ĐẢng cộng sản việt nam lịch sử §¶ng bé Vµ nh¢n d¢n x· T¢n hång 1930 2010


Chương hai C¸CH M¹NG TH¸NG T¸M THµNH C¤NG, X¢Y DùNG B¶O VÖ CHÝNH QUYÒN Vµ CHÕ §é MíI I. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 THÀNH CÔNG



tải về 2.06 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.06 Mb.
#17403
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Chương hai
C¸CH M¹NG TH¸NG T¸M THµNH C¤NG,

X¢Y DùNG B¶O VÖ CHÝNH QUYÒN Vµ CHÕ §é MíI


I. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 THÀNH CÔNG.

Sau ngày Đảng cộng sản Đông Dương ra đời (3-2-1930) nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân đã nổ ra liên tiếp trên cả nước, đỉnh cao là cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh… Hoà cùng phong trào chung, phong trào đấu tranh của nhân dân ở một số nơi trong tỉnh, trong huyện đòi dân chủ và chống sưu cao thế nặng cũng đã nổ ra. Điển hình là cuộc đấu tranh của nông dân Bình Đê giết tên địa chủ gian ác Ký Tước, đã có ảnh hưởng nhất định tới tinh thần đấu tranh nhân dân trong tổng Tuyển Cử.

Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ở Đông Dương, bọn thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Chúng ra sức vơ người vét của để phục vụ cho chiến tranh ở Chính quốc. Năm 1940 phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, chúng cấu kết với thực dân Pháp thống trị nước ta. Thực dân Pháp, phát xít Nhật càng ra sức đàn áp phong trào cách mạng, và có nhiều chính sách bóc lột hết sức nặng nề, đẩy nhân dân ta đến một thảm hoạ vô cùng đau đớn.

Trước nguy cơ phát xít, nguy cơ chiến tranh, Đảng chủ trương chĩa mũi nhọn vào kẻ thù dân tộc lúc đó là chủ nghĩa đế quốc phát xít. Hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) xác định rõ : Cách mạng Việt Nam trước mắt là giải phóng dân tộc. Các lực lượng cách mạng tập trung mũi nhọn vào bọn phát xít xâm lược Nhật và bè lũ thực dân Pháp. Mặt trận Việt Minh ra đời, đã thu hút mọi lực lượng xung quanh mặt trận. Tiếp sau là các hội cứu quốc được thành lập và hoạt động mạnh mẽ, nhất là các tỉnh phía Bắc (Cao, Bắc, Lạng, Hà, Tuyên, Thái).

Từ cuối năm 1944, phát xít Nhật bị thất bại liên tiếp và có nguy cơ bị tiêu diệt. Mâu thuẫn giữa phát xít Nhật và thực dân Pháp ở Đông Dương ngày càng trở nên gay gắt.

Đêm ngày 9-3-1945, Nhật làm đảo chính, hất thực dân Pháp độc chiếm Đông Dương. Nắm thời cơ Đảng ta ra Chỉ thị "Nhật - Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta". Từ sau những ngày này cơ sở quần chúng và tổ chức Việt Minh được xây dựng và phát triển ở Bình Giang, tập trung là các nơi: Vĩnh Tuy, Nhân Kiệt, thị trấn Kẻ Sặt.

Khoảng trung tuần tháng 3-1945 đồng chí Nguyễn Văn Kha được xứ uỷ cử về giúp đỡ phong trào cách mạng tỉnh Hải Dương. Ít lâu sau đồng chí đã về liên lạc với đồng chí Vũ Huy Hiệu - Một cán bộ cách mạng đang làm nhiệm vụ xây dựng phong trào huyện Bình Giang. Đầu tháng 4-1945, cấp trên cử đồng chí Trần Đức Thịnh Xứ uỷ về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh. Hội nghị cán bộ cốt cán của tỉnh được triệu tập tại Đông thôn (Thanh Tùng, Thanh Miện) để học tập Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta của ban Thường vụ Trung ương Đảng. Dựa theo tinh thần chỉ thị trên, căn cứ vào tình hình cụ thể địa phương hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể.

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng trong nhân dân. Kiên quyết chống lại những luận điệu tuyên truyền lừa bịp của bọn thân Nhật, đảng phái phản động và ảnh hưởng của chúng.

2. Tích cực hơn nữa trong việc liên lạc với các “Tù chính trị phạm”, những cơ sở cách mạng cũ, những người yêu nước trong tỉnh để đưa vào mặt trận Việt Minh, nhằm thống nhất lãnh đạo, thống nhất hành động.

3. Ra sức vận động quần chúng đấu tranh phá các kho thóc, chống thuế, chống mua thóc tạ của địch để cứu đói. Thông qua các hình thức đấu tranh trên mà phát động tư tưởng , tập dượt cho quần chúng, tổ chức Việt Minh, tiến hành xây dựng các đội tự vệ, mua sắm vũ khí…

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, phong trào cách mạng ở Bình Giang nhanh chóng được xây dựng và phát triển. Khoảng tháng 4-1945 đồng chí Vũ Huy Hiệu - tỉnh uỷ viên phụ trách phong trào hai huyện là: Cẩm Giàng và Bình Giang - cùng với một số cán bộ được cử về xây dựng phong trào cách mạng trong xã. Đồng chí Vũ Huy Hiệu đã xây dựng tổ chức Việt Minh tại thôn Trạch Xá; đồng chí Hoàng Tâm (tức Vũ Dương Ái) về tổ chức Việt Minh tại thôn Mộ Trạch, Trạch Xá, Tuyển Cử, và My Cầu. Đồng chí Vũ Huy Ngạn về xây dựng tổ chức Việt Minh tại thôn Mộ Trạch. Được tuyên truyền giáo dục của cán bộ cấp trên, một số người có xu hướng tiến bộ đã được giác ngộ, tham gia vào tổ chức Việt Minh. Tháng 6 năm 1945 hầu hết 4 thôn trong xã đều có tổ chức Việt Minh bí mật. Nhóm Việt Minh bí mật thôn Mộ Trạch gồm có Vũ Huy Ngạc, Vũ Xuân Năm, Vũ Xuân Hựu, Vũ Đăng Khánh, Vũ Huy Tế, Vũ Đăng Vân. Thôn Trạch Xá gồm có: Vũ Thiên Văn, Vũ Đình Tiển, Dương Quang Huy, Vũ Đình Sầm, thôn Tuyển Cử gồm có: Vũ Nhật Ái, Vũ Đình Hộ, Vũ Đình Bảo. Thôn My Cầu có: Vũ Văn Trịnh. (trước cách mạng tháng Tám 1945, xã Tân Hồng đã có 16 đồng chí đứng đầu các tổ chức quần chúng cách mạng thôn, xã).

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ Đảng, các tổ chức Việt Minh được thành lập. Từ đây phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương đã có phương hướng hoạt động rõ ràng, cụ thể. Các nhóm Việt Minh bí mật đã tuyên truyền đường lối, chính sách của mặt trận Việt Minh để giác ngộ quần chúng đấu tranh và hạn chế đến mức thấp nhất những hành động tàn bạo của bọn địa chủ, hương lý, cường hào. Truyền đơn, áp phích được dán ở những nơi đông người qua lại, nói rõ chủ trương của mặt trận Việt Minh, vạch âm mưu tội ác của phát xít Nhật, kêu gọi toàn dân ủng hộ Việt Minh đấu tranh kháng Nhật, giành chính quyền cách mạng. Đồng thời tổ chức một buổi diễn thuyết tại gốc đa quán Hạ ngoài (do đồng chí Vũ Huy Ngạn diễn thuyết). Tại cuộc nói chuyện này nhân dân trong xã đã hiểu về chủ trương của Việt Minh, ca ngợi Việt Minh và nhiệt liệt hưởng ứng. Thời gian này thanh thế của mặt trận Việt Minh đang lan rộng khắp nơi trong huyện, ngày càng sôi nổi và trở thành phong trào kháng Nhật cứu nước.

Tháng 5-1945, đồng chí Vũ Huy Hiệu đã tổ chức cuộc họp đại diện cho các tổ chức Việt Minh các xã tại thôn Lý Đỏ xã Tân Việt, để quán triệt tinh thần nghị quyết hội nghị ban cán sự Việt Minh tỉnh (họp tại ấp Hội Xuyên – Gia Lộc) bàn nhiệm vụ cụ thể cho những hoạt động trước mắt và cử ban cán sự Việt Minh huyện do đồng chí Vũ Duy Hiệu phụ trách. Từ đây phong trào cách mạng đã thống nhất lực lượng Việt Minh trong toàn huyện và đẩy mạnh mọi hoạt động lên một bước. Tinh thần và nội dung của hội nghị tại Lý Đỏ đã tạo ra một sự chuyển biến mới của phong trào. Trong điều kiện mới có nhiều thuận lợi đó là các nhóm Việt Minh đã tập hợp quần chúng để tuyên truyền giác ngộ họ. Dựa vào hình thức tổ chức hợp pháp đã tổ chức luyện tập võ gậy rất sôi nổi. Nhiều thanh niên, phụ nữ hăng hái tham gia. Đồng thời vận động nhân dân đấu tranh chống thu thuế vụ hạ, chống thu mua thóc tạ, thóc liên đoàn. Từ đây khí thế cách mạng của quần chúng càng dấy lên mạnh mẽ.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ về việc “Tích cực diệt trừ những tên tay sai đắc lực thân Nhật”, Ban cán sự Việt Minh huyện Bình Giang đã chỉ đạo lực lượng tự vệ một số nơi thành lập đội “ danh dự” (đội trừ gian). Cuối tháng 6 đầu tháng 7- 1945 cùng với những hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ của mặt trận Việt Minh, thì đội trừ gian ở các nơi trong huyện cũng đã tổ chức trừ diệt những tên đảng phái (Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt) phản động, bắt và cảnh cáo một số tên khác tại nhiều thôn, xã như: Hội Ãp, Bá Túc ở xã Vĩnh Tuy, Bá Du ở xã Hồng Khê, Mai Quốc Phong ở Kẻ Sặt ... Việc tiêu diệt những tên Việt gian phản động ở nhiều địa điểm trong huyện đã làm chấn động bọn quan lại, địa chủ ở các thôn trong xã. Bọn hào lý đã hoang mang càng run sợ. Nhân dân càng thêm phấn khởi, hăng hái tham gia phong trào cách mạng.

Song song với việc diệt trừ những tên tay sai, đảng phái phản động, thực hiện nghị quyết của Ban cán sự Việt Minh huyện, tự vệ và Việt Minh các thôn trong xã đã tịch thu khẩu súng bắn chim của Bạ Nhiễm (Mộ Trạch). Với thắng lợi giành được đã động viên cổ vũ và lôi cuốn hàng trăm người ra nhập các đoàn thể cách mạng. Một số tên tổng lý không dám ra khỏi cổng. Có thể nói trong những ngày tháng 7 năm 1945, cao trào cách mạng đã làm tê liệt bộ máy chính quyền tay sai từ huyện xuống các tổng, xã.

Tình hình trong nước cũng như phong trào toàn tỉnh, toàn huyện đang lên mạnh mẽ có tác động lớn và thôi thúc phong trào cách mạng trong xã tiến lên một cách mãnh liệt hơn. Mọi công việc chuẩn bị cho việc giành chính quyền được thực hiện khẩn trương hơn bao giờ hết.

Ngày 12-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức Việt Minh tự vệ xã Tân Hồng cùng Việt Minh, tự vệ Vĩnh Tuy, thị trấn Kẻ Sặt và một số địa phương khác vào huyện đường tước vũ khí. Sau khi ta giải thích chính sách của mặt trận Việt Minh, vợ chồng Tri huyện Hà Trường Thịnh xin hứa hẹn không có hành động gì và sẵn sàng nộp vũ khí cho cách mạng.

Tháng 8-1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Chỉ trong vòng một tuần lễ Hồng quân Liên Xô đã đánh tan một triệu quân tinh nhuệ của Nhật tại Mãn Châu Trung Quốc, buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.

Tin đế quốc phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện truyền đi rất nhanh. Giờ hành động đã đến, thấm nhuần chỉ thị lịch sử ngày 12-8-1945 "Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" và nghị quyết của hội nghị Tỉnh uỷ Hải Dương (16-8-1945), công tác chuẩn bị giành chính quyền hết sức khẩn trương. 9 giờ sáng ngày 19-8-1945, tổ chức Việt Minh, tự vệ các xã tập trung tại quán Sộp. Các đơn vị tập hợp thành hàng ngũ cùng đi ngược chiều ra vườn hoa, diễu qua phố rồi vào huyện đường. Dưới cờ Tổ quốc, một cán bộ Việt Minh lên tuyên bố giành chính quyền cách mạng, giải thích chính sách của mặt trận Việt Minh. Nhân dân và lực lượng các nơi ra về lòng tràn đầy hân hoan, phấn khởi vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm” “Cách mạng tháng Tám thành công muôn năm”.

Sau khi giành chính quyền ở huyện, chiều ngày 19-8-1945 tại các thôn tổ chức Việt Minh, lực lượng tự vệ cùng nhân dân cũng đều tổ chức mít tinh, tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ, thành lập chình quyền cách mạng. Tiến hành thu giấy tờ, triện bạ một cách nhanh chóng, thuận lợi. Uỷ ban cách mạng lâm thời các thôn được thành lập:

Thôn Mộ Trạch do ông Vũ Duy Ngạnh làm chủ tịch.

Thôn Trạch Xá do ông Dương Văn Nghiêm làm chủ tịch.

Thôn Tuyển Cử do ông Vũ Đình Thẩm làm chủ tịch.

Thôn My Cầu do ông Vũ Đắc Hải làm chủ tịch.

Chiều ngày 20-8-1945 lực lượng Việt Minh, tự vệ cùng một số nhân dân mang băng, cờ, khẩu hiệu, vũ khí thô sơ, quần áo gọn gàng, cùng nhân dân các xã trong huyện từ các ngả tiến vào thị trấn Kẻ Sặt dự cuộc mít tinh mừng chính quyền cách mạng lâm thời huyện ra mắt. Chính quyền lâm thời huyện do đồng chí Hoàng Tâm (Vũ Dương Ái) làm chủ tịch.

Cách mạng tháng Tám thành công là một bước ngoặt lịch sử trọng đại trong lịch sử dân tộc. Cách mạng tháng 8-1945 đã đem lại sự đổi đời của mọi tầng lớp nhân dân trong xã. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Tân Hồng đã thoát khỏi gông xiềng nô lệ của chế độ phong kiến và trên 80 năm của chế độ áp bức của thực dân Pháp, thoát khỏi cuộc sống tối tăm, nghèo khổ trong cuộc đời làm nô lệ. Chế độ mới, chế độ dân chủ cộng hoà đã mở ra một chân trời sáng, báo hiệu tương lai hạnh phúc.

Cách mạng tháng 8-1945 là một trong những trang sử rực rỡ nhất của nhân dân Tân Hồng. Phát huy truyền thống cách mạng tháng Tám, nhân dân Tân Hồng sẽ viết tiếp những trang sử mới ngày càng rực rỡ trong những thời kỳ cách mạng tiếp theo.

II. CỦNG CỐ, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN, XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI VÀ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (20-8-1945 đến 19-12-1946).

Trong những ngày tháng Tám lịch sử, nhân dân Tân Hồng vui mừng phấn khởi như những ngày hội lớn- ngày hội cách mạng của quần chúng.

Từ sau khi giành chính quyền, các tổ chức đã ra hoạt động công khai trước quần chúng. Chính quyền công bố 10 chính sách của mặt trận Việt Minh, xoá bỏ những chính sách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. Mọi người dân đều có quyền bình đẳng và các quyền tự do dân chủ ( Tự do ứng cử, bầu cử, đi dự, hội họp…) cùng những quyền lợi và nghĩa vụ khác. Quần chúng nhân dân phấn khởi nô nức tham gia vào các tổ chức trong mặt trận Việt Minh. Các đoàn thể cứu quốc như: thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc… được lần lượt thành lập. Tinh thần khí thế cách mạng của quần chúng sôi nổi, rộn ràng chưa từng thấy.

Buổi đầu cách mạng còn mới mẻ, chính quyền và nhân dân đã gặp phải nhiều khó khăn. Cán bộ Việt Minh chưa có kinh nghiệm quản lý chính quyền, quản lý xã hội mới. Phần lớn các chức vụ chủ chốt vẫn do một số hương lý, kỳ hào cũ chiếm giữ và điều hành. Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến và chính sách bóc lột của Nhật-Pháp còn nặng nề. Nạn đói còn rơi rớt, nhân dân còn thiếu đói. Nhiều gia đình vẫn còn phải ăn rau, ăn cháo, đi làm thuê, làm mướn để sinh sống hàng ngày; ruộng đất và các phương tiện sản xuất hầu như không có. Nạn lũ lụt, úng đe doạ. Đời sống vật chất của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Các tệ nạn xã hội tuy có giảm bớt, nhưng một số nơi trong thôn xóm vẫn còn có nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, trộm cắp, lưu manh. Nhân dân rất có tinh thần cách mạng, nhưng do chính sách ngu dân của thực dân Pháp do vậy trong xã có tới trên 70% số dân còn mù chữ nên không đảm đương được nhiều mặt công tác. Là địa bàn nằm trên trục đường giao thông, gần huyện lỵ nên xã Tân Hồng vẫn còn một số tên trong các đảng phái ( Đại Việt Quốc dân Đảng) phản động, chúng cũng đã có những hành động quấy rối, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ.

Mặc dầu có nhiều khó khăn, nhưng dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng, trực tiếp là Huyện uỷ, Uỷ ban huyện Bình Giang, nhân dân Tân Hồng có nhiều thuận lợi rất cơ bản: Chính quyền cách mạng đã được thiết lập. Các đoàn thể quần chúng trong mặt trận Việt Minh đã được xây dựng, củng cố ở hầu hết các thôn xóm. Nhân dân đã thực sự được đổi đời, cuộc sống độc lập tự do, dân chủ bình đẳng và mơ ước hàng ngàn năm nay đã trở thành hiện thực. Mọi người đã hướng theo tiếng gọi của Đảng càng ra sức lao động, học tập, công tác, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình.

Chính quyền cách mạng đã lãnh đạo nhân dân bắt tay ngay vào thực hiện những nhiệm vụ cấp bách ở địa phương do Đảng, Chính phủ, Bác Hồ đã đề ra. (Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm).

Việc đầu tiên là chống giặc đói. Dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh, chính quyền đã vận động nhân dân đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Thực hiện khẩu hiệu: “Nhường cơm sẻ áo” với nhiều hình thức phong phú đa dạng, nhân dân trong xã đã noi gương Bác Hồ nhịn bữa để cứu mạng nhau lúc khó khăn, đột xuất. Mặt khác mặt trận Việt Minh xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giác ngộ cho các gia đình khá giả để cứu tế, hoàn nô, hoặc cho nhau vay mượn tạm thời không lấy lãi hoặc với lãi rất nhẹ. Ban cứu tế từ xã xuống thôn xóm được thành lập. Phong trào lập hũ gạo cứu đói đã được 100% các gia đình thực hiện. Nhiều anh chị em cán bộ Việt Minh thuộc các gia đình khá giả đã gương mẫu vận động gia đình thực hiện đạt kết quả tốt. Nhờ vậy hũ gạo cứu đói đã thu nhận được hàng tấn gạo, giải quyết cho hàng trăm gia đình khỏi bị cắt bữa.

Đi đôi với công tác cứu đói, công tác vận động tăng gia sản xuất đặc biệt quan trọng. Nhân dân các thôn xóm đoàn kết, tương trợ nhau trong lao động, cùng nhau khoanh vùng giữ nước để sản xuất vụ chiêm. Nạo vét ngòi máng để lấy nước cày cấy, đề phòng nắng hạn. Hướng dẫn nhân dân trồng nhiều hoa màu, khoai lang, các cây ngắn hạn khác. Thực hiện Sắc lệnh giảm tô 25% của Chính phủ, các thôn tiến hành chia ruộng công điền, bán công bán tư, ruộng vắng chủ cho những gia đình nông dân ít ruộng, hoặc không có ruộng để sản xuất. Đồng thời tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân thực hiện khẩu hiệu: “ Tấc đất tấc vàng” “ Thực túc binh cường” tạo nên một khí thế sản xuất khá sôi nổi và rộng khắp trong toàn xã. Chỉ trong vòng mấy tháng sau ngày giành chính quyền, bà con nông dân đã trồng các loại rau màu như: ngô, khoai, sắn và rau muống cho thu hoạch. Vụ mùa năm 1945 vụ đầu tiên nhiều gia đình đã thu hoạch được khá. Nạn đói dần dần được đẩy lùi, đời sống vật chất của nhân dân nhất là nhân dân lao động được cải thiện thêm một bước. Thắng lợi của công tác chống đói, tăng gia sản xuất làm cho nhân dân trong xã vui mừng, phấn khởi, càng tăng thêm lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và gắn bó với chính quyền cách mạng.

Tháng 9-1945 hưởng ứng lời kêu gọi “Tuần lễ vàng” của Chính phủ nhân dân Tân Hồng đã đáp ứng một cách tích cực với tất cả tấm lòng nhiệt tình của mỗi người. Nhiều hình thức tuyên truyền trong xã, kẻ nhiều người ít, đã phấn khởi dành dụm từng đồng tiền bát gạo đem ủng hộ vào quỹ cứu nước. Nhiều người đã tháo khuyên vàng, nhẫn vàng xà tích đang đeo, hoặc đem những đồ thờ bằng đồng đến ủng hộ cho cách mạng. Kết quả cả xã đã quyên góp được hàng lạng vàng bạc, hàng tạ đồng cùng nhiều tấn thóc.

Cùng với phong trào sản xuất, chống đói, công tác diệt giặc dốt cũng được coi trọng. Ban bình dân học vụ được thành lập từ xã xuống các thôn. Phong trào thanh toán mù chữ được mọi người dân trong xã hưởng ứng. đông đảo các tầng lớp cán bộ, nhân dân hăng hái đi học và dậy học. Truyền thống hiếu học của địa phương lại được khơi dậy. Khắp các thôn xóm từ em nhỏ đến các cụ già, từ nam đến nữ, ai biết chữ thì dạy chữ, ai chưa biết chữ thì đi học. Mọi người đều hăng hái tham gia phong trào bình dân học vụ. Xã còn vận động nhân dân, các đoàn thể quyên góp tiền để mua giấy, bút, phấn, mực để ủng hộ các lớp học. Hầu hết các đình, chùa, nơi công cộng đều được tận dụng làm địa điểm học tập. Hàng ngày vào các buổi tối không kể các lớp thanh thiếu niên, các bậc trung niên mà còn có cả các cụ già cũng cắp sách đến lớp học. Nhiều bà, nhiều chị đã bế cả con nhỏ đi học. Những tiếng học i, tờ (i, t) và đánh vần râm ran trong làng xóm. Phong trào học tập đã đem lại sức sống mãnh liệt của người dân thất học xưa kia. Số lớp học ngày càng được phát triển, tính đến cuối năm 1946 toàn xã đã có tới hàng chục lớp. Ban bình dân học vụ các thôn đã có nhiều biện pháp sáng tạo để thúc đẩy phong trào đi học. Nhiều cuộc nói chuyện, bình thơ, ca, vè đề cập đến phong trào Bình dân học vụ được tổ chức. Qua đó đã cổ vũ, động viên mọi người đi học và dạy học. Nhiều buổi học chữ được tổ chức ở ngang đường, cổng chợ đã có tác động lôi kéo mọi người đi học và dạy học. Đến cuối năm 1946 toàn xã đã thanh toán nạn mù chữ cho trên 70% số người trong diện tuổi đi học.

Từ phong trào bình dân học vụ đã đào tạo được nhiều cán bộ cốt cán, giữ vai trò chủ chốt của xã, một số người được cấp trên điều động đi công tác. Đồng thời đã giác ngộ cho đông đảo quần chúng hiểu về quyền lợi kinh tế, chính trị và các quyền lợi khác mà cách mạng đã đem lại.

Đi đôi với phong trào diệt giặc dốt là phong trào xây dựng đời sống mới. Các tục lệ hội hè, đình đám, ma chay, cưới xin đều được giảm nhẹ, nhất là nạn xôi thịt, chè chén, đóng góp. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút … từng bước được bài trừ. Mọi hoạt động trong xã đều được đổi mới bằng nếp sống vui tươi lành mạnh, gọn nhẹ và tiết kiệm. Phong trào hội họp, ca hát, diễn kịch được tổ chức ở hầu hết các xóm, thôn. Đội tuyên truyền văn nghệ của xã được thành lập, đã tổ chức những tối biểu diễn, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của cha ông và tinh thần kháng chiến của đồng bào Nam bộ. Công tác vệ sinh phòng bệnh, “ăn chín, uống sôi” vệ sinh đường làng, ngõ xóm được nhiều người thực hiện. Trong mỗi gia đình, tuỳ từng lứa tuổi mỗi người đều tham gia một đoàn thể. Trong các cuộc hội họp, luyện tập, vui chơi, cắm trại, thanh niên, thiếu niên và phụ nữ đã có nhiều kiểu quần áo mới, mầu sắc đẹp.

Thắng lợi của phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và phong trào xây dựng đời sống mới không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, văn hoá-xã hội mà còn là một thắng lợi to lớn về chính trị. Ngày 6-1-1946, lần đầu tiên người công dân xã Tân Hồng tham gia bầu cử quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Trước ngày bầu cử, nhiều hình thức tuyên truyền cổ động, cờ mở, trống dòng, mít tinh, diễn kịch… phục vụ cho ngày bầu cử được tổ chức. Đúng 6h sáng ngày bầu cử 6-01-1946, toàn thể cử tri không phân biệt nam, nữ, già trẻ, Lương - Giáo đã nô nức đi bỏ phiếu. Nhiều cụ già đã chống gậy đến nơi bầu cử để tự tay mình bỏ lá phiếu bầu cử người vào Quốc hội đại diện cho mình làm việc nước. Kết quả 98% số cử tri trong xã đi bầu cử, 100% số ứng cử viên do Mặt trận giới thiệu đã trúng cử.

Cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trong xã. Ý thức giác ngộ chính trị của mỗi công dân được nâng lên một bước. Tiếp đó, để củng cố hệ thống chính quyền cơ sở, ngày 26-4-1946 các cử tri trong xã lại nô nức đi bỏ phiếu bầu hội đồng nhân dân cấp xã và tỉnh. Những cử tri là hội viên trong mặt trận Việt Minh, các đoàn thể, trong uỷ ban cách mạng lâm thời, một số thân hào, thân sĩ tiến bộ cũng được đề cử và ứng cử. Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã Tân Hồng đã diễn ra một số vấn đề phức tạp. Một vài người ý thức giác ngộ kém và một số đảng viên dân chủ ra tranh cử. Họ ngấm ngầm cổ động cho ứng cử là phe phái, dòng họ. Dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh, có sự chuẩn bị chu đáo, nên 95% số cử tri đã đi bầu và 100% số đại biểu trúng cử đều là những người do Mặt trận giới thiệu. Toàn xã đã bầu được 13 đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt cho mình.

Tháng 5-1946, đại biểu hội đồng nhân dân xã đã họp phiên đầu tiên để bầu ra uỷ ban hành chính xã. Trong cuộc họp này đại biểu Hội đồng nhân dân đã thảo luận và quyết định nhiều công tác quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cấp bách trước mắt ở địa phương. Qua bầu cử Hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính xã đã củng cố chính quyền thêm một bước. Trên cơ sở đó đã thay đổi được một số người không đủ tiêu chuẩn vào chính quyền lâm thời ở một số thôn trước đây. Sau khi củng cố chính quyền cấp xã, xã bộ Việt Minh Tân Hồng cũng được thành lập nhằm thống nhất tổ chức từ xã đến các thôn. Mỗi đoàn thể đều phát động một phong trào như tăng gia sản xuất, diệt giặc đói, bài trừ hủ tục, thực hiện nếp sống văn minh. Phong trào văn nghệ, ca hát, thể dục thể thao cũng được hình thành và phát triển. Ở thôn Mộ Trạch thường sáng sớm thanh niên, thiếu niên và một số nhân dân ra sân đình chào cờ.

Tháng 5-1946 Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là “Liên Việt” được thành lập, nhằm đoàn kết rộng rãi toàn dân trong mặt trận để huy động sức người, sức của vào công cuộc cách mạng. Mặt trận Liên Việt được mở rộng thành phần gồm các thân hào, thân sĩ, sư sãi và một số địa chủ có tinh thần yêu nước. Tuy mới được thành lập, Mặt trận Liên Việt xã cũng đã có nhiều cố gắng góp một phần thắng lợi vào công tác chung.

Việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ, nhân dân cũng được tiến hành thường xuyên. Xã thường cử cán bộ xuống thôn Cương (Thái Dương) dự các lớp học về chính trị, quân sự do huyện tổ chức, sau đó xã mở các lớp học cho thanh niên, phụ nữ, dân quân tự vệ tại các thôn. Đường lối của Đảng, chủ trương của Mặt trận Việt Minh dần dần thấm vào quần chúng. Sách báo của Đảng được truyền bá trong nhân dân.

Lực lượng vũ trang không ngừng được xây dựng, củng cố và phát triển. Nhiều đoàn viên thanh niên cứu quốc, hội viên nông dân cứu quốc hăng hái tham gia vào đội tự vệ. Ban tự vệ xã được thành lập do một uỷ ban quân sự trong uỷ ban hành chính xã làm trưởng ban. Xã có 1 tiểu đội tập trung và 3 tiểu đội phân tán. Phong trào luyện tập quân sự ở các thôn, xã khá rầm rộ. Những động tác cơ bản về quân sự được luyện tập thành thục. Ngoài những động tác cơ bản, anh em rất thành thục mà còn tập trung đánh gậy, đấu dao kiếm, ném lựu đạn… Cùng với lời ca tiếng hát, tiếng đánh vần ê a, tiếng hô: một! hai! một! hai! … trong các buổi luyện tập quân sự cũng rộn ràng làng trên xóm dưới. Công tác bảo vệ trị an, giữ gìn, trật tự an ninh ở các thôn xóm đạt nhiều kết quả.

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp lúp sau quân đội Anh nổ súng gây hấn ở Nam Bộ. Nhân dân Tân Hồng cũng như nhân dân cả nước vô cùng căm phẫn trước hành động đó và đã tỏ rõ ý chí sắt đá của mình đối với kẻ thù xâm lược. Một số cuộc biểu dương lực lượng được tổ chức để phản đối thực dân Pháp, ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến, một số thanh niên đã tình nguyện lên đường “Nam tiến”.

Tuy đã ký với ta Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), nhưng thực dân Pháp vẫn cố tình xâm chiếm nước ta. Theo tinh thần hiệp định, thực dân Pháp được lệnh kéo vào đóng một số điểm tại thị xã Hải Dương. Chúng đã móc nối, nuôi dưỡng bọn phản động nhất là tổ chức Quốc dân đảng, lén lút hoạt động chống phá cách mạng, tuyên truyền xuyên tạc chính sách của Đảng và Chính phủ, chia rẽ Giáo - Lương. Xã Tân Hồng là một trong những địa bàn quan trọng nên được huyện quan tâm theo dõi để chỉ đạo. Để sẵn sàng đập tan mưu đồ xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ Bình Giang, nhân dân và lực lượng vũ trang trong xã đã tích cực luyện tập, chuẩn bị vũ khí sẵn sàng chiến đấu nếu bọn xâm lược càn đến địa bàn xã.

Sau hơn một năm xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền và xây dựng chế độ mới, nhân dân Tân Hồng được sống trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự do. Mặt trận Việt Minh cùng chính quyền cách mạng đã phải khắc phục bao khó khăn chồng chất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Huyện uỷ, nhân dân Tân Hồng đã phát huy truyền thống yêu nước, cần cù dũng cảm, vượt qua dần những khó khăn và ngày càng lớn mạnh.

Chính quyền dân chủ nhân dân xây dựng, từng bước củng cố. Phong trào và hoạt động của các đoàn thể quần chúng ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Ý thức giác ngộ, trình độ chính trị của quần chúng cũng được nâng lên từng bước. Công tác tăng gia sản xuất đặc biệt được coi trọng. Vụ mùa năm 1945 và hai vụ chiêm xuân, mùa năm 1946 lúa mầu đều tốt, thu hoạch khá. Đời sống nhân dân được ổn định từng bước. Giặc đói, giặc dốt dần dần được đẩy lùi. Lực lượng vũ trang cũng được củng cố và trưởng thành. Công tác trật tự trị an bảo vệ xóm làng được đảm bảo. Mọi phong trào ca hát, luyện tập, hội họp phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Chế độ dân chủ nhân dân được củng cố và phát triển, không những đã đem lại cho mọi người dân trong xã một cuộc sống tinh thần phong phú tươi đẹp, mà bước đầu đã đem lại cho mỗi người dân lao động những quyền lợi kinh tế thiết thực. Nhân dân càng vui mừng phấn khởi và gắn bó chặt chẽ với chế độ mới ngày càng thêm bền chặt.

Những thắng lợi quan trọng trong hơn một năm qua, cũng mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Phong trào cách mạng trong xã còn nhiều bỡ ngỡ, non yếu, cần được tiếp tục củng cố, uốn nắn. Đất nước đang đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh xâm lược, hàng ngày, hàng giờ do thực dân Pháp gây ra. Trước mắt lại biết bao công việc, bao khó khăn lại chồng chất. Nhiệm vụ mới đang đặt ra ngày càng nặng nề với mỗi cán bộ và người dân trong xã.

Với đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, Bác Hồ, sự chỉ đạo trực tiếp của huyện uỷ Bình Giang, với những kinh nghiệm và kết quả bước đầu đã đạt được trong hơn một năm qua. Nhân dân Tân Hồng sẽ có nhiều thuận lợi để vững bước trong những chặng đường cách mạng tiếp sau.
CHƯƠNG BA
CHI Bé §¶NG X· T¢N HåNG RA §êI, L·NH §¹O

CUéC KH¸NG CHIÕN CHèNG THùC D¢N PH¸P

X¢M L¦îC (19-12-1946 - 10-1954)



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương