Multilateral trade assistance project


WTO có những ưu tiên gì dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền



tải về 1.18 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

- -

90

303. WTO có những ưu tiên gì dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền



kinh tế chuyển đổi?

Hơn 3/4 số thành viên WTO là các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế

chuyển đổi. Do đó, nhu cầu và lợi ích của các nước này luôn được tính đến trong mọi

hoạt động của WTO.

GATT cũng như hầu hết các hiệp định khác của WTO luôn dành những điều khoản

riêng cho các nước đang phát triển, được gọi là đối xử đặc biệt và khác biệt.

Về hỗ trợ kỹ thuật, Ban Thư ký WTO thường xuyên tổ chức những chương trình đào

tạo và tập huấn cho cán bộ các nước này để làm quen với hệ thống thương mại đa

phương, nâng cao kỹ năng đàm phán. Một số khoá học được tổ chức ngay tại Geneva

và thực tập ngay tại Ban Thư ký, một số khác được tổ chức tại các nước liên quan.

Ban Thư ký WTO cũng phối hợp với chính phủ các nước và các tổ chức khác như

UNDP, UNCTAD trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước này.

Ngoài ra, WTO cùng với UNCTAD còn cùng điều hành hoạt động của Trung tâm

Thương mại Quốc tế (ITC) cũng đóng tại Geneva. Trung tâm này được thành lập năm

1964 để hỗ trợ các nước đang phát triển xúc tiến xuất khẩu thông qua các chương trình

xúc tiến xuất khẩu, cung cấp thông tin về thị trường, huấn luyện chiến lược và kỹ thuật

tiếp thị, hỗ trợ thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu và đào tạo nhân lực cho các

hoạt động nói trên.



304. Đối xử đặc biệt và khác biệt thể hiện như thế nào?

Đối xử đặc biệt và khác biệt là đối xử dành cho các nước đang phát triển và kém phát

triển, thường mang tính giảm nhẹ so với những nghĩa vụ, cam kết chung mà WTO đề

ra. Ví dụ:

Được miễn không phải thực hiện nghĩa vụ;

Mức độ cam kết thấp hơn;

Thời gian thực hiện dài hơn;

Được hưởng ưu đãi bổ sung về mở cửa thị trường của các nước phát triển.



305. Việt Nam đã làm những gì để có thể trở thành thành viên của WTO?

Đầu năm 1995, Việt Nam đã đệ đơn xin gia nhập WTO và trở thành quan sát viên của

tổ chức này. Ngay sau đó, các Bộ, Ngành, với Bộ Thương mại làm đầu mối, đã xúc

tiến việc chuẩn bị bản bị vong lục về chế độ kinh tế và ngoại thương của Việt Nam.

Tháng 8/1996, bản bị vong lục của Việt Nam đã được chính thức gửi đến Ban Thư ký

WTO. Sau một thời gian nghiên cứu bản bị vong lục này, các nước thành viên WTO

đã gửi các câu hỏi đến cho Việt Nam nhằm làm rõ thêm những điểm đã nêu và chưa

nêu trong bị vong lục. Các nước gửi nhiều câu hỏi nhất là Hoa Kỳ, Liên minh Châu

Âu, Thuỵ Sỹ, Australia.



Page 91

- -

91

Tháng 7/1998, bắt đầu phiên họp đầu tiên của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập



WTO. Ban công tác hiện nay do ông Eirik Glenne, quốc tịch Na Uy, làm chủ tịch. Đến

tháng 12/2005, đã có 10 phiên họp của Ban Công tác được tổ chức.

Trong suốt quá trình trên, với sự giúp đỡ của các tổ chức và chuyên gia quốc tế, chúng

ta đã tiến hành một số cuộc hội thảo để phổ biến về việc gia nhập WTO, tập huấn cho

cán bộ các Bộ, Ngành tham gia công tác này và gửi một số cán bộ đi đào tạo, thực tập

tại nước ngoài.

Tính đến tháng 1/2006, Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với hầu hết các

đối tác, bao gồm Argentina, Brazil, Bulgaria, Canada, Chile, Trung Quốc, Đài Loan,

Colombia, Cuba, EU, El Salvador, Iceland, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Na Uy,

Paraguay, Singapore, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay. Chỉ còn lại 6 đối tác là Hoa

Kỳ, Mexico, Australia, New Zealand, Dominicana, Honduras.

306. Những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong quá trình đàm phán gia nhập

WTO là gì?

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, chúng ta gặp phải một số khó khăn sau:

Không giống đàm phán hiệp định thương mại đa phương, đàm phán gia nhập

WTO chỉ là đàm phán một chiều, chúng ta phải mở cửa thị trường cho các nước

thành viên hiện nay của WTO, vì vậy các nước này có thể đưa ra những yêu cầu

rất cao, nhiều khi phi hiện thực (đương nhiên, khi trở thành thành viên WTO thì

chúng ta cũng sẽ được hưởng những ưu đãi mà các nước đó đã cam kết trong

WTO, nhưng những ưu đãi đó có thể ở mức độ không bằng yêu cầu của họ đối

với chúng ta).

Thiếu thông tin cập nhật về diễn biến của WTO. Các cuộc đàm phán của WTO

diễn ra quanh năm, ngoài ra còn nhiều sự kiện, vận động khác tại các nơi trên thế

giới ảnh hưởng tới chính sách của WTO mà do thiếu người, thiếu kinh phí chúng

ta chưa thể nắm bắt hết được.

Sự hưởng ứng của doanh nghiệp chưa nhiệt tình. Bản thân doanh nghiệp cũng

thiếu thông tin về WTO và tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức này nên chưa

nắm rõ những tác động thuận lợi và khó khăn mà tiến trình này có thể đem lại. Do

đó, doanh nghiệp không tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho các cơ quan Nhà

nước về chính sách chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, mặt khác, vẫn còn tâm lý

trông chờ vào bảo hộ của Nhà nước mà không quan tâm đến nâng cao năng lực

cạnh tranh của chính mình.



307. Tại sao lại nói Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là một bước quan

trọng để tiến tới gia nhập WTO?

Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ cũng là nước có ảnh hưởng tại

WTO và nhiều diễn đàn kinh tế. Mặt khác, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

cũng được soạn thảo dựa trên những quy tắc và điều khoản của WTO. Vì vậy, việc ký

một hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam có thể từng

bước chấp nhận các quy định của WTO và tham gia thị trường toàn cầu.





Page 92

- -

92

Tuy nhiên, khi đàm phán gia nhập WTO, chúng ta vẫn sẽ phải gặp lại Hoa Kỳ trên bàn



đàm phán. Và ngoài Hoa Kỳ, còn có nhiều đối tác quan trọng khác như EU, Nhật,

Thuỵ Sỹ, Hàn Quốc, Australia, … mà chúng ta còn phải đàm phán.

Qua nhiều lần đàm phán ở các cuộc họp song phương và đa phương, đến tháng

1/2006, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu hẹp đáng kể khoảng cách trong nhiều vấn đề khác

nhau. Tiến trình đàm phán với Hoa Kỳ có thể kết thúc trong năm 2006, tạo thuận lợi

cho việc gia nhập WTO.

ban công tác

: working party

bị vong lục

: memorandum

bản chào ban đầu

: initial offer

yêu cầu

: request

điều khoản bảo lưu

: grand-father clause

điều khoản không áp dụng

: non-application clause

đối xử đặc biệt và khác biệt

: special and differential treatment

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

- Business Guide to the World Trading System

- Trading into the Future

- The Results of the Uruguay Round of Multilateral Trade Negotiation - The Legal Texts

- Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế

- Từ điển Kinh tế thị trường

- Longman Dictionary of Business English

- Một số bản tin và tài liệu hội thảo do Ban Thư ký WTO phát hành

- http://www.wto.org

- WTO Tariff Negotiations Manual

***



Page 93

- -

93

Phụ lục I



Các nước thành viên WTO

Tính đến ngày 1/1/2006, WTO đã có 150 thành viên. Dưới đây là tên các nước và lãnh thổ hải quan là thành

viên WTO và ngày gia nhập tổ chức này. WTO đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995, do đó tất cả các nước và lãnh

thổ hải quan là các bên ký kết GATT trước đây và đã ký Hiệp định thành lập WTO là thành viên của WTO tính

từ ngày này.

T/t


Nước

Ngày gia nhập

T/t

Nước


Ngày gia nhập

1.

Ai Cập



30/6/1995

76. 7


6

Jordan


11/4/2000

2.

Albania



8/9/2000

77. 7


7

Kenya


1/1/1995

3.

Angola



1/12/1996

78. Kuwait

1/1/1995

4.

Anh



1/1/1995

79. Kyrgyzia

20/12/1998

5.

Antigua and Barbuda



1/1/1995

80. Latvia

10/2/1999

6.

A-rập Xê-ut



11/12/2005

81. Lesotho

31/5/1995

7.

Argentina



1/1/1995

82. Macedonia

4/4/2003

8.

Armenia



5/2/2003

83. Liechtenstein

1/9/1995

9.

Australia



1/1/1995

84. Lithuania

31/5/2001

10. Áo


1/1/1995

85. Luxembourg

1/1/1995

11. Ân Độ

1/1/1995

86. Macau

1/1/1995

12. Bahrain

1/1/1995

87. Madagascar

17/11/1995

13. Ba Lan

1/7/1995

88. Malawi

31/5/1995

14. Bangladesh

1/1/1995

89. Malaysia

1/1/1995

15. Barbados

1/1/1995

90. Maldives

31/5/1995

16. Bỉ


1/1/1995

91. Mali


31/5/1995

17. Belize

1/1/1995

92. Malta

1/1/1995

18. Benin

22/2/1996

93. Mauritania

31/5/1995

19. Bolivia

14/9/1995

94. Mauritius

1/1/1995

20. Botswana

31/5/1995

95. Mexico

1/1/1995

21. Bồ Đào Nha

1/1/1995

96. Morocco

1/1/1995

22. Brazil

1/1/1995

97. Mozambique

26/8/1995

23. Brunei Darussalam

1/1/1995

98. Mông Cổ

29/1/1997

24. Bulgaria

1/12/1996

99. Moldova

26/7/2001

25. Burkina Faso

3/6/1995

100. Myanmar

1/1/1995

26. Burundi

23/7/1995

101. Nam Phi

1/1/1995

27. Các tiểu vương quốc

A-rập Thống nhất

10/4/1996

102. Namibia

1/1/1995

28. Cameroon

13/12/1995

103. Nepal

23/4/2004

29. Cam-pu-chia

11/9/2003

104. Netherlands

1/1/1995

30. Canada

1/1/1995

105. New Zealand

1/1/1995

31. Cộng đồng Châu Âu

1/1/1995

106. Nhật

1/1/1995

32. Cộng hoà Trung Phi

31/5/1995

107. Nicaragua

3/9/1995

33. Chad

19/10/1996

108. Niger

13/12/1996

34. Chile

1/1/1995

109. Nigeria

1/1/1995

35. Colombia

30/4/1995

110. Norway

1/1/1995

36. CHDC Congo

1/1/1997

111. Oman

9/11/2000

37. CHLB Đức

1/1/1995

112. Pakistan

1/1/1995

38. Congo

27/4/1997

113. Panama

6/9/1997

39. Costa Rica

1/1/1995

114. Papua New Guinea

9/6/1996

40. Cote d'Ivoire

1/1/1995

115. Paraguay

1/1/1995

41. Croatia

30/11/2000

116. Peru

1/1/1995

42. Cuba

20/4/1995

117. Pháp

1/1/1995

43. Cyprus

30/7/1995

118. Phần Lan

1/1/1995

44. Cộng hoà Czech

1/1/1995

119. Philippines

1/1/1995





Page 94

- -

94

45. Đài Loan



1/1/2002

120. Qatar

13/1/1996

46. Đan Mạch

1/1/1995

121. Romania

1/1/1995

47. Djibouti

31/5/1995

122. Rwanda

22/5/1996

48. Dominica

1/1/1995

123. Saint Kitts and Nevis

21/2/1996

49. Cộng hoà Dominic

9/4/1995

124. Saint Lucia

1/1/1995

50. Ecuador

21/1/1996

125. Saint Vincent &

Grenadines

1/1/1995

51. Estonia

13/11/1999

126. Senegal

1/1/1995

52. El Salvador

7/5/1995

127. Sierra Leone

23/7/1995

53. Fiji

14/1/1996

128. Singapore

1/1/1995

54. Gabon

1/1/1995

129. Slovakia

1/1/1995

55. Gambia

23/10/1996

130. Slovenia

30/7/1995

56. Ghana

1/1/1995

131. Solomon Islands

26/7/1996

57. Grenada

22/2/1996

132. Sri Lanka

1/1/1995

58. Gruzia

14/6/2000

133. Suriname

1/1/1995

59. Guatemala

21/7/1995

134. Swaziland

1/1/1995

60. Guinea

25/10/1995

135. Tanzania

1/1/1995

61. Guinea Bissau

31/5/1995

136. Tây Ban Nha

1/1/1995

62. Guyana

1/1/1995

137. Thái Lan

1/1/1995

63. Haiti

30/1/1996

138. Thổ Nhĩ Kỳ

26/4/1995

64. Hàn Quốc

1/1/1995

139. Thuỵ Điển

1/1/1995

65. Hoa Kỳ

1/1/1995

140. Thuỵ Sỹ

1/7/1995

66. Honduras

1/1/1995

141. Togo

31/5/1995

67. Hong Kong

1/1/1995

142. Tonga

15/12/2005

68. Hungary

1/1/1995

143. Trinidad and Tobago

1/4/1995

69. Hy Lạp

1/1/1995

144. Trung Quốc

11/12/2001

70. Iceland

1/1/1995

145. Tunisia

29/4/1995

71. Indonesia

1/1/1995

146. Uganda

1/1/1995

72. Ireland

1/1/1995

147. Uruguay

1/1/1995

73. Israel

21/4/1995

148. Venezuela

1/1/1995

74. Italia

1/1/1995

149. Zambia

1/1/1995

75. Jamaica

9/4/1995

150. Zimbabwe

3/4/1995

Quan sát viên:

Afghanistan, Algeria, Andorra, Azerbaijan, Bahamas, Belarus, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Cape Verde,

Guinea xích đạo, Ethiopia, Vatican, Iran, Iraq, Kazakstan, CHDCND Lào, Li-băng, Libya

Montenegro, Nam Tư, Liên bang Nga, Samoa, Sao Tome & Principe, Serbia, Seychelles, Sudan, Tajikistan,

Ukraine, Uzbekistan, Vanuatu, Việt Nam, Yemen.

Tất cả các nước và lãnh thổ quan sát viên, trừ Vatican, đều phải bắt đầu đàm phán gia nhập WTO trong vòng 5

năm kể từ ngày trở thành quan sát viên.

Các tổ chức quốc tế là quan sát viên tại Đại Hội đồng WTO (không kể quan sát viên tại các hội đồng và uỷ ban

khác): Liên hợp quốc, UNCTAD, IMF, WB, FAO, WIPO, OECD, ITC.



Page 95

- -

95

Phụ lục II



Cơ cấu tổ chức của WTO

HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG

Uỷ ban Thương mại

và Môi trường

Uỷ ban Thương mại

và Phát triển

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CƠ QUAN RÀ SOÁT CHÍNH

SÁCH THƯƠNG MẠI

CƠ QUAN GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP

Uỷ ban Hạn chế

cán cân thanh toán

Ban hội

thẩm


Cơ quan

chung thẩm



Hội đồng Thương mại Hàng hoá

Uỷ ban Ngân sách,

tài chính, hành chính

Hội đồng TRIPS

Hội đồng Thương mại Dịch vụ

Uỷ ban Thương mại máy bay dân dụng

Uỷ ban về các cam kết cụ thể

Uỷ ban Định giá hải quan

Uỷ ban Mở cửa thị trường

Uỷ ban Nông nghiệp

Uỷ ban về các hàng rào kỹ

thuật đối với thương mại

Uỷ ban về Mua sắm của chính phủ

Uỷ ban Dịch vụ tài chính

Ban công tác về luật lệ trong nước

Uỷ ban các biện pháp vệ sinh

dịch tễ

Uỷ ban Trợ cấp và các biện



pháp đối kháng

Ban công tác về các quy định của

GATS

Uỷ ban về các biện pháp đầu



tư liên quan đến thương mại

Uỷ ban Cấp phép nhập khẩu

Uỷ ban Quy chế xuất xứ

Uỷ ban về các biện pháp tự vệ

Uỷ ban Chống phá giá

Cơ quan Giám sát hàng dệt

Uỷ ban về các Hiệp định

Thương mại khu vực

Các ban công tác

gia nhập

Nhóm công tác về Quan

hệ giữa Thương mại và

Đầu tư

Nhóm công tác về Quan



hệ giữa Thương mại và

Chính sách Cạnh tranh

Nhóm công tác về Minh

bạch trong Mua sắm

chính phủ

Ban công tác về doanh nghiệp

thương mại nhà nước

Uỷ ban về Hiệp định



Công nghệ Thông tin

tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương