Multilateral trade assistance project


Phần các cam kết cụ thể có phải nêu lên cam kết đối với tất cả các ngành dịch vụ



tải về 1.18 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

225. Phần các cam kết cụ thể có phải nêu lên cam kết đối với tất cả các ngành dịch vụ

của nền kinh tế?

Không nhất thiết. Như ta đã biết, WTO chia tất cả các ngành dịch vụ của nền kinh tế

thành 12 ngành hay 155 phân ngành. Việc bao nhiêu phân ngành trong số này có cam

kết là tuỳ vào khả năng của nước sở tại và kết quả đàm phán giữa nước đó với các

nước thành viên khác của WTO.

226. Khi đọc một bản cam kết dịch vụ (tiếng Anh), tôi thường hay gặp những từ như

None” và “Unbound”. Ý nghĩa của các từ này là như thế nào?

“None” ở đây thể hiện “không có một hạn chế nào”, nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ

nước ngoài không bị áp đặt giới hạn hay điều kiện gì khi muốn cung cấp dịch vụ theo

phương thức đã định. Nói cách khác, đây là mức độ mở cửa thị trường thoáng nhất.

“Unbound” mang ý nghĩa là “chưa cam kết”, nghĩa là nước chủ nhà chưa dành ưu đãi

gì cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thuộc ngành dịch vụ này và cũng không

hứa hẹn một lịch trình cụ thể cho việc dành ưu đãi sau này. Nói cách khác, đây là một

cách từ chối lịch sự để bảo hộ thị trường dịch vụ trong nước.

Đôi khi, sau những từ trên, người ta còn có thêm một đoạn văn thể hiện sự ngoại lệ

hoặc bảo lưu đối với cam kết. Ví dụ: “không hạn chế, trừ việc đánh thuế chuyển lợi

nhuận về nước”, hoặc “chưa cam kết, trừ phi cử nhân viên kỹ thuật vào để khắc phục

sự cố”.

227. Tại sao bản cam kết dịch vụ lại chỉ nêu ra hạn chế về mở cửa thị trường và đãi

ngộ quốc gia mà không phải là hạn chế về lĩnh vực gì khác?

Để trả lời câu hỏi này, một lần nữa ta cần phân biệt được sự khác nhau giữa thương

mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, từ đó thấy được sự khác nhau trong việc bảo hộ

thị trường dịch vụ.

Do không có thuế quan đánh trực tiếp vào việc xuất, nhập khẩu dịch vụ nên muốn hạn

chế hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, bảo hộ các nhà cung cấp dịch

vụ trong nước, nước chủ nhà có thể đề ra những biện pháp, điều kiện để khống chế các

nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại hai thời điểm:





Page 68

- -

68

Khi nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài muốn được phép cung cấp dịch vụ và được



có mặt tại nước chủ nhà để cung cấp dịch vụ.

Sau khi họ đã được phép cung cấp dịch vụ và đã có mặt tại nước chủ nhà.

Những điều kiện nêu ra ở thời điểm thứ nhất chính là những hạn chế về mở cửa thị

trường. Nếu không đáp ứng được những điều kiện này thì nhà cung cấp dịch vụ nước

ngoài không được phép cung cấp dịch vụ tại nước chủ nhà.

Những điều kiện nêu ra ở thời điểm thứ hai chính là những hạn chế về đãi ngộ quốc

gia. Những điều kiện này tạo ra sự phân biệt về đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ nước

ngoài với nhà cung cấp dịch vụ trong nước, gây khó khăn hơn cho các nhà cung cấp

dịch vụ nước ngoài.

Một nước có thể nêu ra điều kiện ở thời điểm thứ nhất mà không nêu ra điều kiện ở

thời điểm thứ hai, hoặc ngược lại, hoặc cả trước và sau khi doanh nghiệp nước ngoài

được phép cung cấp dịch vụ trong nước.



228. Trong các phương thức cung cấp dịch vụ nói trên thì phương thức nào là quan

trọng nhất?

Nếu nhìn vào bản cam kết dịch vụ, ta có thể thấy những hạn chế, bảo lưu về mở cửa

thị trường và đãi ngộ quốc gia thường tập trung ở phương thức hiện diện thương mại.

Điều này cũng có lý do vì hiện diện thương mại có nghĩa là cho phép thiết lập những

cơ sở kinh doanh của nước ngoài ngay trên nước mình (hoặc của nước mình tại nước

ngoài, nếu xét từ quan điểm của nước xuất khẩu dịch vụ), từ đó tạo ra sự cạnh tranh

trực tiếp đối với các ngành dịch vụ trong nước, và nếu các ngành dịch vụ trong nước

chưa chuẩn bị tốt cho cạnh tranh thì rất dễ bị thua thiệt.

Đối với nước xuất khẩu dịch vụ, thiết lập cơ sở kinh doanh tại nước nhập khẩu cũng là

cách tốt nhất để đảm bảo thâm nhập thị trường một cách hiệu quả và vững chắc.



229. Tôi thấy nhiều nội dung cam kết về dịch vụ tương tự như quy định về đầu tư

nước ngoài, có phải vậy không?

Đúng vậy. Nhiều nội dung cam kết về dịch vụ được chứa đựng trong luật pháp về đầu

tư nước ngoài của nước sở tại, đặc biệt là đối với các phương thức hiện diện thương

mại, cung cấp qua biên giới.

cam kết sàn

: horizontal commitments

cam kết cụ thể

: specific commitments

cung cấp qua biên giới

: cross-border supply

dịch vụ

: services



hiện diện thể nhân

: natural presence

hiện diện thương mại

: commercial presence

thương mại dịch vụ

: trade in services

tiêu thụ ngoài biên giới

: abroad consumption

***



Page 69

- -

69

11



QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

230. Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ

óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát

minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v...



Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số

các quyền này có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân.



231. Ðã có tổ chức chuyên trách về quyền sở hữu trí tuệ là Tổ chức Sở hữu Trí tuệ

Thế giới (WIPO), tại sao WTO còn điều chỉnh vấn đề này?

WTO chỉ điều chỉnh những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương



mại. Tên gọi của Hiệp định TRIPS đã nói lên điều này.

Tuy nhiên, vì Hiệp định TRIPS có dẫn chiếu đến các điều ước quốc tế khác trong lĩnh

vực sở hữu trí tuệ (Công ước Berne, Công ước Paris, ...) và Hiệp định TRIPS thường

được nhắc đến trong các cuộc đàm phán thương mại nên người ta có cảm tưởng đây là

hiệp định bao trùm trong lĩnh vực này.

232. Tại sao ngày nay vấn đề quyền sở hữu trí tuệ lại được quan tâm mạnh mẽ đến

vậy?

Đó là do sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Ở thời kỳ sản

xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông

dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp

trong tỷ lệ giá trị hàng hoá. Ngày nay, khi mà nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế

tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành

một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Một container máy điện thoại di động có giá trị

lớn hơn một container xe máy, và càng lớn hơn giá trị của một container sắn lát. Do

vậy, quyền sở hữu trí tuệ càng được người ta chú trọng bảo vệ.

233. Xin cho biết nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS.

Nói thật vắn tắt, Hiệp định TRIPS quy định những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với

các quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện các quyền

đó.


234. Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các loại hình sáng tạo khác nhau mà con

người nghĩ ra. Các đối tượng này cùng với chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ là mục tiêu

bảo hộ của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế khác.



235. Xin cho biết rõ hơn về các loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

Người ta đã nhóm các loại hình sáng tạo của con người thành một số loại đối tượng

của quyền sở hữu trí tuệ sau đây:



Page 70

- -

70

Bản quyền



Bằng sáng chế

Thương hiệu

Kiểu dáng công nghiệp

Sơ đồ bố trí mạch tích hợp

Chỉ dẫn địa lý

Ngoài bản quyền, các quyền còn lại được gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp. Tại

Việt Nam, các vấn đề về bản quyền do Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hóa - Thông

tin) xem xét giải quyết. Các quyền còn lại thuộc phạm vi quản lý của Cục Sở hữu Trí

tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

236. Sự phân biệt giữa bản quyền và các quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả. Ðây là quyền đối với các tác phẩm văn học,

nghệ thuật, khoa học. Ngoài việc có thể đem lại giá trị kinh tế cho tác giả giống như ở

các quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền còn đảm bảo quyền nhân thân của tác giả

hay nói cách khác là đảm bảo uy tín, danh dự của tác giả gắn với tác phẩm của mình.

Như vậy, có thể tạm hiểu những gì được gọi là "tác phẩm" tức là có bản quyền.



237. Xin cho một số ví dụ về việc vi phạm bản quyền.

Trong thực tế, bản quyền có sự thể hiện khá phong phú nên các dạng vi phạm bản

quyền cũng khá đa dạng. Một số ví dụ:

Một bài báo sao chép lại bài báo khác.

Nhà xuất bản in, tái bản sách mà chưa có sự đồng ý của tác giả.

Ca sĩ biểu diễn, ghi âm, thu hình bài hát mà không có sự thỏa thuận của nhạc sĩ

sáng tác.

Bộ phim bị thu trộm và nhân bản trên băng video hoặc đĩa VCD để bán.

Chương trình máy tính bị bẻ khóa.

238. Bản chất của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo

có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công

lao sáng tạo.

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn với thời hạn bảo hộ. Ví dụ tác phẩm điện

ảnh được bảo hộ 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp có thời hạn bảo hộ là 10 năm.

Hết thời hạn này, các sáng tạo trở thành tài sản chung của nhân loại và tất cả mọi

người có thể khai thác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho người

sáng tạo.



Page 71

- -

71

239. Tại sao Hiệp định TRIPS đã công nhận sự bảo hộ đối với các quyền sở hữu trí tuệ



mà lại còn buộc người có bằng sáng chế phải cung cấp thông tin về sáng chế đó

cho công chúng?

Trong khi bảo hộ bằng sáng chế để tạo điều kiện cho người sáng chế có thể bù đắp chi

phí nghiên cứu, Hiệp định TRIPS cũng chú trọng đến lợi ích của toàn xã hội bằng việc

yêu cầu người sáng chế phải cung cấp thông tin về sáng chế để những người khác có

thể nghiên cứu, phát triển sâu hơn nữa và tránh lãng phí nguồn lực, thời gian, kinh phí

vào những vấn đề đã được sáng chế. Trong thời gian bảo hộ sáng chế, những người

khác chỉ được sử dụng thông tin về sáng chế để nghiên cứu chứ không phải để kinh

doanh, trừ phi đã được người sở hữu bằng sáng chế cho phép.



240. Việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đem lại lợi ích gì cho các nước đang

phát triển?

Có hai lợi ích chính:

Ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái

đều là những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho nhà sản

xuất chân chính cả về doanh thu và uy tín. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp

loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản

xuất chân chính và người tiêu dùng.

Khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ. Nhiều nhà phát minh

trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài thường nản lòng khi không có chế độ

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh ở nước sở tại, họ không có động lực để sáng

tạo và cũng không muốn đem công nghệ mới hoặc nghiên cứu phát triển công

nghệ ở nước sở tại vì sợ bị mất bí mật công nghệ.



241. Vậy còn mặt trái là gì?

Phần lớn số lượng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ hiện nay do các nước phát

triển nắm giữ. Ðiều này tạo nên lợi thế rất lớn cho sản phẩm của các nước này so với

các nước đang phát triển. Trong một số lĩnh vực, ví dụ dược phẩm, sự độc quyền khai

thác bằng sáng chế đã đẩy giá sản phẩm lên rất cao, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho

hãng sản xuất. Các nước đang phát triển, vốn đã không có công nghệ, lại phải chịu

mua các sản phẩm với giá cao này nên thiệt thòi càng lớn.

Một ví dụ khác là phần mềm máy tính. Giá một chương trình phần mềm thường từ vài

trăm đến hàng ngàn đô-la Mỹ, vượt gấp nhiều lần giá của chiếc máy tính. Nếu tuân thủ

nghiêm ngặt chế độ bản quyền phần mềm thì rất có thể nhiều nước đang phát triển

không có được trình độ công nghệ thông tin hiện nay.

Nói vậy không có nghĩa là chúng ta khuyến khích việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

mà điều chính yếu là chúng ta cần phối hợp với các nước đang phát triển khác đấu

tranh cho một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ công bằng và hợp lý hơn.



242. Thời hạn bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS là

bao nhiêu lâu?

Hiệp định TRIPS chỉ quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu, nghĩa là các nước có thể đặt

ra thời hạn bảo hộ bằng hoặc dài hơn thời hạn nêu trong Hiệp định TRIPS.



Page 72

- -

72

Thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Hiệp định TRIPS là :



Bằng sáng chế: 20 năm

Bản quyền (đối với các tác phẩm không phải là tranh, điện ảnh): 50 năm hoặc suốt

đời tác giả cộng thêm 50 năm

Bản quyền điện ảnh: 50 năm

Bản quyền tranh: 25 năm

Thương hiệu: 7 năm

Kiểu dáng công nghệ : 10 năm

Sơ đồ bố trí mạch tích hợp: 10 năm



243. Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ là gì?

Chỉ dẫn địa lý là tên gọi những sản phẩm gắn liền với nguồn gốc địa lý của sản phẩm

đó, và chính nguồn gốc địa lý này là yếu tố cơ bản nói lên uy tín, chất lượng của sản

phẩm đó. Tên gọi xuất xứ là một dạng của chỉ dẫn địa lý dành để chỉ các sản phẩm mà

chất lượng gắn liền với môi trường xuất xứ của sản phẩm.

Tại Việt Nam, "nước mắm Phú Quốc" đã được công nhận là một chỉ dẫn địa lý. Như

vậy, một loại nước mắm khác sản xuất tại Thái Lan hay Trung Quốc dù có thành phần,

độ mặn, độ ngon tương tự cũng không được phép đưa tên gọi "nước mắm Phú Quốc"

lên nhãn hiệu của mình. Ở đây, "Phú Quốc" đã không còn giới hạn ở một thương hiệu

cụ thể mà trở thành tên gọi đại diện cho loại nước mắm của tất cả các hộ sản xuất trên

hòn đảo này.

Chỉ dẫn địa lý thường liên quan đến các sản phẩm chế biến từ thiên nhiên như nông

sản, hải sản, nhưng cũng có thể liên quan đến các sản phẩm do con người tạo ra.

"Đồng hồ Thuỵ Sỹ" là một ví dụ.

244. Phát minh và sáng chế khác nhau như thế nào?

Phát minh là từ để chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn trong tự

nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới. Còn sáng chế là sản phẩm sáng tạo của

bộ óc con người, trước đây và sau này không hề có trong tự nhiên. Ví dụ M. Faraday

là người đã phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ, còn T. Edisson lại là người sáng

chế ra bóng đèn, máy ghi âm; I. Newton đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn,

còn E. Rubik đã sáng chế ra khối vuông 6 mặt kỳ ảo mang tên ông.

Phát minh và sáng chế đều thể hiện những bước tiến của trí tuệ con người. Phát minh

thường là những môn khoa học cơ bản, mang tính lý thuyết, được ghi nhận công lao

của người tìm ra, nhưng không phải là đối tượng được bảo hộ như sáng chế.

Nếu bạn vẫn còn chút lúng túng trong việc phân biệt hai khái niệm này, xin hãy nhớ:

cái gì được con người "tìm ra" thì là phát minh, còn cái gì được con người "nghĩ ra"

hoặc "làm ra" thì là sáng chế.

245. Sản phẩm sáng tạo như thế nào thì được coi là sáng chế?



Page 73

- -

73

Một sáng chế phải đảm bảo đủ các tính chất chính sau đây:



Mới về nội dung

Có tính sáng tạo so với các giải pháp đã có

Có khả năng áp dụng đại trà trên quy mô công nghiệp.

246. Pa-tăng và li-xăng có phải là một hay không?

Không. Pa-tăng là bằng sáng chế. Còn li-xăng là giấy phép sử dụng sáng chế.

Khi đăng ký một sáng chế mới, nhà sáng chế được cấp bằng sáng chế để chứng tỏ

quyền sở hữu của mình. Sau đó, nhà sáng chế có thể tự mình khai thác sáng chế bằng

cách tổ chức sản xuất ở quy mô công nghiệp. Nhưng nếu nhà sáng chế không có khả

năng làm việc này, họ có thể cấp giấy phép cho phép các nhà sản xuất khác sử dụng

sáng chế của mình. Tất nhiên, để đổi lại, nhà sản xuất phải trả cho nhà sáng chế một

khoản chi phí nhất định.

Tuỳ theo thỏa thuận giữa nhà sáng chế và nhà sản xuất, giấy phép sử dụng sáng chế có

thể được cấp cho nhiều người hoặc duy nhất một người, trong toàn bộ thời gian sáng

chế được bảo hộ hoặc chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

247. Nếu nhà sáng chế không tự sản xuất mà cũng không chịu cấp giấy phép sử dụng

sáng chế thì sao?

Trong trường hợp này, nếu thấy cần được đem ra áp dụng vì lợi ích chung của cộng

đồng thì cơ quan quản lý Nhà nước có thể can thiệp bằng cách tự đứng ra cấp giấy

phép sử dụng sáng chế và yêu cầu nhà sản xuất được cấp giấy phép phải trả cho nhà

sáng chế một khoản thù lao hợp lý. Ðây được gọi là giấy phép bắt buộc.

Hiệp định TRIPS có quy định về những điều kiện để có thể cấp giấy phép bắt buộc.



248. Trách nhiệm chứng minh khi xảy ra tranh chấp bằng sáng chế thuộc về bên nào?

Nếu bằng sáng chế được cấp cho quy trình sản xuất và có tranh chấp về quy trình đó

thì trách nhiệm chứng minh thuộc về bị đơn. Nghĩa là người bị cáo buộc là vi phạm

bằng sáng chế sẽ phải chứng minh là quy trình sản xuất của mình khác với quy trình

đã được cấp bằng sáng chế.

249. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa cùng loại của một đơn vị này

với một đơn vị khác. Các dấu hiệu này rất đa dạng. Chúng có thể là chữ cái, chữ số,

hình họa, màu sắc hoặc kết hợp của các yếu tố này.

Các dấu hiệu này giúp người tiêu dùng dễ nhớ, dễ chọn sản phẩm mà mình tín nhiệm,

đồng thời, chúng giúp nhà sản xuất duy trì và nâng cao uy tín của sản phẩm gắn với

thương hiệu đó.

250. Ðiều kiện để thương hiệu được bảo hộ là gì?



Page 74

- -

74

Ðiều kiện đó là thương hiệu phải mang tính đặc trưng, tức là phải khác biệt với các



thương hiệu khác ở mức độ dễ dàng nhận thấy.

251. Thương hiệu khác gì với chỉ dẫn địa lý?

Thương hiệu là tài sản của một doanh nghiệp, do doanh nghiệp đó tự xác định và chỉ

đại diện cho doanh nghiệp đó mà thôi. Trong khi đó, chỉ dẫn địa lý đại diện cho tất cả

các sản phẩm cùng loại của một vùng, một khu vực địa lý mà bất kỳ doanh nghiệp nào

trong khu vực đó sản xuất sản phẩm đó đều có thể đưa tên chỉ dẫn địa lý lên nhãn mác

của mình. Những doanh nghiệp như vậy có thể vừa sử dụng thương hiệu, vừa sử dụng

cả chỉ dẫn địa lý để khuếch trương sản phẩm.

252. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là những yếu tố bề mặt mang tính đặc trưng của một sản phẩm,

như hình dáng, đường nét, màu sắc, hoa văn.

Mặc dù không liên quan trực tiếp đến đặc tính, tác dụng của sản phẩm, nhưng kiểu

dáng công nghiệp lại đóng góp vào giá trị cấu thành nên sản phẩm vì nó có thể hấp

dẫn, thu hút khách hàng và là một yếu tố để khách hàng dễ dàng nhận biết, phân biệt

với sản phẩm khác, do đó có thể làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

quyền sở hữu trí tuệ

: intellectual property rights

những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ

liên quan đến thương mại

: trade-related intellectual property rights



(TRIPS)

sở hữu công nghiệp

: industrial property

giấy phép bắt buộc

: compulsary license

tên gọi xuất xứ

: appellation of origin

phát minh

: discovery

bản quyền

: copyright

sáng chế


: invention

bằng sáng chế

: patent

thương hiệu

: trademark

kiểu dáng công nghiệp

: industrial design

sơ đồ bố trí mạch tích hợp

: integrated circuit lay-out

chỉ dẫn địa lý

: geographical indication

***


12

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ

CƠ CHẾ RÀ SOÁT CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

253. WTO giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên ra sao?

WTO giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên theo những quy tắc

và thủ tục nêu tại Bản ghi nhớ về Giải quyết Tranh chấp (DSU).



Page 75

- -

75

Trên thực tế, WTO là một tổ chức lớn, bao gồm nhiều thành viên và có nhiều hiệp



định liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế nên tranh chấp là điều khó tránh khỏi.

Vì vậy, Bản ghi nhớ nói trên có một vị trí rất quan trọng trong các văn kiện của WTO

và được coi là một kết quả tích cực của Vòng đàm phán Uruguay.

254. Doanh nghiệp một nước thành viên này có được kiện chính phủ một nước thành

viên khác hay không?

Không. WTO là một tổ chức liên chính phủ, chỉ xử lý mối quan hệ giữa các chính phủ

với nhau. Các tranh chấp mà WTO giải quyết là tranh chấp giữa các chính phủ chứ

không phải là tranh chấp giữa doanh nghiệp nước này với chính phủ nước kia hoặc

doanh nghiệp nước này với doanh nghiệp nước kia.

255. Vậy khi doanh nghiệp phát hiện thấy chính phủ một nước thành viên khác có

hành động vi phạm quy định của WTO (nâng thuế suất quá mức đã ràng buộc,

áp đặt hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, …) thì phải làm sao?

Khi đó, doanh nghiệp phải phản ánh với cơ quan đầu mối về WTO tại nước mình và

yêu cầu cơ quan này có biện pháp thích hợp. Với tư cách là một đại diện của chính

phủ, cơ quan này mới có quyền đưa vấn đề ra WTO, tất nhiên là sau khi đã thẩm tra

tính chính xác của thông tin do doanh nghiệp cung cấp và xem xét thấy không còn

cách giải quyết nào thích hợp hơn.

Còn nếu chỉ là trường hợp tranh chấp thuần tuý giữa doanh nghiệp nước này với

doanh nghiệp nước kia (ví dụ về việc giao hàng chậm, thanh toán không đầy đủ, hàng

hoá không đúng quy cách phẩm chất) thì cơ quan chính phủ cũng như WTO không

đứng ra giải quyết. Trường hợp này sẽ phải dựa vào trọng tài thương mại, toà án hoặc

theo quy định khi hai doanh nghiệp giao kết hợp đồng.



tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương