Môn kinh tế VẬn tảI



tải về 0.67 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2024
Kích0.67 Mb.
#56818
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
dpgtdt-ch4
3.2.1 Chỉ tiêu sản lượng:
a. Lượng hành khách vận chuyển:
- Khái niệm: Lượng hành khách vận chuyển là lượng hành khách thực tế lên tàu từ bến này và xuống tàu ở bến kia do một đơn vị vận tải vận chuyển được trong một khoảng thời gian nào đó.
- Cách tính: ∑Y= Y1 + Y2 + …+ Yn (HK)
Trong đó: Y1, Y2 , …,Yn là lượng hành khách lên tàu ở từng bến khác nhau.
b. Lượng hành khách luân chuyển:
- Khái niệm: Lượng hành khách luân chuyển là số hành khách vận chuyển được theo quãng đường mà hành khách đó đã đi (HK.km), do một đơn vị vận tải đảm nhận vận chuyển trong một khoảng thời gian nhất định theo một tuyến đường nào đó.
- Cách tính:
Nếu gọi tổng lượng hành khách luân chuyển được là ∑YL = Y1L1 + Y2L2 +…+ YnLn (HK.km)
Trong đó: L1, L2,…,Ln là quãng đường đi của các nhóm hành khách Y1, Y2,…,Yn
3.2.2 Chỉ tiêu sử dụng phương tiện:
a. Sức tải khởi hành của tàu khách (PK)
- Khái niệm: Sức tải khởi hành của taug khách là tỷ số giữa số khách thức tế xuống tàu so với chỗ ngồi quy định của tàu khách mà cơ quan đăng kiểm cho phép.
- Cách tính:
PK = (khách/chỗ ngồi)
Trong đó: Y: số khách thực tế xuống tàu tại bến khởi hành
Mdk: số chỗ ngồi của tàu khách do cơ quan đăng kiểm cho phép
b. Hệ số luân lưu hành khách
Nói lên việc sử dụng dung tích chứa khách hay số khách tính trung bình trên một chỗ ngồi trong một thời gian nhất định.
(khách/chỗ ngồi)
Trong đó:
δK: hệ số luân lưu hành khách (khách/ chỗ ngồi)
∑Y: tổng số khách xuống tàu tại các bến trong thời gian nhất định (khách)
Mdk: số chỗ ngồi quy định của tàu khách đó (do cơ quan đăng kiểm cho phép)
Trong công tác vận tải đường thủy nội địa, muốn đánh giá công tác vận tải một cách sâu sắc, toàn diện, đồng thời đảm bảo cả việc xây dựng kế hoạch chạy tàu và số tàu phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của ngành theo từng thời kỳ, ta phải xác định khối lượng vận chuyển của từng mùa để có kế hoạch phục vụ, cho nên phải tính đến sự chênh lệch về khối lượng vận chuyển của từng mùa đó.

Chương 4


NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT PHƯƠNG TIỆN

Trong mỗi ngành sản xuất, sản phẩm làm ra phải được biểu thị trong một thời gian nhất định. Do đó, ngành nào cũng lấy đơn vị thời gian để đánh giá khả năng lao động của mình, của máy… với số sản phẩm làm ra trong thời gian đó. Ngành vận tải thủy nội địa cũng như các ngành sản xuất khác, đã biểu thị kết quả lao động sản xuất qua năng suất của con người, của đầu máy và của phương tiện chở hàng.


4.1. Khái niệm


Năng suất lao động của thuyền viên, của đầu máy và của phương tiện là số sản phẩm làm ra của một thủy thủ, một mã lực tàu hay của một tấn phương tiện trong một đơn vị thời gian (thường là một ngày vận doanh).

4.2. Cách tính


4.2.1. Cách tính năng suất lao động
a. Các công thức tính

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương