. Hai HTX đã có 5 sân kho ở các thôn với diện tích 01 mẫu, 8 sào, 25 gian nhà kho với diện tích sử dụng trên 200 m2; 76 gian chuồng trại với diện tích sử dụng trên 900m2. Ngoài ra còn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng khác.

Ngoài diện tích cây lúa, cây màu hàng năm cũng đều tăng. Đặc biệt là cây khoai lang được đưa vào sản xuất đại trà ở chân đường mạ mùa với diện tích mỗi năm hàng trăm mẫu. Đời sống nhân dân từng bước được nâng dần lên.



Năm

Diện tích

Năng suất/năm

Tổng sản lượng

1961

1962


1963

1964


1965

2432m cả năm

2200 m cả năm

2334 m cả năm

2400 m cả năm

2513 m cả năm


600 kg/mẫu

550 kg/mẫu

650 kg/mẫu

730 kg/mẫu

750 kg/mẫu


1459 tấn

1210 tấn


1416 tấn

1752 tấn


1884 tấn


tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương