ĐẢng cộng sản việt nam lịch sử §¶ng bé Vµ nh¢n d¢n x· T¢n hång 1930 2010



tải về 2.06 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.06 Mb.
#17403
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, của nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, kết thúc vẻ vang ba mươi năm kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc, chấm dứt ách thống trị hơn nửa thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.


Tháng 12/1976, Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng đã tổng kết những kinh nghiệm phong phú của cách mạng Việt Nam gần nửa thế kỷ qua và đề ra đường lối chủ trương xây dựng CNXH trong giai đoạn mới: “ Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất; cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá; trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH...”

Về phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) Đại hội nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tập trung lực lượng phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc.

Dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, cùng các nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hải Hưng (lần thứ II) và huyện Đảng bộ Bình Giang. Đảng bộ xã Tân Hồng đã vận dụng vào tình hình thực tế của địa phương, từng bước phấn đấu thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 – 1980.

Quá trình thực hiện các nghị quyết của cấp trên, Đảng bộ và nhân dân Tân Hồng có nhiều thuận lợi, đó là: Cán bộ, đảng viên, nhân dân phấn khởi khi Tổ quốc được hoà bình thống nhất và cùng đi lên CNXH. Mặc dù trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, đời sống nhân dân vẫn được ổn định. Trong khi đó Đảng bộ nhân dân lần lượt được đón nhận con em của mình vừa chiến đấu ở các chiến trường trở về xây dựng quê hương... Bên cạnh thuận lợi trên, nhân dân trong xã cũng còn có những khó khăn. Trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ xã chưa tiến kịp với tình hình nhiệm vụ mới. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tập thể nhỏ bé, nghèo nàn lạc hậu, trong khi đó yêu cầu của nền sản xuất lớn XHCN và nhu cầu đời sống vật chất của nhân dân ngày càng cao. Mặt khác thời tiết diễn biến phức tạp: nắng, hạn, bão, úng... luôn đe doạ. Những khó khăn trên chưa khắc phục được bao nhiêu thì lại gặp khó khăn mới đó là việc chuẩn bị mọi mặt chống lại những hành động xâm lược của kẻ thù bên ngoài tại biên giới phía Tây và biên giới phía Bắc Tổ quốc.

Để vạch kế hoạch cho những năm tới, tháng 8/1976 Đảng bộ Tân hồng đã mở Đại hội lần thứ VIII. Sau khi đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong phương hướng tới, Đại hội xác định: "Động viên tổ chức tốt mọi lực lượng lao động đi vào sản xuất và xây dựng HTX; Đi đôi với việc tổ chức lại sản xuất và cải thiện một bước quản lý, xã phải tập trung sức giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm “phải củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất, sắp xếp và tổ chức lại ban quản lý HTX nông nghiệp: phải thay đổi lại cách nghĩ, cách làm, tích cực thâm canh tăng vụ, ngoài 2 vụ chính phải phát triển vụ đông. Củng cố các đội sản xuất cơ bản đi đôi với việc củng cố vững chắc các đội chuyên. Tiếp tục củng cố các công trình thuỷ lợi đã có và cách làm mới một số cầu cống, bờ vùng, đảm bảo khâu tưới tiêu. Phải áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thêm vật chất kỹ thuật vào HTX nông nghiệp. Các HTX tín dụng, mua bán, mục tiêu hoạt động chính là phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân...”.

Đại hội Đảng bộ bầu 11 đồng chí vào ban chấp hành đảng bộ khoá mới. Đồng chí Vũ Xuân Quyên được bầu làm Bí thư đảng uỷ, đồng chí Vũ Nhật Thế phó bí thư đảng uỷ - chủ tịch UBHC xã.

Đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới, cần phải củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đảng bộ đã tổ chức học tập Điều lệ HTX cấp cao cho xã viên. Nghiên cứu quán triệt Chỉ thị 208 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức lại sản xuất và tổ chức cho toàn thể cán bộ đảng viên, xã viên thấu suốt và triển khai theo tinh thần Chỉ thị đó. Đảng bộ đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, tập trung có kế hoạch và chỉ đạo sâu sát từng bước. Mùa thu năm 1975 Đảng bộ chỉ đạo xây dựng HTX liên thôn và HTX toàn thôn. Từ 3 HTX ở 3 thôn: Trạch Xá, Tuyển Cử, My Cầu hợp nhất thành 1 HTX là Tân Phong. Riêng thôn Mộ Trạch thì HTX vẫn giữ nguyên là HTX Mộ trạch.

Tháng 10/1975 Đại hội xã viên các HTX đã bầu ra ban quản trị HTX. HTX Tân Phong do đồng chí Dương Văn Tường làm chủ nhiệm, HTX Mộ Trạch do đồng chí Nguyễn Văn Trụ làm chủ nhiệm.

Sau khi hợp nhất thành 2 HTX, Đảng bộ còn trực tiếp tiến hành chỉ đạo cho các HTX xây dựng, củng cố đội chuyên, phân loại và quy vùng ruộng đất, bố trí trồng trọt theo hướng sản xuất tập trung. Chia lại đội sản xuất, đội chăn nuôi, đội làm đất, đội làm phân. Số lao động ở đội chuyên khâu, chuyên ngành chiếm tỷ lệ 4,5% tổng số lao động.

Như vậy cả xã từ 6 HTX nay chỉ còn 2 HTX, 18 đội sản xuất. Các bộ máy của 2 HTX đều được kiện toàn, các bộ phận hoạt động đều tay: các ban quản lý có nhiều cố gắng phát huy được chức năng điều hành công việc ở các đội sản xuất, cơ bản và đội chuyên.

Tháng 4/1977, do yêu cầu của nhiệm vụ mới, thực hiện Chỉ thị 208 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đảng bộ xã Tân Hồng lại tiến hành đưa 2 HTX Tân Phong và Mộ Trạch hợp nhất thành quy mô HTX toàn xã lấy tên là HTX nông nghiệp Tân Hồng. Đại hội đại biểu xã viên toàn xã đã bầu ra ban quản trị HTX do đồng chí Vũ Xuân Quyên, bí thư Đảng uỷ làm chủ nhiệm. Việc hợp nhất 2 HTX lên quy mô toàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho HTX mở rộng sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập cho những nơi trước đây yếu kém.

Bước vào cung cách sản xuất mới, một vấn đề có tầm quan trọng là phải củng cố đội chuyên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, HTX đã tiến hành từng bước củng cố đội thuỷ lợi chuyên trách 202 với trên 60 xã viên, đa phần là thanh niên trẻ, có kinh nghiệm. Công tác giao thông thuỷ lợi và hoàn chỉnh thuỷ nông HTX được coi là việc làm thiết thực có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đó còn là khâu then chốt góp phần thâm canh, chuyên canh tăng năng suất cây trồng và phục vụ đời sống nhân dân.

Thực hiện chủ trương trên, hệ thống đường giao thông liên thôn, xóm ở các thôn trong xã đều củng cố, bồi trúc phục vụ cho việc đi lại. Từ năm 1976 – 1979 toàn xã đã làm được hàng vạn m3, cải tạo đường được gần 9.600 mét dài mặt đường, đạt 97% kế hoạch. Năm 1979 – 1980 toàn xã đào tu bổ được trên 3.000m3 đất đá, tu bổ được trên 80% diện tích mặt đường toàn xã.

Tháng 11/1976 chấp hành nghị quyết của Huyện uỷ Bình Giang về việc phát động chiến dịch hoàn chỉnh thuỷ nông. Toàn Đảng bộ và toàn dân tham gia một cách mạnh mẽ sôi nổi, tiến hành làm mương tiêu, máng tưới. Kết quả đáng tự hào toàn xã đào đắp được 35.821m3. Trong đó có 6.124m3 thuộc công trình kiến thiết quy hoạch lại đồng ruộng như chỉnh trang lại bờ lô, bờ vùng theo thiết kế phù hợp với thuỷ nông. Tiếp theo các năm 1978 – 1979, Đảng bộ đã phát động nhân dân với một khí thế mạnh mẽ đào đắp 10 con kênh tưới nước từ Mộ Trạch đi My Cầu. Từ My Cầu đi Mạc Xá, Tuyển Cử... Nạo vét gần 1km ở lòng sông trung thuỷ nông từ Mộ Trạch đi Thái Dương, tổng khối lượng trên 3 vạn mét khối.

Tính đến năm 1980 hầu hết số mương máng được tu sửa và đắp thêm, hệ thống mương máng nhỏ được toả ra mọi cánh đồng. HTX còn bỏ ra hàng trăm ngàn đồng để xây dựng một số cầu cống. Nhằm tăng cường cơ sở vật chất, HTX mua thêm máy bơm dầu, bơm điện kết hợp cùng trạm bơm của huyện chủ động tưới tiêu cho đồng ruộng kịp thời vụ.

Phong trào dùng xe cải tiến và đắp đường, sửa đường cho xe xuống tận bờ lô khắp các cánh đồng có tiến bộ lớn. Vào mùa sản xuất, thu hoạch xe qua lại rộn ràng. Việc giải phóng đôi vai dần dần được thực hiện có hiệu quả.

Trên các công trường Nhà nước, xã đều hoàn thành về chỉ tiêu trên giao, mỗi năm đã làm được gần chục ngàn mét khối.

Ngoài các mặt công tác trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, HTX đã tập trung củng cố đội chuyên trừ sâu, phát triển và mở rộng ngành nghề (mộc, nề, gạch). Các loại giống lúa mới có năng suất cao như nông nghiệp 22 được gieo cấy lên tới 20 – 30% diện tích. Các biện pháp khoa học như cấy ngửa tay, thẳng hàng, tưới tiêu khoa học được áp dụng rộng rãi.

Từ những kế hoạch và biện pháp trên, HTX nông nghiệp dần dần khắc phục được nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, chấn chỉnh được tình trạng vung công phóng điểm, chi tiêu bừa bãi. HTX đã biết lên định mức lao động, tài vụ. Nhờ vậy hàng năm đều giảm mức chi tiêu không cần thiết, làm tăng giá trị ngày công của xã viên.

Từ năm 1975 đến năm 1980, tình hình sản xuất xã nhà gặp nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài cùng những thiếu sót chủ quan, trong nội bộ lãnh đạo chưa thật đoàn kết, công tác điều hành bộ máy quản lý HTX có nhiều lúng túng, trình độ cán bộ còn non kém đã gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Vụ chiêm 1975 mưa phùn nhiều, đất không được ải. Vụ mùa hạn đầu vụ kéo dài gây khó khăn cho gieo vãi, cuối vụ lại mưa to, một số diện tích bị ngập úng. Đến năm 1976 cả 2 vụ chiêm và mùa cũng khó khăn phức tạp, vụ chiêm rét đậm kéo dài, mạ bị thối và chết rét quá nhiều mạ. Vụ mùa lại hạn kéo dài 70 – 80% diện tích bị nẻ. Mặc dù trong xã có sông và mương máng nhưng lòng sông luôn bị cạn. Hợp tác xã có máy bơm, nhưng hầu như không đủ dầu cung cấp: trạm bơm ở huyện thì thường xuyên thiếu điện. Năm 1977 khi bước vào sản xuất vụ đông - xuân rét đậm kéo dài 2 tháng (12/1976 và 2/1977) gây ra chết hàng loạt mạ. Cả xã gieo 70% diện tích thì chết gần hết. Tình hình khó khăn, năng suất lúa rất thấp chỉ đạt từ 60 – 70kg/ sào.

Nhưng với quyết tâm, toàn Đảng toàn dân trong xã đã biến từ bị động sang chủ động (vụ chiêm 1977 gieo vãi 70% diện tích, vụ mùa gieo vãi 30% diện tích), khắc phục được những khó khăn thử thách đảm bảo cả 3 mặt diện tích, năng suất, tổng sản lượng.


Năm

DT 2 vụ lúa

(mẫu)

Năng suất

(kg/sào)

Sản lượng

(tấn)

1975

1976


1977

1978


1979

1980


1.400

1.400


1.400

1.390


1.385

1.385


85

85


70

90


95

100


1.190

1.190


0.98

1.251


1.255,5

1.385

Năm 1977 là năm có sản lượng thấp nhất. Năm 1980 so với năm 1976, năm đầu của kế hoạch 5 năm (1976 – 1980). Tổng sản lượng tăng 195 tấn.

Đi đôi với phát triển cây lúa, HTX Tân Hồng còn chú trọng đến công tác trồng màu để nâng cao mức sống của nhân dân. Trong điều kiện thời tiết rất khó khăn, không thuận lợi cho việc phát triển vụ đông, nhưng Đảng bộ đã có nhiều biện pháp vận động quần chúng nhân dân tập trung sức lực cho vụ đông toàn thắng, bằng cách lấy đất khô bỏ hốc, trải phân trồng ngay trên bùn. Kết quả năm 1976 toàn xã đã trồng được 47 mẫu khoai tây tăng hơn 1975 là 24 mầu, năng suất 4 - 5 tạ/sào. Ngoài ra còn trồng được gần 60 mẫu khoai lang và các loại rau màu khác. Các năm 1977 - 1980 năm nào cũng trồng được từ 130 - 150 mẫu khoai lang và khoai tây cùng với cây rau các loại.

Song song với công tác trồng trọt, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ ngành chăn nuôi có bước phát triển tích cực. Từ những năm 1976 phong trào chăn nuôi trong xã đã phát triển mạnh mẽ, tổng số hộ chăn nuôi 680 hộ, tổng đàn lợn 1.106 con (xã viên 997 con, tập thể 109 con) trong đó có 248 con lợn nái; lợn lai kinh tế 30 con. Do có phương hướng đúng đắn với tinh thần quyết tâm của toàn Đảng toàn dân nên đến năm 1980 tổng đàn lợn toàn xã lên tới 1.126 con, tổng số hộ chăn nuôi là 827 hộ. Nếu tính cả số lợn xuất chuồng trong năm bán cho nhà nước thì trong năm chu chuyển và có mặt tới gần 2.000 con. Bình quân 1,2 con/hộ.

Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, tháng 2 năm 1977 huyện Bình Giang được sát nhập với huyện Cẩm Giàng lấy tên là huyện Cẩm Bình. Đây là sự kiện có tác động trực tiếp đến tâm tư tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Tân Hồng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Bình, năm 1978 Đảng bộ Tân Hồng đã tiến hành Đại hội lần thứ IX nhiệm kỳ (1978-1980), Đại hội bầu BCH đảng bộ, bầu đồng chí Vũ Xuân Quyên làm bí thư, đồng chí Vũ Nhật Thế phó bí thư-Chủ tịch UBND xã. Có đường lối của Đảng soi sáng, có chủ trương của huyện Cẩm Bình, trong các năm năm 1977 - 1980, Đảng bộ có nhiều cố gắng và thực hiện tốt nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ nhất và lần thứ II của huyện mới hợp nhất Cẩm Bình:

Thực hiện chủ trương về phát triển chăn nuôi của huyện Đảng bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (1976) và lần thứ IX (1978) đã quyết định: Bằng mọi biện pháp tập trung duy trì, phát triển đàn lợn tập thể và hộ gia đình xã viên. Do vậy, từ năm 1977 khi lên quy mô HTX toàn xã, đàn lợn tập thể được duy trì và có bước tăng trưởng. Năm 1978 Đảng bộ triển khai chủ trương, khuyến khích phát triển chăn nuôi, tổ chức quản lý đàn lợn nái của xã viên, cho nuôi tiếp tay và áp dụng biện pháp cho xã viên nuôi lợn giao công


Danh mục

1976

1977

1978

1979

1980

Hộ chăn nuôi

686

845

794

801

827

Tổng đàn lợn

Xã viên


Tập thể

1.105

997


109

1.994

1.293


101

1.254

1.142


112

1.110

901


109

1.126

964


162

Lợn nái

Xã viên


Tập thể

248

211


37

248

211


37

113

105


8

324

301


23

212

200


12

Tổng lợn thịt

Xã viên


Tập thể

858

786


72

1.202

1.35


167

1.37

933


104

786

680


106

914

804


110

Lợn nai kinh tế

30

85

107

200

250

Đối với đàn trâu của xã luôn luôn được giữ vững. Năm 1976 tổng số trâu và nghé có 228 con. Trong đó trâu cày 205 con.


Danh mục

1976

1977

1978

1979

1980

Tổng đàn trâu

Trâu đực


Trâu cái

Trâu cày


228

127


99

205


256

134


112

233


233

129


104

224


227

112


115

202


228

182


46

219

Ngoài chăn nuôi gia súc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, HTX còn chú ý phát triển đàn gia cầm, nhất là đàn vịt, hàng năm HTX giao gia công cho xã viên nuôi bình quân từ 5.000 – 10.000 con vịt thịt để phân phối bán cho xã viên.

Phong trào nuôi thả cá tiếp tục được duy trì. Diện tích ao hồ thả cá hàng năm đều đạt gần 30 mẫu, số cá giống thả bình quân hàng năm đạt trên 28 vạn con. Tổ nuôi cá được giao khoán cho các thôn và đội sản xuất nên tăng năng suất luôn vượt kế hoạch xã giao.

Nhìn chung công tác sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi trong 5 năm qua có nhiều cố gắng, có những biện pháp mềm dẻo thu được nhiều thắng lợi, nên nghĩa vụ lương thực, thực phẩm năm nào cũng hoàn thành chỉ tiêu so với mức trên giao (riêng những năm thiên tai, mất mùa được Nhà nước giảm mức nghĩa vụ). Đây là bước trưởng thành của Đảng bộ xã Tân Hồng trong lãnh đạo và chỉ đạo sản xuất. Mặc dù năng suất lúa trong mấy năm không giữ vững, có năm tăng, năm giảm, mức ăn của nhân dân chưa cao, đời sống còn khó khăn, nhưng với tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Tổ quốc, nhân dân trong xã đã giành phần lớn để làm nghĩa vụ được giao, kể cả lương thực và thực phẩm.


Danh mục

1976

1977

1978

1979

1980

Nghiã vụ LT

Thực hiện



200 tấn


200 tấn


200 tấn


200 tấn


200 tấn


Nghĩa vụ TP

Mức giao


Thực hiện

52 tấn


52 tấn

52 tấn


52 tấn

52 tấn


52 tấn

52 tấn


52 tấn

52 tấn


52 tấn

Để tận dụng sức lao động dư thừa trong HTX và thực hiện phát triển kinh tế toàn diện, từ năm 1976 Tân Hồng đã chú ý củng cố các ngành nghề phụ. Sau hợp nhất HTX nông nghiệp toàn xã, Đảng uỷ xã chỉ đạo cho thu hồi các lò gạch nhỏ ở các cơ sở nhỏ gom lại để san lấp canh tác, tập trung xây dựng và củng cố 2 lò gạch chính ở thôn Tuyển Cử và Mộ Trạch. Tổng sản phẩm hàng năm từ 35 vạn viên đến 40 vạn viên: Ngoài ra còn sản xuất trên 10 vạn viên ngói phân phối cho xã viên để kiến thiết nhà cửa và để xây dựng các công trình công cộng của xã. HTX thành lập một đội thợ mộc và đội thợ nề, chủ yếu phục vụ nhu cầu cho tập thể và nhân dân.

Phong trào trồng cây của xã Tân Hồng đã có từ những năm 1962 – 1963, khi chưa hợp nhất HTX toàn xã thì mỗi HTX có 1 đội trồng cây. Năm 1977 khi HTX toàn xã được thành lập, đội trồng cây của HTX cũng được hình thành. Tổng số người tham gia đội trồng cây có gần 100 người, gồm các cụ còn sức lao động. Hàng năm đội trồng cây ươm hàng vạn cây các loại: Phi lao, Bạch đàn, kể cả cây ăn quả để cung cấp cho tập thể HTX và bà con xã viên. Năm 1976 toàn xã đã trồng được 17.976 cây lấy gỗ. 3.274 cây ăn quả, tổng cộng là 2.1250 cây. Đội trồng cây đã cử những người có kinh nghiệm làm nhiệm vụ phụ trách theo tuyến đường và có nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ. Tỷ lệ cây trồng khá hơn các năm trước. Năm 1976 mục tiêu của Đại hội Đảng bộ đề ra là phấn đấu trồng 16.828 cây lấy gỗ và 3.000 cây ăn quả. Nhưng đến năm 1980 toàn xã đã đạt vượt kế hoạch mà Đại hội Đảng bộ đề ra. Cây lấy gỗ:vượt 1.198 cây, cây ăn quả vượt 274 cây. Hoạt động đội chuyên trồng cây của HTX đi vào chiều sâu nâng cao về chất lượng, đã từng bước từ hạch toán. Đây là một điểm nổi bật của địa phương.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ vẫn coi trọng phát triển nền văn hoá mới và con người mới XHCN. Tổ chức và phát động nhân dân phát huy những thuần phong mỹ tục truyền thống văn hoá tốt đẹp của địa phương.

Về giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, lớp mẫu giáo được phát triển chất lượng ngày một nâng cao. Năm học 1976 – 1977 thực hiện Chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng, trường phổ cấp I và cấp II sát nhập gọi là trường phổ thông cơ sở. Qua các năm từ khi hợp nhất các HTX và thực hiện cải cách giáo dục được Đảng bộ quan tâm đúng mức. Hàng năm tổng số học sinh có từ 950 đến 1.080 em, với tổng số là 28 lớp (cấp I + II) . Lớp vỡ lòng có 6 lớp, học sinh có từ 230 – 250 cháu. Hàng năm thi hết cấp I và cấp II đạt từ 92 – 95%. Thi tốt nghiệp đạt từ 94 – 97%. Từ năm 1976 – 1980 năm nào nhà trường cũng được UBND huyện khen, các tổ tự nhiên và xã hội đều xếp vào tổ lao động XHCN. Hàng năm UBND xã thường xuyên có kế hoạch tu bổ, đóng thêm bảng đen, bàn ghế cho thầy cô giáo và học sinh: mua sắm dụng cụ giảng dạy. Qua đó tạo điều kiện cho nhà trường dạy tốt và học tốt, thu hút toàn bộ trẻ em trong xã đến tuổi là được cắp sách đến trường.

Đối với công tác nhà trẻ, mẫu giáo, Đảng bộ xã đặc biệt quan tâm. Nhà trẻ, mẫu giáo của xã được thành lập từ những năm 1960. Nhưng do điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn, trường lớp còn tạm thời, làm bằng tranh tre ở rải rác các thôn xóm. Các cô giáo trình độ hết sức hạn chế, còn non yếu cả về nghiệp vụ và chuyên môn, chưa được đào tạo qua trường chính quy. Nhưng đến năm 1976 – 1978 hầu hết các cô nuôi dạy trẻ, mẫu giáo đều được đi đào tạo ở các lớp do huyện và tỉnh mở. Các cháu trong toàn xã ngoan ngoãn, tạo điều kiện tốt cho cha mẹ các cháu yên tâm sản xuất và công tác. Năm 1976 có 2 lớp mẫu giáo gồm 51 cháu. Năm 1979 – 1980 lên 4 lớp và 132 cháu. Đại bộ phận nhà trẻ, lớp mẫu giáo đều lợp ngói.

Công tác văn hoá xã hội được Đảng bộ coi trọng. Từ những năm 1976 thực hiện Chỉ thị 214 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới”. Xã hướng dẫn việc tổ chức đám cưới, đám tang đều, gọn nhẹ, đơn giản và văn minh. Việc bài trừ mê tín dị đoan cũng được Đảng bộ chỉ đạo sát sao, tiến hành từng đợt một cách mạnh mẽ, đến năm 1980 trong xã đã xoá bỏ những nơi thờ cúng thần tượng mê tín.

Công tác thông tin báo chí cũng có nhiều cố gắng, bộ máy thông tin của xã đã được kiện toàn. Trong 5 năm (1976 - 1980) đã làm tốt công tác tuyên truyền, kẻ khẩu hiệu, cổ động phục vụ những ngày lễ lớn và kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng ở địa phương.

Về sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ được Đảng bộ quan tâm đúng mức. Phong trào xây ba công trình vệ sinh là: giếng nước, hố xí hai ngăn và nhà tắm thường xuyên được phát động và được bà con xã viên tham gia với tinh thần nhiệt tình Toàn xã có trên 50% số gia đình có nhà tắm, giếng nước, hố xí 2 ngăn.

Phong trào vệ sinh phòng bệnh ở từng thôn được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Đội ngũ cán bộ y tế xã được đào tạo qua các trường chuyên môn của tỉnh. Toàn xã có 7 cán bộ y tế nằm trực tuyến ở các thôn, trạm xã có 4 cán bộ gồm 1 y sĩ, 2 y tá, 1 dược tá, 1 hộ sinh thường trực ngày đêm để điều trị và khám chữa bệnh cho nhân dân. Trạm xá đã được mở rộng với 5 phòng trong đó có phòng sinh sản, một tủ thuốc. Do điều kiện thuốc ở trên cung cấp có hạn. Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã, Ban y tế xã đã tích cực khai thác và trồng cây thuốc nam. Kết quả đã trồng được gần 3 sào cây dược liệu, mỗi năm thu hoạch gần 1 tạ dược liệu. Trạm xá còn tự bào chế dược liệu thông dụng, góp phần giải quyết một phần khó khăn về thuốc chữa bệnh.

Được sự giúp đỡ của phòng y tế huyện, cán bộ chuyên môn phối hợp chặt chẽ với đoàn thể, nhất là với Hội phụ nữ tạo ra một phong trào kế hoạch hoá gia đình bằng các biện pháp và chính sách cụ thể. Riêng năm 1977 toàn xã đã đặt vòng tránh thai được gần 200 chị em. Hàng năm đều thực hiện tốt chủ trương "mỗi cặp vợ chồng chỉ nên đẻ từ 1 – 2 con, mỗi con cách nhau 5 năm". Từ năm 1979 đến năm 1980, toàn xã đã có 51% phụ nữ dùng các biện pháp tránh thai.

Việc ăn ở, đi lại của nhân dân trong xã có nhiều tiến bộ. Tính đến năm 1980 cả xã có gần 70% số hộ gia đình có nhà ngói. Mỗi gia đình có một xe đạp, nhiều gia đình đã có đài nghe tin tức. Tiện nghi trong nhà trường tương đối đầy đủ như: gường, ghế, bàn, tủ.... Đường liên thôn, liên xã được tu bổ rộng rãi, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân.


II. NHÂN DÂN TÂN HỒNG CÙNG NHÂN DÂN CẢ NƯỚC ĐẬP TAN CUỘC CHẾN TRANH BIÊN GIỚI CỦA BỌN XÂM LƯỢC.

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta giành thắng lợi hoàn toàn, lẽ ra nhân dân ta có điều kiện sống trong hoà bình để xây dựng đất nước. Nhưng bọn đế quốc hiếu chiến và bọn phản động bành trướng quốc tế vẫn không từ bỏ âm mưu thôn tính nước ta. Sau khi gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Tây nam, ngày 17 tháng 2 năm 1979. Bọn phản động bành trướng phía bắc đã huy động trên 60 vạn quân tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta.

Để bảo vệ Tổ quốc, ngày 4/3/1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết thành một khối để ngăn chặn bàn tay xâm lược của kẻ thù.

Tiếp đó, ngày 5 tháng 3 năm 1979, Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố lệnh tổng động viên trong cả nước.

Nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảng và Nhà nước, Hội đồng chính phủ đã đề ra nghị quyết và việc thực hiện quân sự hoá toàn dân và lực lượng vũ trang toàn dân. Đáp lời kêu gọi của Đảng và Tổ quốc, cán bộ, đảng viên và nhân dân Tân Hồng đã nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Đảng uỷ, chính quyền xã phối hợp cùng các đoàn thể phát động nhân dân trong xã nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tự nguyện tòng quân chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Hàng năm cán bộ, chiến sĩ con em trong xã đang tại ngũ tình nguyện ở lại cầm súng chiến đấu. Đảng bộ và nhân dân trong xã đã quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng đề ra: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho toàn Đảng toàn dân.

Phát huy truyền thống cách mạng là một địa phương luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân. Trong 5 năm (1976 – 1980) toàn xã có 139 thanh niên lên đường nhập ngũ. Hàng 100 người ghi tên vào danh sách tổng động viên, sẵn sàng nghe theo tiếng gọi của Đảng cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Trong số anh em cầm súng trực tiếp chiến đấu ở phía Tây Nam, phía Bắc và làm nhiệm vụ quốc tế đã có 10 người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp cao cả của Tổ quốc.

Nhằm nâng cao cảnh giác cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, lực lượng dân quân tự vệ của xã được củng cố. Toàn xã thành lập một đại đội cơ động gồm 3 trung đội tổng số có 90 đồng chí. Nhiệm vụ là chống bạo loạn, phòng chống lụt bão. Ngoài ra Đảng bộ còn chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích riêng ở mỗi thôn. Thôn Mộ Trạch thành lập 1 đại đội chiến đấu: thôn Mạc Xá thành lập 1 trung đội: thôn Mi Cầu thành lập 2 trung đội. Nhìn chung công tác dân quân du kích của xã được củng cố, tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ được tăng cường về chất lượng. Đảng bộ cử những đồng chí cấp uỷ, đảng viên có năng lực và trách nhiệm sang phụ trách lực lượng dân quân du kích. Từ ban chỉ huy đại đội đến trung đội hầu hết là anh em bộ đội phục viên. Lực lượng dân quân du kích thường xuyên học tập chính trị và luyện tập quân sự. Mỗi năm huyện tổ chức kiểm tra báo động và bắn đạn thật. Lực lượng dân quân du kích xã Tân Hồng đều đạt loại khá. Từ năm 1976 đến năm 1979 được huyện đội công nhận là đơn vị quyết thắng.

Thực hiện quân sự hoá toàn dân và vũ trang toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, ban chỉ huy quân sự xã đã huy động nhân dân rào làng đắp luỹ, thường xuyên có phương án tác chiến và tập luyện tại địa phương.

Đảng bộ và nhân dân trong xã đã tốn hàng vạn ngày công, đào được 400m giao thông hào. Ở tất cả các thôn đều trồng tre mây xung quanh làng, kể cả bờ vùng, bờ lô đều trồng tre thành một trận địa chiến đấu liên hoàn. Trong đợt đi xây dựng phòng tuyến của tỉnh, xã đã cử 1 trung đội dân quân du kích đi tham gia, anh em có nhiều cố gắng đạt kết quả tốt.

Cùng với xây dựng lực lượng dân quân du kích, Đảng bộ đã quan tâm củng cố lực lượng công an từ xã đến các thôn, tổ chức tổ an ninh nhân dân. Lực lượng dân quân du kích, công an, an ninh ngoài công tác luyện tập sẵn sàng chiến đấu còn là lực lượng nòng cốt trong lao động sản xuất, thuỷ lợi, góp phần tích cực bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, luôn luôn giữ vững danh hiệu Trung Đội quyết thắng, được huyện tặng thưởng nhiều bằng khen và giấy khen.

Đối với chính sách hậu phương quân đội, Đảng bộ xã Tân Hồng đã quan tâm đúng mức đến việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình liệt sĩ, bộ đội và thương binh. Đảng bộ lãnh đạo HTX điều hoà lương thực, đề nghị cấp trên bán gạo chênh lệch. Những con em và cha mẹ liệt sĩ không nơi nương tựa, được HTX nuôi dưỡng. Anh chị em thương binh, phục viên được sắp xếp, bố trí tham gia công tác trong chính quyền, đoàn thể, ban quản lý HTX và đội sản xuất. Hàng chục cha mẹ liệt sĩ tham gia vào đội trồng cây, trông nom trường sở và kho tàng HTX. Do làm tốt chính sách hậu phương quân đội, đời sống các gia đình thuộc đối tượng chính sách tương đối ổn định. Trên cơ sở đó đã thúc đẩy mạnh mẽ mọi mặt công tác trong xã, nhất là nghĩa vụ tuyển quân hàng năm.

Đảng bộ Tân Hồng luôn quan tâm công tác xây dựng củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng, biến chủ trương chính sách của Đảng thành hành động cách mạng của quần chúng, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương. Từ năm 1976 – 1980 chính quyền đã đảm bảo được mối quan hệ và nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ. Chính quyền đã thực hiện là cái cầu nối liền giữa Đảng với quần chúng. Đã nêu cao quyết tâm tổ chức và hướng dẫn các HTX hăng hái thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và các nghĩa vụ trên giao. Kiên quyết xử lý đối với những người cố tình vi phạm pháp luật.

Công tác quản lý ngân sách, thu chi được đảm bảo chế độ, nguyên tắc, về công tác hành chính đã đảm bảo công việc thường trực, giải quyết yêu cầu của quần chúng hàng ngày. Trong các đợt bầu cử HĐND và các cấp năm 1976, năm 1979; bầu cử Quốc hội cả nước năm 1976, tinh thần ý thức làm chủ của nhân dân được tôn trọng và phát huy mạnh mẽ, trên 90% số cử tri đã đi bỏ phiếu.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh rất xứng đáng đối với lòng tin cậy của Đảng bộ và nhân dân trong xã. Đoàn đã thường xuyên giáo dục lý tưởng cách mạng đoàn viên thanh niên. Vận động thanh niên hăng hái tham gia làm nòng cốt trong lao động sản xuất, đã nhận những khâu nặng nề nhất trong HTX như đội thuỷ lợi chuyên trách, đội ứng dụng khoa học-kỹ thuật. Đoàn còn hăng hái tham gia đắp đê Văn Thai và ở Cổ Bì... Tất cả các nơi trên đoàn đều hoàn thành tốt. Hầu hết đoàn viên thanh niên trong xã đều đăng ký nghĩa vụ quân sự, các đợt khám tuyển đạt từ 90 – 95%. Ngoài ra đoàn thanh niên còn lãnh đạo giáo dục thiếu niên nhi đồng. Kết hợp với nhà trường đẩy mạnh phong trào học tập của học sinh, phong trào văn hoá, văn nghệ vào tối chủ nhật hàng tuần.

Hội Liên hiệp phụ nữ là lực lượng đông đảo, chiếm 56% số lao động trong xã. Trong 5 năm (1975-1980) Hội Liên hiệp phụ nữ xã dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã phát huy truyền thống cần cù, dũng cảm, hăng hái trong lao động sản xuất. Hội đã thực hiện tốt các nhiệm vụ lớn của mình: Tích cực tham gia xây dựng HTX; nhiều chị em tham gia KHKT; đẩy mạnh công tác chăn nuôi; hoàn thành nghĩa vụ lương thực, thực phẩm đối với Nhà nước, tuyên truyền, giáo dục hội viên thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới, sinh đẻ có kế hoạch. Đã triển khai học tập và đẩy mạnh phong trào “người phụ nữ mới xây dựng Tổ quốc” do Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam phát động. Nhiều tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất; thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước trong phong trào vận động con em làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Hồng đã phát huy vai trò đoàn kết toàn dân. Mặc dù trong điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn nhưng Mặt trận vẫn duy trì nề nếp sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt phong phú, sát hợp, xoay quanh việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Vận động con cháu làm tròn trách nhiệm của thanh niên đi làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ngoài ra Hội còn làm tốt công tác hòa giải trong nhân dân cùng với công tác xây dựng nếp sống văn minh trong thôn xóm.

HTX mua bán đã có nhiều đổi mới, cải tiến lề lối làm việc, quản lý tốt các mặt hàng hóa. Vốn cổ phần mỗi năm một tăng; hàng năm cửa hàng mua bán kinh doanh đều có lãi để tái sản xuất, khấu hao tài sản và chia cho xã viên. Mặc dù trong những năm 1977, 1978 có nhiều khó khăn về hàng hoá nhưng cửa hàng vẫn có đầy đủ hàng hoá thiết yếu như dầu thắp, muối ăn. Thường xuyên được đảm bảo theo yêu cầu của nhân dân. Hàng năm cửa hàng mua bán xã được xây dựng thêm cơ sở vật chất, mở rộng nhà bán hàng và trang bị thêm các phương tiện hoạt động. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng HTX mua bán xã Tân Hồng đã làm tốt chức năng của người nội trợ, phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã được chu đáo.

Đi đôi với củng cố HTX mua bán, Đảng uỷ cũng rất quan tâm đến công tác tín dụng, vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, bảo đảm nguyên tắc thu, nộp tiền mặt, đồng thời giải quyết tốt việc nhân dân gửi tiền và rút tiền nhanh chóng thuận lợi.

Năm 1977 thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ Hải Hưng và huyện uỷ Cẩm Bình về phát động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, Đảng bộ đã có nhiều biện pháp cụ thể tích cực vận động nhân dân trong xã gửi tiền tiết kiệm với phương châm vừa ích nước, vừa lợi nhà. Nhân dân các thôn hưởng ứng một các mạnh mẽ. Từ một xã hàng năm chỉ đạt trung bình về gửi tiền tiết kiệm, đến năm 1978 đã trở thành xã khá của huyện, bình quân đầu người là 22 đồng

Công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ đặc biệt chú ý. Trong 5 năm 1975-1980, Đảng bộ Tân Hồng đã tiến hành 3 kỳ Đại hội. Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII vào tháng 8 năm 1976. Đây là đại hội toàn thể. Đại hội lấy củng cố tổ chức chi bộ cơ sở là chính, giữ vững và nâng cao chất lượng sinh hoạt, đấu tranh phê bình và đi đôi với thuyết phục, giáo dục, từng bước chấm dứt tình trạng đảng viên và chi bộ yếu kém.

Đại hội lần này đi sâu vào bàn biện pháp đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn; đóng góp nghĩa vụ lương thực, thực phẩm cho nhà nước. Đại hội quyết định việc hợp nhất các HTX nông nghiệp lên HTX toàn xã. Đại hội lần thứ XIII bầu 11 đồng chí vào BCH đảng bộ

Đại hội lần thứ IX (năm 1978) họp tại hội trường uỷ ban xã. Đại hội chủ trương: tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất; sắp xếp lại tổ chức trong hợp tác xã nông nghiệp và các đội chuyên.

Đại hội đi sâu phân tích tình hình địa phương và thống nhất phải thay đổi cách nhìn, cách làm phá thế độc canh cây lúa; tích cực thâm canh tăng năng suất. Ngoài 2 vụ lúa chính phải mở rộng vụ đông, tích cực trồng mầu, mở rộng diện tích trồng khoai tây, khoai lang và các loại cây ăn quả mà trong đó chú trọng mở rộng diện tích trồng cây vải thiều.

Đại hội bầu 9 đồng chí vào BCH đảng bộ. đồng chí Vũ Xuân Quyên được bầu làm Bí thư, đồng chí ..........Phó bí thư-Chủ tịch UBND xã.

Qua trước sự chuyển biến mới của cách mạng. Đảng bộ Tân Hồng có nhiều thuận lợi, nhưng khó khăn cũng rất lớn. Do vậy công tác tu dưỡng giáo dục chính trị cho đảng viên, Đảng bộ luôn đặt ra hàng đầu. Đảng bộ đã quán triệt tinh thần các nghị quyết 23, 24 của BCH Trung ương Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Chỉ thị 72 về nâng cao chất lượng đảng viên; củng cố tổ chức cơ sở Đảng và tăng cường đội ngũ cán bộ của Đảng. Cùng các nghị quyết của Tỉnh uỷ, của Huyện uỷ. Ngoài việc học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng đảng viên. đảm bảo đúng kế hoạch trên giao. Đảng bộ xã cử 2 đồng chí đi bồi dưỡng lý luận trung cấp tại trường đảng của Tỉnh, 3 đ/c học trường trung cấp nông nghiệp, 5 đ/c đi bồi dưỡng nghiệp vụ tại trường hành chính.

Qua học tập tại chức, tại trường, cùng các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, đại bộ phận cán bộ đảng viên trong Đảng bộ nâng cao thêm về trình độ lý luận, chính trị, lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, nhận thức thêm về bản chất giai cấp công nhân của Đảng, quan điểm, đường lối chính sách được hiểu biết một cách cụ thể hơn. Nhất là vai trò, vị trí chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nhiệm vụ của từng đảng viên trong giai đoạn cách mạng hiện tại.

Cũng trong công tác rèn luyện và học tập chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đảng bộ đã rút ra những bài học kinh nghiệm về thực hiện, lãnh đạo các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đã kiên quyết nhìn thẳng vào sự thật, những nhược điểm, thiếu sót được kiểm điểm phê bình, giúp đỡ lẫn nhau để thống nhất trong Đảng, tìm ra biện pháp để giải quyết thích hợp.

Công tác sinh hoạt Đảng bộ và chi bộ đã đi vào nề nếp, nội dung sinh hoạt đảm bảo 3 tính chất: lãnh đạo, giáo dục và chiến đấu. Số đảng viên đi sinh hoạt đảm bảo từ 80 – 87%.

Về công tác tổ chức, Đảng bộ luôn tăng cường bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ đảng viên, tạo chất, tạo nguồn để bổ sung vào cấp uỷ, thay thế các các đồng chí đảng viên già, trình độ năng lực hạn chế. Qua mỗi kỳ Đại hội là một kỳ củng cố lại tổ chức, nhiều đồng chí đảng viên trẻ, có năng lực được đào tạo ở các trường dần dần được bổ sung vào cấp uỷ để đảm bảo tính kế thừa và liên tục của công tác cán bộ (có già, có trẻ, có cũ, có mới). Hầu hết đảng viên trong Đảng bộ có đủ điều kiện đều được sắp xếp công tác thích hợp. Năm 1978, 1979 một số cán bộ chủ chốt được điều động đi Long An, Gia Lai, Kom Tum và Đắc Lắc để xây dựng vùng kinh tế mới.

Năm 1976 Đảng bộ xã có 4 chi bộ, đến tháng 4/1977 do yêu cầu của việc mở rộng quy mô HTX toàn xã, tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên ngành, chuyên khâu, do vậy tổ chức Đảng được củng cố lại cho phù hợp với tình hình mới. Đảng bộ đã kiện toàn bộ máy chi uỷ theo đơn vị đội sản xuất cơ bản ngay trong khi lên quy mô HTX toàn xã. Như vậy toàn Đảng bộ đã tổ chức thành 19 chi bộ, trong đó 18 chi bộ sản xuất cơ bản, và chi bộ nhà trường. Đảng viên trong toàn Đảng bộ đều được phân công công tác thích hợp. Một điểm nổi bật là số đảng viên mắc sai lầm ngày một giảm, đội ngũ đảng viên trong Đảng bộ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm 1976 đảng bộ có 125 đảng viên, đến năm 1978 – 1979 Đảng bộ đã có 143 đảng viên. Việc kết nạp đảng viên mới được chú ý. Những người được kết nạp vào Đảng phải được thử thách, thực sự là quần chúng tích cực. Trong 5 năm Đảng bộ đã kết nạp được 7 đồng chí.

Công tác kiểm tra Đảng được làm thường xuyên. Trong 5 năm (1975-1980) Đảng bộ Tân Hồng phải xử lý 6 đảng viên bằng các hình thức kỷ luật của Đảng. Hầu hết những đảng viên bị thi hành kỷ luật đều vi phạm đạo đức, phẩm chất, vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, làm sai chính sách pháp luật Nhà nước. Những đảng viên có sai lầm khuyết điểm đều được giáo dục, giúp đỡ của chi bộ, Đảng uỷ kịp thời.

Sau 5 năm (1976 – 1980) thực hiện 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Mặc dù có nhiều khó khăn phức tạp, nhưng nhìn chung Đảng bộ và nhân dân Tân Hồng có nhiều cố gắng, giành thắng lợi đáng kể. Quan hệ sản xuất được củng cố từ 2 HTX hợp nhất thành một HTX với quy mô toàn xã. Cơ sở vật chất của HTX cùng các công trình phúc lợi tập thể được tăng cường. Diện tích, năng suất, tổng sản lượng được giữ vững, nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước đều hoàn thành, các mặt công tác khác đều giữ vững, có nhiều mặt được phát triển. Nhiệm vụ quân sự địa phương, chiến đấu, phục vụ chiến đấu được toàn Đảng, toàn dân tham gia tích cực.

Bên cạnh những kết quả trên, Đảng bộ và nhân dân Tân Hồng còn nhiều tồn tại, khuyết điểm trên mặt trận phát triển sản xuất. Các chỉ tiêu định mức về sản xuất lúa, màu, hầu như không năm nào đạt. Năng suất sản lượng có tăng nhưng còn chậm. Mức ăn và đời sống nhân dân trong xã còn thấp. Các tổ chức quần chúng hoạt động chưa đều. HTX chưa mở rộng nghành nghề, do vậy lực lượng lao động dư thừa trong xã còn tồn đọng.

Nhằm đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ đã ghi trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ khoá IX, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, dưới sự lãnh đạo của Ban thường vụ huyện uỷ Cẩm Bình, Đảng bộ xã Tân Hồng đã tiến hành Đại hội lần thứ X nhiệm kỳ 1980 - 1981. Đại hội họp tại hội trường xã. Đại hội bầu 11 đồng chí vào ban chấp hành đảng bộ. Đồng chí Vũ Huy Thênh được bầu làm Bí thư, đồng Vũ Nhật Thế Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã.

Đại hội Đảng bộ xã diễn ra trong bối cảnh bọn xâm lược biên giới phía Bắc mới rút đi, chúng đã để lại muôn vàn khó khăn về kinh tế - xã hội, tác động rất lớn đến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do vậy, mục tiêu Đại hội Đảng bộ xã đề ra trong nhiệm kỳ mới là: Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong đó coi trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng trong nội bộ Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhân dân. Trên cơ sở đó xã tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chủ yếu là lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, mở rộng các ngành nghề phụ, trồng cây thả cá, mở rộng diện tích cây vụ đông; đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất của xã và hợp tác xã; Luôn luôn đề cao cảnh giác sẵn sàng đập tan mưu đồ phá hoại của các thế lực thù địch. Đại hội thông qua một số mục tiêu chủ yếu: phấn đấu đưa năng xuất cây lúa lên trên 6 tấn/ha gieo trồng/ năm; phát triển chăn nuôi lợn từng bước cân đối với trồng trọt; mở rộng diên tích vụ đông lên trên 20% diện tích canh tác. Đại hội thông qua chỉ tiêu cụ thể đối với công tác xã hội, với sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu được thông qua, Đại hội thống nhất một số biện pháp cụ thể là: Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi; giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, cung cấp đủ mức ăn cần thiết cho nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới; đẩy mạnh công tác thuỷ lợi nội đồng, quy hoạch đồng ruộng phân vùng chuyên canh, thâm canh trên toàn bộ diện tích gieo trồng; phát triển trồng cây ăn quả trong đó lấy cây vải thiều là trọng tâm. Hợp tác xã dành một phần lương thực cho phát triển chăn nuôi. Mở rộng một số ngành nghề phụ như: sản xuất gạch, nghề thủ công, khuyến khích nghề mộc, nghề xây, dệt thảm... nhằm thu hút lao động có việc làm thêm thu nhập...

Cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Tân hồng rất tự hào về những thành tích mà mình đạt được. Đồng thời cũng thấy được những tồn tại trong những năm qua, đó là tồn tại khách quan, mà ra sức khắc phục trong những năm tới, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X

III. TIẾP TỤC CỦNG CỐ QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1981 - 1985).

- Bước sang năm 1981, công cuộc bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc đã ổn định về cơ bản. Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm phấn đấu ổn định từng bước để phát triển kinh tế và chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng. Đảng bộ Tân Hồng thảo luận các dự thảo văn kiện sẽ trình bày tại Đại hội: Đây là một đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân. Cả xã dấy lên một phong trào thi đua sôi nổi trong sản xuất và mọi mặt công tác để chào mừng Đại hội Đảng các cấp.

Tháng 2/1982 Đại hội đại biểu toàn quốc lầm thứ V của Đảng đã thành công tốt đẹp. Nghị quyết Đại hội chỉ rõ: Toàn Đảng, toàn dân ta phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN". Hai nhiệm vụ đó phải tiến hành đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó nhiệm vụ xây dựng CNXH được đặt lên hàng đầu.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, cùng với nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ IV và Nghị quyết đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Cẩm Bình lần thứ III (12/1982). Đại hội Đảng bộ Tân Hồng lần thứ XI vào cuối năm 1982 được tiến hành. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, trên cơ sở đường lối chung của Đảng và nhiệm vu của huyện, Đại hội đã đề ra phương hướng phấn đấu cho các năm 1982 – 1985.

Đại hội đánh giá: Trên tinh thần cơ bản của nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng cùng các nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, Đảng bộ xã Tân Hồng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thuận lợi công cuộc phục hồi kinh tế, phát triển văn hoá sau chiến tranh. Những mục tiêu phấn đấu trong phát triển sản xuất nông nghiệp qua các năm đều phát huy được thế mạnh của quy mô HTX toàn xã. Từ trên cơ sở đó, việc áp dụng và tiếp thu KH - KT vào sản xuất được rộng rãi, việc quản lý được thống nhất.

Bên cạnh thuận lợi Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong điều kiện có nhiều khó khăn. Thiên nhiên diễn biến phức tạp, tình hình đất nước vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, nhất là âm mưu phá hoại của kẻ thù. Cơ sở vật chất có hạn, vật tư thiếu, trình độ quản lý kinh tế - xã hội còn yếu.

Song với trách nhiệm của một Đảng bộ vốn có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, được sự chỉ đạo trực tiếp của cấp huyện. Đảng bộ và nhân dân xã Tân Hồng đã khắc phục được nhiều khó khăn trên mọi mặt, giành được nhiều thành tích đáng kể và hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu đối với Nhà nước.

Đảng bộ xã Tân hồng thông qua các nhiệm vụ chính trị của địa phương để giáo dục tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong mấy năm qua đã có nhiều đóng góp sức người, sức của, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.

Đảng bộ xã cũng nhận thấy: Ruộng đất của xã có nhiều khả năng thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhưng năng suất hàng năm còn thấp, nhất là hai năm 1980 - 1981, năng suất giảm xuống rõ rệt. Cơ sở vật chất tuy được trang bị, nhưng còn thiếu, không đồng bộ. Công tác thuỷ lợi tuy làm được nhiều, nhưng chưa hoàn chỉnh. Mặt khác, thiên nhiên vẫn đe doạ, úng ngập, hạn hán, sâu bệnh thường xuyên xảy ra. Điều kiện thâm canh chưa được vững chắc, ổn định. Về tiềm năng lao động của HTX tuy có nhiều nhưng trình độ kỹ thuật còn thấp, cùng với tư tưởng bảo thủ, ỷ lại vào tập thể. Giá trị ngày công còn thấp, ý thức lao động của xã viên đối với tập thể ngày càng giảm sút. Trong HTX nông nghiệp, người lao động trồng trọt phải bao cấp cho các ngành nghề của HTX. Hầu hết ngành nghề trong toàn xã không hạch toán lỗ lãi, tất cả đổ dồn vào cấy lúa.

Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế của cả nước: Căn cứ vào đặc diểm, vị trí, thuận lợi, khó khăn, khả năng, tiềm tàng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động hiện có... Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho các năm 1982 – 1985 là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sức chiến đấu của cán bộ đảng viên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, hiệu lực quản lý của chính quyền; đẩy mạnh mọi hoạt động của đoàn thể, tạo ra sức chuyển biến mới. Tập trung vào sản xuất theo hướng thâm canh cây lúa; mở rộng mầu vụ đông, phát triển chăn nuôi, ngành nghề; bảo đảm việc làm cho nhân dân lao động, ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, sức khoẻ của nhân dân. Đại hội đã đi sâu thảo luận về phát triển kinh tế, những mục tiêu của từng năm và biện pháp thực hiện; bàn về công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng, cùng các mặt công tác khác. Đồng thời quyết định những chỉ tiêu, đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém để giành thắng lợi trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Đại hội bầu Ban chấp hành đảng bộ khoá XI gồm 11 đồng chí. Đồng chí Vũ Huy Thênh được bầu làm Bí thư, đồng chí Vũ Nhật Thế làm Phó Bí thư-Chủ tịch UBND xã.

Để phát tiển kinh tế toàn diện, thực hiện các mục tiêu kế hoạch nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI đề ra. Đảng bộ kiên quyết củng cố và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất. Sắp xếp và củng cố các ban quản lý HTX, chỉ huy đội sản xuất, mạnh dạn áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Kiên quyết phá thế độc canh, tích cực thâm canh.

Cùng vào thời điểm này,tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100 “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong nông nghiệp. Việc học tập Chỉ thị 100 được triển khai một các triệt để từ Đảng bộ đến các đoàn thể quần chúng. Sau khi quán triệt 3 mục đích, 5 nguyên tắc và nội dung chỉ đạo, Đảng bộ đã có nghị quyết lãnh đạo HTX nông nghiệp, xác định lại từng loại ruộng đất, phân định sản lượng, phân loại lao động cho đúng sát phù hợp với tình hình thực tế trước khi giao khoán, xác định cụ thể thành 8 khâu. HTX đảm nhiệm quản lý điều hành 5 khâu là: giống, làm đất, thuỷ lợi, phân bón, phòng trừ sâu bệnh. Người lao động đảm nhiệm 3 khâu là: cấy, chăm bón, thu hoạch, cho đến khi giao nộp sản phẩm cuối cùng mà đội sản xuất đã giao cho trên phần ruộng nhận khoán. Nông dân Tân Hồng cũng như các địa phương khác vô cùng phấn khởi thực hiện Chỉ thị 100 một các hào hứng tích cực. Từ đây đã mở ra một triển vọng mới trong sản xuất nông ngiệp. Đất đai được tận dụng, sức lao động kể cả lao động chính, phụ và các nguồn lao động khác được tập trung sử dụng vào sản xuất khi cần thiết. Tổng sản phẩm xã hội ngày một tăng. Ngay từ vụ mùa năm 1982, xã viên HTX Tân Hồng đã thu hoạch thắng lợi vụ đầu tiên trên diện tích khoán sản phẩm của mình.

Đảng bộ và nhân dân trong xã coi đây là kết quả to lớn, là sự thành công trong việc thực hiện Chỉ thị 100, động viên xã viên hăng hái sản xuất, tăng năng suất lao động, đầu tư thêm phân bón để tăng năng suất trên phần ruộng khoán. Năm 1982 được mùa cả 2 vụ chính, nếu tính cả phần tăng sản phẩm của người lao động thì năng xuất đạt trên 7 tấn/ha cả năm (khoán 5,2 tấn/ha). So với năm 1981 tăng trên 1 tấn/ha, xã viên được hưởng phần sản phẩm tăng của phần ruộng khoán từ 2 – 2,5 tạ thóc 1 ha. Nếu tính cả phần thu nhập về phân bón, ngày công lao động và các khoản thu khác có hộ thu về từ 20 – 30% số sản phẩm nhận khoán của hộ mình.

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, đảng bộ luôn chỉ đạo HTX củng cố các đội sản xuất cơ bản, các đội chuyên. Đồng thời vẫn duy trì và phát triển các nghề phụ để tận dụng những ngày nhàn rỗi và lao động phụ. Trong quá trình củng cố quan hệ sản xuất theo cơ chế khoán, các công trình thuỷ lợi cũng thường xuyên được tu bổ nạo vét các kênh máng tưới tiêu, bờ lô, bờ vùng, bờ thửa, giữ nước, chống úng hạn, như đào con kênh từ trạm bơm cầu Sộp về xã. Tổng khối lượng đã làm 12.315m3/năm.

Năm 1985 Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tự bỏ tiền vốn cùng với cuả HTX đã xây dựng 2 trạm bơm Mạc Xá, Mộ Trạch.

Song song với công tác xây dựng cơ sở vật chất trong xã, Đảng bộ còn quan tâm việc áp dụng KH - KT vào sản xuất, đã đưa máy kéo vào khâu làm đất tới 38% diện tích, chọn những giống lúa thích hợp với đồng ruộng như: vụ chiêm cấy IR.203 từ 30 – 40 % diện tích: xuân 10%, nông nghiệp 8 là 20%, nếp 8%, còn khoảng trên dưới 20% các giống lúa khác.

Với những kế hoạch và biện pháp trên, HTX Tân Hồng đã khắc phục được nhiều khó khăn trong qua trình sản xuất, phát triển kinh tế. Hàng năm diện tích, năng suất, tổng sản lượng đều tăng đảm bảo kế hoạch. Năm 1981 diện tích toàn xã 1000, 4ha, năng suất bình quân cả năm là 33,7 ta/ha. Tổng sản lượng 3.041,7 tấn. Năm 1985 do thiên nhiên thuận lợi, vụ chiêm xuân 1985 là vụ lúa có năng suất cao chưa từng có ở trong xã từ trước tới nay, năng suất 38 tạ/ha. Nhờ vậy năm 1985 HTX đã trả nợ ngân hàng một phần lớn thành nghĩa vụ vượt mức chỉ tiêu giao. Đây là một cố gắng và thành tích rất lớn của Đảng bộ và nhân dân trong xã.


Thống kê Diện tích, năng suất, sản lượng

( 1981 – 1990) cả năm


Năm

DT/ha

NS tạ/ha

S.L tấn

Ghi chú

1981

1982


1983

1984


1985

1000,8

985,3


1000,8

993,3


1002,7

33,7

36,8


33,5

26,5


30,5

3485,8

3626,6


3361,2

2530,1


3041,7



Thực hiện chỉ thị 100, bên cạnh mặt tốt mặt tích cực thì đã nảy sinh mâu thuẫn mới, nhất là về mặt quản lý sản xuất. Theo nguyên tắc thì hợp tác xã đảm nhận 5 khâu, song do điều kiện khó khăn chung tác động, nên tại địa phương không khâu nào hợp tác xã thực hiện hoàn chỉnh, như khâu làm đất thì lệ thuộc vào trạm máy cày của huyện và sức kéo của trâu, bò hiện có của địa phương. Nói về khoán trâu, bò cày kéo có hộ làm ít, hộ làm nhiều cho nên cũng nảy sinh tư tưởng “sức kéo của trâu bò khai thác triệt để, mà sự chăm sóc không đến nơi đến chốn, dẫn đến tình trạng trâu, bò gầy yếu và có hiện tượng trâu bị chết vào mùa rét”. Thóc giống của HTX hầu như bị thiếu, dẫn đến xã viên sử dụng giống một cách tuỳ tiện đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Về khâu nước tưới càng khó khăn hơn: thuỷ lợi phí quá cao, làm cho chi phí sản xuất lớn, có năng suất mà thực thu lại ít, "trừ đầu trừ đuôi" không còn đáng kể là bao. Về khâu phân, trong đó phân chuồng chủ yếu do hộ xã viên tự lo liệu, phân hoá học khan hiếm, giá cả không ổn định, dẫn đến người sản xuất phải mua chui, mua chạy mua phải hàng giả, làm thiệt hại đến kinh tế hộ xã viên...

Nhưng sau nhiều năm làm ăn theo cơ chế bao cấp nặng nề, Chỉ thị 100 “khoán quản” ra đời qua thực tế đã chứng minh nó đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của giai cấp nông dân, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người sản xuất nông nghiệp, phát huy tích cực, chủ động của tập thể Ban chấp hành Đảng bộ, chính quyền và Ban quản lý hợp tác xã cũng như từng cá nhân, hộ, xã viên. Mở ra phong trào khai thác tận dụng đất đai để sản xuất, đất thùng, vũng, hồ ao đều được giao cho người sản xuất, hoặc cho đấu thầu. Diện tích canh tác và hệ số sử dụng đất ngày một tăng. Đời sống của người nông dân trong xã dần dần được cải thiện rõ rệt, mức sống ổn định, từ đó tạo nên khí thế lao động có năng suất cao của người sản xuất.

Thắng lợi trên sản xuất nông nghiệp đã tạo sức tác động tích cực đối với các ngành kinh tế khác, mà chủ yếu là ngành tiểu thủ công nghiệp. Nhịp độ phát triển hàng năm tăng khá. Xây dựng cơ bản năm sau cao hơn năm trước. Trường học, trạm xá hàng năm được củng cố. Phương tiện vận tải trong các hộ tư nhân phát triển nhanh nhiều, nhất là phong trào “ngói hoá” được nhân dân trong xã hưởng ứng mạnh mẽ.

Nhằm đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 100, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp khắc phục, dưới sự chỉ đạo của Ban thường vụ huyện uỷ Cẩm Bình, ngày tháng 9 năm 1985 Đại hội Đảng bộ xã Tân Hồng lần thứ XII đã được tiến hành. Dự đại hội có 115 thay mặt cho 127 đảng viên trong Đảng bộ. Về dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí bí thư huyện uỷ cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban ngành của huyện. Đại hội đánh giá việc chấp hành chủ trương, nhiệm vụ mà Đại hội đã đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu để thấy rõ thực trạng kinh tế, xã hội sau hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giao khoán cho nhóm và người lao đông trong nông nghiệp. Đại hội phân tích nguyên nhân của thắng lợi và khó khăn, tồn tại cần khắc phục. Đại hội đã thể hiện tinh thần đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng một cách thẳng thắn.

Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII đã bầu ra 11 đồng chí vào ban chấp hành đảng bộ khoá mới. Đồng chí Vũ Huy Thênh được bầu làm Bí thư Đảng uỷ, đồng chí Vũ Nhật Thế làm Phó Bí thư-Chủ tịch UBND xã.

Về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội trong 2 năm 1985-1986, Đại hội xác định: Khắc phục khó khăn tồn tại để tăng cường công tác quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý xã hội nhằm giữ vững kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong Đảng và trong quần chúng nhân dân. Trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng mặt công tác: Diện tích tăng hàng năm; phát triển đàn trâu; tăng số đầu lợn từ 8 - 10%/ năm. Phát triển ngành nghề (củng cố đội chuyên (trừ sâu, giống): tu sửa đường liên thôn (mở rộng 2 mét); củng cố trường học, đảm bảo có từ 60 - 70% số cháu nhỏ trong độ tuổi đi mẫu giáo, nhà trẻ. Phát triển trồng cây trong đó chú trọng cây vải thiều, nhãn và các loại cây ăn quả khác.

Đại hôị đi sâu bàn công tác xây dựng Đảng làm cho đảng bộ mạnh về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức, phấn đấu trở thành cơ sở đảng vững mạnh.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, từ năm 1985 trở đi, cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài từ nhiều năm qua càng bộc lộ tiêu cực, trì trệ và nó không còn phù hợp, đến nay cần phải xoá bỏ. Hiện tượng xã viên khê đọng nhiều sản phẩm đã làm cho HTX không còn chủ động trong thu hồi sản phẩm. Các ngành nghề phụ phát triển chậm và hầu như bị thâm hụt làm ăn thua lỗ. Do cơ chế quan liêu bao cấp dẫn đến việc ngành nghề càng mở rộng thì ngành sản xuất lương thực càng phải gánh chịu hậu quả, vì hạt thóc lúc này phải chia năm sẻ bẩy, người trực tiếp sản xuất ra hạt thóc được hưởng không đáng là bao. Bên cạnh đó Ban quản lý HTX có lúc còn buông lỏng quản lý, việc khoán quản thiếu chặt chẽ, chưa sát thực. Việc thu hồi sản phẩm thiếu kiên quyết dẫn đến nợ lần, dây dưa kéo dài, tính đến năm 1987 xã viên còn khê đọng 184 tấn.

Những thành tích và tồn tại trên gắn liền với sự chuyển biến trong hành động của hệ thống Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của huyện uỷ, trong những năm 1984 - 1985 đảng bộ đã tổ chức tốt cho đảng viên học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng và các Chỉ thị nghị quyết của Tỉnh uỷ, huyện uỷ. Thông qua học tập và quán triệt các nghị quyết đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho quần chúng thực hiện thắng lợi mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên lần lượt được cử đi học tại trường Đảng tập trung của huyện của tỉnh. Nhìn chung cán bộ cấp uỷ trình độ năng lực còn hạn chế, ý thức tổ chức của số ít đảng viên còn kém. Nhưng không vì thế mà phong trào chung gặp khó khăn. Đảng bộ luôn luôn có từ 85% - 90% đảng viên đủ tư cách. Trong số các chi bộ, năm nào cũng có từ 2 đến 3 chi bộ trong sạch vững mạnh; còn lại là đạt loại khá. Công tác phát triển đảng viên mới được các cấp bộ đảng quan tâm. Tuy nhiên,việc bồi dưỡng đội ngũ cảm tình chưa được coi trọng, quản lý các đối tượng chưa chắc, quy hoạch phát triển chưa được phân bổ kịp thời.

Thông qua cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, chính quyền quản lý, bằng quyền lực nhà nước ở địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã đã giáo dục, động viên nhân dân hoàn thành những nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ đề ra. Các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước như: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V của Đảng, Chỉ thị 100 của Ban bí thư. Nghị quyết lần thứ 2 của Ban chấp hàn Trung ương, Hiến pháp năm 1982, Nghị quyết 9, Nghị quyết 26, 31, 32, 36 của Ban bí thư Trung ương Đảng cũng như các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ... đều được quán triệt sâu sắc và bàn bạc triển khai cụ thể. Những nhiệm vụ quan trọng sản xuất, trong xây dựng, cũng như trong đời sống xã hội đều được tập thể hội đồng nhân dân xã bàn bạc tổ chức thực hiện.

Chính quyền xã ngày càng phát huy được hiệu lực của nhà nước trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân. Các chính sách của Nhà nước đã được chính quyền xã cụ thể hoá trong các nhiệm vụ và quy ước của địa phương. Chính quyền đã làm tốt công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ tài sản của nhân dân và nền an ninh, trật tự xã hội ở địa phương.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, bước đầu có sự đổi mới phương thức hoạt động phù hợp với cơ chế khoán quản, nhằm phát huy vai trò tham gia quản lý, tổ chức phong trào thi đua hành động cách mạng của quần chúng lao động. Nổi bật là phong trào sinh đẻ có kế hoạch, làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội (đỡ đầu gia đình neo đơn) con em liệt sĩ, thương binh. Chính vì vậy mà Hội Phụ nữ xã đã được hội đồng nhân dân huyện tặng giấy khen.

Trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, xã hội đã có nhiều chuyển biến trong phương thức hoạt động. Đảng bộ luôn luôn quán triệt sâu sắc quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ và nhanh chóng tổ chức triển khai nhằm đưa những nghị quyết đó thành hành động cách mạng thiết thực. Đảng bộ cũng đã kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, tư tưởng cơ hội, tự do ỷ lại, thói quen hành chính quan liêu bao cấp và tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.

Công tác văn hoá - xã hội những năm (1980- 1985), tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Sau khi triển khai chủ trương của tỉnh về cuộc vận động bài trừ các tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan...) đã được nhân dân hưởng ứng tham gia tích cực. Chính vì vậy đã giúp cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương từ xã xuống cơ sở thôn và các ngành có liên quan hoàn thành tốt cuộc vận động này. Các nhóm cờ bạc trong xã không còn hoạt động công khai.

Đội thông tin văn nghệ xã hoạt động tích cực và năm nào cũng tham gia hội diễn, năm nào cũng được xếp vào loại khá trong huyện.

Sự nghiệp giáo dục phổ thông cũng đạt được những thành tựu mới. Đảng uỷ xã chỉ đạo chi bộ, nhà trường quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Từ khi có nghị quyết 14 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục và Nghị quyết 126 của Hội đồng Bộ trưởng về giáo dục hướng nghiệp thì trường phổ thông cơ sở xã có sự chuyển biến tích cực.

Trong năm học 1982-1983, 1983-1984, 1984-1985 trường phổ thông cơ sở đã từng bước thực hiện tốt nội dung giảng dạy theo chương trình cải cách. Chất lượng văn hoá, chất lượng đạo đức ngày càng được nâng cao. Năm nào nhà trường cũng thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. Hàng năm thi lên lớp thường đạt trên 95% và thi hết cấp đạt trên 99%.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn cách mạng mới đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn phần nào đã tác động đến phong trào dạy và học trong các nhà trường. Hàng năm vẫn có học sinh bỏ học, điểm này bộc lộ sự kết hợp giữa nhà trường, đoàn thể và gia đình chưa chặt chẽ.

Các hoạt động thể dục thể thao trong xã được tiến hành sôi nổi, năm nào cũng được huyện xếp vào loại khá, trong đó môn bóng chuyền đã thu hút đông đảo thanh niên, thiếu niên tham gia.

Sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ được các cấp bộ đảng, các ngành trong xã quan tâm đúng mức. Trạm xá xã được tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các hoạt động của ngành y tế duy trì tốt các hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân. Mặc dù số thuốc trên cấp cho xã ngày một ít, nhưng vịêc khám chữa bệnh tại trạm xá vẫn bảo đảm chất lượng. Nét nổi bật trong thời gian này là phong trào ba dứt điểm. Kết quả có 80% số hộ có hố xí 2 ngăn, 75% số hộ có nhà tắm đơn giản, 80% số hộ có giếng khơi. Được sự chỉ đạo trực tiếp của đảng uỷ, phong trào phòng bệnh được mọi người, mọi nhà hưởng ứng. Những năm 1976 - 1980, phong trào y tế của xã luôn được ủy ban huyện khen thưởng.

Những vấn đề còn tồn tại, yếu kém được Đảng bộ kiểm điểm sâu sắc và có phương hướng khắc phục. Đảng bộ xác định công tác bảo vệ sức khoẻ là phần quan trọng trong đời sống nhân dân trong xã.

Nhà trẻ, mẫu giáo ở các thôn hàng năm được củng cố và mở rộng. Phong trào chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em được các cấp các ngành quan tâm. Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch được phát động thường xuyên và tiến hành một cách kiên trì, tích cực, bằng nhiều biện pháp hình thức phong phú. Tỷ lệ phát triển dân số trong xã từ năm 1976-1985 vẫn còn cao. Chính sách đối với gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, anh em thương binh, bệnh binh đều được các cấp bộ đảng, chính quyền và đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc xã quan tâm. Công tác sắp xếp công ăn việc làm cho các đối tượng chính sách được Đảng uỷ, chính quyền giải quyết thoả đáng.

Trải qua 10 năm (1976- 1985) phấn đấu trong lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vượt qua khó khăn gian khổ thực hiện Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Tân Hồng đã giành được những thành tích khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tiếp tục vươn lên, tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu và giành thắng lợi ngày càng cao, mở ra triển vọng mới, thành tích mới trong truyền thống cách mạng của quê hương.




tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương