BÀi kiểm tra năng lực hội thi Giáo viên giỏi cấp trường năm học 2015-2016



tải về 57.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích57.33 Kb.
#2263
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ

C
ĐỀ CHÍNH THỨC
ổ Bì, ngày 26 tháng 02 năm 2016


BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC

Hội thi Giáo viên giỏi cấp trường năm học 2015-2016

Thời gian làm bài: 60 phút

Bài kiểm tra gồm 40 câu, 05 trang. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Họ và tên thí sinh:.....................................................................................

__________________________________________________________________________________________________________________________________________



Số phách

Điểm bài kiểm tra

Họ tên, chữ kí

Bằng số

Bằng chữ

GK1

GK2
















Đồng chí hay khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu dưới đây.

PHẦN I: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HIỂU BIẾT THỰC TẾ.

Câu 1. Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp:

A. Trung cấp sư phạm B. Cao đẳng sư phạm C. Đại học sư phạm



Câu 2. Năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá dựa theo:

A. Khả năng giáo dục của giáo viên

B. Năng lực sư phạm của giáo viên

C. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



Câu 3. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, quy định:

A. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

B. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

C. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.



Câu 4. Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:

A. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học; giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp.

B. Cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm; để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.

C. Cả ý A và B đều đúng.





Thí sinh không ghi vào phần gạch chéo này



Câu 5. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm bao nhiêu tiêu chí?

A. 4 tiêu chí B. 5 tiêu chí C. 20 tiêu chí



Câu 6. Tiêu chí nào dưới đây thuộc yêu cầu: Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

A. Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp

B. Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh

C. Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ.



Câu 7. Ý nào dưới đây là quyền của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT

A. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương

B. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy đinh khi được cử đi học

C. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ



Câu 8. Hành vi giáo viên không được làm được quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT thể hiện qua mấy nội dung:

A. 6 nội dung B. 5 nội dung C. 4 nội dung



Câu 9. Trường hợp nào dưới đây không vi phạm đạo đức nhà giáo:

A. Nhắc nhở học sinh khi học sinh chưa chăm học

B. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

C. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp



Câu 10. Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /2010) quy định đối với cấp trường được tổ chức mấy năm một lần:

A. 1 năm B. 2 năm C. 4 năm



Câu 11. Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /2010) mỗi giáo viên dự thi phải thực hiện mấy nội dung thi?

A. 5 nội dung B. 4 nội dung C. 3 nội dung



Câu 12. Điều kiện về số năm công tác đối với giáo viên được tham dự giáo viên giỏi cấp trường được quy định trong Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /2010) là:

A. Giáo viên có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 01 năm trở lên.

B. Giáo viên có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 02 năm trở lên.

C. Giáo viên có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 03 năm trở lên.



Câu 13. Theo Quy định về đánh giá học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đánh giá học sinh theo mấy nội dung?

A. 2 nội dung B. 3 nội dung C. 4 nội dung

Câu 14. Theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, học sinh hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện:

A. Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành; Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5 (năm) trở lên.

B. Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Đạt; Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5 (năm) trở lên; năng lực: Hoàn thành; phẩm chất: Hoàn thành.

C. Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành; Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5 (năm) trở lên; năng lực: Đạt; phẩm chất: Đạt.



Câu 15. Hiện nay, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có bao nhiêu xã, thị trấn?

A. 18 xã và 1 thị trấn B. 17 xã C. 17 xã và 1 thị trấn.



Câu 16. Hiện nay, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương là đồng chí:

A. Bùi Thanh Quyến B. Nguyễn Mạnh Hiển C. Nguyễn Dương Thái



PHẦN HAI: KIẾN THỨC TOÁN-TIẾNG VIỆT

Câu 1. Trong các số sau, số chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 ; 9 là.

A. 270 B. 330 C. 2016



Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm hình bình hành?

A. Tứ giác có cặp cạnh song song và bằng nhau

B. Tứ giác có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau

C. Tứ giác có các cặp cạnh đối diện bằng nhau



Câu 3. Chuyển 8 thành phân số ta được:

A. B. C.



Câu 4. Trong các phân số ;; phân số nào nhỏ nhất?

A. B. C.



Câu 5. 2 gấp bao nhiêu lần ?

A. 24 lần B. 18 lần C. 12 lần



Câu 6. Có tất cả bao nhiêu phân số nhỏ hơn 1 mà có tổng của tử số và mẫu số bằng 30?

A. 15 B. 14 C. 13



Câu 7. Phép chia:

22,44 18

4 4 1,24


84

12

Có số dư là:



A. 12 B. 0,12 C. 0,012

Câu 8. Trong một hộp bi có 7 viên bi vàng, 8 viên bi xanh và 9 viên bi đỏ. Hỏi không nhìn vào hộp phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có 1 viên bi xanh?

A. 15 viên B. 18 viên C. 17 viên



Câu 9. Số tự nhiên lớn nhất được viết bởi các chữ số khác nhau và tổng các chữ số của nó bằng 23 là:

A. 7643210 B. 854321 C. 8543210



Câu 10. Ba can giống nhau đựng đầy xăng. Tổng số xăng trong ba can là 37,5 lít. Vậy lượng xăng trong 1 can đó là:

A. 12,5 lít B. 7,5 lít C. 10 lít



Câu 11. Một chiếc tủ nếu bán với giá x đồng thì lỗ 10% so với giá vốn, nếu bán với giá y đồng thì lãi 10% so với giá vốn. Tỉ số của y và x là:

A. B. C.



Câu 12. Trường Đoàn Kết có tất cả 735 học sinh. Câu nói nào sau đây là đúng?

A. Trường đó có ít nhất 3 bạn cùng ngày sinh.

B. Trường đó có ít nhất 5 bạn cùng ngày sinh.

C. Trường đó có ít nhất 7 bạn cùng ngày sinh.



Câu 13. Từ in đậm trong câu nào dưới đây viết sai chính tả?

A. Nơi có nhiều nghề thủ công phát triển tạo nên làng nghề.

B. Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên.

C. Theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT, bài kiểm tra năng lực đối với giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp phải từ 8 điểm trở lên mới đạt yêu cầu.



Câu 14. Từ "rắn" trong câu "Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe nở, màu vàng nhạt." là:

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ



Câu 15. Dòng nào nêu đúng bộ phận vị ngữ của câu "Hoa phượng đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè."?

A. cháy rực suốt hè

B. bồng bềnh cháy rực suốt hè

C. đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè



Câu 16. Dãy từ nào dưới đây toàn gồm các từ đồng nghĩa với nhau?

A. li ti, bé xíu, nhỏ tí, tí tách

B. lóng lánh, long lanh, lúng liếng, lấp lánh

C. rộn ràng, phơi phới, náo nức, rạo rực



Câu 17. Từ "sắc" trong câu nào dưới đây đồng âm với từ "sắc" trong những câu còn lại?

A. Chiều tà, những áng mây ánh lên những sắc đỏ.

B. Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc dưới nắng xuân ấm áp.

C. Dì Lan sắc thuốc cho bà.



Câu 18. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép:

A. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

B. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh.

C. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc.



Câu 19. Từ “đất” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc ?

A. Cà Mau là đất mưa dông.

B. Cà Mau đất xốp.

C. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “ hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.



Câu 20. Từ nào dưới đây là từ láy?

A. học hành B. yên ả C. tươi cười



Câu 21. Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

Trăng ơi ... từ đâu đến ?

Hay từ cánh đồng xa

Trăng hồng như quả chín

Lơ lửng treo trước nhà.

A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hoá.



Câu 22. Câu “Anh bán đàn vịt kia cho tôi!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu khiến



Câu 23. Trong câu “Từ những mảnh dạ đanh khô, có khi tướp táp, lúa xuân bỗng ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn” có mấy tính từ?

A. 4 B. 5 C. 6



Câu 24. Tiếng nào dưới đây có âm đệm là u?

A. trụi B. luật C. chuông



_________________Hết____________________

Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra




tải về 57.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương