Môn kinh tế VẬn tảI



tải về 0.67 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2024
Kích0.67 Mb.
#56818
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
dpgtdt-ch4
Ví dụ:
(1) (2)

(3)
Theo sơ đồ tuyến đường với các bến ABC có chuyến đi vòng tròn bao gồm:
2 chuyến đi có hàng là chuyến (1) và (3).
1 chuyến đi không hàng là chuyến (2).

Chương 3


CÁC CHỈ TIÊU VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ HÀNH KHÁCH

Trong công tác vận chuyển hàng hóa và hành khách của ngành vận tải đường thủy nội địa người ta dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng công tác về mọi mặt, như sử dụng đầu máy, sà lan và tình hình luồng hàng từng tuyến đường. Ở phần này ta chỉ đi vào một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản.


3.1. Chỉ tiêu vận chuyển hàng hóa


3.1.1. Chỉ tiêu lượng vận chuyển hàng hóa (chỉ tiêu tấn hàng)
Lượng vận chuyển hàng hóa là số lượng hàng thực tế vận chuyển được tính bằng tấn, do một đơn vị vận tải vận chuyển được trong thời gian nào đó.
Chỉ tiêu này ký hiệu là ∑Q và xác định theo biểu thức sau:
ΣQ = q1 + q2 + q3+ … + qn (tấn) (3-1)
Trong đó:
∑Q: Tổng số tấn hàng thực tế của đoàn tàu nhiều sà lan hay của một tàu tự hành chở nhiều chuyến.
q1, q2…qn: Là số tấn hàng thực tế của từng sà lan trong một chuyến. Nếu là tàu tự hành thì đó là số tấn hàng chở được trong nhiều chuyến khác nhau hay của nhiều mặt hàng khác nhau, hoặc số hàng xếp lên phương tiện tại các bến khác nhau trong một chuyến v.v…
q = n.m (tấn) (Với n là số sà lan; m là trọng lượng hàng trên một sà lan).
Ví dụ:
Một tàu đẩy chạy chuyến Cửa Ông về Hải Phòng. Khi ở Cửa Ông đi đẩy 4 sà lan loại 200 (tấn) chở đầy than, khi về Hòn Gai đẩy thêm 2 sà lan loại 200 (tấn) chở đầy than cục và đẩy tất cả về Hải Phòng. Biết Cửa Ông, Hải Phòng 96 km, Hòn Gai – Hải Phòng là 60 km.
Vậy ta có q1 là số than xếp ở Cửa Ông, vậy: q2 = 4 x 200 = 800 (tấn)
Số than lấy thêm ở Hòn Gai là: q2 = 2 x 200 = 400 (tấn).
Vậy
∑Q = q1 + q2
∑Q = 800 + 400 = 1.200 (tấn)

3.1.2. Chỉ tiêu lượng luân chuyển hàng hóa (chỉ tiêu tấn kilômét )


Lượng luân chuyển hàng hóa là số hàng luân chuyển được tính bằng tấn kilômét (t.km) do một đơn vị vận tải làm ra trong khoảng thời gian nhất định trên quãng đường nào đó.
Chỉ tiêu tấn kilômét được ký hiệu là ∑Q L và xác định theo biểu thức sau:
∑Q L = q1l1 + q2l2 + q3l3 + … + qnln (tấn.km ) (3-2)
Trong đó:
∑QL: Tổng số sản phẩm t.km luân chuyển được của một chuyến hay nhiều chuyến, của một đội tàu vận tải với nhiều sà lan ứng với nhiều loại hàng.
q1, q2 … qn: Là số tấn hàng thực tế của từng sà lan trong một chuyến. Nếu là tàu tự hành thì đó là số tấn hàng chở được trong nhiều chuyến khác nhau hay của nhiều mặt hàng khác nhau, hoặc số hàng xếp lên phương tiện tại các bến khác nhau trong một chuyến v.v…
l1, l2 …ln: Là quãng đường vận chuyển tính bằng km của các loại hàng q1, q2 ...qn
q1l1, q2l2 … qnln: Là số sản phẩm tkm của từng loại hàng hay của từng chuyến trong thời gian nào đó.
Theo ví dụ ở phần chỉ tiêu tấn hàng của đoàn tàu chở than tuyến Cửa Ông – Hòn Gai – Hải Phòng ta có:
Số than Cửa Ông về Hải Phòng là: q1l1 = 4 x 200 tấn x 96km
Số than Hòn Gai về Hải Phòng: q2l2 = 2 x 200 tấn x 60km
Vậy:
∑Q L = q1l1 + q2l2
∑Q L = 4 x 200 tấn x 96km + 2 x 200 tấn x 60km
∑Q L = 100.800 (tấn.km)
Trường hợp nếu một đoàn tàu trong 1 tháng chở ba chuyến: Chuyến Hải Phòng – Hòn Gai mỗi chuyến là 1.800 tấn, một chuyến Hải Phòng – Cửa Ông là 1.600 tấn, một chuyến Hải Phòng – Hà Nội trọng tải 1.200 tấn. Biết Hải Phòng – Hòn Gai 60 km. Hải Phòng – Cửa Ông 96 km; Hải Phòng – Hà Nội 198 km.
Vậy lượng vận chuyển của đoàn tàu trong tháng đó là:
∑Q L = 3 x 1.800 + 1600 + 1.200 = 8.200 (tấn)
Lượng luân chuyển của đoàn tàu trong tháng đó là:
∑Q L = 3 x 1.800t x 60km + 1.600t x 96km + 1.200t x 198km
= 715.200 (tấn.km)

3.1.3. Chỉ tiêu thời gian



tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương