Môn kinh tế VẬn tảI



tải về 0.67 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2024
Kích0.67 Mb.
#56818
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
dpgtdt-ch4
Tại trạm đầu Hà Nội:
Làm giấy tờ phiếu đi đường hết: 1h
Lấy nhiên liệu: 9h
Lấy lương thực, thực phẩm: 10h
Chờ sa lan: 4h
Ghép đoàn sa lan: 0,5h
Chuẩn bị khởi hành: 0,2h
V ậy tổng cộng trạm dầu: tđ = 24,7h
Thời gian tàu chạy trên đường: ttc = 20,0h
Thời gian tàu nghỉ dọc đường : t= 16,0h
Tại bến cuối Phúc Sơn:
Làm thủ tục vào cảng: 1,0h
Chờ đợi giao đoàn sà lan: 2,0h
G iải tán đội hình: 0,8h
Vậy tổng cộng trạm cuối là : tc = 3,8h
Thời gian toàn bộ chuyến đi đó:
t = 24,7 + 20 + 16 + 3,8 = 64,5h = 2,68 (ngày)

2.1.2. Đối với đoàn sà lan


Thời gian của chuyến đi là t’
Với sà lan, chuyến đi cũng có biểu thức như sau :
T’ = t’đ + t’tc + t’+ t’c (giờ hoặc ngày) (2-2)
Trong đó:
t’: Tổng số thời gian trong một chuyến đi của sà lan.
t’d: Thời gian đỗ ở trạm đầu làm các thao tác cần thiết như: Chờ điều động, làm thủ tục giấy tờ, lấy nhiên liệu, lương thực, thực phẩm v.v…
t’tc: Tổng thời gian tàu chạy trên đường của chuyến đi đó.
t’: Tổng thời gian sà lan đỗ ở dọc đường nghỉ đêm, chờ cầu; chờ nước hoặc xếp dỡ thêm bớt hàng rồi lấy thêm lương thực, thực phẩm, lập đội hình mới v.v…
t’c: Thời gian đỗ ở trạm cuối làm các công việc như: Giấy tờ giao nhận, giải tán đội hình và dỡ hàng.
Ví dụ:
Đoàn sà lan đi với đầu máy ở ví dụ trên có các thao tác như sau:
Thời gian trạm đầu ở Hà Nội gồm các công việc:
- Lĩnh lương thực thực phẩm: 10,00h
- Dọn vệ sinh phương tiện: 2,00h
- Chờ tàu kéo: 12,00h
- Lập đội hình: 0,50h
- Chuẩn bị khởi hành: 0,20h
C ộng thời gian trạm đầu: t’đ = 24,7h
Thời gian sà lan chạy theo tàu: t’tc = 20,0h
Thời gian nghỉ dọc đường: t’ = 16,0h
Tại bến cuối Phúc Sơn gồm các thao tác sau:
- Làm thủ tục vào cảng: 1,0h
- Chờ đợi và giao đoàn sà lan: 2,0h
- Giải tán đội hình: 0,8h
Thời gian làm thao tác ở trạm cuối : t’c = 3,8h
Vậy thời gian hoàn thành chuyến đi của đoàn sà lan không có hàng đó là:
t’ = 24,7h+20h+16h+3,8h = 64,5 (giờ) hay 2,68 ngày (đối với tàu khách ta cũng tính toán tương tự đối với tàu hàng).

2.2. Chuyến đi vòng tròn


Chuyến đi vòng tròn là tổng hợp của nhiều chuyến đi kể từ lúc khởi hành ở trạm đầu đến khi hoàn thành nhiệm vụ trở về trạm đầu khởi hành.
Chuyến đi vòng tròn được xác định theo biểu thức tổng quát:
tvt = tđ + ttch + ttcoh + t+ tc (giờ hoặc ngày) (2-3)
Trong đó:
tvt: Tổng thời gian làm các thao tác trong một vòng tròn của con tàu từ khi chuẩn bị khởi hành đến khi hoàn thành nhiệm vụ về bến đầu khởi hành.
tđ: Tổng thời gian làm thao tác ở bến đầu cả lúc đi và về.
ttch: Tổng thời gian tàu chạy có hàng trong chuyến đi vòng tròn.
ttcoh: Tổng thời gian tàu chạy không có hàng trong chuyến đi vòng tròn.
t: Trong thời gian tàu đỗ dọc đường làm các thao tác kỹ thuật và xếp dỡ hàng ở các bến dọc đường trong chuyến đi vòng tròn.
tc: Tổng thời gian tàu đỗ làm các thao tác ở bến cuối (từ lúc đến và tới khi con tàu đi).
Từ công thức (2-3) ta có thể rút gọn theo định nghĩa của chuyến đi vòng tròn là:
tvt= ∑tcđch+∑tcđoh (giờ hoặc ngày) (2-4)
Trong đó:
∑tcđch: Tổng thời gian các chuyến đi có hàng trong chuyến đi vòng tròn.
∑tcđoh: Tổng thời gian các chuyến đi không hàng trong chuyến đi vòng tròn.

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương