Multilateral trade assistance project



tải về 1.18 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

- -

51

Trợ cấp hộp xanh (lam): Đây là loại trợ cấp nhằm khuyến khích sản xuất như trợ



cấp đầu vào cho nông dân có thu nhập thấp, ở vùng có nhiều thiên tai, trợ cấp

chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Trợ cấp hộp vàng: Đây là các loại trợ cấp trong nước có ảnh hưởng tới thương

mại và phải cam kết cắt giảm, ví dụ áp dụng giấy phép, hạn ngạch để hỗ trợ giá

trong nước làm cho giá trong nước không phản ánh đúng giá thị trường quốc tế,

trợ giá để thu mua theo giá can thiệp của Chính phủ.

Trợ cấp hộp xanh lục và hộp xanh được phép duy trì và không phải cam kết cắt giảm.

174. AMS là gì?

AMS là từ viết tắt tiếng Anh, hàm nghĩa "tổng lượng hỗ trợ trong nước", tức là tổng

trị giá các trợ cấp hộp vàng. Đây là con số căn cứ để các nước đưa ra cam kết cắt giảm

trợ cấp trong nước. Các nước phát triển phải giảm trợ cấp trong nước (hộp vàng) trị

giá ít nhất bằng 20% AMS trong thời gian 1995-2000, các nước đang phát triển phải

giảm ít nhất 13% AMS trong thời gian 1995-2000.



175. Muốn cắt giảm thì phải tính được AMS. Vậy AMS được xác định như thế nào?

AMS được tính toán bằng tổng của trợ cấp trong nước thuộc diện cắt giảm dành cho

từng mặt hàng nông sản cộng với số trợ cấp chung không dành riêng cho một mặt

hàng nào.

AMS = trợ cấp mặt hàng A + trợ cấp mặt hàng B + ... + trợ cấp chung

Chi tiết về cách xác định AMS được nêu trong Phụ lục 3 của Hiệp định Nông nghiệp.



176. Hạn ngạch thuế quan khác gì với hạn ngạch thông thường?

Như tên gọi của nó, hạn ngạch thuế quan là mức hạn ngạch mà ở đó thuế quan có sự

thay đổi. Hạn ngạch chỉ ra một số lượng mặt hàng nhất định, nhập khẩu dưới mức đó

được hưởng thuế quan ưu đãi, còn nhập khẩu trên mức đó phải chịu thuế suất thông

thường hoặc thuế suất mang tính phân biệt đối xử.

Ví dụ: Hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng đường là 10.000 tấn, thuế suất trong hạn

ngạch là 10%, thuế suất ngoài hạn ngạch là 45%. Như vậy, 10.000 tấn đường đầu tiên

nhập khẩu về sẽ được hưởng thuế suất 10%. Từ tấn đường nhập khẩu thứ 10.001 sẽ

phải chịu thuế suất 45%.

177. Tại sao có rất nhiều mặt hàng trong thương mại quốc tế mà WTO lại có riêng

một hiệp định về hàng dệt may?

Dệt và các sản phẩm từ dệt là một trong những ngành xuất hiện sớm nhất trong lịch sử

công nghiệp. Trải qua quá trình phát triển, ngày nay hầu hết những nước có trình độ

công nghiệp cao đều không mở rộng ngành này và trở thành những nước nhập khẩu

sản phẩm dệt may. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, đang trong quá trình

công nghiệp hóa thì đây là một ngành được quan tâm đầu tư vì không đòi hỏi công

nghệ phức tạp và giải quyết được việc làm cho nhiều nhân công. Hầu hết các nước



Page 52

- -

52

đang phát triển đều có giai đoạn coi dệt may là một ngành công nghiệp chủ chốt của



mình.

Nhưng có một điều bất công là trong khi các nước phát triển kêu gọi tự do hóa thương

mại bằng cách dỡ bỏ rào cản đối với hầu hết các sản phẩm thì chính họ lại dựng lên

hàng rào khắt khe để hạn chế nhập khẩu hàng dệt may. Với cái gọi là Hiệp định Đa sợi

(MFA), họ buộc các nước đang phát triển muốn xuất khẩu hàng dệt may vào nước họ

phải chấp nhận hạn chế xuất khẩu đối với một số loại hàng dệt may nhất định (thường

được gọi tắt là "cat") mà thực chất chính là việc họ ấn định hạn ngạch cho nước xuất

khẩu.


Trước sự đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của các nước đang phát triển, Vòng đàm phán

Uruguay đã mở ra một hiệp định riêng để xử lý vấn đề này, nhằm đưa hàng dệt may

vào khuôn khổ điều chỉnh trong những nguyên tắc chung của GATT. Đó chính là Hiệp

định Dệt may (Hiệp định ATC). Hiệp định này chính thức có hiệu lực cùng với sự

thành lập của WTO (1/1/1995). Vì thế, có thể coi đây là một thắng lợi của các nước

đang phát triển tại Vòng Uruguay.

178. Nội dung chính của Hiệp định ATC là gì?

Việc buôn bán hàng dệt may trước Vòng Uruguay không nằm trong khuôn khổ điều

chỉnh của GATT do phải chịu nhiều hạn chế khi nhập khẩu vào nước tiêu thụ. Hiệp

định ATC xoá bỏ những hạn chế này, đưa hàng dệt may trở lại phạm vi điều chỉnh của

GATT giống như các mặt hàng thông thường khác.

179. Ngay sau khi Hiệp định ATC có hiệu lực, sẽ không còn hạn ngạch đối với hàng

dệt may nữa?

Chưa phải như vậy. Hiệp định ATC không xoá bỏ những hạn chế đối với hàng dệt

may ngay lập tức, mà trong một thời gian chuyển tiếp là 10 năm tính từ ngày WTO bắt

đầu hoạt động (1/1/1995). Như vậy, phải đến ngày 1/1/2005, các hạn chế đối với hàng

dệt may (chủ yếu dưới dạng hạn ngạch) mới được xoá bỏ hoàn toàn.

180. Các điều khoản hiện thời về tự vệ của WTO có áp dụng đối với hàng dệt may hay

không? Vì sao?

Không. Vì chế độ hạn ngạch đang tồn tại cũng đã rất khắt khe, ít có khả năng làm tăng

đột biến lượng nhập khẩu vào nước tiêu thụ.

Đến năm 2005, khi hàng dệt may cũng đã được tự do hoá giống như các loại hàng hoá

khác thì điều khoản về tự vệ của WTO sẽ có tác dụng đối với hàng dệt may. Có nghĩa

là khi đó một nước chỉ có thể hạn chế nhập khẩu hàng dệt may nếu đã tiến hành điều

tra và có đủ căn cứ cho thấy lượng hàng dệt may nhập khẩu tăng đột biến gây tổn hại

nghiêm trọng cho ngành công nghiệp dệt may trong nước.



181. Nếu đến năm 2005, Việt Nam vẫn chưa trở thành thành viên WTO thì có được bỏ

chế độ hạn ngạch không?

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang phải chịu chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất

khẩu sang một số thị trường, điển hình là Liên minh Châu Âu (EU). Trong chế độ này,

một doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng dệt may sang EU, ngoài việc tìm





Page 53

- -

53

được người mua và ký kết hợp đồng thì trước hết phải được phân hạn ngạch xuất khẩu



"cat" hàng đó và chỉ được xuất khẩu số lượng tương ứng với hạn ngạch đã giao.

Đến năm 2005, nếu Việt Nam vẫn chưa là thành viên WTO thì đương nhiên các nước

thành viên WTO không phải thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định ATC đối với Việt

Nam. Tức là xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị trường lớn vẫn

phải chịu chế độ hạn ngạch như hiện nay.

182. Việc xoá bỏ các hạn chế đối với hàng dệt may trong 10 năm chuyển tiếp được

thực hiện như thế nào?

Thời gian 10 năm chuyển tiếp được chia làm 4 giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, lượng

hàng dệt may của một nước được giải phóng khỏi các hạn chế nhập khẩu phải đạt

được một trị số phần trăm tối thiểu so với lượng nhập khẩu hàng dệt may của nước đó

năm 1990.

Trị số phần trăm trong từng giai đoạn đó như sau:

16% tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực (1/1/1995)

17% nữa sau ba năm tiếp theo (1/1/1998)

18% nữa sau bốn năm tiếp theo (1/1/2002)

49% còn lại vào thời điểm Hiệp định hết hiệu lực (1/1/2005)

Ngoài trị số phần trăm nói trên, Hiệp định còn quy định trong mỗi giai đoạn trên phải

có đủ sản phẩm của 4 loại mặt hàng: sợi, vải, thành phẩm dệt và quần áo.



183. Nếu chỉ quy định về phần trăm số mặt hàng mà không quy định theo tỷ trọng

hạn ngạch thì rất có thể trong những giai đoạn đầu, các nước nhập khẩu chỉ dỡ

bỏ hạn chế đối với những mặt hàng có số lượng hạn ngạch đã tương đối cao?

Đúng vậy. Đó là thực tế mà các nước nhập khẩu nhiều hàng dệt may như Hoa Kỳ, EU,

Canada đang vận dụng.

184. Vậy những mặt hàng đưa vào tự do hoá ở giai đoạn sau vẫn phải chịu số lượng

hạn ngạch thấp cho đến khi kết thúc thời kỳ chuyển tiếp?

Đối với những mặt hàng chưa được loại bỏ ngay hạn ngạch (tức là những mặt hàng

được tự do hoá trong 3 giai đoạn sau), Hiệp định quy định lượng hạn ngạch phải tăng

dần.


Mức tăng hạn ngạch cụ thể như sau:

16% mỗi năm trong ba năm đầu tiên (1985 đến 1997)

25% mỗi năm trong bốn năm tiếp theo (1998 đến 2001)

27% mỗi năm trong bốn năm cuối cùng (2002 đến 2004)

Ví dụ mức hạn ngạch xuất khẩu từ nước A sang nước B tại thời điểm đầu năm 1995 là

1000 tấn và mức tăng hạn ngạch hàng năm là 5% (những chi tiết này thường được quy





Page 54

- -

54

định trong hiệp định song phương ký giữa hai nước). Mức gia tăng hạn ngạch kể từ



khi Hiệp định ATC có hiệu lực như sau:

Ba năm đầu tiên:

(5% x 1,16) x 3 = 5,8% x 3 = 17,4%

Bốn năm tiếp theo:

(5,8% x 1,25) x 4 = 7,25% x 4 = 29%

Bốn năm cuối cùng:

(7,25% x 1,27) x 3 = 9,2% x3 = 27,6%

Vậy đến năm 2004 mức tăng hạn ngạch so với năm 1995 đã là 74%, tương ứng với

1740 tấn hàng dệt may.

185. Việc xác định xuất xứ của hàng dệt may như thế nào?

Do áp dụng chế độ hạn ngạch nên việc xác nhận định xuất xứ của hàng dệt may là cần

thiết để xem sản phẩm xuất khẩu có thích hợp nhận hạn ngạch hay không. Xuất xứ của

hàng dệt may thường được xác định căn cứ vào sự chuyển đổi đáng kể bản chất của

hàng hoá, ví dụ như sợi được dệt thành vải, hoặc khi vải được cắt may thành quần áo.

Nếu nước A nhập khẩu vải của nước B về để may thành quần áo thì quần áo đó được

coi là xuất xứ từ nước A.

Một số sản phẩm nguyên liệu được xác định xuất xứ theo nước sản xuất chứ không

phải nước chế biến.

186. Trong thời gian vẫn còn áp dụng hạn ngạch, nước nhập khẩu hàng dệt may vẫn

có thể sử dụng những biện pháp làm tăng hạn chế như thuế đối kháng, thuế

chống phá giá hay không?

Không có quy định nào ngăn cản nước nhập khẩu sử dụng thuế đối kháng, thuế chống

phá giá ngoài biện pháp hạn ngạch. Thực tế đã có hàng chục nước sử dụng các biện

pháp này. Tuy nhiên do chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may đã mang tính hạn chế

thâm nhập thị trường rất lớn nên nếu định áp dụng những biện pháp làm tăng thuế thì

cơ quan điều tra của các nước nhập khẩu cần phải xem xét thận trọng hơn trước khi

quyết định áp dụng các loại thuế bổ sung.

Hiệp định Dệt may

: Agreement on Textile and Clothing (ATC)

Hiệp định Đa sợi

: Multi-Fiber Arrangement (MFA)

Hiệp định Nông nghiệp

: Agreement on Agriculture

tổng lượng hỗ trợ trong nước

: aggregate measure support (AMS)

hạn ngạch thuế quan

: tariff quota

mức cam kết hiện tại

: current access commitment

mức cam kết tối thiểu

: minimum access commitment

thời gian chuyển tiếp

: transitional period

trợ cấp trong nước

: domestic support

trợ cấp xuất khẩu

: export subsidies

***


8

THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH PHỦ

187. Mua sắm chính phủ là gì?



Page 55

- -

55

Mua sắm chính phủ hay còn gọi là mua sắm công, là những khoản chi tiêu của các cơ

quan chính phủ để mua hàng hoá, dịch vụ cho việc sử dụng của chính mình.

Ví dụ một cơ quan chính phủ mua ô-tô, lắp đặt hệ thống điều hoà nhiệt độ, xây dựng

trụ sở mới, thuê dịch vụ tổ chức hội nghị ... đó chính là những hoạt động cụ thể của

mua sắm chính phủ.



188. Tại sao mua sắm chính phủ lại được quan tâm đến vậy trong thương mại quốc

tế?

Tại nước nào cũng vậy, chính phủ luôn là một nhà đầu tư lớn, đồng thời cũng là một

người tiêu dùng lớn. Mua sắm chính phủ luôn là một khoản chi tiêu lớn của ngân sách

quốc gia. Những hợp đồng mua sắm của cơ quan chính phủ cũng thường có giá trị lớn

hơn của những người tiêu dùng thông thường. Vì vậy, đây là một nguồn doanh thu rất

lớn cho các doanh nghiệp được chọn lựa cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho các cơ quan

chính phủ.

Trong khi đó, khi mua sắm, các cơ quan chính phủ lại thường dành ưu ái mua hàng

hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước. Hoặc nếu phải mua của doanh nghiệp

nước ngoài thì cũng thiên về doanh nghiệp của những nước có quan hệ chính trị - kinh

tế gần gũi. Điều này tạo nên một môi trường thương mại không công bằng, không

minh bạch, trái với những nguyên tắc hiện đại của thương mại quốc tế. Do đó, vấn đề

mua sắm chính phủ đã được đề cập trong đàm phán thương mại tại nhiều diễn đàn

khác nhau, điển hình là WTO.



189. WTO quy định về mua sắm chính phủ như thế nào?

Khởi đầu, Hiệp định GATT 1947 công nhận các nước có quyền không áp dụng các

nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trong mua sắm chính phủ, hay nói

cách khác là không đưa vấn đề này vào phạm vi điều chỉnh của GATT.

Đến Vòng đàm phán Tokyo, nhiều nước đã lên tiếng đòi đưa mua sắm chính phủ tuân

theo các nguyên tắc của GATT. Hiệp định về Mua sắm chính phủ vì thế đã ra đời

nhưng mới chỉ áp dụng cho mua sắm hàng hoá.

Tại Vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định về Mua sắm chính phủ đã được mở rộng để

áp dụng cho cả việc mua sắm dịch vụ. Tuy nhiên, nó không được đưa vào hệ thống

hiệp định đa phương mà vẫn chỉ tồn tại như một hiệp định nhiều bên.



190. Thế có nghĩa là việc tham gia Hiệp định này không bắt buộc và không phải tất cả

các nước thành viên WTO phải tuân thủ nghĩa vụ của Hiệp định này?

Đúng vậy. Cho đến nay trong số các thành viên WTO mới chỉ có các nước phát triển

và 3 nước đang phát triển tham gia Hiệp định này.

Từ năm 1996, WTO cũng đã thành lập một Nhóm công tác về Minh bạch trong Mua

sắm chính phủ nhằm xem xét khả năng đàm phán một hiệp định tạm thời khác về mua

sắm chính phủ và áp dụng cho tất cả các nước thành viên WTO. Nhưng Hiệp định này

sẽ chỉ đặt ra những thủ tục giúp tăng tính minh bạch, công khai của quá trình mua sắm,

mà không buộc các nước thành viên phải thi hành nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc và

đãi ngộ quốc gia.



Page 56

- -

56

191. Những cơ quan nào được coi là cơ quan chính phủ và phải tuân theo quy định



của Hiệp định về Mua sắm chính phủ?

Các cơ quan chính phủ được hiểu là:

Bộ, Ban, Tổng cục và các đơn vị thuộc chính phủ Trung ương và chính phủ bang

(ở nước liên bang)

Các cơ quan thuộc chính quyền địa phương

Các cơ quan công ích như cơ quan cung cấp điện, nước, dịch vụ vệ sinh, xây dựng

đô thị, giao thông công chính.

Việc xác định những cơ quan nào trong số các cơ quan trên phải tuân thủ Hiệp định về

Mua sắm chính phủ là tuỳ thuộc từng nước thành viên WTO tham gia Hiệp định. Các

nước này cũng tự nguyện đưa ra danh sách các mặt hàng và dịch vụ mà khi mua sắm

phải theo quy định của Hiệp định.

192. Nghĩa vụ mà Hiệp định về Mua sắm chính phủ đặt ra cho các nước tham gia

Hiệp định là như thế nào?

Hiệp định về Mua sắm chính phủ yêu cầu các nước tuân theo nguyên tắc không phân

biệt đối xử và công khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm chính phủ.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm không phân biệt giữa doanh nghiệp cung

cấp hàng hoá, dịch vụ trong nước với doanh nghiệp nước ngoài (đãi ngộ quốc gia) và

giữa các doanh nghiệp nước ngoài với nhau (đãi ngộ tối huệ quốc).

Nguyên tắc công khai, minh bạch thể hiện ở việc yêu cầu cơ quan chính phủ khi mua

sắm hàng hoá, dịch vụ có trị giá từ một mức nhất định trở lên thì phải mời thầu, cho

phép doanh nghiệp nước ngoài tham gia đấu thầu với những điều kiện bình đẳng và

đảm bảo doanh nghiệp trúng thầu phải là doanh nghiệp chào giá thấp nhất hoặc đáp

ứng tốt nhất những điều kiện nêu ra trong văn bản gọi thầu.

193. Đấu thầu có những hình thức nào?

Có ba hình thức đấu thầu có thể sử dụng trong mua sắm chính phủ:

Đấu thầu mở: Tất cả các nhà cung cấp trong và ngfoài nước đều có thể dự thầu.

Đấu thầu chọn lọc: Chỉ một số nhà cung cấp có đủ điều kiện cần thiết mới được

dự thầu. Các điều kiện này chỉ nhằm đảm bảo nhà thầu có đủ năng lực kỹ thuật,

tài chính để thực hiện hợp đồng chứ không được nhằm dành ưu đãi cho một số

nhà cung cấp nào đó.

Đấu thầu hạn chế: Thương lượng trực tiếp với một số nhà cung cấp được chỉ định.

Hình thức này chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt, khi không có đơn bỏ

thầu trong đấu thầu mở và đấu thầu chọn lọc, hoặc các đơn đều không đáp ứng đủ

điều kiện, hoặc khi mua sắm các phụ kiện bổ sung, thay thế từ một nhà thầu đã

được chọn.



194. Hiệp định quy định thế nào về giai đoạn sau khi chọn thầu?



Page 57

- -

57

Để đảm bảo tính minh bạch, sau khi xét thầu xong, cơ quan chính phủ thực hiện việc



mua sắm phải thông báo công khai tên, địa chỉ của người trúng thầu, trị giá bỏ thầu

của người trúng thầu, các yếu tố khác đã được tính đến khi quyết định chọn thầu.

Nếu những người dự thầu khác có yêu cầu thì cơ quan chính phủ cũng phải giải thích

rõ lý do chọn hoặc không chọn thầu.



195. Tại sao nhiều nước đang phát triển vẫn chưa tham gia Hiệp định về Mua sắm

chính phủ?

Mặc dù việc tham gia Hiệp định ở mức độ nào là tuỳ thuộc nước tham gia, không bắt

buộc phải tuân thủ mọi nghĩa vụ của Hiệp định mà có thể bảo lưu từng phần, nhưng đa

số các nước đang phát triển vẫn không mặn mà tham gia Hiệp định vì ngân sách các

nước này đều không lớn nên họ muốn dành lại tối đa chi tiêu của mình cho các nhà

cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong nước, những người sau đó sẽ lại đóng thuế cho ngân

sách. Việc ưu tiên mua sắm từ các doanh nghiệp trong nước cũng góp phần kích thích

sự phát triển của doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm, đặc biệt là với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

Mặt khác, nếu có tham gia Hiệp định thì khi tham gia đấu thầu tại các nước phát triển,

doanh nghiệp của các nước đang phát triển cũng vẫn ít có cơ hội thắng thầu do hạn

chế về năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm. Đó là còn chưa kể việc không có

mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện rộng rãi như các công ty lớn khiến doanh

nghiệp của nước đang phát triển còn bị hạn chế về thông tin đấu thầu tại các nước

khác.

196. Doanh nghiệp thương mại nhà nước trong WTO được hiểu như thế nào?

Trong WTO, doanh nghiệp thương mại nhà nước là doanh nghiệp được Nhà nước

dành cho những ưu đãi, quyền lợi đặc biệt so với các doanh nghiệp khác trong hoạt

động thương mại, xuất nhập khẩu.



197. Doanh nghiệp thương mại nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh có phải là một

không?

Không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Doanh nghiệp quốc doanh chỉ liên quan

đến vấn đề sở hữu vốn, trong doanh nghiệp quốc doanh thì toàn bộ vốn thuộc về Nhà

nước, hay nói cách khác, Nhà nước là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Trong khi đó, doanh nghiệp thương mại nhà nước không hoàn toàn gắn với vấn đề sở

hữu doanh nghiệp. Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào (quốc doanh, cổ phần, liên

doanh, tư nhân, v.v…) đều có thể được hưởng đặc quyền của Nhà nước và do vậy đều

có thể gọi là doanh nghiệp thương mại nhà nước.



198. Mua sắm chính phủ và doanh nghiệp thương mại nhà nước khác nhau như thế

nào?

Trong mua sắm chính phủ, các cơ quan Chính phủ là người tiêu dùng cuối. Hàng hoá,

dịch vụ được mua là để phục vụ mục đích tiêu dùng, không phải để kinh doanh. Và chỉ

có hoạt động mua chứ không có bán.





Page 58

- -

58

Doanh nghiệp thương mại nhà nước là một nhà kinh doanh thực sự. Họ mua và bán



hàng hoá với những điều kiện ưu đãi do Nhà nước ban cho, và kết quả các hoạt động

đó là nhằm tạo ra lợi nhuận.



199. Quy định về thương mại nhà nước có áp dụng với những đơn vị như viễn thông,

hàng không?

Không. Thương mại nhà nước là một phần của Hiệp định GATT, được quy định tại

Điều XVII. Do đó, những quy định về vấn đề này chỉ được áp dụng với các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá mà không áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ.

200. Quy định về thương mại nhà nước gồm những điểm gì?

Quy định về thương mại nhà nước thể hiện ở hai điểm:

Hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhà nước phải phù hợp với nguyên tắc

chung về không phân biệt đối xử, tức là hoạt động mua hoặc bán phải căn cứ vào

các yếu tố mang tính thương mại và phải dành cơ hội thích đáng cho doanh

nghiệp nước ngoài được tham gia các hoạt động mua hoặc bán đó.

Hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhà nước phải minh bạch, tức là phải

thông báo cho các nước thành viên WTO khác thông qua Hội đồng Thương mại

Hàng hoá của WTO.

201. Thế nào là "phải căn cứ vào các yếu tố mang tính thương mại"?

Các yếu tố mang tính thương mại được hiểu như là giá cả, chất lượng của hàng hoá,

tình hình cung - cầu trên thị trường, chi phí vận tải, chi phí xúc tiến, v.v... Doanh

nghiệp thương mại nhà nước khi mua hoặc bán phải thực sự dựa trên những yếu tố này

để tính toán ra quyết định kinh doanh chứ không phải chỉ đơn thuần dựa trên đặc

quyền, biệt đãi mà Nhà nước dành cho.

Ví dụ một doanh nghiệp được Nhà nước dành cho quyền là đầu mối duy nhất nhập

khẩu phân bón. Doanh nghiệp này không được tuỳ tiện nhập phân bón với bất kỳ giá

nào hay vào bất kỳ thời điểm nào mà vẫn phải căn cứ vào tình hình sản xuất nông

nghiệp, nhu cầu phân bón trong nước, chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ để

có thể quyết định nhập khẩu phân bón hay không. Nói cách khác, mặc dù dành cho

doanh nghiệp đặc quyền, nhưng Nhà nước cũng không thể tuỳ ý can thiệp vào hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp bằng mệnh lệnh hành chính mà phải thông qua các

công cụ điều tiết vĩ mô chung.



202. Nội dung thông báo cho WTO về doanh nghiệp thương mại nhà nước gồm những


tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương