Multilateral trade assistance project


Cùng một sản phẩm nhập khẩu, có thể áp dụng cả quy định kỹ thuật (theo Hiệp



tải về 1.18 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

75.

Cùng một sản phẩm nhập khẩu, có thể áp dụng cả quy định kỹ thuật (theo Hiệp

định TBT) lẫn biện pháp vệ sinh dịch tễ (theo Hiệp định SPS) được không? Và

khi nào thì áp dụng theo Hiệp định nào?



Page 27

- -

27

Có thể áp dụng cả quy định kỹ thuật lẫn biện pháp vệ sinh dịch tễ cho cùng một sản



phẩm nhập khẩu.

Việc áp dụng biện pháp của Hiệp định nào cần căn cứ vào mục đích và tính chất của

biện pháp. Mục đích của các biện pháp vệ sinh dịch tễ tương đối hẹp, đó là nhằm bảo

đảm an toàn thực phẩm và ngăn ngừa sự lan truyền dịch bệnh (các biện pháp ngăn

ngừa dịch bệnh thường chỉ áp dụng tạm thời một thời gian ngắn). Trong khi đó, các

quy định kỹ thuật là những tiêu chuẩn áp dụng lâu dài vì nhiều mục đích khác nhau:

an toàn sản xuất, an toàn giao thông, an ninh xã hội, thuận lợi cho người tiêu dùng,

thích ứng với điều kiện tự nhiên, văn hoá của nước sở tại, v.v...

Ví dụ đối với thịt hộp nhập khẩu, một nước Hồi giáo có thể quy định trong hộp không

được chứa chế phẩm từ thịt lợn - đây là một quy định kỹ thuật để phù hợp với tập quán

tôn giáo. Nhưng nếu nước đó quy định về hàm lượng hoá chất khi xử lý thịt được phép

còn lại trong hộp thì đó là biện pháp vệ sinh dịch tễ nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu

dùng.

76.

Nếu xuất hiện nguy cơ lan truyền dịch bệnh mà chưa thể xác định được ngay căn

cứ khoa học thì có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ để phòng bị hay

không?

Được.


77.

Việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ có phải tuân thủ nguyên tắc tối huệ

quốc không?

Có và không.

Có trong trường hợp đó là các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, ví dụ quy định

về dư lượng thuốc trừ sâu cho phép đọng lại trên rau quả, hàm lượng phụ gia thêm vào

thực phẩm, loại vi khuẩn được phép có mặt trong quá trình lên men bia, v.v…

Không trong trường hợp đó là các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lan truyền dịch bệnh

vì dịch bệnh có thể chỉ xuất phát từ một khu vực nào đó trên thế giới nên các biện

pháp vệ sịnh dịch tễ có thể chỉ hạn chế nhập khẩu động, thực vật từ khu vực có dịch

bệnh mà không hạn chế đối với khu vực khác.

78.

Làm sao để xác định được mức độ áp dụng của các biện pháp vệ sinh dịch tễ là

thích hợp hoặc cao quá mức cần thiết?

Việc xác định mức độ thích hợp của các biện pháp vệ sinh dịch tễ cần được tiến hành

trên cơ sở đánh giá nguy cơ của các chất có hại và sâu bệnh đối với sức khoẻ con

người và động, thực vật. Đây là một khâu rất quan trọng vì nếu đánh giá nguy cơ thấp

quá thì sẽ không có đủ biện pháp cần thiết để ngăn chặn tác hại của dịch bệnh, mà nếu

đánh giá nguy cơ cao quá thì sẽ tạo ra trở ngại quá mức cho hàng nhập khẩu, đi ngược

lại mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại.

Khi đánh giá nguy cơ cần phải xem xét những vấn đề sau:

Bằng chứng khoa học của việc xuất hiện nguy cơ.

Phương pháp sản xuất, chế biến tại nước sản xuất ra hàng hoá.





Page 28

- -

28

Lịch sử sâu, bệnh tại nước sản xuất/nước xuất khẩu.



Điều kiện môi trường và sinh thái.

Cơ sở vật chất để thực hiện việc kiểm dịch, cách ly, xử lý sâu bệnh.

Dự tính thiệt hại về sản xuất nếu để xảy ra dịch bệnh.

Chi phí xử lý, loại bỏ dịch bệnh nếu như chúng xảy ra vì không áp dụng biện pháp

vệ sinh dịch tễ thích hợp.

Hiệu quả kinh tế của các phương án khác nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ

so với việc áp dụng biện pháp vệ sinh dịch tễ.

tiêu chuẩn

: standards

quy định kỹ thuật

: technical regulations

thử nghiệm, đo kiểm

: testing

đánh giá sự phù hợp

: conformity assessment

chứng nhận hợp chuẩn

: certification

công nhận (cơ quan chứng nhận)

: accreditation

thỏa thuận công nhận lẫn nhau

: mutual recognition arrangement (MRA)

hài hoà


: harmonization

phương pháp chế biến và sản xuất

: production and process method (PPM)

Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật đối với

Thương mại

: Agreement on Technical Barriers to Trade

các biện pháp vệ sinh dịch tễ

: sanitary and phytosanitary measures (SPS)

Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh Dịch tễ : Agreement on Sanitary and Phytosanitary

Measures

***


4

THỦ TỤC CẤP PHÉP NHẬP KHẨU

79.

Thủ tục cấp phép nhập khẩu là gì?

Thủ tục cấp phép nhập khẩu là những thủ tục hành chính đòi hỏi doanh nghiệp phải

nộp đơn hoặc các tài liệu khác (ngoài các tài liệu do hải quan yêu cầu) cho một cơ

quan hành chính để được phép nhập khẩu hàng hoá.

80.

Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu có nội dung gì?

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp thường được sử dụng ở những nước gặp khó

khăn trong điều hòa cán cân xuất - nhập khẩu. Giấy phép này cũng được sử dụng phổ

biến để khống chế số lượng nhập khẩu một mặt hàng nhất định hoặc thu thập dữ liệu

thống kê về mặt hàng đó.



Page 29

- -

29

Hiệp định về Thủ tục Cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP) quy định những thủ tục mà

chính phủ các nước thành viên WTO phải tuân thủ nhằm giảm tối đa những công đoạn

hành chính phiền phức gây cản trở đến thương mại.



81.

Giấy phép tự động là gì?

Đó là giấy phép được cấp ngay khi nhận đơn hoặc chậm nhất là trong vòng 10 ngày

làm việc sau khi nhận đơn. Giấy phép này được cấp không kèm theo điều kiện nào đối

với doanh nghiệp và thường là giấy phép phục vụ mục đích thống kê. Về bản chất, đây

có thể coi như việc doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản lý Nhà

nước về hợp đồng nhập khẩu của mình.



82.

Giấy phép không tự động là gì?

Đó là giấy phép được cấp với một số điều kiện, tiêu chí nhất định mà nếu không hội

đủ những yếu tố này thì cơ quan quản lý Nhà nước có thể từ chối cấp giấy phép cho

doanh nghiệp.

Hiệp định ILP quy định giấy phép không tự động phải được cấp trong vòng 30 ngày

theo nguyên tắc "đến trước - cấp trước". Nếu các đơn xin cấp phép được xử lý đồng

thời (trường hợp công bố một thời hạn nhất định để ngừng tiếp nhận đơn) thì giấy

phép phải được cấp trong vòng 60 ngày.



83.

Điều kiện, tiêu chí mà cơ quan quản lý Nhà nước có thể dựa vào đó để từ chối cấp

giấy phép là gì?

Về phía Nhà nước, đó có thể là hạn ngạch, chỉ tiêu đã ấn định cho từng khoảng thời

gian. Nếu là cấp hết số lượng hạn ngạch, chỉ tiêu đó thì cơ quan quản lý Nhà nước sẽ

không cấp giấy phép nữa.

Về phía doanh nghiệp, đó có thể là yêu cầu về quy mô (doanh nghiệp lớn hay doanh

nghiệp vừa và nhỏ), lĩnh vực kinh doanh, loại hình (quốc doanh, dân doanh, liên

doanh).

84.

Yêu cầu công khai thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu là như thế nào?

Đó là yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước phải công bố mọi thông tin về thủ tục cấp

phép nhập khẩu sao cho tất cả những ai quan tâm đều có thể tìm hiểu. Ví dụ thông tin

về:


Số lượng hạn ngạch, chỉ tiêu.

Điều kiện để doanh nghiệp có thể nộp đơn xin cấp phép.

Cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm cấp giấy phép

Sản phẩm có giấy phép mới được nhập khẩu.



85.

Nghĩa vụ thông báo về thủ tục cấp phép nhập khẩu bao gồm những thông tin gì?



Page 30

- -

30

Thủ tục cấp phép nhập khẩu là một vấn đề rất được các nhà xuất khẩu quan tâm vì nó



có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bán hàng. Do vậy, mỗi khi một nước có thay

đổi về thủ tục này thì nước đó phải thông báo cho WTO (cụ thể là Uỷ ban Cấp phép

Nhập khẩu) về những thay đổi đó, bao gồm những thông tin sau:

Danh sách các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu.

Cơ quan nhận đơn xin phép của doanh nghiệp và cơ quan đầu mối để doanh

nghiệp tìm hiểu thông tin về thủ tục cấp phép nhập khẩu.

Ngày và tên ấn phẩm công bố về sự thay đổi thủ tục.

Chỉ rõ giấy phép nhập khẩu sẽ mang tính tự động hay không tự động.

Nêu rõ mục đích của công việc cấp phép nhập khẩu.

Thời gian dự kiến áp dụng cấp phép nhập khẩu.



86.

Các yêu cầu khác của Hiệp định ILP là gì?

Hiệp định ILP cũng quy định một số điều nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và bảo

vệ quyền lợi của doanh nghiệp: biểu mẫu và thủ tục càng đơn giản càng tốt, không

được từ chối cấp giấy phép chỉ vì những lỗi nhỏ không làm thay đổi cơ bản nội dung

chứng từ.

87.

Ở Việt Nam đã có giấy phép tự động chưa?

Theo xu hướng cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho kinh doanh, số lượng mặt

hàng mà Nhà nước quản lý xuất - nhập khẩu bằng giấy phép đã giảm đi nhiều, nhưng

vẫn còn tồn tại. Và hầu hết số mặt hàng này đều được cấp giấy phép không tự động, ví

dụ xi-măng, kính xây dựng, một vài chủng loại sắt thép.

Từ cuối năm 2001, Việt Nam cũng đã bắt đầu áp dụng chế độ giấy phép tự động đối

với hàng dệt may xuất khẩu sang những thị trường đòi hỏi có hạn ngạch (Liên minh

Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada).

***

QUY CHẾ XUẤT XỨ

88.

Tại sao lại phải xác định xuất xứ của hàng hoá trong thương mại quốc tế?

Nếu thương mại quốc tế diễn ra trong một hoàn cảnh lý tưởng (không có phân biệt đối

xử, không có hạn chế định lượng, không có trợ cấp, phá giá, …) thì vấn đề xác định

xuất xứ hàng hoá sẽ không phải đặt ra.

Sở dĩ phải xác định xuất xứ, tức là xác định nước được coi là nơi sản xuất ra hàng hoá,

là vì:


Để xem hàng hoá đó có được hưởng các ưu đãi thương mại hay không. Một số

nhóm nước hoặc tổ chức khu vực ký với nhau các thoả thuận về ưu đãi thuế quan

chẳng hạn. Để tránh việc các nước ngoài nhóm hay tổ chức lợi dụng ưu đãi này



Page 31

- -

31

thì cần phải xác định để chắc chắn là hàng hoá xuất xứ từ nước được hưởng ưu



đãi.

Để hạn chế định lượng nhập khẩu từ một số nước nhất định. Ví dụ hiện nay các

nước vẫn được áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may, và để biết được một nước đã

xuất khẩu vào thị trường nước khác hết lượng hạn ngạch đã cho hay chưa thì phải

xác định xuất xứ.

Để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để có thể áp dụng thuế

chống phá giá, thuế đối kháng (chống trợ cấp) thì phải xác định được đâu là hàng

hoá xuất xứ từ nước có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Để phục vụ mục đích thống kê số liệu.

89.

Quy chế xuất xứ là gì?

Quy chế xuất xứ tập hợp các quy tắc được một nước áp dụng để xác định xuất xứ

của hàng hoá xuất nhập khẩu.



90.

Tại sao lại gọi nước xuất xứ của hàng hoá là nước "được coi là nơi" sản xuất ra

hàng hoá?

Nếu toàn bộ quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá (từ khâu khai thác nguyên liệu,

gia công, chế biến thành phẩm) đều diễn ra tại một nước thì nước xuất xứ chính là

nước sản xuất ra hàng hoá. Trường hợp này thật dễ hiểu và được gọi là xuất xứ thuần



tuý.

Nhưng nền kinh tế hiện đại với các đặc trưng là phân công lao động rõ rệt và dịch

chuyển đầu tư từ nước này sang nước khác đã làm cho hàng hoá ngày nay mang tính

quốc tế hoá. Một mặt hàng có thể trải qua nhiều công đoạn chế biến hoặc bao gồm cấu

kiện sản xuất tại nhiều nước khác nhau. Nhưng việc xác định xuất xứ chỉ cho phép ta

chọn một nước để coi là nơi xuất xứ. Do vậy, nước được chọn (theo các quy tắc xác

định xuất xứ) không hoàn toàn là nước sản xuất ra toàn bộ mặt hàng đó, nên chỉ được

coi là nơi sản xuất ra mặt hàng đó mà thôi.



91.

Có những phương pháp nào để xác định xuất xứ?

Tựu trung có hai phương pháp chính:

Theo tỷ lệ phần trăm. Nếu giá trị gia công, chế biến tại một trong các nước tham

gia sản xuất nên mặt hàng đạt một tỷ lệ nhất định thì hàng hoá được coi là xuất xứ

từ nước đó. ASEAN lấy 40% làm tỷ lệ xác định xuất xứ để được hưởng ưu đãi

CEPT.


Theo sự chuyển dịch dòng thuế. Nếu sau khi gia công, chế biến tại một nước mà

tính chất hàng hoá thay đổi đến mức có thể phân loại thành một dòng thuế khác

với trước khi gia công, chế biến thì hàng hoá có thể coi là xuất xứ tại nước đó.

92.

WTO quy định về vấn đề xuất xứ như thế nào?

Với Hiệp định về Quy chế Xuất xứ (Hiệp định ROO), WTO chính thức đưa vấn đề

xuất xứ hàng hoá vào phạm vi điều chỉnh của mình. Hiệp định ROO yêu cầu các nước

hài hoà các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá dựa trên những quy tắc mẫu do một Uỷ

ban kỹ thuật đưa ra.



Page 32

- -

32

Do việc soạn thảo các quy tắc mẫu đòi hỏi phải có thời gian (dự kiến là 3 năm) nên



Hiệp định ROO cũng đề ra những nguyên tắc các nước phải tuân thủ trong thời gian

quá độ (tức là thời gian từ khi Hiệp định có hiệu lực cho đến khi soạn thảo xong các

quy tắc mẫu) và sau khi kết thúc thời kỳ quá độ.

93.

Hiệp định ROO có áp dụng để xác định xuất xứ hàng hoá được hưởng ưu đãi

thương mại hay không?

Không. Hiệp định này chỉ áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu trên

cơ sở không phân biệt đối xử: hàng hoá nhập chịu thuế suất tối huệ quốc, hàng hoá bị

đánh thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng, hàng hoá bị áp dụng các biện pháp tự

vệ.

Như vậy, hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi trong các khuôn khổ như AFTA,



GSP không bắt buộc phải tuân thủ Hiệp định ROO.

94.

Những yêu cầu trong thời kỳ quá độ là như thế nào?

Trong thời gian trước khi các quy tắc mẫu được soạn thảo xong, các nước phải đảm

bảo:

Các quy tắc để xác định xuất xứ phải rõ ràng, rành mạch.



Quy chế xuất xứ không được dùng làm công cụ để theo đuổi các mục đích thương

mại, không được làm ảnh hưởng tới thương mại quốc tế.

Tuân thủ nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia khi xác định xuất

xứ.


Giấy chứng nhận xuất xứ phải được cấp càng sớm càng tốt, muộn nhất là 150

ngày sau khi nhận được yêu cầu của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ

có hiệu lực trong 3 năm.

Nếu quy chế xuất xứ có thay đổi thì sẽ không áp dụng những thay đổi này cho

những hàng hoá đã được xác định xuất xứ theo quy chế cũ.

Các quyết định hành chính liên quan đến việc xác định xuất xứ đều có thể bị toà

án sửa đổi hoặc bãi bỏ.

Giữ kín các thông tin mật.



95.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm hài hoà các quy tắc xuất xứ?

Đó là một Uỷ ban Kỹ thuật về Quy chế Xuất xứ thuộc Tổ chức Hải quan Thế giới

(WCO). Uỷ ban này có quan hệ mật thiết và chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban về Quy chế

Xuất xứ của WTO do Hiệp định ROO thành lập.



96.

Sau khi Uỷ ban Kỹ thuật làm xong việc hài hoà các quy tắc xuất xứ thì tất cả các

nước thành viên WTO sẽ áp dụng ngay?

Sau khi Uỷ ban Kỹ thuật làm xong việc hài hoà, các quy tắc này sẽ được Uỷ ban về

Quy chế Xuất xứ của WTO thông qua và trình lên Hội nghị Bộ trưởng WTO chuẩn y.

Hội nghị Bộ trưởng sẽ quyết định đưa các quy tắc này thành một phụ lục của Hiệp





Page 33

- -

33

định ROO và ấn định thời điểm phụ lục có hiệu lực để các nước thành viên WTO áp



dụng.

97.

Các yêu cầu đặt ra cho quy chế xuất xứ sau khi hài hoà?

Sau khi hài hoà, quy chế xuất xứ của mỗi nước phải đảm bảo:

Được áp dụng trong tất cả các trường hợp cần thiết phải xác định xuất xứ trên cơ

sở không phân biệt đối xử.

Tuân thủ nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia khi xác định xuất

xứ.


Mang tính khách quan, dễ hiểu và dễ dự đoán.

Được thực hiện một cách nhất quán, thống nhất.

Dựa trên các tiêu chuẩn thuận.

Chỉ công nhận xuất xứ thuần tuý hoặc xuất xứ tại nước cuối cùng có sự thay đổi

cơ bản tính chất hàng hoá.

98.

Làm sao để xác định hàng hoá đã có sự thay đổi cơ bản tính chất sau quá trình

gia công, chế biến?

Đây chính là một công tác rất phức tạp đặt ra cho Uỷ ban Kỹ thuật và là nội dung

chính của việc hài hoà quy chế xuất xứ. Uỷ ban Kỹ thuật phải làm việc đối với từng

sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm để xác định trong quá trình gia công, chế biến

đến giai đoạn nào thì hàng hoá đã có thể xếp vào một dòng thuế khác trong biểu thuế

HS - đó là khi hàng hoá được coi là đã có sự thay đổi cơ bản về tính chất.



99.

Phương pháp xác định xuất xứ theo tỷ lệ phần trăm sẽ không còn áp dụng nữa?

Phương pháp xác định xuất xứ theo tỷ lệ phần trăm vẫn có thể được áp dụng như một

phương pháp bổ sung khi không thể xác định được khi nào hàng hoá có sự thay đổi cơ

bản về tính chất.

thủ tục cấp phép nhập khẩu

: import licensing procedures (ILP)

Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu : Agreement on Import Licensing Procedures

giấy phép tự động

: automatic licence

giấy phép không tự động

: non-automatic licence

quy chế xuất xứ

: rules of origin (ROO)

xuất xứ thuần tuý

:

Hiệp định về Quy chế Xuất xứ



: Agreement on Rules of Origin

***


5

XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN

100. Tại sao lại có vấn đề xác định trị giá hải quan?



Page 34

- -

34

Xác định trị giá để tính thuế hải quan là một vấn đề dễ gây mâu thuẫn giữa Nhà nước

và doanh nghiệp. Cơ quan hải quan (thay mặt Nhà nước) luôn muốn thu được nhiều

tiền thuế cho ngân sách. Trong khi đó, doanh nghiệp lại luôn muốn phải trả tiền thuế ở

mức thấp nhất để khỏi phải tăng chi phí cho sản phẩm xuất/nhập khẩu.

Chính sự mâu thuẫn này đã trở thành một chướng ngại cho lưu thông hàng hoá quốc

tế. Vì vậy, WTO cũng như WCO (Tổ chức Hải quan Thế giới) đều coi đây là một vấn

đề ưu tiên giải quyết.



101. Mâu thuẫn giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp thường phát sinh ở công đoạn

nào?

Mâu thuẫn thường phát sinh khi xác định tên gọi của hàng hoá nhập khẩu (hoặc xuất

khẩu) mà chuyên môn gọi là "áp mã". Nếu coi hàng hoá nhập khẩu có tên gọi tương

ứng với dòng thuế x trong biểu thuế, thuế suất có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so

với khi coi hàng hoá đó tương ứng với dòng thuế y trong biểu thuế. Dĩ nhiên, hải quan

thường muốn chọn dòng thuế có thuế suất cao, trong khi doanh nghiệp luôn chọn dòng

thuế có thuế suất thấp.

Việc xác định hàng hoá có tên gọi tương ứng với dòng thuế nào đôi khi là một công

việc vô cùng phức tạp, phải căn cứ vào thành phần, cấu tạo, hàm lượng, chất lượng,

công dụng, ... của hàng hoá. Trường hợp khó khăn, phải nhờ đến cơ quan giám định

mới có thể xác định chính xác tên gọi của hàng hoá.

102. Có mấy phương pháp đánh thuế đối với hàng nhập khẩu?

Tựu trung có 2 phương pháp chính.

Đánh thuế theo phần trăm trị giá hàng hóa, gọi là thuế phần trăm hay thuế theo trị

giá. Ví dụ mặt hàng trị giá 100$, thuế suất là 5% thì thuế quan phải thu sẽ bằng

100$ x 5% = 5$.

Đánh thuế theo đơn vị đo lường (khối lượng, thể tích, dung tích), gọi là thuế tuyệt

đối. Ví dụ, thuế suất 1$/lít rượu thì khi nhập khẩu 100 lít rượu (bất kể trị giá), nhà

nhập khẩu sẽ phải trả 1$ x 100 lít = 100$.

Phương pháp thứ ba chính là sự kết hợp của hai phương pháp trên, gọi là thuế gộp. Ví

dụ với thuế suất 5% + 1$/lít, giả sử mỗi lít rượu giá 20$ thì số thuế quan phải thu sẽ là

(20$ x 100 lít x 5%) + (1$ x 100 lít) = 100$ + 100$ = 200$.

103. Hình như trên thực tế chỉ thấy người ta sử dụng phương pháp đánh thuế phần

trăm?

Đúng như vậy. Ngày nay hầu hết các nước đều sử dụng phương pháp này, vì những lý

do sau:

Đảm bảo công bằng. Trị giá hàng nhập càng nhiều thì số thuế phải trả càng lớn.

Dễ tính toán. Tổng số hàng hóa nhập khẩu có thể đo bằng nhiều đơn vị khác nhau:

tấn (đối với lương thực, phân bón), mét khối (khí đốt), bao (cà phê), lít (bia),

chiếc (ô-tô, xe máy), mét (vải), mét vuông (kính, gạch men), nhưng đều có thể



Page 35

- -

35

quy về một đơn vị chung là trị giá, do đó có thể dễ dàng so sánh thuế suất, số tiền



thuế thu được.

Dễ thương lượng cắt giảm trong đàm phán thương mại.



104. Vậy Hiệp định Trị giá Hải quan WTO có phải là yêu cầu các nước thành viên áp

dụng phương pháp đánh thuế theo phần trăm trị giá hay không?

Không phải như vậy, mà Hiệp định này đề ra phương pháp để xác định trị giá hàng

hóa bị đánh thuế.

105. Tại sao lại nảy sinh vấn đề này?

Ta đã biết số thuế quan phải trả bằng thuế suất nhân với trị giá hàng hóa, hay nói cách

khác, số thuế quan phải trả phụ thuộc vào sự biến thiên của cả hai yếu tố kia. Trong

khi thuế suất đã công bố rõ ràng và ít thay đổi thì trị giá hàng hóa lại có thể khác nhau

do biến động giá trên thị trường và đặc biệt là do căn cứ vào đâu để xác định trị giá.

Nếu trị giá hàng bị tính cao hơn giá trị thực thì số thuế quan phải nộp tăng lên, tức là

hàng hóa khó xâm nhập thị trường hơn. Như vậy thì ý nghĩa của việc đàm phán cắt

giảm thuế quan sẽ không còn nữa. Vì vậy cần phải có quy định về phương pháp xác

định trị giá hàng hóa để tính thuế quan. Đó chính là mục đích của Hiệp định Trị giá

Hải quan (viết tắt là ACV) mà tên gọi đầy đủ là Hiệp định Thực hiện Điều VII của

GATT 1994.




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương