Multilateral trade assistance project


Các hiệp định liên quan đến thương mại hàng hoá có mối liên hệ với nhau như



tải về 1.18 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

18.

Các hiệp định liên quan đến thương mại hàng hoá có mối liên hệ với nhau như

thế nào?

Xét về mặt số lượng, các hiệp định này tạo thành phần lớn nội dung của WTO và đều

thuộc Phụ lục 1A của Hiệp định thành lập WTO. Có thể phân loại các hiệp định này

thành một số nhóm như sau:

GATT 1994

Hàng rào kỹ thuật: TBT, SPS

Quản lý nhập khẩu: ILP, ROO

Hải quan: PSI, ACV





Page 11

- -

11

Các biện pháp tự vệ: ADP, SCM, ASG



Chuyên ngành: AOA, ATC

Đầu tư: TRIMS

Cách phân loại như trên cũng là cơ sở để cấu trúc nên một số chương của quyển sách

này.


19.

Thế nào là hiệp định nhiều bên của WTO?

Khi WTO thành lập, mọi kết quả của Vòng đàm phán Uruguay trở thành những văn

kiện chính thức của WTO mà bất kỳ một nước thành viên WTO nào cũng phải tham

gia. Như vậy, tất cả các thành viên WTO đều tham gia vào các hiệp định của WTO.

Quy định này được gọi là chấp thuận cả gói.

Bên cạnh đó, WTO vẫn duy trì 4 hiệp định nhiều bên được đàm phán từ Vòng Tokyo.

Với các hiệp định này, các nước thành viên WTO có thể tham gia hay không tuỳ ý.

Các hiệp định này là:

Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng;

Hiệp định về mua sắm của chính phủ;

Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa;

Hiệp định quốc tế về thịt bò.

Cuối năm 1997, WTO đã nhất trí chấm dứt hai hiệp định về sản phẩm sữa và thịt bò và

đưa những nội dung của chúng vào phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định Nông

nghiệp và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ.

Ngoài ra, Hiệp định về Công nghệ Thông tin (ITA) cũng để ngỏ cho các nước thành

viên WTO tuỳ ý tham gia. Vì thế, cũng có thể coi đây là một hiệp định nhiều bên của

WTO.


20.

WTO phân loại thành viên của mình như thế nào?

Các thành viên WTO được phân thành 4 nhóm chính:

Kém phát triển: Căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại của Liên hợp quốc, hiện WTO

có khoảng 50 thành viên thuộc nhóm này

Có nền kinh tế chuyển đổi: Các nước Trung và Đông Âu trước đây có nền kinh tế

kế hoạch hoá tập trung, nay chuyển sang cơ chế thị trường.

Đang phát triển: Đây là nhóm nước đông đảo nhất trong số thành viên của WTO,

tuy nhiên không có một định nghĩa thống nhất về việc nước nào được coi là đang

phát triển mà chủ yếu là do mỗi nước tự nhận. Vì vậy, ngay cả Singapore cũng tự

nhận là thuộc nhóm này.

Phát triển: Các thành viên còn lại ngoài 3 nhóm trên, hầu hết là các nước thành

viên OECD.





Page 12

- -

12

21.



Ngoại lệ và miễn trừ giống và khác nhau như thế nào?

Ngoại lệ và miễn trừ đều là việc cho phép một thành viên WTO được không hoặc

chưa thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Khác nhau ở chỗ ngoại lệ đã được quy định

sẵn trong các hiệp định, nếu thoả mãn các điều kiện thì mọi thành viên WTO đều có

thể được miễn nghĩa vụ ấy, ví dụ các Điều 14, 20, 21 của GATT, Điều 73 của Hiệp

định TRIPS.

Trong khi đó, muốn được hưởng miễn trừ đối với một nghĩa vụ cụ thể, một thành viên

WTO phải đề đạt yêu cầu lên WTO và phải được các thành viên WTO khác, thông qua

Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại Hội đồng, chấp thuận.

hệ thống thương mại đa phương

: multilateral trade system

Vòng Uruguay

: Uruguay Round

bên ký kết

: contracting party

thành viên

: member

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương

mại

: General Agreement on Tariffs and Trade



(GATT)

Tổ chức Thương mại Quốc tế

: International Trade Organization (ITO)

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế

: International Bank of Reconstruction and

Development (IBRD)

Ngân hàng Thế giới

: World Bank (WB)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

: International Monetary Fund (IMF)

tự do hoá thương mại

: trade liberalization

Tổ chức Thương mại Thế giới

: World Trade Organization (WTO)

hiệp định nhiều bên

: plurilateral agreement

Đại Hội đồng

: General Council

Hội nghị Bộ trưởng WTO

: WTO Ministerial Conference

đồng thuận

: consensus

Ban Thư ký WTO

: WTO Secretariat

Tổng Giám đốc WTO

: WTO Director-General

chấp thuận cả gói

: single undertaking

nhất trí

: unaminity

***


2-

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA GATT

22.

Nội dung Hiệp định GATT nói lên những gì?

GATT là một hiệp định tổng hợp gồm 38 điều chứa đựng những quy định chung về

thương mại hàng hoá, trong đó có những nội dung quan trọng như sau:

Đề ra các nguyên tắc không phân biệt đối xử: tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia

(Điều 1, 3, 14);

Đàm phán, sửa đổi, rút bỏ các ưu đãi (Điều 2, 27, 28);

Các ngoại lệ (Điều 20, 21);



Page 13

- -

13

Quy định về thuế chống phá giá và thuế đối kháng (Điều 6), xác định trị giá hải



quan (Điều 7), xuất xứ (Điều 9), hạn chế định lượng (Điều 11, 13), tự vệ (Điều 12,

19), trợ cấp (Điều 16), doanh nghiệp thương mại nhà nước (Điều 17);

Ưu đãi dành cho các nước kém phát triển (Điều 36-38), được đưa vào nội dung

của GATT từ năm 1964.



23.

Xin cho biết những nguyên tắc cơ bản của GATT?

GATT có 4 nguyên tắc cơ bản:

Chỉ được phép bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, không cho phép sử

dụng các hạn chế định lượng, trừ những trường hợp đặc biệt;

Thuế quan phải giảm dần và bị ràng buộc không tăng trở lại;

Áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc;

Áp dụng đãi ngộ quốc gia.

24.

Nhiều nội dung của GATT lại được chi tiết hoá trong các hiệp định khác. Vậy

nếu có mâu thuẫn giữa các điều khoản của GATT và một hiệp định khác thì xử lý

thế nào?

Trong trường hợp này, các điều khoản của hiệp định khác sẽ được áp dụng.



25.

Tại sao GATT chủ trương tự do hóa mà vẫn cho phép bảo hộ?

Đúng vậy, GATT chủ trương về một nền thương mại tự do toàn cầu, nhưng GATT

cũng công nhận rằng do trình độ phát triển của các nước còn khác nhau và mỗi nước

cũng có những mục tiêu riêng cần theo đuổi nên GATT cho phép các nước duy trì bảo

hộ chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài. Sự bảo hộ này được phép duy trì với hai

điều kiện: ở mức độ hợp lý và phải thể hiện thông qua thuế quan.



26.

Vì sao lại chỉ bảo hộ thông qua thuế quan?

Câu trả lời là để đảm bảo tính minh bạch dễ dự đoán. Thuế quan thể hiện bằng đại

lượng rõ ràng là những con số, do đó người ta có thể dễ dàng nhận thấy mức độ bảo hộ

dành cho một mặt hàng, ngành hàng: thuế quan cao tức là mức độ bảo hộ cao vì như

vậy hàng hóa tương tự của nước ngoài khó xâm nhập thị trường; ngược lại, thuế quan

thấp tức là mức độ bảo hộ thấp.

Thông qua đàm phán và lịch trình giảm thuế quan của một nước, người ta cũng sẽ dễ

dàng hơn trong việc dự đoán tốc độ cắt giảm thuế quan, đồng nghĩa với những thay

đổi trong mức độ bảo hộ và mức độ mở cửa thị trường.

27.

Vậy có nghĩa là thuế quan tỷ lệ thuận với mức độ bảo hộ hàng hóa trong nước và

tỷ lệ nghịch với mức độ mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài?

Đúng vậy, có thể coi đây như là một định lý trong thương mại quốc tế.



28.

Tối huệ quốc là gì?



Page 14

- -

14

Tối huệ quốc có nghĩa là việc dành cho một nước những ưu đãi thương mại không

kém hơn những ưu đãi dành cho một nước thứ ba.

Tên gọi của quy chế này làm người ta liên tưởng nước được dành ưu đãi tối huệ quốc

là "nước được ưu đãi nhất". Thực tế không phải như vậy. Vẫn có những nước được

hưởng ưu đãi còn cao hơn ưu đãi tối huệ quốc. Chúng ta chỉ nên hiểu tối huệ quốc là

sự đãi ngộ thông thường dành cho hầu hết các nước không có quan hệ thù nghịch hay

đặc biệt quan trọng đối với nước chủ nhà.

Tối huệ quốc là một nguyên tắc cơ bản của GATT, thể hiện tính không phân biệt đối

xử trong thương mại. Quy định về tối huệ quốc được nêu ngay tại Điều I của GATT.

29.

Đãi ngộ quốc gia là gì?

Đãi ngộ quốc gia là việc dành cho hàng hoá nước ngoài, sau khi đã trả xong thuế hải

quan, những ưu đãi không kém thuận lợi hơn hàng hoá sản xuất trong nước cùng loại.

Quy chế này thể hiện sự đối xử công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội

địa, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các nguồn hàng hoá này.

Quy định về đãi ngộ quốc gia được nêu ở Điều III của GATT.

30.

Tối huệ quốc khác đãi ngộ quốc gia thế nào?

Cả hai quy chế trên đều giống nhau ở chỗ là mang tính không phân biệt đối xử. Tuy

nhiên, chúng khác nhau ở đối tượng hướng tới.

Tối huệ quốc hướng đến các nhà kinh doanh, hàng hoá ở ngoài nước, thể hiện sự công

bằng dành cho những đối tượng ở ngoài biên giới. Ví dụ nước A nhập máy bơm từ

nước B và nước C. Nếu cả hai nước B và C đều được hưởng đãi ngộ tối huệ quốc thì

thuế nhập khẩu đánh lên mặt hàng máy bơm từ cả hai nước này đều phải như nhau,

không có nước nào lại bị cao hơn hay được thấp hơn.

Đãi ngộ quốc gia là sự không phân biệt đối xử khi hàng hoá nhập khẩu đã qua biên

giới, ở trong nước nhập khẩu. Đó là sự công bằng giữa nhà kinh doanh, hàng hoá nhập

khẩu với nhà kinh doanh, hàng hoá trong nước. Như vậy, khi mặt hàng máy bơm đã

được nhập vào nước A hợp lệ, nộp xong các khoản thuế tại hải quan thì sẽ không phải

chịu bất kỳ khoản thuế, phí hay những ràng buộc nào khác mà mặt hàng máy bơm sản

xuất tại nước A không phải chịu.

Hai quy chế trên lúc đầu chỉ áp dụng cho hàng hoá và thương nhân, về sau này mở

rộng ra áp dụng cho cả dịch vụ, người cung cấp dịch vụ, vốn đầu tư, nhà đầu tư, v.v...



31.

Nguyên tắc tối huệ quốc yêu cầu một nước đối xử bình đẳng với mọi nước khác.

Vậy khi các nước ASEAN dành cho nhau thuế suất thấp hơn với thuế suất đánh

vào hàng hóa của các nước ngoài ASEAN thì sao? Có phải là một sự vi phạm

nguyên tắc tối huệ quốc không?

Đây không phải là một sự vi phạm, mà là một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc tối

huệ quốc.



Page 15

- -

15

Điều XXIV của GATT công nhận các nước thuộc một thỏa thuận khu vực có thể dành



cho nhau những ưu đãi lớn hơn so với ưu đãi dành cho nước thành viên WTO nằm

ngoài thỏa thuận khu vực đó. Như vậy, các nước ASEAN có thể dành cho nhau không

chỉ thuế suất thấp hơn mà còn có thể là tiêu chuẩn kỹ thuật ít ngặt nghèo hơn.

ASEAN không phải là thỏa thuận khu vực duy nhất. Đến năm 2000, WTO đã ghi nhận

có 184 thoả thuận khu vực tương tự như ASEAN, trong đó có 109 thoả thuận khu vực

còn hiệu lực, ví dụ như APEC, EU, MERCOSUR, NAFTA, SADC, SAFTA.

Cần lưu ý là ngay trong các thỏa thuận khu vực thì nguyên tắc tối huệ quốc vẫn phát

huy tác dụng. Thuế suất ưu đãi dành cho một nước trong thỏa thuận khu vực cần phải

được áp dụng đồng đều cho tất cả các nước thành viên khác trong thỏa thuận khu vực

đó.


32.

Còn GSP có phải là một ngoại lệ của nguyên tắc tối huệ quốc không?

Đây cũng là một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc tối huệ quốc. Nhưng không giống

với các thỏa thuận khu vực vốn mang tính có đi có lại, đây là những thỏa thuận ưu đãi

chỉ mang tính một chiều. Trong chương trình GSP, các nước phát triển dành cho một

số nước đang phát triển và chậm phát triển mức thuế quan ưu đãi (thậm chí bằng 0%)

mà không đòi hỏi các nước đang phát triển và chậm phát triển phải dành ưu đãi tương

tự.

Ngoài GSP còn có những chương trình khác có cùng tính chất như Công ước Lomé,



Sáng kiến Lòng chảo Ca-ri-bê.

33.

Nên hiểu "có đi có lại" nghĩa là như thế nào?

Có đi có lại, hay có lúc còn gọi là tương hỗ, có nghĩa là khi nước X nhận được một ưu

đãi từ nước Y thì nước X cũng phải dành cho nước Y một ưu đãi tương đương. Điều

này thể hiện tính bình đẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Tuy vậy, sự cân bằng giữa được và mất, cho và nhận không phải lúc nào cũng có tác

động như nhau với mỗi nước. Cùng dành cho nhau ưu đãi về một mặt hàng, nhưng

nước nào có thế mạnh nhiều hơn về mặt hàng đó tức là đã thu được lợi ích lớn hơn.

34.

Thế nào là lãnh thổ hải quan, liên minh hải quan?

Đây là những khái niệm cơ bản nói lên phạm vi áp dụng của GATT về mặt địa lý.



Lãnh thổ hải quan là một lãnh thổ được quyền duy trì biểu thuế quan và những quy

định thương mại một cách độc lập. Như vậy, mỗi nước là một lãnh thổ hải quan.

Nhưng cũng có những lãnh thổ hải quan không phải là một nước, ví dụ như Hong

Kong, Macau. Nếu như thành viên của Liên hợp quốc là các nước thì thành viên của

WTO lại là các lãnh thổ hải quan.

Liên minh hải quan bao gồm hai hay nhiều lãnh thổ hải quan, mọi hàng rào thương

mại giữa các lãnh thổ hải quan này đều được xoá bỏ và các lãnh thổ hải quan này đều

áp dụng chung thuế quan và các biện pháp quản lý khác đối với các lãnh thổ hải quan

không thuộc liên minh. EU là một liên minh hải quan.



35.

Hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch có phải chịu các quy định của GATT

không?



Page 16

- -

16

Hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch (hay còn gọi là phương thức buôn bán biên mậu)



không phải chịu các quy định của GATT. Điều này có nghĩa là hai nước có chung

đường biên có thể áp dụng những ưu đãi đặc biệt như bỏ thuế quan, giảm bớt thủ tục

hải quan cho các hàng hoá buôn bán theo phương thức này mà không sợ vi phạm

nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc.

Tuy nhiên, hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn có thể bị điều chỉnh bởi các hiệp

định khác của WTO, ví dụ như trong các vấn đề kiểm dịch động thực vật, chống phá

giá, tự vệ, v.v…

36.

Nghị trình thường trực là gì?

Nghị trình thường trực là từ để chỉ các điều khoản trong một số hiệp định, các điều

khoản này quy định về việc tiếp tục đàm phán trong tương lai để tự do hoá hơn nữa

các lĩnh vực thuộc phạm vi hiệp định, hoặc để rà soát, nâng cấp một phần hoặc toàn bộ

các hiệp định đó.

Điều 20 Hiệp định Nông nghiệp, Điều 12 Hiệp định SPS, Điều 9 Hiệp định TRIMS là

ví dụ của những điều khoản như vậy.



37.

Khi nói đến tự do hoá thương mại người ta thường hay nhắc đến bảo hộ. Vậy bảo

hộ ở đây có nghĩa là gì?

Bảo hộ ở đây có nghĩa là bảo vệ, hỗ trợ cho sản xuất trong nước thông qua thuế quan

và các biện pháp phi thuế quan. Bảo hộ hợp lý sẽ giúp cho nền sản xuất trong nước có

điều kiện vươn lên, thích nghi dần với môi trường cạnh tranh quốc tế. Nhưng nếu bảo

hộ tràn lan, không có điều kiện, không có thời hạn thì sẽ đem lại hiệu quả xấu cho nền

kinh tế vì làm suy yếu môi trường cạnh tranh, dẫn đến doanh nghiệp ỷ lại vào bảo hộ

của Nhà nước mà không chịu vận động trên thị trường bằng chính năng lực của mình.

38.

Thuế quan khác với thuế như thế nào?

Thuế quan cũng là một loại thuế, thu trên hàng hoá qua lại cửa khẩu. Đó chính là thuế

xuất/nhập khẩu.

Tại Việt Nam, hầu hết các loại thuế đều do Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) thu, nhưng

thuế quan thì do Tổng cục Hải quan thu. Như vậy, để dễ nhớ hơn, hãy hiểu thuế quan

là thuế hải quan.



39.

Tại sao thuế quan lại chiếm vị trí quan trọng trong đàm phán thương mại?

Sở dĩ như thế là vì mục tiêu của đàm phán thương mại là nhằm dỡ bỏ rào cản đối với

sự lưu thông hàng hoá giữa các nước, mà thuế quan chính là một rào cản quan trọng

nhất.


Những vòng đàm phán đầu tiên của GATT chỉ tập trung duy nhất vào chủ đề cắt giảm

thuế quan. Hiện nay, mặc dù phạm vi đàm phán trong WTO đã mở rộng ra rất nhiều,

nhưng thuế quan vẫn là một chủ đề trọng tâm trên bàn đàm phán.

40.

Vai trò của thuế quan là gì?



Page 17

- -

17

Thuế quan là một công cụ đắc lực và cần thiết của mỗi Nhà nước để thực hiện các mục



tiêu sau:

Đem lại nguồn thu cho ngân sách: với nhiều nước đang phát triển, thuế thu từ

hàng hoá xuất nhập khẩu (đặc biệt là nhập khẩu) đóng góp một tỷ lệ lớn vào số

thu thuế nói riêng và ngân sách nói chung;

Phục vụ các mục tiêu kinh tế (bảo hộ sản xuất);

Phục vụ các mục tiêu phi kinh tế: giảm bớt việc nhập khẩu các hàng hoá mà Nhà

nước không khuyến khích vì có ảnh hưởng tới đời sống, môi trường, đạo đức xã

hội, ví như các mặt hàng rượu bia, thuốc lá, ô-tô, v.v...

Làm cơ sở cho đàm phán thương mại.

41.

"Thuế hóa" là gì?

Thuế hóa, gọi chính xác là thuế quan hóa, chính là sự lượng hóa tác dụng bảo hộ của

các biện pháp phi thuế quan. Từ này dùng để chỉ việc các nước thành viên WTO được

phép nâng thuế suất thuế quan lên để bù lại việc từ bỏ bảo hộ bằng các biện pháp phi

thuế quan.

42.

Thế nào là ràng buộc thuế quan?

Sau mỗi vòng đàm phán, thuế suất mà các nước thỏa thuận với nhau được ghi vào bản



danh mục ưu đãi, hay còn gọi là danh mục thuế quan. Mỗi nước có một bản danh mục

riêng. Thuế suất ghi trong bản danh mục này được gọi là thuế suất ràng buộc, tức là

sau này nước đó sẽ không được phép tăng thuế suất cao hơn mức đã ghi trong danh

mục.


Như vậy, nếu đã đưa vào danh mục thuế quan là mặt hàng đó đã bị ràng buộc, những

mặt hàng không đưa vào danh mục thuế quan thì được tự do tăng thuế suất.



43.

Thuế suất trần là gì?

Thuế suất trần một sự nới rộng của thuế suất ràng buộc. Thông thường, sau khi đàm

phán, các nước phải áp dụng thuế suất đã đạt được tại đàm phán và không được tăng

lên quá mức này. Nhưng đối với một mặt hàng nào đó, nước đàm phán có thể đưa ra

một mức thuế cao hơn mức thuế đang áp dụng gọi là thuế suất trần. Sau này, nước đó

có thể tăng thuế quan lên đến mức thấp hơn hoặc bằng thuế suất trần mà không bị coi

là vi phạm GATT. Trong trường hợp này, thuế quan bị ràng buộc không phải ở thuế

suất đang áp dụng mà là ở thuế suất trần.

Ví dụ, sau khi đàm phán, một nước đồng ý giảm thuế quan của hai mặt hàng A và B từ

20% cùng xuống đến mức 10%, nhưng riêng với mặt hàng B, thuế suất ràng buộc là

15%. Điều này có 3 ý nghĩa:

Từ nay trở đi, thuế suất đánh vào các mặt hàng A và B nhập khẩu sẽ là 10%, giảm

một nửa so với trước.

Mặt hàng A chỉ có thể giữ nguyên hoặc tiếp tục giảm thuế suất mà không được

tăng trở lại quá 10%.





Page 18

- -

18

Với mặt hàng B, thuế suất có thể giữ nguyên, tiếp tục giảm hoặc tăng trở lại quá



10%, nhưng không quá 15%.

Như vậy, thuế suất trần có tác dụng như một sợi dây bảo hiểm cho quá trình giảm thuế

quan.

44.

Vậy là sau khi ràng buộc thuế quan, không còn cách nào để tăng thuế suất quá

mức ràng buộc nữa?

Vẫn có cách. Nếu một nước thực sự muốn tăng mức độ bảo hộ đối với một mặt hàng

nào đó đã "trót" cam kết ràng buộc ở mức thuế suất thấp, nước đó cần phải đàm phán

với các nước cung cấp chủ yếu mặt hàng đó để được phép tăng thuế suất cao hơn thuế

suất ràng buộc (hoặc cao hơn thuế suất trần nếu mặt hàng đó có chỉ định thuế suất

trần). Thông thường, nước đó phải đánh đổi bằng cách chịu nhượng bộ ở một mặt

hàng khác.

Còn trong trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến đe doạ đến

sản xuất trong nước thì một nước có thể tăng thuế quan quá mức ràng buộc, nhưng chỉ

sau một quá trình điều tra khách quan và đủ căn cứ.



45.

Ngay sau khi kết thúc đàm phán, các nước phải giảm thuế quan xuống ngay mức

như đã thoả thuận trong vòng đàm phán?

Thực tế không phải như vậy, mà việc giảm thuế quan thường diễn ra từ từ qua một số

năm để các ngành sản xuất trong nước có thể thích nghi dần với việc giảm bảo hộ qua

thuế quan.

Các mặt hàng công nghiệp thường được giảm thuế quan trong thời gian 5 năm với

mức giảm bằng nhau cho mỗi năm. Như vậy, nếu trước khi đàm phán một mặt hàng có

thuế suất 40%, sau đàm phán thuế suất hạ xuống 15%, còn 25% thì mỗi năm thuế suất

sẽ giảm đi 3%.

Các mặt hàng nông sản thường được giảm thuế quan trong 6 năm.

46.

Danh mục thuế quan là gì?

Đó là tập hợp tất cả các cam kết thuế quan và những ưu đãi khác của một nước thành

viên WTO sau các vòng đàm phán thương mại. Theo Điều II của GATT, danh mục

thuế quan là những cam kết ràng buộc có tính pháp lý.

Trước Vòng Uruguay, danh mục thuế quan bao gồm mã số, mô tả hàng hoá, thuế suất

ràng buộc, ngày đạt được thoả thuận ưu đãi và quyền đàm phán ban đầu.

Các danh mục thuế quan của Vòng Uruguay chia làm hai phần: nông nghiệp và phi

nông nghiệp. Cả hai phần đều nêu thuế suất cơ sở và thuế suất ràng buộc, quyền đàm

phán ban đầu, các loại thuế và phí khác. Ngoài ra, trong phần nông nghiệp còn nêu

thời gian thực hiện và biện pháp tự vệ đặc biệt.




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương