Multilateral trade assistance project



tải về 1.18 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

gì?

Mỗi nước phải thông báo cho WTO tên các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt

động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các loại hàng hoá mà các doanh nghiệp này kinh

doanh và các thông tin khác (ở dạng điền vào mẫu cho sẵn).





Page 59

- -

59

Các nước cũng phải thường xuyên rà soát để cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động



của các doanh nghiệp thương mại nhà nước.

doanh nghiệp thương mại nhà nước

: state trading enterprise (STE)

đấu thầu

: tendering

Hiệp định về Mua sắm chính phủ

: Agreement on Government Procurement

mua sắm chính phủ

: government procurement

***


9

ĐẦU TƯ

203. Đầu tư là gì? Đầu tư trực tiếp khác đầu tư gián tiếp như thế nào?

Đầu tư là từ để chỉ việc đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì nhằm đem lại

kết quả, lợi ích nhất định. Trong những bối cảnh hẹp như phạm vi quyển sách này, đầu

tư được nói đến chính là đầu tư nước ngoài, có nghĩa là việc đem tiền từ một nước

sang một nước khác để sinh lãi.



Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, buôn bán tại nước

nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lập một pháp nhân riêng

như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thúc đẩy quá trình chuyển

giao công nghệ và phương thức quản lý, kinh doanh tiên tiến, đồng thời góp phần giải

quyết vấn đề việc làm tại nước nhận đầu tư.



Đầu tư gián tiếp là sự đầu tư thông qua việc buôn bán cổ phiếu và các giấy tờ có giá

trị, gọi chung là chứng khoán. Hình thức đầu tư này không dẫn đến việc thành lập

pháp nhân riêng. Hình thức này mang tính đầu cơ nên có thể thu lãi rất lớn thông qua

sự biến động giá chứng khoán (điều này lại liên quan đến nhiều yếu tố khác như tình

hình chính trị, phát triển kinh tế, chính sách điều hành vĩ mô, v.v...), nhưng cũng chính

vì thế mà có thể phải chịu những rủi ro khó lường trước. Đối với nước nhận đầu tư,

hình thức đầu tư góp phần giải quyết sự khan hiếm vốn, nhưng khi các nhà đầu tư

đồng loạt rút đi (bằng cách bán lại chứng khoán) sẽ dễ dẫn đến những biến động trên

thị trường tiền tệ, ảnh hưởng tới nền kinh tế.

204. Tại sao lại có vấn đề đầu tư trong WTO?

Thương mại và đầu tư có mối quan hệ với nhau. Chính sách thu hút hoặc hạn chế đầu

tư có thể là khởi nguồn cho những biện pháp gây tác động đến thương mại quốc tế.

Vì vậy, WTO đã đưa đầu tư vào phạm vi điều chỉnh của mình, nhưng chỉ với một mức

độ nhất định ở những khía cạnh liên quan đến thương mại. Nội dung điều chỉnh này

thể hiện trong Hiệp định về Các biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIM).



205. Hiệp định TRIM đặt ra yêu cầu gì?



Page 60

- -

60

Hiệp định TRIM đặt ra yêu cầu các nước phải xóa bỏ các biện pháp đầu tư gây cản trở



thương mại. Hiệp định này chỉ áp dụng đối với thương mại hàng hóa của doanh nghiệp

đầu tư trực tiếp nước ngoài.



206. Những biện pháp đầu tư nào được coi là TRIM?

Dưới đây là một số biện pháp đầu tư điển hình được coi là TRIM:

Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải mua hoặc

sử dụng một tỷ lệ nhất định các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc do các doanh

nghiệp trong nước cung cấp. Ví dụ trong các lĩnh vực lắp ráp ô-tô, xe máy, máy

thu hình, tủ lạnh...

Yêu cầu cân đối xuất/nhập khẩu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ

được nhập khẩu một số lượng hoặc giá trị hàng hóa tương ứng với số lượng, giá

trị mà doanh nghiệp đó xuất khẩu. Như vậy, nếu doanh nghiệp này xuất khẩu ít thì

cũng chỉ được nhập khẩu ít. Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất hàng hóa để tiêu thụ

trong nước thì có thể bị gây khó khăn khi nhập khẩu.

Yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Khi đầu tư, doanh nghiệp phải

đảm bảo phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ thay vì nhập khẩu. Ví dụ xây nhà

máy sữa phải đảm bảo phát triển đàn bò ở địa phương đặt nhà máy, xây nhà máy

đường phải đảm bảo giúp địa phương trồng mía.

Yêu cầu tự cân đối ngoại tệ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị khống chế

giá trị ngoại tệ sử dụng cho việc nhập khẩu.

207. Có nguyên tắc nào để xác định một biện pháp đầu tư có phải là TRIM hay

không?

Nhìn chung, biện pháp đầu tư được coi là TRIM nếu biện pháp đó trái với nguyên tắc

đãi ngộ quốc gia (Ðiều III của GATT) hoặc hạn chế số lượng (Ðiều XI của GATT).

208. Thời gian dành cho việc xóa bỏ các TRIM là như thế nào?

Các nước phát triển phải xóa bỏ các TRIM trong vòng 2 năm sau khi WTO được thành

lập (tức là vào năm 1997), các nước đang phát triển phải xóa bỏ TRIM trong vòng 5

năm (năm 2000). Thời gian dành cho các nước chậm phát triển để xóa bỏ TRIM là 7

năm (năm 2002).

Nếu gặp khó khăn khi xóa bỏ TRIM thì các nước có thể được WTO xem xét dành cho

một thời kỳ quá độ dài hơn.

209. Các biện pháp như tỷ lệ nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đều

góp phần phát triển công nghiệp, nông nghiệp của nước nhận đầu tư, tại sao các

nước này lại chấp nhận bãi bỏ?

Tựu trung, các biện pháp về đầu tư được đề ra với hai mục đích chính:

Bảo hộ sản xuất trong nước.

Tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tạo công ăn việc làm.





Page 61

- -

61

Cũng giống như các biện pháp bảo hộ thương mại khác, bảo hộ thông qua đầu tư có



thể đem lại một số tác dụng trước mắt, nhưng xét về dài dạn, các biện pháp bảo hộ đều

làm biến dạng môi trường kinh doanh, triệt tiêu cạnh tranh, ngành kinh tế được bảo hộ

được phát triển không dựa trên cạnh tranh bình đẳng nên không đem lại sản phẩm tốt,

giá rẻ. Và cuối cùng, người tiêu dùng phải chấp nhận mua sản phẩm kém chất lượng

hoặc với giá cao hơn.

Các biện pháp bảo hộ cũng là những trở ngại đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vì

chúng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhiều nước cũng đang xem xét

loại bỏ các biện pháp này để cải thiện môi trường đầu tư.

Mặt khác, nhận thấy những lợi ích nhất định của các biện pháp này nên các nước đang

phát triển cũng không bãi bỏ ngay mà thường đưa ra một lộ trình chuyển tiếp để dần

dần xóa bỏ.

Ngoài ra, các biện pháp đầu tư không ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu của doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cũng không có nghĩa vụ phải loại bỏ.

210. Gần đây, tôi nghe nói nhiều đến các vụ sáp nhập và mua lại và được biết đây là

một loại hình đầu tư. Vậy đây là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, và tại sao?

Sáp nhập và mua lại (M&A) là một hiện tượng đã có từ lâu trong nền kinh tế thị

trường. Gần đây, với sự liên quan của nhiều công ty, tập đoàn lớn, báo chí mới bắt đầu

đưa tin rầm rộ về những sự kiện này.

M&A được coi là loại hình đầu tư trực tiếp, mặc dù thoạt nhìn chúng có vẻ giống với

đầu tư gián tiếp hơn. Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, nói đến

đầu tư trực tiếp (nước ngoài) là người ta nghĩ đến việc nhà đầu tư đem tiền của đến để

xây nên một cơ sở kinh doanh mới như nhà máy, khách sạn, … Đây mới chỉ là một

trong các loại hình của đầu tư trực tiếp và được gọi là đầu tư mới hoặc đầu tư từ đầu.

M&A chính là loại hình còn lại của đầu tư trực tiếp, khi nhà đầu tư đem tiền đến mua

lại, hoặc sáp nhập với, cơ sở kinh doanh đã có sẵn. Nhiều vụ M&A còn có giá trị lớn

hơn đầu tư mới gấp nhiều lần. Từ hai loại hình trên, ta rút ra đặc điểm chung của đầu

tư trực tiếp là nhà đầu tư muốn chủ động tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh,

sinh lợi của doanh nghiệp mà họ đầu tư. Trong khi đó, ở đầu tư gián tiếp (mua bán

chứng khoán), nhà đầu tư chỉ mang tính thụ động, trông chờ chia lãi cổ tức hoặc ăn lãi

từ những biến động trên thị trường mà không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của

doanh nghiệp.

Do có thể dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nên M&A cũng là đối

tượng điều chỉnh của những quy định về cạnh tranh và chống độc quyền.

các biện pháp đầu tư liên quan đến thương

mại


: trade-related investment measures (TRIM)

đầu tư


: investment

đầu tư gián tiếp

: porfolio investment

đầu tư trực tiếp

: direct investment

đầu tư từ đầu

: greenfield investment

Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan

đến thương mại

: Agreement on Trade-Related Investment



Measures

sáp nhập và mua lại

: merger and acquisition (M&A)



Page 62

- -

62

***



10

DỊCH VỤ

211. Dịch vụ là gì?

Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thống về dịch vụ. Đây là một loại hình

hoạt động kinh tế, không đem lại một sản phẩm cụ thể như hàng hoá. Vì là một loại

hình hoạt động kinh tế nên cũng có người bán (người cung cấp dịch vụ) và người mua

(khách hàng sử dụng dịch vụ). Những dịch vụ dễ gặp trong đời thường là cắt tóc, điện

thoại, taxi, karaoke.

Bản thân GATS cũng không đưa ra định nghĩa rõ ràng về dịch vụ mà chỉ đề cập gián

tiếp thông qua 4 phương thức cung cấp dịch vụ.



212. Thế nào là thương mại dịch vụ?

Đó chính là sự cung cấp dịch vụ thông qua các phương thức khác nhau để đổi lấy tiền

công trả cho sự cung cấp dịch vụ đó. Điều này tương tự như mua bán hàng hoá, nhưng

đối tượng mua bán ở đây thường là vô hình, không lưu giữ được.

Năm 1997, Singapore xuất khẩu lượng dịch vụ trị giá 30,1 tỷ USD và cũng trong năm

đó nhập khẩu lượng dịch vụ trị giá 18,9 tỷ USD.



213. Thương mại dịch vụ giống và khác thương mại hàng hoá ở điểm nào?

Sự giống nhau thì khá rõ. Nói đến thương mại tức là có sự mua bán, trao đổi giữa hai

chủ thể đối với một đối tượng nào đó. Sự khác nhau giữa hai hình thức thương mại

này nằm ở đối tượng mua bán, cụ thể một đằng là hàng hoá, một đằng là dịch vụ.

Nói theo nghĩa rộng, dịch vụ cũng là một loại hàng hoá. Vì thế, khái niệm "hàng hoá"

ở đây có một nghĩa hẹp hơn, đó chỉ là những hàng hoá vật chất, ví như sắt thép, gạo,

phân bón, hàng điện tử, quần áo, máy móc, v.v... Đó cũng là những hàng hoá truyền

thống trong quan hệ buôn bán giữa các nước từ trước đến nay.

Còn dịch vụ, đối tượng của thương mại dịch vụ, là những loại hàng hoá vô hình.

Không ai có thể nhìn thấy những lời nói được truyền qua đường dây điện thoại như thế

nào, nhưng kết quả cuối cùng là hai người ở xa hàng ngàn cây số vẫn nói chuyện được

với nhau, và người ta sẵn sàng trả tiền cho việc này. Như vậy là một dịch vụ đã được

mua bán.

214. Dịch vụ được cung cấp cho khách hàng như thế nào?

Theo định nghĩa chung về thương mại dịch vụ, dịch vụ được cung cấp thông qua 4

hình thức sau:



Page 63

- -

63

a) cung cấp qua biên giới: người cung cấp dịch vụ và khách hàng vẫn ở tại nước



mình, chỉ có dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ nước này sang lãnh thổ nước kia.

Ví dụ như dịch vụ phát chuyển nhanh, dịch vụ vận tải đường ống.

b) tiêu thụ ngoài biên giới: khách hàng đến tận nước của người cung cấp để mua

dịch vụ. Ví dụ dịch vụ sửa chữa tàu biển, dịch vụ du học.

c) hiện diện thương mại: người cung cấp dịch vụ thiết lập sự có mặt của mình tại

nước khách hàng thông qua các pháp nhân như chi nhánh, văn phòng đại diện,

công ty con. Ví dụ dịch vụ tư vấn luật, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bán lẻ - phân

phối.


d) hiện diện thể nhân: người cung cấp dịch vụ cử đại diện tới tận nước khách hàng

để cung cấp dịch vụ. Ví dụ dịch vụ chuyên gia, dịch vụ nghiên cứu thị trường.



215. GATS quy định về những vấn đề gì?

GATS là một hiệp định khá dài, bao gồm 29 điều, 8 phụ lục kèm theo danh mục cam

kết của các nước thành viên được coi là một phần của hiệp định.

GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc chính trong thương mại dịch vụ như

đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, minh bạch chính sách, ngoại lệ, v.v... và yêu

cầu các nước thành viên đưa ra cam kết mở cửa thị trường và dành đãi ngộ quốc gia

trong từng ngành dịch vụ cụ thể.

216. Cơ quan nào giám sát việc thi hành GATS?

Hội đồng Thương mại Dịch vụ được thành lập theo Điều 24 của GATS là cơ quan

giám sát việc thi hành GATS.

217. Tại sao trong thương mại dịch vụ, đãi ngộ quốc gia lại có vẻ được nhấn mạnh

hơn đãi ngộ tối huệ quốc?

Đúng như vậy. Và lý do là ở tính đặc thù của việc cung cấp dịch vụ.

Trong thương mại hàng hoá, hàng hoá được vận chuyển từ người bán đến người mua

luôn phải đi qua biên giới, do vậy nếu muốn hạn chế hàng hoá từ nước ngoài, người ta

có thể áp dụng các biện pháp tại cửa khẩu như thu thuế quan hoặc chỉ cho nhập khẩu

theo giấy phép.

Còn trong thương mại dịch vụ, như chúng ta đã biết, không phải lúc nào cũng có sự di

chuyển của dịch vụ qua biên giới, hay đúng hơn là bên cạnh sự di chuyển của dịch vụ

còn có sự di chuyển của nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới. Do đó các nước thường

tìm cách hạn chế sự cạnh tranh của dịch vụ nước ngoài bằng cách phân biệt đối xử

giữa nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Sự phân

biệt này thể hiện dưới nhiều chính sách khác nhau, ví dụ không cho người nước ngoài

đầu tư mở nhà hàng, hạn chế số lượng chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cấm luật gia

nước ngoài tư vấn về luật trong nước, v.v...

Chính vì vậy, để tăng cường trao đổi dịch vụ, người ta thường quan tâm đến việc xoá

bỏ hoặc thu hẹp khoảng cách phân biệt đối xử nói trên - đó chính là đòi hỏi áp dụng

đãi ngộ quốc gia.



Page 64

- -

64

218. Các ngoại lệ MFN trong lĩnh vực dịch vụ phải chịu những quy định gì?

GATS cho phép các thành viên được duy trì những ngoại lệ về đãi ngộ tối huệ quốc,

tức là được dành cho một số thành viên khác những ưu đãi về dịch vụ lớn hơn ưu đãi

dành cho các thành viên còn lại.

Những ngoại lệ này phải đưa ra trước khi WTO có hiệu lực và chỉ được kéo dài không

quá 10 năm. Những ngoại lệ đưa ra sau khi WTO có hiệu lực thì phải được 3/4 số

thành viên đồng ý. Những ngoại lệ kéo dài hơn 5 năm sẽ được Hội đồng Thương mại

Dịch vụ rà soát.

Danh mục ngoại lệ MFN do các thành viên đệ trình phải chỉ rõ ngoại lệ dành cho

thành viên nào, trong thời gian bao lâu và áp dụng đối với những biện pháp gì.

219. Các dịch vụ do các cơ quan chính phủ cung cấp có thuộc phạm vi điều chỉnh của

GATS hay không?

Không. Các dịch vụ do các cơ quan chính phủ cung cấp và nói chung là những dịch vụ

không mang tính thương mại, không có sự cạnh tranh đều không thuộc phạm vi điều

chỉnh của GATS.



220. WTO phân loại các ngành dịch vụ như thế nào?

WTO phân loại dịch vụ thành 12 ngành, trong mỗi ngành lại chia thành một số phân

ngành:

1. Dịch vụ kinh doanh



Các dịch vụ nghề nghiệp: các dịch vụ pháp lý, kế toán, kiểm toán, kiến trúc, bất

động sản, thiết kế, y tế, nha khoa, thú y và các dịch nghề nghiệp khác.

Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan.

Dịch vụ nghiên cứu và phát triển.

Dịch vụ bất động sản, cho thuê.

Các dịch vụ kinh doanh khác: tư vấn quản lý, quảng cáo, thử nghiệm kỹ thuật, bảo

dưỡng sửa chữa, đóng gói in ấn, tổ chức hội nghị, vệ sinh.

2. Dịch vụ liên lạc:

Dịch vụ bưu chính và chuyển phát.

Tất cả các dạng dịch vụ viễn thông cơ bản và gia tăng giá trị kể cả thông tin trực

tuyến và xử lý dữ liệu.

Dịch vụ nghe nhìn: dịch vụ phát thanh, phát hình, dịch vụ sản xuất và phân phối

băng hình, liên lạc vệ tinh.

3. Dịch vụ xây dựng và thi công.





Page 65

- -

65

4. Dịch vụ phân phối: đại lý hoa hồng, bán lẻ, bán buôn và đại lý mượn danh.



5. Dịch vụ giáo dục.

6. Dịch vụ môi trường: dịch vụ thoát nước, vệ sinh và xử lý chất thải.

7. Dịch vụ tài chính:

Bảo hiểm trực tiếp, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm hỗ

trợ khác,

Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, kể cả các dịch vụ liên quan đến

chứng khoán, cung cấp thông tin tài chính và quản lý tài sản.

8. Dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và dịch vụ xã hội.

9. Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành.

10. Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao.

11. Dịch vụ vận tải: dịch vụ vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, vận tải đường

ống, vận tải đa phương thức, các dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các phương thức vận tải.

12. Các dịch vụ khác: gồm bất kỳ các loại hình dịch vụ nào chưa được nêu ở trên.

221. Trong Hiệp định GATS có áp dụng những ngoại lệ nào?

GATS có ngoại lệ đối với một số trường hợp sau đây:

Các tổ chức kinh tế khu vực: các thành viên của các tổ chức này được phép tự do

hoá dịch vụ ở mức cao hơn mức cam kết trong WTO

Hạn chế cán cân thanh toán: các nước được phép hạn chế chuyển tiền cho các

dịch vụ đã cam kết trong trường hợp gặp khó khăn về cán cân thanh toán

Tham gia thị trường lao động: cho phép các nước dỡ bỏ mạnh mẽ hơn nữa các rào

cản đối với việc di chuyển của người lao động

Ngoại lệ chung: cho phép các nước áp dụng các biện pháp để đảm bảo đạo đức xã

hội, sức khoẻ con người và động - thực vật

Ngoại lệ vì lý do an ninh.

222. Bản cam kết dịch vụ có cấu trúc như thế nào?

Bản cam kết về dịch vụ của mỗi nước dành cho các nước thành viên WTO khác

thường có dạng như sau:

Ngành dịch

vụ

Phương thức cung cấp



Hạn chế về

mở cửa thị trường

Hạn chế về

đãi ngộ quốc gia

CÁC CAM KẾT CHUNG

1. Cung cấp qua biên giới

2. Tiêu thụ ở nước ngoài

3. Hiện diện thương mại Được phép thành





Page 66

- -

66

lập văn phòng đại



diện, liên doanh,

không được phép

lập chi nhánh. Việc

lập hợp đồng hợp

tác kinh doanh tuỳ

theo cam kết ở từng

ngành dịch vụ cụ

thể


4. Hiện diện thể nhân

CÁC CAM KẾT CỤ THỂ (theo từng ngành dịch vụ)

Dịch vụ kế

toán,


kiểm

toán


1. Cung cấp qua biên giới Không hạn chế

Không hạn chế

2. Tiêu thụ ở nước ngoài Không hạn chế

Không hạn chế

3. Hiện diện thương mại Chỉ

được phép

cung cấp dịch vụ

cho doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước

ngoài


Không hạn chế

4. Hiện diện thể nhân

Chưa cam kết

Chưa cam kết

Như ta thấy, bảng cam kết có 4 cột chính là ngành dịch vụ, phương thức cung cấp, hạn

chế về mở cửa thị trường và hạn chế về đãi ngộ quốc gia. Đôi khi, cột thứ hai được bỏ

đi và mỗi phương thức cung cấp dịch vụ được thể hiện bằng các con số (1), (2), (3),

(4) đặt ngay trong hai cột về các hạn chế.



223. Các cam kết chung là các cam kết như thế nào?

Các cam kết chung (hay còn gọi là cam kết sàn, cam kết nền) là những cam kết được

áp dụng cho tất cả hoặc hầu hết các ngành dịch vụ sẽ được liệt kê ở phần các cam kết

cụ thể. Đây cũng có thể hiểu là các cam kết tối thiểu, nghĩa là nếu ở phần các cam kết

cụ thể không nêu yêu cầu gì thêm thì ít nhất nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cũng sẽ

được hưởng đãi ngộ như đã nêu ở phần cam kết chung.

Ví dụ ở bảng trên, phần cam kết chung đối với phương thức hiện diện thương mại ghi

là: “Được phép thành lập văn phòng đại diện, liên doanh, không được phép lập chi

nhánh. Việc lập hợp đồng hợp tác kinh doanh tuỳ theo cam kết ở từng ngành dịch vụ

cụ thể”. Điều này có nghĩa là:

Ở bất kỳ ngành dịch vụ nào (trong số các ngành dịch vụ được liệt kê ở phần cam

kết cụ thể), nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cũng có thể được đặt văn phòng đại

diện hoặc lập liên doanh với một nhà cung cấp dịch vụ của nước sở tại. Tuy nhiên,

những điều kiện khác như tỷ lệ vốn trong liên doanh, vốn pháp định tối thiểu, …

không thấy được nêu ở đây, nhưng có thể sẽ được nêu ở phần cam kết cụ thể.

Không một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài nào được phép lập chi nhánh tại

nước sở tại.

Về cơ bản, hạn chế việc lập hợp đồng hợp tác kinh doanh. Muốn biết ngành dịch

vụ nào được phép lập hợp đồng hợp tác kinh doanh thì phải xem ở phần các cam

kết cụ thể.





Page 67

- -

67

224. Các cam kết cụ thể khác các cam kết chung như thế nào?

Các cam kết cụ thể là những cam kết chỉ áp dụng riêng cho từng ngành dịch vụ. Tại

mỗi ngành dịch vụ, các cam kết này cũng thể hiện qua 4 phương thức cung cấp dịch

vụ. Do đặc thù của từng ngành dịch vụ nên nội dung cam kết ở mỗi ngành có thể rất

khác nhau.

So với phần cam kết chung, các cam kết cụ thể có thể là sự chi tiết hoá của cam kết

chung, nêu lên những hạn chế hoặc điều kiện cụ thể hơn đối với từng ngành dịch vụ.

Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài muốn thành lập liên doanh trong ngành dịch

vụ khách sạn phải có tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài không quá 70%, nhưng nếu lập

liên doanh trong ngành dịch vụ đại lý lữ hành thì tỷ lệ vốn nước ngoài không được quá

40%. Một ví dụ khác, trong ngành dịch vụ quảng cáo, bên nước ngoài chỉ được lập

liên doanh với đối tác thuộc danh sách do nước chủ nhà đưa ra.



tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương