Multilateral trade assistance project


Thế nào là tăng tuyệt đối và tăng tương đối?



tải về 1.18 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

145. Thế nào là tăng tuyệt đối và tăng tương đối?

Tăng tuyệt đối là khi so sánh thấy số lượng hàng nhập khẩu hiện nay nhiều hơn so với

lượng nhập khẩu của chính mặt hàng đó tại một thời điểm trong quá khứ. Ví dụ, lượng

xi-măng nhập khẩu năm trước là 250.000 tấn, năm nay là 320.000 tấn thì lượng tăng

tuyệt đối là 70.000 tấn



Page 44

- -

44

Tăng tương đối là lượng tăng của hàng nhập khẩu có so sánh tương quan với một yếu



tố khác như sản lượng trong nước nhập khẩu, sức mua, v.v... Giả sử năm trước trong

nước sản xuất được 2000.000 tấn xi-măng, nhập khẩu 250.000 tấn. Năm nay, trong

nước sản xuất được 220.000 tấn, tức là tăng 10% so với năm trước, nhưng nhập khẩu

320.000 tấn, tăng 28% so với lượng nhập khẩu năm trước. Như vậy mức tăng tương

đối là 28% - 10% = 18%.

Cũng có trường hợp lượng tuyệt đối giảm mà lượng tương đối vẫn tăng. Tiếp ví dụ

trên, giả sử năm nay nhập khẩu 240.000 tấn, giảm 10.000 tấn hay 4%, trong khi sản

xuất trong nước chỉ đạt 170.000 tấn, tức là giảm 30.000 tấn hay 15%. Như vậy nhập

khẩu vẫn tăng tương đối 15% - 4% = 11%.

146. Ai có thể đứng ra khiếu nại về tình trạng hàng nhập khẩu phá giá hoặc có trợ

cấp?

Bộ quản lý ngành hàng, hiệp hội ngành hàng hoặc đại diện một nhóm các nhà sản xuất

có sản lượng đáng kể của mặt hàng đó.

Khi doanh nghiệp đứng ra khiếu nại thì phải tập hợp được hơn 50% số đơn vị sản xuất

trong ngành ủng hộ và sản lượng của các đơn vị này phải chiếm ít nhất 25% sản lượng

toàn ngành.



147. Trước và trong khi tiến hành điều tra thì chính phủ nước nhập khẩu có công bố

rộng rãi về việc điều tra hay không?

Trước khi nhận đủ số đơn khiếu nại để có thể quyết định tiến hành điều tra thì chính

phủ nước nhập khẩu không được công bố về việc sẽ tiến hành điều tra để tránh xáo

trộn trên thị trường. Nhưng nước nhập khẩu cần thông báo cho nước xuất khẩu về việc

nhận được khiếu nại.

Sau khi đã quyết định tiến hành điều tra, chính phủ nước nhập khẩu phải công bố về

việc điều tra và cho nước xuất khẩu biết chi tiết về các đơn khiếu nại.

148. Thế nào là chống phá giá nhân danh nước thứ ba?

Đó là trường hợp nước nhập khẩu không có dấu hiệu về bán phá giá từ nước xuất

khẩu, nhưng nhận được yêu cầu từ một nước thứ ba đề nghị có hành động chống phá

giá đối với hàng hoá của nước xuất khẩu. Nói đơn giản, đó là việc nước thứ ba nhờ trả

đũa hộ.

Trong trường hợp này, nước thứ ba phải cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ liên

quan cho thấy nước xuất khẩu bán phá giá vào thị trường nước thứ ba và gây thiệt hại

cho sản xuất của nước này.

Việc quyết định có hành động chống phá giá nhân danh nước thứ ba hay không là tuỳ

thuộc vào nước nhập khẩu, nhưng trước khi tiến hành, nước nhập khẩu phải xin phép

Hội đồng Thương mại Hàng hoá của WTO.

***


7

CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ



Page 45

- -

45

149. Tự vệ trong thương mại nghĩa là gì?

Trong thương mại, tự vệ có nghĩa là một nước có thể hạn chế nhập khẩu trong những

trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến do việc giảm thuế quan

và đe doạ hoặc gây ra tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.

Vấn đề tự vệ được nêu tại Điều XIX của GATT 1994 và chi tiết hoá trong Hiệp định



Tự vệ.

150. Có thể áp dụng biện pháp tự vệ ngay khi nhận thấy lượng hàng nhập khẩu tăng

lên được không?

Không. Biện pháp tự vệ chỉ có thể áp dụng sau khi đã tiến hành các bước sau:

Có khiếu nại về việc tăng nhập khẩu gây ra tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất

trong nước.

Trên cơ sở khiếu nại, một cơ quan do Chính phủ chỉ định sẽ tiến hành điều tra.

Kết quả điều tra phải cho thấy mối liên hệ nhân - quả giữa tăng nhập khẩu với sự

tổn hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất tương ứng trong nước.

151. Nếu ngành sản xuất trong nước bị tổn hại không gắn với việc tăng nhập khẩu (ví

dụ do sức mua giảm); hoặc nếu việc tăng nhập khẩu không phải vì lý do giảm

thuế quan (mà do hàng nhập khẩu áp dụng công nghệ sản xuất mới nên giá thành

giảm đi) thì có được áp dụng các biện pháp tự vệ hay không?

Không. Vì những trường hợp trên không gắn với việc thực hiện những nghĩa vụ của

GATT nên không được áp dụng những điều khoản của Hiệp định Tự vệ.

152. Các biện pháp tự vệ là những biện pháp nào?

Có 2 loại biện pháp tự vệ:

Tăng thuế quan

Các biện pháp hạn chế định lượng (hạn ngạch, giấy phép)



153. Biện pháp tự vệ tạm thời khác với biện pháp tự vệ chính thức ở điểm nào?

Sự khác nhau giữa hai biện pháp trên thể hiện ở một số điểm:

Thời điểm áp dụng: Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng trước khi tiến hành

điều tra; trong khi biện pháp tự vệ chính thức được áp dụng sau khi đã hoàn tất

tiến trình điều tra.

Khả năng áp dụng: Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức

tăng thuế quan; trong khi biện pháp tự vệ chính thức có thể là tăng thuế quan, hạn

chế định lượng hoặc kết hợp cả hai hình thức này.

Thời hạn hiệu lực: Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng không quá 200

ngày; trong khi biện pháp tự vệ chính thức có thể áp dụng đến mức tối đa là 4

năm.



Page 46

- -

46

154. Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng trước khi điều tra, ví dụ nếu sau này kết



quả điều tra cho thấy tình hình chưa thực sự nghiêm trọng đến mức phải áp

dụng biện pháp tự vệ tạm thời thì khoản chênh lệch phát sinh do tăng thuế quan

sẽ được xử lý thế nào?

Nếu kết quả điều tra cho thấy việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không cần thiết,

hoặc mức tăng thuế quan cao quá mức cần thiết thì khoản thuế quan chênh lệch đã thu

sẽ được hoàn trả cho doanh nghiệp.



155. Nếu biện pháp tự vệ chính thức được áp dụng và trước đó có áp dụng biện pháp

tự vệ tạm thời thì thời hạn của biện pháp tự vệ chính thức được tính từ khi nào?

Trong trường hợp này, thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sẽ được tính từ

ngày áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.

156. Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì có thể gia hạn được

không?

Được. Nhưng kèm theo một số điều kiện:

Phải có yêu cầu của ngành sản xuất trong nước.

Ngành sản xuất trong nước phải chứng minh đã thực hiện việc điều chỉnh để tăng

cường năng lực cạnh tranh, nhưng vẫn bị tổn hại do nhập khẩu gia tăng.

Không áp dụng mức độ tự vệ cao hơn mức độ của biện pháp tự vệ chính thức.

Thời gian gia hạn tối đa không quá 4 năm (đối với các nước đang phát triển thì

thời gian gia hạn tối đa không quá 6 năm).



157. Sau khi hết thời gian gia hạn thì lại có thể tiến hành điều tra để áp dụng tiếp biện

pháp tự vệ hay không?

Việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với cùng một loại hàng hoá có thể ảnh hưởng

nghiêm trọng đến quyền lợi của người xuất khẩu, vì vậy Hiệp định Tự vệ quy định chỉ

có thể tái áp dụng biện pháp tự vệ sau một khoảng thời gian bằng với thời gian biện

pháp tự vệ đã được áp dụng trước kia, và thời gian sau khi chấm dứt biện pháp tự vệ

lần trước phải được ít nhất 2 năm.

Đối với các nước đang phát triển, chỉ cần sau một khoảng thời gian bằng nửa thời gian

đã áp dụng biện pháp tự vệ trước đó là có thể áp dụng lại.

Ví dụ, nước A đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng vải sợi trong thời gian 3

năm và gia hạn thêm 2 năm nữa, tổng cộng là 5 năm. Nếu nước A là nước phát triển

thì phải sau ít nhất 5 năm nữa nước này mới có thể áp dụng lại biện pháp tự vệ đối với

mặt hàng vải sợi. Còn nếu nước A là nước đang phát triển thì chỉ cần sau 2 năm rưỡi

nữa là nước này có thể áp dụng lại biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này.

158. Khi áp dụng biện pháp tự vệ bằng cách tăng thuế quan thì có được tăng quá mức

thuế suất đã ràng buộc hay không?

Được.




Page 47

- -

47

159. Liệu các nước có thể lợi dụng biện pháp tự vệ để hạn chế quá mức hàng nhập



khẩu, ảnh hưởng tới tự do hoá thương mại hay không?

Hiệp định Tự vệ chỉ cho phép sử dụng biện pháp tự vệ ở mức độ vừa đủ để khắc phục

thiệt hại, chuyển đổi cơ cấu nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản xuất trong nước.

Do vậy, nếu sử dụng biện pháp hạn chế định lượng thì biện pháp này không được làm

giảm mức nhập khẩu xuống dưới mức trung bình của 3 năm gần nhất trước khi áp

dụng biện pháp tự vệ.



160. Các nước đang phát triển còn được hưởng ưu đãi gì trong vấn đề tự vệ?

Các biện pháp tự vệ không áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ một nước đang

phát triển nếu tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng đó chiếm không quá 3%, và tổng lượng

nhập khẩu mặt hàng đó có xuất xứ từ tất cả các nước đang phát triển không quá 9%.



161. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là gì?

Đó là thoả thuận giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu trong đó nước xuất khẩu

(thường là nước đang phát triển) cam kết sẽ hạn chế mức xuất khẩu sang nước nhập

khẩu (thường là nước phát triển). Mặc dù gọi là "tự nguyện", nhưng thực tế không

nước nào lại chịu hạn chế xuất khẩu của mình nếu không vì những lý do khác, ví dụ

như để đổi lấy một khoản viện trợ phát triển.



162. Tại sao WTO lại yêu cầu loại bỏ các thoả thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện?

Các thoả thuận này là một hình thức đi chệch khỏi mục tiêu thương mại tự do của

GATT. Việc hạn chế nhập khẩu vào một nước cần phải thực hiện theo nguyên tắc

không phân biệt đối xử, tức là đã hạn chế thì phải hạn chế từ tất cả các nước. Các thoả

thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện chỉ hạn chế nhập khẩu từ một số nước, do đó

không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử và cần phải loại bỏ.

Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối

kháng


: Agreement on Subsidies and Countervailing

Measures

trợ cấp


: subsidies

phá giá


: dumping

trợ cấp bị cấm sử dụng

: prohibited subsidies

trợ cấp được phép sử dụng, nhưng có thể bị

kiện

: actionable subsidies



trợ cấp được phép tự do sử dụng

: non-actionable subsidies

hạn chế xuất khẩu tự nguyện

: voluntary export restraint (VER)

thuế đối kháng

: countervailing duty

điều khoản hoàng hôn

: sunset clause

điều khoản tối thiểu

: de minimis clause

tự vệ

: safeguard



tổn hại nghiêm trọng

: serious injury

Hiệp định Tự vệ

: Agreement on Safeguards

liên hệ nhân - quả

: causal link

biện pháp tự vệ tạm thời

: provisional safeguard measure





Page 48

- -

48

***



7

HÀNG DỆT MAY VÀ HÀNG NÔNG SẢN

163. Tại sao hàng nông sản lại chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong thương mại

quốc tế?

Nông nghiệp là một lĩnh vực nhạy cảm trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Vì một số

lý do:

Ðây là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.



Ðây là lực lượng đáng kể tác động đến sự ổn định chính trị - xã hội của từng quốc

gia.


Lĩnh vực sản xuất này chịu nhiều tác động từ thiên nhiên, ảnh hưởng đến năng

suất, sản lượng.

Các nước đều cố gắng đảm bảo tự túc lương thực để không phải phụ thuộc vào

các nước khác về an ninh lương thực.

Các nước muốn thông qua nông nghiệp để bảo vệ "những giá trị không đếm

được", ví dụ như bảo vệ môi trường, bảo tồn cộng đồng và cảnh quan nông thôn,

v.v...

Do vậy, hầu hết các nước đều có khuynh hướng bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của



nước mình bằng cách dựng hàng rào thuế quan thật cao, đề ra những tiêu chuẩn khắt

khe, đồng thời tăng cường trợ cấp cho nông dân trong nước. Vì lẽ đó, nông sản thường

là loại hàng hóa gặp nhiều trở ngại nhất trong thương mại quốc tế và là chủ đề của

những cuộc tranh cãi quyết liệt tại các diễn đàn thương mại.



164. Các mặt hàng nào được coi là hàng nông sản?

Các mặt hàng từ Chương 1 đến Chương 24 của Biểu thuế HS và một vài mặt hàng

khác được coi là nông sản và chịu tác động bởi các quy định của Hiệp định Nông

nghiệp.

Các mặt hàng nông sản cũng tạm thời được chia thành hai nhóm: nông sản nhiệt đới

(chủ yếu từ các nước đang phát triển, ví dụ: chè, cà phê, ca cao, bông, chuối, xoài) và

nông sản ôn đới (chủ yếu từ các nước phát triển, ví dụ: bột mỳ, ngô, thịt, sữa). Các

nước phát triển đã xoá bỏ dần các hạn chế thuế quan và phi thuế quan đối với nông sản

nhiệt đới, nhưng vẫn duy trì bảo hộ cao đối với nông sản ôn đới.



165. WTO tác động đến thương mại hàng nông sản như thế nào?

Một tiến bộ của Vòng đàm phán Uruguay là đề cập trực tiếp đến thương mại hàng

nông sản. Kết quả là khi WTO ra đời, nó đã có một hiệp định riêng về vấn đề này -

Hiệp định Nông nghiệp.



166. Hiệp định Nông nghiệp yêu cầu về vấn đề gì?



Page 49

- -

49

Mặc dù có cách hành văn khá phức tạp, nhưng nhìn chung Hiệp định Nông nghiệp đề



cập đến hai vấn đề chính:

Mở cửa thị trường nông nghiệp: thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan, cắt

giảm và ràng buộc thuế quan đối với các mặt hàng nông sản;

Quy định về các khoản trợ cấp xuất khẩu trợ cấp trong nước đối với nông sản.



167. Mở cửa thị trường trong nông nghiệp thể hiện như thế nào?

Mở cửa thị trường trong nông nghiệp thể hiện ở các điểm:

Bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan đang áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp

nhập khẩu.

Các nước được phép thuế hóa khi bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan, nhưng phải

ràng buộc mức thuế sau khi đã thuế hóa.

Tiếp đó, các nước cũng phải cắt giảm dần mức thuế quan sau khi thuế hóa. Yêu

cầu đặt ra là các nước phát triển phải cắt giảm ít nhất 36% mức thuế trong vòng 6

năm, các nước đang phát triển phải cắt giảm ít nhất 24% mức thuế trong vòng 10

năm.


Giảm trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước.

168. Mức cam kết hiện tại về mở cửa thị trường là gì?

Một số nước trước đây đã dành ưu đãi cho việc nhập khẩu một số lượng nhất định

nông sản nhiệt đới bằng cách cho hưởng thuế quan thấp hoặc thậm chí bằng 0%. Sau

khi thuế quan hoá, thuế suất của các mặt hàng này tăng lên đáng kể. Để đảm bảo

quyền lợi của những nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã được hưởng ưu đãi

trước đây, nước nhập khẩu với mức thuế suất trong hạn ngạch rất thấp, còn thuế suất

ngoài hạn ngạch bằng thuế suất sau khi đã thuế quan hoá. Mức hạn ngạch thuế quan

này căn cứ trên số lượng hàng nông sản nhập khẩu được hưởng ưu đãi và gọi là mức

cam kết hiện tại về mở cửa thị trường.

169. Còn mức cam kết tối thiểu về mở cửa thị trường là thế nào?

Một số sản phẩm như sữa, thịt, rau quả trước đây đã từng được bảo hộ bằng những

biện pháp ngặt nghèo đến mức sản phẩm của nước ngoài gần như không thể nhập khẩu

vào những nước có sự bảo hộ cao như vậy. Hiệp định Nông nghiệp yêu cầu những

nước này phải mở cửa thị trường cho nông sản nhập khẩu bằng cách dành hạn ngạch

thuế quan ở mức ít nhất bằng 3% lượng tiêu thụ trong nước thời kỳ 1986-1988. Con số

3% này chính là mức cam kết tối thiểu về mở cửa thị trường nông sản. Các nước phát

triển phải nâng con số này lên 5% vào cuối năm 2000, còn với các nước đang phát

triển thì thời hạn là năm 2004. Trong trường hợp này để đảm bảo giá trị của cam kết

tối thiểu thuế suất trong hạn ngạch thường không được quá 1/3 thuế suất ngoài hạn

ngạch.

170. Cắt giảm thuế quan đối với hàng nông sản diễn ra như thế nào?

Các nước phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi phải cắt giảm thuế quan trung

bình 36% trong thời gian 6 năm (tức là đến 1/1/2001). Thuế suất đối với mỗi sản phẩm

phải giảm ít nhất 15%.





Page 50

- -

50

Các nước đang phát triển phải cắt giảm thuế quan trung bình 24% trong thời gian 10



năm (tức là đến 1/1/2005). Thuế suất đối với mỗi sản phẩm phải giảm ít nhất 10%.

Các nước kém phát triển không có nghĩa vụ phải giảm thuế quan đối với hàng nông

sản.

171. Việc ràng buộc thuế quan đối với hàng nông sản có gì khác với hàng công

nghiệp?

Nhìn chung, việc ràng buộc thuế quan đối với hàng nông sản cũng giống như với hàng

công nghiệp. Có một điều là thuế quan của tất cả các mặt hàng nông sản đều phải ràng

buộc, trong khi không phải mọi mặt hàng công nghiệp đều phải làm như vậy.

Trong bối cảnh nông sản vốn là loại mặt hàng nhạy cảm và luôn được bảo hộ cao thì

việc ràng buộc thuế quan tất cả các mặt hàng nông sản có một ý nghĩa lớn đối với tự

do hóa thương mại trong ngành nông nghiệp.

172. Trợ cấp xuất khẩu đối với hàng công nghiệp đã bị cấm theo quy định của Hiệp

định Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng. Vậy còn trợ cấp xuất khẩu cho hàng

nông sản thì sao?

Tại một số nước, do chi phí sản xuất cho các mặt hàng nông sản cao mà nhu cầu tiêu

dùng trong nước lại đã đáp ứng đủ nên các mặt hàng này phải tìm cách tiêu thụ ở thị

trường bên ngoài, và chúng chỉ có thể xuất khẩu được khi có trợ cấp của chính phủ.

EU, Hoa Kỳ, Australia, Ba Lan, Mexico, Phần Lan, Thuỵ Điển, Canada từng là những

nước đã sử dụng trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản.

Hiệp định Nông nghiệp không yêu cầu các nước xóa bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu cho

hàng nông sản, nhưng buộc các nước phải giảm mức độ trợ cấp cả về mặt trị giá cũng

như số lượng mặt hàng được trợ cấp. Các nước phát triển phải cam kết giảm ít nhất là

36% (riêng New Zealand bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu), các nước đang phát triển

phải cam kết giảm ít nhất là 24%.

173. Trợ cấp trong nước liên quan đến hàng nông sản có phải cam kết giảm như trợ

cấp xuất khẩu hay không?

Về hình thức, trợ cấp trong nước có nhiều loại hình đa dạng hơn trợ cấp xuất khẩu.

Quy định chung của Hiệp định Nông nghiệp là những loại trợ cấp tác động tới thương

mại đều phải cam kết cắt giảm.

Tương tự như trợ cấp hàng công nghiệp, trợ cấp trong nước đối với hàng nông sản

chia làm ba loại:

Trợ cấp hộp xanh lục: Đây là các loại trợ cấp không mang tính thương mại mà chỉ

thuần tuý nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, ví dụ

như trợ cấp cho công tác nghiên cứu lai tạo giống mới, diệt trừ sâu bệnh, bù đắp

thiệt hại do thiên tai, cải thiện môi trường, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu và phương

thức canh tác, v.v...



Page 51



tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương