Môn kinh tế VẬn tảI


a. Thời gian tàu chạy trên đường



tải về 0.67 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2024
Kích0.67 Mb.
#56818
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
dpgtdt-ch4
a. Thời gian tàu chạy trên đường
Thời gian tàu chạy trên đường ký hiệu ttc là thời gian cần thiết để tàu chạy hết quãng đường đó (không kể những phần thời gian tàu đỗ). Chỉ tiêu này được xác định theo biểu thức:
ttc (giờ hoặc ngày) (3-3)
Trong đó :
l: Là quãng đường tàu chạy tính bằng km.
Vtt: Là tốc độ bình quân thực tế của tàu chạy so với bờ tính bằng km/h, đã tính đến các ảnh hưởng của sóng gió và lưu tốc dòng nước.
Ví dụ:
Một tàu đẩy đoàn phương tiện đi trên tuyến Hải Phòng dài 198 Km. Tốc độ bình quân thực tế khi đi ngược có hàng là Vtt ngược = 6 km/h khi đi xuôi có hàng Vtt xuôi = 10 (km/h). Ta xác định thời gian tàu chạy trong quay vòng đó như sau:
Thời gian tàu chạy ngược: ttc ngược = 33h
Thời gian tàu chạy xuôi: ttc xuôi = 19,8h
Tổng thời gian tàu chạy trong quay vòng tàu đó là:
T tc = ttcngược + ttcxuôi = 33h + 19,8h = 52,8h
Trong thực tế đoàn tàu đi về sẽ báo giờ chạy thực tế ở phiếu hành trình. Ta so sánh thời gian tàu chạy thực tế với thời gian tàu chạy tính theo kế hoạch định trước để ta rút ra kinh nghiệm và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tốt xấu tới đoàn tàu vận tải.
Phương pháp xác định thời gian tàu chạy theo công thức hiện nay ở Việt Nam chỉ dùng để dự báo giờ đi và đến của các phương tiện tới các bến cảng.


b. Thời gian tàu đỗ
Thời gian tàu đỗ (ký hiệu tđỗ) là tổng các thời gian tàu đỗ cần thiết trong một chuyến đi hay một quay vòng để làm các thao tác kỹ thuật ở các bến và dọc đường.
tđỗ = tđ + t + tc (giờ hoặc ngày) (3- 4)
Trong đó:
tđ: Tổng thời gian làm thao tác ở bến đầu cả lúc đi và về.
t: Trong thời gian tàu đỗ dọc đường làm các thao tác kỹ thuật và xếp dỡ hàng ở các bến dọc đường trong chuyến đi vòng tròn.
tc: Tổng thời gian tàu đỗ làm các thao tác ở bến cuối (từ lúc đến và tới khi con tàu đi).
Trong một chuyến đi hay một quay vòng thường thời gian tàu chạy rất nhỏ so với thời gian tàu đỗ, bởi vì việc chờ đợi vào xếp dỡ, xếp dỡ thực tế và nghỉ ở dọc đường và các bến lẻ, các thời gian đó rất lớn và nhất là điều kiện kỹ thuật xếp dỡ hàng còn thô sơ, thủ công càng làm cho thời gian đỗ lâu hơn. Vì vậy muốn giảm thời gian của một chuyến đi hay một quay vòng trước hết ta phải giảm bớt thời gian tàu đỗ không hợp lý, không cần thiết (như chờ người, chờ hàng…).
3.1.4. Chỉ tiêu tốc độ của tàu (V)
Công tác định mức về tốc độ của tàu vận tải thủy có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì:
- Tốc độ là cơ sở để xác định thời gian đi trên đường, thời gian đến các cung trạm, các bến, trên cơ sở đó chúng ta dự báo và xác báo giờ tàu.
- Từ tốc độ chúng ta định thời gian vận chuyển, thời gian giao hàng cho chủ hàng.
- Tốc độ còn là cơ sở để tính toán, rút kinh nghiệm để rút ngắn thời gian của một chuyến đi hay một quay vòng.
Việc định mức tốc độ của đoàn tàu không những có ý nghĩa về kỹ thuật, kinh tế mà nó còn có ý nghĩa lớn lao về mặt phục vụ trong công tác lưu thông trong xã hội.
Công tác định mức tốc độ của đoàn tàu vận tải sông rất phức tạp vì nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như sóng, gió và lưu tốc của dòng nước v.v…
Tốc độ vận hành của đoàn tàu vận tải thủy nội địa rất phức tạp vì nó cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như sóng, gió và lưu tốc của dòng nước v.v…
Tốc độ vận hành của đoàn tàu vận tải không phải là cố định vì nó phụ thuộc vào sự thay đổi lực kéo, mớn nước của tàu và chế độ làm việc của máy các yếu tố đó liên quan đến sức cản của của tàu cho nên tốc độ thực tế của tàu cũng chỉ là tương đối vì, trục máy của tàu không phải lúc nào cũng trùng với chiều của dòng nước do đó tốc độ thực tế của tàu so với bờ chính là tổng đại số của hai véctơ tốc độ con tàu và lưu tốc dòng nước (nếu không có ảnh hưởng của gió).
Vậy : ttế = tàu (km/h) (3-5)


tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương