ĐẢng cộng sản việt nam lịch sử §¶ng bé Vµ nh¢n d¢n x· T¢n hång 1930 2010



tải về 2.06 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.06 Mb.
#17403
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LỊCH SỬ

§¶NG Bé Vµ NH¢N D¢N

X· T¢N HåNG

1930 - 2010

BCH ĐẢNG BỘ XÃ TÂN HỒNG

XUẤT BẢN NĂM 2013

LỜI NÓI ĐẦU

Tân Hồng ngày nay là mảnh đất đã có từ lâu đời, ở vào một vị trí chiến lược quan trọng. Từ thuở hoang sơ nay thành một vùng quê trù phú là cả chặng đường dài ông cha ta đã phấn đấu không mệt mỏi đối mặt với thiên tai và kẻ thù xâm lược. Tân Hồng còn là một trong những địa phương nổi tiếng về hiếu học, có nhiều danh nhân, đã góp phần làm cho nền văn hoá dân tộc phong phú, tô điểm cho quê hương giàu đẹp.



Nhân dân Tân Hồng cần cù lao động, có truyền thống yêu nước, và đấu tranh giữ nước, dựng nước. Từ ngày có Đảng, nhân dân Tân Hồng một lòng một dạ sắt son theo Đảng, đã góp sức cùng cả nước giành chính quyền cách mạng tháng 8-1945, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1955-1975), Tân Hồng không tiếc sức người sức của, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng vĩ đại Mùa Xuân 1975 - thu giang sơn về một mối. Trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực xã hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Tân Hồng từng bước vượt qua nghèo nàn lạc hậu, vươn lên tự khẳng định mình và đã đạt những kết quả quan trọng.

Vì vậy, ghi lại quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân trong xã là điều cần thiết. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu mến, tự hào đối với quê hương, động viên tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của địa phương trên mọi lĩnh vực công tác.

Thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ huyện uỷ Bình Giang về việc biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban thường vụ Đảng uỷ xã, ban nghiên cứu lịch sử Đảng đã sưu tầm, xác minh, chỉnh lý, tái bản và biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Tân Hồng” từ trước cách mạng tháng 8-1945 cho đến năm 2010 (toàn tập). Nội dung cuốn sách giới thiệu tương đối đầy đủ sự kiện chính, những chặng đường lịch sử và đấu tranh cách mạng đầy gian khổ của Đảng bộ và nhân dân trong xã. Cuốn sách cũng phản ánh quá trình phát sinh, phát triển từng bước trưởng thành của Đảng bộ và phong trào cách mạng của toàn Đảng, toàn dân trong xã.

Trong quá trình tiến hành, chúng tôi được sự hướng dẫn của ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, ban tuyên giáo huyện uỷ, sự chỉ đạo của Đảng uỷ, kết hợp với uỷ ban Nhân dân và các ban, ngành trong xã. Được sự giúp đỡ nhiệt tình cung cấp tư liệu của các đồng chí lão thành cách mạng, của đảng viên, cán bộ, nhân dân trong xã. Các đồng chí đã nghỉ hưu hoặc đang công tác xa, gần đã từng tham gia chiến đấu, hoạt động trên địa bàn Tân Hồng trong các thời kỳ cách mạng.

Những tư liệu đã sưu tầm, tổng hợp đã được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của cá nhân, tập thể. Do trình độ, năng lực biên soạn có hạn nên cuốn lịch sử không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của bạn đọc, bổ sung cho cuốn sách này hoàn chỉnh.

Nhân dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng ta và 65 năm (1948-2013) ngày thành lập Đảng bộ xã, Ban chấp hành Đảng bộ khoá XX xã Tân Hồng trân trọng giới thiệu với Đảng bộ và nhân dân trong xã cùng bạn đọc cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Tân Hồng” 1930-2010 ( Toàn tập).

Thay mặt Đảng bộ và nhân dân xã Tân Hồng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đoàn thể, các cá nhân cán bộ đảng viên, nhân dân, đã tận tình giúp đỡ cho Ban lịch sử đảng của xã trong quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn lịch sử này.

Tân Hồng, ngày tháng năm 3013

T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ

BÍ THƯ

Vũ Huy Cường


CHƯƠNG MỞ ĐẦU


MéT Sè NÐT VÒ T×NH H×NH §ÆC §IÓM X· HéI Cò Vµ TRUYÒN THèNG §ÊU TRANH CñA NH¢N D¢N X· T¢N HåNG TR¦íC C¸CH M¹NG TH¸NG T¸M N¡M 1945
Xã Tân Hồng ngày nay là mảnh đất đã có từ lâu đời. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là xã Mộ Trạch gồm các thôn: Thôn Thượng (Chằm Thượng), thôn Hạ (Hạ Ngoài), thôn Trung (Hạ Trong), (nhất xã tam thôn) thuộc tổng Tuyển Cử huyện Đường An (nay là huyện Bình Giang). Tháng 6-1948 do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, theo quyết định của cấp trên tách 3 thôn của xã Chí Minh (nay là xã Bình Minh) hợp vào xã Tân Hồng thành một xã và lấy tên là xã Tân Hồng, các xã cũ gọi là thôn. Như vậy xã Tân Hồng gồm có 4 thôn: Mộ Trạch, Trạch Xá, Tuyển Cử và My Cầu (2 xóm của thôn My Cầu).

Xã Tân Hồng có 2 tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua là: đường 20 và 194. Trung tâm xã cách huyện lỵ Bình Giang khoảng 3 Km về phía Bắc, cách huyện lỵ Thanh Miện 7 Km về phía Nam. Những nơi trên là đầu mối các đường giao thông; đồng thời là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội của huyện Binh Giang và huyện Thanh Miện.

Xã Tân Hồng phía Bắc giáp xã Tráng Liệt, thị trấn Kẻ Sặt và xã Vĩnh Hồng, phía Nam giáp xã Thái Hoà; phía Đông giáp xã Bình Minh và xã Thái Học, phía Tây giáp xã Thúc Kháng.

Tỉnh lộ 20 từ Kẻ Sặt đi Thanh Miện chạy qua địa bàn xã từ Bắc xuống Nam, đường 194 từ cầu Cậy vắt ngang qua đường 20 qua Mộ Trạch về Hà (xã Thái Dương). Đó là hai đường giao thông quan trọng chạy qua địa phận phía Đông và Nam của xã. Ngoài ra còn nhiều đường giao thông liên xã, liên thôn khác.

Với vị trí, địa lý có nhiều tiềm năng và các đường giao thông quan trọng chạy qua, xã Tân Hồng có mối quan hệ tác động qua lại tới thị trấn Kẻ Sặt cùng nhiều xã, tỉnh, huyện bạn. Từ những đặc điểm trên xã Tân Hồng có điều kiện thuận lợi nhiều mặt trong chiến đấu cũng như xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dưới chế độ xã hội cũ, do nằm tiếp giáp với huyện lỵ và các chợ lớn như: chợ Vạc (Thái Học) chợ Sặt (thị trấn Kẻ Sặt), cho nên nơi đây cũng có điều kiện để phát triển sản xuất và giao lưu hàng hoá.

Diện tích toàn xã trước cách mạng tháng Tám 1945 ước độ 3,2km2 gồm 01 tổng 3 xã (làng) với dân số là 231 hộ 1774 nhân khẩu, 591 xuất đinh. Nhân dân trong xã đều là người Kinh, hầu hết theo đạo phật. Nhân dân trong xã kể cả từ những dòng họ từ lâu đời đã về đây sinh cơ lập nghiệp, đến những dòng họ kế tiếp sau và những dòng họ mới về cư trú, đã quây quần, đùm bọc, làm ăn sinh sống. Tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn…. Gắn bó với nhau như mối tình ruột thịt.

Tân Hồng là xã tương đối đông dân, nhiều ruộng đất có một tiềm năng đất đai trù phú, lao động dồi dào. Về nông nghiệp: xã có nhiều chân ruộng cao. Diện tích canh tác toàn xã có 887 mẫu (Bắc bộ), bình quân mỗi khẩu 5 sào. Dưới xã hội cũ, số ruộng này ở các thôn vì xa sông ngòi nên phần lớn chỉ cấy được một vụ. Chủ yếu là sản xuất vụ mùa, vụ chiêm chỉ cày cấy một số diện tích ven làng, mé ao ngòi, nhưng cũng chẳng được đáng là bao.

Nguồn sống chính của Nhân dân là sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là cây lúa. Cây mầu có khoai lang, lạc, đỗ, vừng và các loại rau mầu khác.

Theo thống kê điều tra “Tình hình xã hội cũ” Thời điểm năm 1945.

Ngoài ra thôn Mộ Trạch có nghề dệt vải, rải rác trong các thôn xóm có một số người buôn bán, làm nghề chài lưới….

Là nơi không có những danh lam thắng cảnh to đẹp, nhưng thôn nào trong xã cũng có những ngôi đình, ngôi chùa và địa phương còn có đền miếu lăng tẩm mang kiến trúc gần gũi với truyền thống văn hoá của quê hương. Đình làng Mộ Trạch được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1991. Đình làng Trạch Xá nay được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2001 và Miếu Mộ Trạch được xếp hạng kiến trúc Quốc gia năm 2009. Đình làng Tuyển cử cũng rất to đẹp. Xưa đình làng là nơi hội họp để bàn việc làng và các phe giáp. Xuân thu nhị kỳ, đình làng tổ chức các ngày hội làng có hát tuồng, chèo phục vụ dân làng, là nơi hội tụ đông vui của những người dân lao động. Mặt khác, đình làng còn là nơi thờ các thần Hoàng và hậu thần trong làng. Đó là những vị có công với đất nước, có công với quê hương. Ngoài ra mỗi làng trong xã có ngôi chùa: chùa làng Mộ Trạch còn có tên gọi là chùa Diên Phúc. Chùa làng My Cầu có tên gọi là chùa Quang Minh Tự. Chùa làng Tuyển Cử có tên gọi là Bảo Quang Tự và chùa làng Trạch Xá.

Tự hào về truyền thống quê hương, từ xa xưa đã có Đức Thần Tổ vị Thành hoàng làng Mộ Trạch - đồng thời là thủy Tổ dòng họ Vũ - ngài Vũ Hồn (804 - 853) được ở ngôi đền nhỏ được xây cất từ năm 1147. Những di sản gia bảo đặc biệt quí giá còn được lưu giữ cho đến ngày nay: Cuốn gia phả dòng họ Vũ, 12 Đạo sắc phong của các triều Vua thời phong kiến, và bản Hương ước làng Mộ Trạch soạn thảo từ năm 1665. Những tài liệu đó, đã khẳng định vai trò to lớn của dòng họ Vũ trong quá trình hình thành một làng Tiến sỹ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Có thể nói công lao lớn nhất của Đức thần Tổ, vị Thành hoàng làng Mộ Trạch: Vũ Hồn, là mở nền văn, gây dựng đức tính hiếu học cho các thế hệ con cháu. Từ mái trường đầu tiên của thầy Vũ Hồn, các sĩ tử Mộ Trạch kế tiếp nhau lưu danh vào bảng vàng bia đá. Năm 1247 hai anh em ruột Vũ Hán Bi, Vũ Nghiêu Tá đỗ tiến sỹ. Như vậy làng Mộ Trạch đã cống hiến cho đất nước 36 tiến sĩ. Nếu kể cả con cháu họ Vũ tỏa đi sinh sống ở khắp mọi miền Tổ Quốc thì trong 9 thế kỷ dưới chế độ phong kiến Việt Nam có 166 vị tiến sỹ họ Vũ đã đăng quang. Đấy là chưa kể những nhân tài xuất chúng đã góp công lớn vào tiến trình lịch sử vẻ vang của dân tộc... Quả thật nhân tài Mộ Trạch không sao kể xiết!. Chẳng thế mà vua Tự Đức (1848-1883) một người nổi tiếng thông minh, hay chữ cũng phải thốt lên: "Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ!"- nghĩa là làng Mộ Trạch tài năng bằng nửa cả nước. Ngày hội làng - mồng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày con cháu họ Vũ từ khắp mọi nơi tìm về quê cha đất tổ. Có những cụ già bại liệt cả hai chân vẫn ngồi trên lưng con cháu ra đình làm lễ. Giáo sư Vũ Khiêu đã hơn 90 tuổi mà năm nào cũng về dự hội và dâng lên Đức Thành hoàng bài văn tế chan chứa ơn nghĩa dòng tộc, thày trò. Tiến sĩ vật lý nguyên tử Vũ Khắc Thinh ở Nhật Bản không về được thì viết thư tỏ lòng biết ơn quê hương đă tạo cho anh chí tiến thủ trong học tập ở nước ngoài. Chị Đặng Vũ Phương Nghi từ Pháp viết: "Những lúc xa quê phải vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống, tôi đã tìm ra nguồn nghị lực mới nhờ truyền thống hiếu học của quê hương, nhờ ở niềm tự hào về làng tiến sỹ Mộ Trạch, và tôi đã phấn đấu để đạt bằng được bằng tiến sỹ văn học ở Paris". Truyền thống quê hương thực sự đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành những phẩm chất của con người - qua truyền thống và nền giáo dục trong mỗi gia đình.

Nhân dân Tân Hồng vốn cần cù lao động, qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau đã đem lại công sức của mình chống chọi với thiên nhiên để duy trì sản xuất, đảm bảo cuộc sống và xây dựng lên làng xóm yên vui, quê hương giầu đẹp.

Dưới chế độ xã hội cũ, nhân dân Tân Hồng luôn luôn bị đói rách khổ cực và bị đàn áp, bóc lột triền miên. Từ sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta, biến nước ta thành một nước thuộc địa nửa phong kiến thì đời sống của nhân dân xã ta ngày càng cơ cực. Dựa vào đế quốc, giai cấp địa chủ bằng mọi cách tăng cường chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân lao động. Toàn xã có 28 hộ địa chủ bằng 12,3% số hộ nhưng họ đã chiếm đoạt 343 mẫu ruộng đất. Chỉ tính riêng thôn My Cầu đã có 2 tư sản kiêm địa chủ chiếm 203 mẫu ruộng để lập ấp Thanh Hải; Thôn Trạch Xá có tư sản kiêm địa chủ (Biền) đã chiếm đoạt nhiều ruộng đất cho phát canh thu tô. Anh em bần cố nông với trên 50% dân số mà chỉ có 5-7% diện tích ruộng đất. Số đông nông dân không có ruộng để canh tác.

Nhân dân Tân Hồng cần cù lao động, đất đai nhiều, nhưng do quan hệ sản xuất phong kiến cùng chính sách bóc lột của chế độ thực dân Pháp, nên đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động vô cùng khổ cực, tăm tối. Thiên nhiên dành cho nhiều thuận lợi, song cũng đem lại không ít khó khăn. Nạn giông bão úng hạn, sâu bệnh thường xuyên xảy ra, điều kiện canh tác khó khăn nên thu hoạch rất kém. Sản lượng bình quân mỗi mẫu Bắc bộ thường là 200kg-250kg. Những năm gặp hạn, úng nặng thì năng suất chỉ có khoảng 100-150kg/mẫu. Một số diện tích ruộng trũng hoặc cánh đồng cao nhiều khi mất trắng.

Để thống trị, đàn áp, bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp đã dựa vào giai cấp địa chủ phong kiến thiết lập một bộ máy cai trị đắc lực ở nông thôn từ Tổng, Xã cho đến các thôn xóm: Đứng đầu tổng là Chánh, phó tổng, ở xã có Lý trưởng và phó lý. Bên cạnh là Hội đồng hương chính, đứng đầu là chánh phó hội. Ngoài ra, để dễ bề thống trị, bọn quan lại phong kiến còn thành lập ra cái gọi là Hội đồng tộc biểu (địa biểu của các họ). Cơ cấu tổ chức làng xã còn có: thư ký, thủ quỹ, chưởng bạ, trương tuần và một số chức sắc khác. Nắm giữ bộ máy cai trị và các quyền về kinh tế, chính trị hầu hết là địa chủ cường hào mà quyền lợi giai cấp của họ gắn chặt với chế độ thực dân phong kiến.

Thủ đoạn bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp là thuế, thuế đinh (còn gọi là sưu) là một thứ thuế đánh vào con người. Nam giới từ 18-60 tuổi hàng năm phải đóng mỗi người một xuất sưu (thuế chính tang là 2,5đ, phụ thu 0,3đ Đông dương, (lúc bấy giờ trị giá tương đương 120kg thóc). Cùng với thuế đinh là thuế ruộng đất. Đó là chưa kể các khoản phụ thu lạm bổ khác do địa phương đặt ra. Hàng năm với 591 xuất đinh và 887 mẫu ruộng đất canh tác, thực dân Pháp đã thu của nhân dân trong xã hàng ngàn đồng (Đông dương). Thuế khoá là cái ách nặng nề nhất đối với nhân dân trong xã, nhất là nhân dân lao động. Hàng năm, trong các kỳ thu thuế nhiều gia đình phải cầm, bán ruộng đất, đồ đạc để nộp thuế. Một số người bị đánh đập, trằng trói, thậm chí có người phải bán con, lấy công non hoặc đi tha phương cầu thực cũng vì sưu cao thuế nặng.

Cùng với nỗi khổ về sưu thuế, nhân dân Tân Hồng còn bị bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến. Phổ biến nhất là tô cao, tức nặng và sức lao động của nhân dân. Vì vậy nhiều gia đình mất cơ nghiệp suốt đời không trả hết nợ, đói rách, cùng cực rồi bỏ làng ra đi kiếm sống nơi khác. Ngoài ra giai cấp địa chủ phong kiến còn dựa vào thần quyền, chức tước mà bày đặt ra những thể lệ, thủ tục để bần cùng nhân dân bằng nhiều hình thức như: Mua nhiêu, bán xã, đình đám hội hè, hiếu hỷ, phe giáp, xôi cân gà lượt…

Ngoài những chính sách và thủ đoạn quen thuộc của chế độ thực dân phong kiến để khủng bố, đàn áp và bóc lột dân ta. Chúng còn thi hành một chính sách ngu dân để dễ bề thống trị. Xã Tân Hồng xưa kia vốn là một địa phương hiếu học, lại gần huyện lỵ, bên đường giao thông lớn nên điều kiện học tập của nhân dân trong xã có nhiều thuận lợi. Nhưng suốt thời kỳ thống trị của thực dân Pháp, mãi đến năm 1944-1945 làng Mộ Trạch mới có một trường Hương sư. Học sinh chỉ học hết chương trình lớp 3 và đi thi sơ học tại trường huyện, trường tỉnh. Hầu hết học sinh là con em các gia đình giầu có và một số gia đình hiếu học. Nhân dân lao động hầu hết là mù chữ. Số người mù chữ chiếm tới 70-80% số dân trong diện tuổi đi học.

Về y tế hầu như không có gì đáng kể. Nạn hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, khi ốm đau không có thuốc. Các bệnh xã hội như lao, lậu… phát triển. Có năm từ mùa xuân sang mùa hè bệnh dịch đã làm chết hàng trăm người.

Do chính sách ngu dân và bần cùng hoá người dân Tân Hồng đã thất học, đói nghèo lại bị ràng buộc bởi nhiều hủ tục và tệ nạn xã hội khác. Chính quyền thực dân Phong kiến không những khuyến khích việc rượu chè, đình đám, ma chay, cưới xin mà còn đặt ra nhiều tục lệ nhiêu khê, phiền toái. Những tục lệ đó tuy không thành pháp luật của nhà nước, nhưng lại quy định ngặt nghẽo, vì đó là lệ làng đã được quy ước trong nội bộ hương thôn (Lệ vào đám, phe giáp, mua nhiêu bán tước, khao vọng, đình đám, vào làng, lệ làng khi có việc hiếu, việc hỉ). Những khi đình đám, ma chay cưới xin, khao vọng… lại là dịp cho nạn cờ bạc, rượu chè, hút thuốc phiện phát triển. Các hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xôi thịt, đình đám, khao vọng nặng nề, nạn đóng góp lệ ngạch đã làm cho biết bao gia đình khánh kiệt. Với chính sách thâm độc đó, bọn thống trị đã ru ngủ, đầu độc nhân dân ta để dễ bề thống trị bóc lột.

Nạn nhân khốn đốn của chế độ thực dân phong kiến là nông dân lao động. Mọi thứ tai hoạ do bọn thống trị gây ra đều đổ đầu, đè nặng lên tất cả cuộc sống của họ. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân bị chiếm đoạt gần hết. Hơn 80% ruộng đất tập trung trong tay bọn địa chủ, tư sản phong kiến. Gần 1/3 số dân không có ruộng đất. Nguồn sống chính là làm ruộng mà trong tay không có một thước đất nên người nông dân buộc phải đi cấy tô, cấy rẽ, bán sức lao động với đồng công rẻ mạt với thuế khoá, tô túc nặng nề cùng tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, trai gái, thuốc phiện…) và hủ tục hương thôn đã đẩy người nông dân đến con đường khốn quẫn, cùng cực. Cuộc sống người dân lao động đời này qua đời khác vô cùng nghèo khổ. Nhiều gia đình quanh năm lao động vất vả, đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương mà cơm không no, áo không có mà mặc. Toàn xã có 527 người bỏ làng để đi tha phương cầu thực, phần lớn không trở về, có người chết mất tích như cụ Lê Duy Khoan, Vũ Đình Thạc (thôn Mộ Trạch)..., 114 người đi phu đồn điền, mỏ than và tân Thế giới, 128 người sống cô đơn và chết đói. Có một số người quá nghèo đói không có tiền lấy vợ điển hình như ông Nhỡ, ông Vũ Định Thật (thôn Mộ Trạch)....

Đại chiến Thế giới lần thứ hai (1939-1945) bùng nổ, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương cấu kết với thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Cùng với chính sách của thực dân Pháp, phát xít Nhật còn mua thóc tạ, bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay, vơ vét sức người sức của phục vụ cho chiến tranh. Nhân dân ta càng điêu đứng trong cảnh “ Một cổ hai tròng”. Sự bóc lột tàn bạo đó đã đẩy nhân dân ta đến thảm hoạ vô cùng đau đớn. Nạn đói khủng khiếp tháng 3 năm 1945 (Ất Dậu) đã làm cho 325 người dân trong xã chết đói. Một số gia đình chết cả nhà hoặc chết gần hết. Cảnh chết đói đã diễn ra vô cùng thê thảm. Cha nhìn con, vợ nhìn chồng, anh em nhìn nhau chết mà không phương cứu thoát. Ngày nào, xóm nào, thôn nào cũng có người chết đói. Cứ sáng ra ngoài người trong xã còn phải thu những xác chết của nhiều người ăn xin ở các nơi tụ tập đến ở quán chợ, quán Kỳ Anh và gốc đa để bó chiếu đem chôn. Thảm hoạ đó đã gây lên một mối căm thù giai cấp, uất ức đối với kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai bán nước.

Nhân dân Tân Hồng có truyền thống dựng nước và giữ nước và đấu tranh rất đáng tự hào. Qua bao thế hệ vật lộn với thiên nhiên để dành cuộc sống đã tôi luyện người dân Tân Hồng cần cù, thông minh, sáng tạo, dũng cảm và nhẫn nại trong sản xuất.

Song đáng tự hào hơn là người dân Tân Hồng có truyền thống yêu nước nồng nàn, một tinh thần bất khuất chống kẻ thù xâm lược. Ngay từ những năm đầu của công nguyên, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, hai nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh, người thôn Tuyển Cử đã đứng ra mộ quân, luyện tập võ gậy chống giặc. Trải qua các thời kỳ đất nước ta giành quyền độc lập (Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn) nhiều nhân sĩ yêu nước xã ta đã theo nghĩa quân tham gia chống giặc ngoại xâm. Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng phong trào Cần Vương nhiều người dân xã Tân Hồng đã tham gia phong trào Bãi Sậy do cụ Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.

Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước đã chuyển sang một xu hướng mới với tính chất “Tân dân chủ”, những năm 1905-1907 hưởng ứng phong trào “Đông kinh nghĩa thục” nhiều nhà nho xã ta đã tham gia. Các cụ đã vận động nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo cộc, học chữ quốc ngữ… đã lôi kéo nhiều người tham gia.

Năm 1930, tổ chức Việt nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo và bắt mối với một số người yêu nước trong phong trào “Đông kinh nghĩa thục”. Vũ Đình Tứ (người thôn Mộ Trạch) là đảng viên Việt nam Quốc dân đảng đã tổ chức thanh niên cờ vàng tại thôn Mộ Trạch.

Trước áp lực và bóc lột của chế độ phong kiến, cùng những khó khăn do thiên nhiên gây ra, nhưng người dân Tân Hồng luôn vượt qua. Với truyền thống hiếu học, nơi mảnh đất địa linh nhân kiệt, Tân Hồng đã góp cho dân tộc nhiều bậc anh tài cả về văn học, toán học, chính trị và quân sự khá phong phú. Theo kết quả bước đầu sưu tầm được, toàn xã đã có nhiều người học rộng tài cao. Từ năm 1304 (Năm Hưng Long thứ 12) đến năm 1772 toàn xã đã có 39 tiến sĩ, khoa bảng, bảng nhãn, riêng làng Mộ Trạch có 36 tiến sĩ, khoa bảng, bảng nhãn, Mộ Trạch còn được muôn đời gọi là làng tiến sĩ, đó là:

1. Cụ Vũ Nguyên Tá, người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, đậu Thái học sinh năm Hưng Long thứ 12 (1304) đời Trần Anh Tôn, làm quan tới chức Nhập nội hành khiển, môm hạ hữu thị lang.

2. Cụ Vũ Hán Bi, người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, đậu Thái Học sinh năm Hưng Long thứ 12 (1304) đời Trần Anh Tông, làm quan tới chức Nhập nội hành khiển, thượng thư, Tả thị lang trung thư môn hạ, Tặng tả bộc xạ.

3. Cụ Lê Cảnh Tuân, người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, đậu Thái Học sinh khoa Tân Dậu (1381), niên hiệu Xương phù, đời Trần Phế Đế (1377-1388), người viết "Vạn ngôn thư" gửi Bùi Bá Kỳ.

4. Cụ Vũ Hữu (1444-1530). Hiệu danh Ức Trai, người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 20 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận 4 (1463). Làm quan tới chức Thượng thư bộ lại, tước Dương tùng hầu. Đời Lê cung Hoàng, năm 1527 phụng mệnh đi cầu phong cho Mạc Đăng Dung làm An Hưng Vương.

5. Cụ Vũ Ứng Khang, người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức 3 (1472). Làm quan tới chức Hộ Khoa cấp sự trung.

6. Cụ Vũ Quỳnh (1453-1497). Tự là Thủ Phác và Yến Ôn, hiệu là Đốc Trai và Trạch Ổ. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 26 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức 9 (1478). Làm quan tới Thượng thư bộ Công, bộ Lễ, bộ Binh kiêm Quốc Tử giám tư nghiệp, sử quán tổng tài.

7. Cụ Vũ Nguyên Trinh. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyên Bình Giang. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (1481).

8. Cụ Vũ Đôn. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức.

9. Cụ Vũ Thận Trinh (1464-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 36 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống 2 (1499).

10. Cụ Vũ Cán (1474-?). Tự là Trực Khanh, hiệu Tùng Hiên. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 28 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502), làm quan tới chức Thượng thư, chưởng Hàn lâm viện sự... Ông là người soạn bia "Trùng tư dung nham tự bi kí", bia chùa Dương Nham ở động Kính Chủ, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn.

11. Cụ Lê Nại (1479-?). Hiệu là Nam Hiên, người xã Mộ Trạch, nay xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 27 tuổi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh I (1505). Làm quan tới chức Hữu Thị Lang.

12. Cụ Lê Tư (Thường gọi là Lê Đỉnh). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận 3 (1511). Làm quan tới chức Đình uý.

13. Cụ Vũ Lân Chỉ. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Canh Thìn, niên hiệu Quang Thiệu 5 (1520). Làm quan tới chức Công khoa đồ cấp sự trung.

14. Cụ Lê Quang Bí (1506-?). Tự là Thuần Phu, hiệu là Hối Trai, con của trạng nguyên Lê Nai. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 23 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Bính Tuất, niên hiệu Thồng Nguyên 5 (1526). Làm quan tới chức Thượng thư bộ Lại, tước Tô xuyên bá. Năm 1548 đi sứ nhà Minh cầu phong cho nhà Mạc, bị giữ lại ở Nam Ninh 18 năm, khi về vua nhà Mạc ví ông như Tô Vũ đi sứ Hung Nô. Khi mất được phong Tô Quận Công.

15. Cụ Nhữ Mậu Tổ. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên 5 (1526). Làm quan tới chức Tả Thị Lang bộ Lễ.

16. Cụ Vũ Tĩnh (1525-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Quang Bảo 9 (1562). Làm quan tới chức Tả Thị Lang, tước Tây khê bá. Khi mất được tặng Thượng thư.

17. Cụ Vũ Đường (1528-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 38 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc 4 (1565). Làm quan tới chức Lễ bộ hữu Thị Lang.

18. Cụ Vũ Bạt Tụy (1602-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 33 tuổi đỗ Đình Nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khoa Giáp Tuất, niên hiệu Đức Long 6 (1634). Làm quan tới chức Lại khoa đồ cấp sự trung.

19. Cụ Vũ Lương (1606-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 38 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Quý Mùi, niên hiệu Phúc Thái I (1643). Làm quan tới chức Hình bộ Hữu Thị Lang, tước tử.

20. Cụ Vũ Công Lượng (1624-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 33 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Thân, niên hiệu Thiện Đức 4 (1656). Làm quan tới chức Hình khoa đô cấp sự trung.

21. Cụ Vũ Đăng Long (1635-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 22 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất, niên hiệu Thịnh Đức 4 (1656). Làm quan tới chức Giám sát.

22. Cụ Vũ Trác Lạc (Oánh) (1635-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 22 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức 4 (1656). Làm quan tới chức Tham Chính, tước nam.

23. Cụ Vũ Bật Hài (1629-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 31 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoá Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ 2 (1659). Làm quan tới chức Lại bộ tả Thị Lang, tước tử, về trí sĩ.

24. Cụ Vũ Cầu Hối (1618-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 42 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ 2 (1659). Làm quan tới chức Tham chính.

25. Cụ Lê Công Triều (1630-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 30 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ 2 (1659). Làm quan tới chức quan Tham chính.

26. Cụ Vũ Công Đạo (1629-1714). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 31 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ 2 (1659). Làm quan tới chức Đô ngự sử, nhập thị kinh diên. Từng đi sứ sang nhà Thanh 1673, khi về được thăng Thượng thư bộ Công, tước bá.

27. Cụ Vũ Công Bình. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 25 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị 2 (1664). Làm quan tới chức quan Hiến sát sử.

28. Cụ Vũ Duy Đoán (1621-?). Hiệu là Quế Am. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 21 tuổi đỗ Giải Nguyên, 44 tuổi đỗ Hội nguyên Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoá Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị 2 (1664). Làm quan tới chức Thượng thư bộ Công.

29. Cụ Vũ Duy Khuông (1644-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 27 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Cảnh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị 8 (1670). Làm quan tới chức Lễ khoa cấp sự trung.

30. Cụ Vũ Đình Lâm (1640-1707). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 31 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị 8 (1670). Làm quan tới Lễ khoa cấp sự trung.

31. Cụ Vũ Đình Thiều (1658-1727). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 23 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị 5 (1680). Làm quan tới chức Công bộ cấp sự trung.

32. Cụ Vũ Trọng Trình (1639-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đỗ khoa Sĩ Vọng, 47 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Hoà 6 (1685). Làm quan tới chức Hiến sát sử.

33. Cụ Nguyễn Thường Thịnh (1676-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 28 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoá Canh Thìn, niên hiệu Chính Hoà 21 (1700). Làm quan tới chức thừa chỉ, tước bá, về tri sĩ.

34. Cụ Vũ Đình Ân (1680-?). Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 33 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh 8 (1712). Làm quan tới chức Đốc xuất sứ Tuyên Quang, Thượng thư bộ lễ.

35. Cụ Vũ Phương Đề (1698-?). Tự là Thuần Phủ. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 39 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736). Làm quan tới chức Đông các học sĩ.

36. Cụ Vũ Huy Đĩnh (1730-1789). Tự Ôn Kỳ, hiệu Di Hiên, thuỵ là Vân Trung. Người xã Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 25 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1754). Làm quan tới chức Thừa chính sứ, Hữu thị lang bộ lễ. Tế tửu Quốc Tử Giám.

37. Cụ Nguyễn Lũ. Người thôn Tuyển Cử, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Quý Dậu, niên hiệu Thái Hoà 11 (1453). Làm quan tới chức Quốc tử giám tế tửu.

38. Cụ Nguyễn Kim An (1451-?). Người thôn Tuyển Cử, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. 22 tuổi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh (Bảng nhãn), khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức 3 (1472). Làm quan tới chức Hàm lâm viện thị thư.

39. Cụ Vũ Công Đạt (1663-?). Người thôn Tuyển Cử, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Thi Hương đỗ Giải nguyên, 28 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Mùi, niên hiệu Chính Hoà 21 (1700). Làm quan tới chức Thừa Chỉ, tước bá, về trí sĩ.

Ngoài ra còn có 5 trạng: Trạng chạy, trạng cờ, trạng chữ, trạng vật, trạng toán. Hàng chục người giữ chức thượng thư và phó sứ ngoại giao trong các triều đại. Trong số người đỗ đại khoa trước kia đã nêu tấm gương về sự hiếu học, tinh thần niêm khiết và tận trung với nước, những tấm gương trung tín và đức hạnh cho đời sau. Vũ Quỳnh là một học giả lớn đời Lê, ông vừa nghiên cứu giỏi về lịch sử lại có tài lớn về thơ văn. Ông đã soạn bộ “Đại Việt thông giám” 25 quyển và soạn “Lĩnh nam chích quái” (Sử văn). Lê Cảnh Tuân có Vạn ngôn thư. Vũ Hữu có đại thành toán pháp, Vũ Huy Tấn có tài về ngoại giao…

Cùng với truyền thống chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và hiếu học… Nhân dân Tân Hồng luôn thể hiện cần cù, giản dị, siêng năng, trọng nhân cách trong cuộc sống và lao động. Đoàn kết, giúp đỡ, cưu mang, đùm bọc, có tình có nghĩa trong khó khăn gian khổ hiểm nghèo. Qua nhiều thế hệ vẫn kế thừa và phát huy được những thuần phong mỹ tục tốt đẹp đó, mang một sắc thái riêng biệt của một địa phương.

Nhân dân Tân Hồng có một lòng nồng nàn yêu nước và đã liên tục đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên những phong trào đó còn hạn chế vì chưa có một đường lối cách mạng soi sáng. Chỉ đến khi có Đảng của giai cấp công nhân chỉ đường, những truyền thống đấu tranh đó mới được nhân lên và phát huy mạnh mẽ trong các giai đoạn cách mạng sau này.




tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương