Multilateral trade assistance project


Hiệp định ACV yêu cầu xác định trị giá hàng hóa để tính thuế theo phương pháp



tải về 1.18 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

106. Hiệp định ACV yêu cầu xác định trị giá hàng hóa để tính thuế theo phương pháp

nào?

Nội dung cơ bản của ACV là yêu cầu cơ quan hải quan xác định trị giá hàng hóa bị

đánh thuế trên cơ sở giá ghi tại hợp đồng, hóa đơn (gọi là trị giá giao dịch).

107. Các chi phí khác như đóng gói, bốc xếp, lệ phí, ... có bị coi là cơ sở để tính thuế

không?

Trị giá giao dịch không phải chỉ bao gồm giá ghi trên hợp đồng mà còn có thể bao

gồm một số chi phí khác: tiền hoa hồng, môi giới, tiền đóng gói, lệ phí giấy phép,

cước phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF).

ACV không cho phép tính các loại chi phí sau vào trị giá giao dịch: cước vận tải nội

địa sau khi nhập khẩu, chi phí lắp ráp, duy tu, bảo hành sau khi nhập khẩu, các loại

thuế trả sau khi nhập khẩu.

108. Nếu thương nhân cố tình khai giá hàng hóa thấp xuống để giảm số thuế phải nộp

thì sao?

Đây chính là khó khăn lớn nhất khi áp dụng ACV: vấn đề gian lận thương mại. ACV

cho phép cơ quan hải quan từ chối chấp nhận giá hàng hóa do thương nhân khai khi có

lý do để nghi ngờ tính trung thực và đúng đắn của các chi tiết hoặc chứng từ do

thương nhân xuất trình trong một số trường hợp sau đây:

Khi việc mua bán không thực sự diễn ra

Khi giá hàng hoá bị hạ thấp do mối quan hệ giữa người mua và người bán



Page 36

- -

36

Khi hợp đồng mua bán đặt ra một số điều kiện hạn chế việc sử dụng hàng hoá



109. Nếu thương nhân không đồng ý với những lý do mà cơ quan hải quan đưa ra để

bác bỏ trị giá giao dịch của họ thì sao?

Thì thương nhân có quyền giải thích, chứng minh về tính trung thực, chính xác của trị

giá giao dịch do mình khai báo.

Nếu cơ quan hải quan vẫn chưa bằng lòng với việc giải thích, chứng minh thì thương

nhân có quyền yêu cầu cơ quan hải quan cho biết lý do bằng văn bản để thương nhân

có thể khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc đến trọng tài, thanh tra.



110. Điều gì xảy ra nếu hải quan bác bỏ trị giá giao dịch do thương nhân khai và

thương nhân không muốn giải thích, chứng minh? Liệu hải quan có sử dụng

bảng giá tối thiểu để tính thuế hay không?

Trong trường hợp như trên, ACV đưa ra 5 phương pháp mang tính trung lập, khách

quan để xác định trị giá giao dịch. Các phương pháp này xếp theo thứ tự ưu tiên và chỉ

khi nào không thể áp dụng phương pháp ưu tiên cao hơn thì mới sử dụng đến phương

pháp tiếp theo.

Bảng giá tối thiểu để tính thuế sẽ không được áp dụng nữa.



111. Xin cho biết cụ thể hơn về 5 phương pháp nói trên.

Năm phương pháp đó, xếp theo thứ tự ưu tiên, là:

1. Xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt.

2. Xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự

3. Khấu trừ: Trị giá giao dịch xác định bằng cách lấy giá bán của hàng hoá giống hệt

hoặc tương tự trên thị trường nước nhập khẩu trừ đi các yếu tố như thuế, chi phí

vận chuyển, bảo hiểm, lãi.

4. Cộng dồn: Trị giá giao dịch xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất hàng hoá

với một khoản chi phí và lãi ở mức phổ biến đối với loại hàng hoá đó.

5. Suy luận: Là sự áp dụng của bốn phương pháp trên một cách linh hoạt, tức là chỉ

ước lượng ở mức tương đối.

***


KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI XẾP HÀNG

112. Kiểm định trước khi xếp hàng là gì?

Kiểm định là việc kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp về mặt số lượng, chất lượng, giá

cả giữa hàng hóa trên thực tế với các điều khoản nêu trong hợp đồng. Hoạt động này

do một đơn vị độc lập với người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập

khẩu) tiến hành.

Tại Việt Nam, chúng ta đã làm quen với lĩnh vực này qua hoạt động của Vinacontrol,

Quacert hay SGS (một công ty Thuỵ Sĩ).



Page 37

- -

37

Kiểm định trước khi xếp hàng (gọi tắt là PSI) là việc kiểm định diễn ra trước khi giao

hàng xuống tàu, tức là thực hiện tại nước xuất khẩu.

113. Mục đích của kiểm định trước khi xếp hàng là gì?

Đây thường là yêu cầu của người mua nhằm đảm bảo hàng hóa mình định mua là đúng

quy cách, phẩm chất, đủ số lượng. Dịch vụ này thường được sử dụng bởi doanh

nghiệp ở các nước đang phát triển, những người thường không có đủ điều kiện để tìm

hiểu tường tận về nguồn hàng và đối tác.

Nhưng không chỉ có doanh nghiệp, mà chính phủ một số nước đang phát triển cũng sử

dụng dịch vụ kiểm định trước khi xếp hàng nhằm chống thất thoát vốn ra nước ngoài,

chống thất thu thuế quan hoặc ngăn ngừa nhập khẩu vào nước mình những sản phẩm

độc hại.

114. Tại sao lại có thể dùng dịch vụ PSI để chống thất thoát vốn hoặc thất thu thuế

quan?

Tại những nước có chế độ hạn chế nhập khẩu hoặc kiểm soát ngoại hối chặt chẽ,

thương nhân thường có xu hướng khai giá trên hóa đơn cao hơn giá thật. Họ lợi dụng

danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa, nhưng kỳ thực là chuyển tiền (đặc biệt là ngoại tệ

mạnh) ra nước ngoài để dùng cho mục đích khác. Với doanh nghiệp liên doanh hoặc

chi nhánh công ty nước ngoài thì đó cũng là một cách để chuyển tiền lãi về nước. Do

đó, chính phủ nước nhập khẩu sử dụng dịch vụ PSI để kiểm tra giá tại nước xuất khẩu

nhằm loại trừ việc thông đồng khai giá hàng hóa trên hóa đơn cao hơn giá thật.

Trong một trường hợp khác, người mua có thể yêu cầu người bán ghi giá trên hợp

đồng, hóa đơn thấp hơn giá thật để căn cứ vào đó hải quan sẽ thu thuế nhập khẩu của

họ ít hơn. Hoặc người mua yêu cầu người bán mô tả sai tên hàng hóa để chuyển sang

một dòng thuế có thuế suất thấp hơn. Những điều này làm ảnh hưởng tới thu ngân

sách của nước nhập khẩu, do đó chính phủ nước nhập khẩu sử dụng dịch vụ PSI để

đảm bảo giá không bị khai thấp xuống và hàng hóa không bị áp sai mã thuế.



115. Cơ sở nào để WTO đưa vấn đề kiểm định trước khi xếp hàng vào phạm vi điều

chỉnh của mình?

Có thể quan sát thấy rằng các nước sử dụng dịch vụ PSI đều là các nước đang phát

triển và hầu hết trong số này đều gắn việc cho phép nhập khẩu với điều kiện phải kiểm

định hàng hóa trước khi giao xuống tàu. Trong khi đó, những người xuất khẩu lại

không tỏ ra thích thú với dịch vụ này. Thật dễ hiểu vì nếu kết quả kiểm định bình

thường, phù hợp với hợp đồng thì không sao, nhưng nếu đơn vị kiểm định cho rằng có

sự khác biệt giữa hợp đồng và hàng hóa thực tế, thường gặp nhất là khác biệt về giá

cả, khiến họ phải tranh luận, chứng minh, làm hàng hóa giao chậm lại thì thiệt hại sẽ

rơi vào người xuất khẩu.

Vì vậy, Hiệp định về Kiểm định trước khi xếp hàng (Hiệp định PSI) của WTO ra đời

nhằm điều hòa lợi ích của người xuất khẩu và yêu cầu của nước nhập khẩu.



Page 38

- -

38

116. Phạm vi áp dụng của Hiệp định PSI như thế nào?

Hiệp định PSI chỉ áp dụng cho hoạt động kiểm định trước khi xếp hàng do chính phủ

nước nhập khẩu thuê hoặc bắt buộc phải thực hiện.

Như vậy, Hiệp định này không áp dụng trong trường hợp kiểm định trước khi xếp

hàng do doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu.



117. Nội dung Hiệp định PSI đề cập đến vấn đề gì?

Hiệp định PSI đề ra các quy tắc cho nước xuất khẩu và nước nhập khẩu có sử dụng

dịch vụ PSI để đảm bảo hoạt động này không gây trở ngại đến thương mại.

118. Có thể kiểm định ở ngay nước sản xuất ra hàng hóa thay vì kiểm định ở nước

xuất khẩu không?

Có thể, chỉ khi nào việc kiểm định không thể tiến hành ở nước xuất khẩu vì lý do xác

đáng.

119. Tiêu chuẩn để kiểm định về mặt chất lượng là tiêu chuẩn nào?

Chính là tiêu chuẩn do người bán và người mua đã thỏa thuận áp dụng. Nếu không có

điều khoản về tiêu chuẩn này thì sẽ áp dụng tiêu chuẩn quốc tế.

120. Có lẽ kiểm định giá là vấn đề phức tạp nhất. Hiệp định PSI quy định về vấn đề

này như thế nào?

Hiệp định PSI cho phép đơn vị kiểm định so sánh giá trên hợp đồng với giá của hàng

hóa giống hệt hoặc tương tự được chào bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu

hoặc sang một nước khác.

Nếu việc so sánh cho thấy có sự khác biệt về giá, Hiệp định cho phép tính đến những

yếu tố ngoài giá một cách hợp lý. Ví dụ giá bán của cùng một hàng vào nhiều thị

trường là khác nhau, tuỳ theo nhu cầu và mức sống tại mỗi thị trường: giá bán của một

đôi giày thể thao Nike sang châu Âu có thể chênh lệch khá nhiều với giá bán cùng loại

giày đó sang châu Á.

Nếu so sánh với giá tại một nước thứ ba thì đơn vị kiểm định cũng phải tính đến

những yếu tố tác động đến giá mua của người nhập khẩu ở những nước khác nhau.

Ngoài ra, còn có những yếu tố khác làm cho giá có thể biến động cũng cần được tính

đến: quy mô đặt hàng (nhiều hay ít), thời gian giao hàng (nhanh hay chậm); điều kiện

thanh toán (trả ngay hay trả chậm); tốc độ trượt giá tại thời điểm giao dịch; đặc điểm

khí hậu thời tiết tại thời điểm giao hàng; yêu cầu đặc biệt về thiết kế, trình bày, đóng

gói; chi phí môi giới (ít hay nhiều); quan hệ bạn hàng giữa người bán và người mua

(giảm giá cho khách hàng thân tín, lâu năm) hoặc các điều kiện khác không thể hiện

thành tiền (thời gian bảo hành dài hay ngắn), v.v...



121. Có thể so sánh với giá của cùng loại hàng hóa đó nhưng được sản xuất ở nước

nhập khẩu hay không?

Không.




Page 39

- -

39

122. Các quy định khác của Hiệp định PSI là gì?

Hiệp định PSI cũng quy định áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trong

hoạt động kiểm định trước khi xếp hàng. Các luật lệ của nước yêu cầu kiểm định cũng

như thủ tục, tiêu chí kiểm định phải được công bố rõ ràng. Đồng thời, thông tin liên

quan đến quá trình kiểm định cũng phải được giữ kín để đảm bảo quyền lợi của người

xuất khẩu và người nhập khẩu.

Quá trình kiểm định cần phải tránh mọi sự chậm trễ, trì hoãn không cần thiết.



123. Hải quan có thể sử dụng giá do đơn vị kiểm định đưa ra để làm căn cứ xác định

trị giá tính thuế không?

Trong khi Hiệp định PSI cho phép đơn vị kiểm định sử dụng giá xuất khẩu sang các

nước thứ ba để so sánh thì Hiệp định ACV lại không cho phép hải quan tham khảo giá

xuất khẩu sang thị trường khác để xác định giá trị tính thuế. Do vậy, hải quan khó có

thể sử dụng kết quả của đơn vị kiểm định vì không thể rõ kết quả này có liên quan đến

giá xuất khẩu sang các nước thứ ba hay không.

Nhưng vì một trong những lý do chính phủ nước nhập khẩu sử dụng hoặc yêu cầu sử

dụng dịch vụ PSI là để hỗ trợ hải quan phát hiện gian lận thương mại thông qua việc

khai giá quá cao hoặc quá thấp nên hải quan được phép dùng kết quả kiểm định để

tham khảo hoặc tính toán thử. Hải quan không được xác định trị giá tính thuế chỉ dựa

trên kết quả kiểm định.

124. Đối với những hợp đồng có trị giá nhỏ thì có bắt buộc phải kiểm định trước khi

xếp hàng không?

Thông thường là không. Nhưng trị giá đến mức nào được coi là nhỏ thì do từng nước

quy định.

125. Tại sao hầu hết các hiệp định của WTO đều có một uỷ ban giám sát thi hành mà

Hiệp định PSI lại chỉ có một nhóm công tác?

Việc chính phủ các nước nhập khẩu phải dựa vào dịch vụ PSI để giúp hải quan đấu

tranh chống gian lận thương mại qua giá cho thấy sự hạn chế năng lực của hải quan

các nước này. Về lâu dài, WTO khuyến khích các nước đang sử dụng dịch vụ PSI

nâng cao năng lực hải quan của mình để có thể tự kiểm tra tính xác thực của giá hàng

hóa nhập khẩu do thương nhân khai báo mà không cần dựa vào dịch vụ PSI (tất nhiên

khi đó doanh nghiệp nhập khẩu vẫn được phép sử dụng dịch vụ PSI nếu tự họ thấy cần

thiết phải làm như vậy).

Mặt khác, số lượng nước bắt buộc sử dụng dịch vụ PSI cũng không nhiều, chỉ có 37

nước, do đó đây không phải là vấn đề thường trực trong thương mại quốc tế. Nhóm

công tác về PSI được lập ra chỉ để giúp Đại Hội đồng WTO định kỳ rà soát Hiệp định.

Sau này, vấn đề PSI sẽ được đưa vào phạm vi quản lý của Uỷ ban về Trị giá Hải quan.





Page 40

- -

40

hàng hoá giống hệt



: identical goods

hàng hoá tương tự

: similar goods

Hiệp định Trị giá Hải quan

: Agreement on Customs Valuation

kiểm định trước khi xếp hàng

: pre-shipment inspection (PSI)

thuế gộp

: compound duty

thuế theo trị giá

: ad valorem duty

thuế tuyệt đối

: specific duty

Tổ chức Hải quan Thế giới

: World Customs Organization (WCO)

trị giá giao dịch

: transaction value

xác định trị giá hải quan

: customs valuation

***


10.

TRỢ CẤP VÀ PHÁ GIÁ

126. Có phải Hiệp định về trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng là hiệp định duy nhất

trong WTO đề cập đến trợ cấp?

Không phải. Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng (Hiệp định SCM) chỉ

áp dụng đối với trợ cấp công nghiệp. Còn trợ cấp nông nghiệp thuộc phạm vi điều

chỉnh của Hiệp định Nông nghiệp.

Quy định khái quát về trợ cấp được nêu tại Điều XVI của Hiệp định GATT 1994.

127. Thế nào được coi là trợ cấp?

Trợ cấp là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện

thông thường doanh nghiệp không thể có. Những lợi ích đó có thể phát sinh từ việc

chính phủ trực tiếp cung cấp tiền (cho không, cho vay với điều kiện ưu đãi, cấp thêm

vốn), chính phủ bảo lãnh trả các khoản vay, chính phủ hoãn các khoản thuế phải thu,

chính phủ cung cấp hoặc mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả thuận lợi cho doanh

nghiệp, v.v...

128. Phá giá và trợ cấp khác nhau như thế nào?

Phá giá là hành động của bản thân doanh nghiệp. Việc bán sản phẩm hàng hoá dưới

giá thành chỉ có thể thực hiện dựa trên tiềm lực tài chính của chính doanh nghiệp đó.

Nếu không, họ sẽ bị phá sản.

Trợ cấp là hành động của chính phủ. Hành động này cũng có thể dẫn đến một kết quả

giống với phá giá - đó là việc doanh nghiệp bán sản phẩm ra với giá thấp. Nhưng

doanh nghiệp chỉ có thể làm việc này khi có trợ cấp từ chính phủ.

Cả hai biện pháp này đều là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

129. Với việc thi hành Hiệp định SCM, các nước thành viên WTO sẽ không còn trợ

cấp nữa?

Không phải thế. Hiệp định SCM không bắt buộc các nước phải bỏ tất cả các khoản trợ

cấp mà chỉ cấm hoặc hạn chế những loại trợ cấp gây tác động tiêu cực đến thương mại

của nước khác.





Page 41

- -

41

130. WTO phân loại trợ cấp như thế nào?

Theo Hiệp định SCM, trợ cấp được phân làm 3 loại:

Trợ cấp bị cấm sử dụng (trợ cấp đỏ)

Trợ cấp được phép sử dụng, nhưng có thể bị kiện (trợ cấp vàng)

Trợ cấp được phép tự do sử dụng (trợ cấp xanh)

131. Tại sao lại gọi là trợ cấp đỏ, vàng, xanh?

Đây là một cách hình tượng hóa cho dễ nhớ. Nếu liên hệ với các màu của đèn tín hiệu

giao thông (đèn đỏ - cấm đi, đèn vàng - chuẩn bị đi hoặc chuẩn bị dừng, đèn xanh -

được đi) thì bạn sẽ dễ nhớ loại trợ cấp nào là loại bị cấm và loại trợ cấp nào được phép

sử dụng)

132. Trợ cấp loại nào bị coi là trợ cấp đỏ?

Các hình thức trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp để sử dụng hàng trong nước thay cho hàng

nhập khẩu đều bị xếp vào trợ cấp đỏ, tức là bị cấm sử dụng.

Ngoài việc chính phủ trực tiếp cấp tiền cho doanh nghiệp để giúp xuất khẩu, những

hoạt động sau cũng thuộc phạm vi trợ cấp xuất khẩu:

Cung cấp nguyên liệu đã được hưởng trợ cấp để sản xuất hàng xuất khẩu;

Miễn thuế trực thu (ví dụ thuế lợi tức có được do xuất khẩu);

Hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất ra hàng xuất khẩu quá mức đã

sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu;

Hoàn thuế quá mức đáng được khấu trừ đối với hàng xuất khẩu;

Cho vay tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn chi phí.

133. Việc miễn thuế gián thu đối với hàng xuất khẩu có bị coi là hành động trợ cấp

cho xuất khẩu hay không?

Việc miễn hoặc hoàn trả các loại thuế gián thu (thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt,

thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế môn bài, …) đối với hàng xuất khẩu không

bị coi là trợ cấp. Đối với trường hợp hoàn thuế, giá trị thuế được hoàn không được

vượt quá giá trị thuế gián thu mà hàng hoá đó phải chịu khi tiêu thụ ở trong nước.

134. Việc cấm sử dụng trợ cấp đỏ có hiệu lực với tất cả các nước?

Trước đây, chỉ có các nước phát triển bị cấm sử dụng trợ cấp xuất khẩu. Từ khi WTO

đi vào hoạt động (tháng 1/1995), quy định này cũng áp dụng cho cả các nước đang

phát triển, trừ các nước có tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người dưới 1000US$).

Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng có một thời gian quá độ 8 năm (tức là đến

tháng 1/2003) trước khi phải tuân thủ hoàn toàn nghĩa vụ này. Trong thời gian quá độ,

mức trợ cấp xuất khẩu không được tăng thêm.



Page 42

- -

42

135. Trợ cấp vàng bao gồm những loại trợ cấp như thế nào?

Trợ cấp vàng là những trợ cấp mang tính đặc trưng, không phổ biến. Đối tượng nhận

những trợ cấp này chỉ giới hạn trong một hoặc một số doanh nghiệp, một hoặc một số

ngành sản xuất hoặc một khu vực địa lý nhất định.

136. Tại sao trợ cấp vàng đã được phép sử dụng mà lại có thể bị kiện?

Trợ cấp vàng được phép sử dụng, nếu như chúng chỉ dừng ở mức không gây tác động

tiêu cực đến quyền lợi của các nước khác.

Nếu gây tác động tiêu cực đến quyền lợi của các nước khác thì nước sử dụng trợ cấp

vàng có thể bị các nước liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục như đánh thuế bổ

sung đối với số hàng nhập khẩu được trợ cấp (gọi là thuế đối kháng) hoặc kiện ra Cơ

quan Giải quyết Tranh chấp của WTO.

137. Nên hiểu như thế nào là "tác động tiêu cực"?

Tác động tiêu cực được coi là xuất hiện khi:

Hàng nhập khẩu được trợ cấp gây tổn hại cho sản xuất trong nước của nước nhập

khẩu: sản lượng hàng sản xuất trong nước bị giảm đáng kể, số người thất nghiệp

trong ngành này tăng.

Làm mất giá trị các ưu đãi thuế quan đã đạt được. Trong đàm phán thương mại,

nước xuất khẩu và nước nhập khẩu đã đạt sự cân bằng nhất định về thuế quan, nay

do hàng hóa được trợ cấp tràn vào nên sự cân bằng không còn nữa.

Có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của các nước khác: khi tổng

trị giá trợ cấp vượt quá 5% giá hàng; bù lỗ; xóa nợ, v.v...



138. Còn trợ cấp loại nào được xếp vào trợ cấp xanh?

Đó là những trợ cấp mang tính phổ cập, không phân biệt giữa các ngành hay các

doanh nghiệp, và dựa trên những tiêu chí kinh tế khách quan.

Những dạng trợ cấp sau dù không mang tính phổ cập, nhưng cũng được coi là trợ cấp

xanh: trợ cấp cho công tác nghiên cứu của doanh nghiệp, trợ cấp để hỗ trợ đáp ứng các

tiêu chuẩn môi trường, trợ cấp để phát triển sản xuất ở những vùng lạc hậu. Những

dạng trợ cấp này có một số điều kiện kèm theo.

Theo truyền thống, trợ cấp cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được xếp vào

trợ cấp xanh.

139. Thuế đối kháng và thuế chống phá giá có được áp dụng vô thời hạn hay không?

Không. Thời gian tối đa áp dụng thuế đối kháng và thuế chống phá giá là 5 năm, trừ

trường hợp có cơ sở xác đáng cho thấy nếu chấm dứt đánh thuế thì trợ cấp hoặc phá

giá vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho sản xuất trong nước hoặc có khả năng xuất hiện trở

lại. Quy định 5 năm này được gọi là điều khoản hoàng hôn.



Page 43

- -

43

Nếu xét thấy thích hợp thì một nước có thể chấm dứt đánh thuế đối kháng, thuế chống



phá giá sau khi đã tự mình rà soát hoặc rà soát theo ý kiến của các bên liên quan.

140. Nước nhập khẩu có được tự do áp dụng thuế đối kháng khi có dấu hiệu hàng

nhập khẩu được trợ cấp hay không?

Không. Mà khi thấy có dấu hiệu trợ cấp, nước nhập khẩu phải tiến hành điều tra theo

quy trình nêu trong Hiệp định SCM, và khi cơ quan điều tra đưa ra kết luận khoa học,

khách quan về sự tồn tại của trợ cấp thì nước nhập khẩu mới được áp dụng thuế đối

kháng.

141. Cơ quan điều tra có phải là một tổ chức quốc tế?

Không. Đó là một cơ quan của nước nhập khẩu do chính phủ nước này lập ra hoặc chỉ

định.

142. Thuế suất thuế đối kháng là bao nhiêu?

Không có thuế suất cố định cho thuế đối kháng mà thuế suất này tuỳ thuộc vào mức độ

tổn hại đối với sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.

143. Thế nào là điều khoản tối thiểu?

Điều khoản tối thiểu quy định nếu giá trị trợ cấp nhỏ hơn 1% giá trị hàng hóa được trợ

cấp hoặc lượng hàng hóa được trợ cấp không đáng kể thì chấm dứt điều tra hoặc bác

đơn khiếu nại.

144. Trong trường hợp đánh thuế chống phá giá thì có cần tiến hành điều tra hay

không?

Có. Cũng tương tự như khi áp dụng thuế đối kháng, để có thể áp dụng thuế chống phá

giá thì trước hết phải có đơn khiếu nại về tình trạng hàng nhập khẩu phá giá, trên cơ sở

đó chính phủ nước nhập khẩu mới được tiến hành điều tra.

Kết quả điều tra phải cho thấy rõ:

Số lượng nhập khẩu mặt hàng bị coi là phá giá (hoặc có trợ cấp) tăng lên đáng kể,

xét về trị tuyệt đối hoặc tương đối.

Giá của mặt hàng nhập khẩu thấp hơn mặt hàng tương tự sản xuất trong nước, kéo

giá xuống hoặc làm cho giá mặt hàng tương tự không thể tăng lên.

Và do đó gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến ngành sản xuất tương ứng của

nước nhập khẩu.



tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương