Microsoft Word tcsh14-027-Nguyen Duc Thanh Dzung edited doc



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu12.04.2022
Kích0.52 Mb.
#51606
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30
Chỉ thị DNA nghiên cứu TV

Kỹ  thuật  đa  hình  tiểu  vệ  tinh  được  nhân  bản 

ngẫu nhiên (Randomly Amplified Microsatellite 

Polymorphisms-RAMP) 

Các kỹ thuật chỉ thị dựa vào tiểu vệ tinh cho 

mức  độ  đa  hình  allele  cao  nhưng  lại  tốn  nhiều 

công  sức.  Kỹ  thuật  RAPD  không  tốn  kém 

nhưng  mức độ đa hình thấp. Để dung hoàn  yếu 

điểm của hai kỹ thuật này, kỹ thuật RAMP được 

xây dựng [201]. Kỹ thuật này sử dụng mồi được 

đánh  dấu  chứa  đầu  5’  neo  và  đầu  3’  lặp  lại  để 

nhân  DNA  genome  với  sự  có  mặt  hoặc  vắng 

mặt các mồi RAPD. Sản phẩm nhận được phân 

tách  trên  gel  polyacrylamide  biến  tính.  Do  mồi 



Các kỹ thuật chỉ thị DNA  

 

273 



lặp lại được đánh  dấu nên chỉ có sản phẩm của 

mồi  neo  được  xác  định.  Nhiệt  độ  bắt  cặp  của 

mồi  neo  thường  cao  hơn  mồi  RAPD  10-15

o

C. 



Vì  vậy,  ở  nhiệt  độ  bắt  mồi  cao  chỉ  có  mồi  neo 

được  kéo  dài  hiệu  quả.  Ỏ  các  chu  kỳ  PCR  với 

nhiệt  độ  bắt  mồi  thấp,  cả  hai  mồi  neo  và  mồi 

RAPD  đều  kéo  dài.  Do  đó  chương  trình  PCR 

được  thiết  lập  sao  cho  có  sự  chuyển  giữa  nhiệt 

độ bắt mồi cao xuống thấp trong quá trình phản 

ứng.  Hầu  hết  các  phân  đoạn  nhận  được  chỉ  với 

các  mồi  RAMP  sẽ  biến  mất  khi  có  các  mồi 

RAPD  và  các  mẫu  băng  khác  nhau  nhận  được 

bởi  cùng  một  mồi  RAMP  và  các  mồi  RAPD 

khác  nhau  cho  thấy  các  mồi  RAPD  cạnh  tranh 

với  mồi  RAMP  trong  chu  kỳ  với  nhiệt  độ  bắt 

mồi  thấp.  RAMP  được  sử  dụng  trong  nghiên 

cứu đa dạng di truyền ở một số loài cây như lúa 

mạch [157, 201] và đào [33]. 

Các  kỹ  thuật  chỉ  thị  phân  tử dựa  vào  gen  nhảy 

(Transposable 

element-based 

molecular 

markers) 

Gen  nhảy  là  các  yếu  tố  di  truyền  có  khả 

năng thay đổi vị trí của chúng trong hệ gen. Gen 

nhảy  được  phát  hiện  đầu  tiên  ở  ngô  [111].  Có 

hai  loại  gen  nhảy.  Loại  I  là  gen  nhảy  ngược 

(retrotransposon), đây là yếu tố ngắn và dài nằm 

rải rắc trong  nhân,  là  yếu  tố  mã  hóa  mRNA  và 

có  mức  thay  đổi  vị  trí  trung  bình.  Hiện  tượng 

gen nhảy loại I tạo ra các bản sao mới trong khi 

bản  gốc  vẫn  giữ  nguyên  ở  vị  trí  ban  đầu.  Các 

bản sao được tạo ra theo hai giai đoạn: đầu tiên 

là phiên mã từ DNA thành RNA và tiếp theo là 

RNA  tạo  thành  được  phiên  mã  ngược  thành 

DNA.  Bản  sao  mới  được  gắn  vào  vị  trí  mới 

trong  genome.  Gen  nhảy  loại  II  (gen  nhảy 

DNA) cấu tạo bởi gen nhảy DNA, loại này thay 

đổi vị trí bằng cơ chế “cắt và gắn” [56]. Chúng 

tự  rời  khỏi  vị  trí  ban  đầu  gắn  vào  vị  trí  tiếp 

nhận. Dựa vào đặc điểm cấu trúc, gen nhảy còn 

phân chia thành dưới nhóm, trên họ, họ và dưới 

họ  dựa  trên  sự  định  hướng  của  các  khung  đọc 

mở; vào sự có mặt, định hướng, độ dài và trình 

tự  lặp  lại  bên  trong  và  vào  độ  dài  và  trình  tự 

nhân  đôi  ở  vị  trí  đích  tạo  nên  do  sự  thêm 

nucleotide [56]. 

Gen  nhảy  ngược (retrotransposons)  hay gen 

nhảy  loại I chia thành  hai  nhóm phụ  khác nhau 

ở  cấu  trúc  và  chu  kỳ  chuyển  vị  đó  là  gen  nhảy 

có đầu lặp lại dài (Long Terminal Repeat (LTR) 

retrotransposon)  và  gen  nhảy  không  có  đầu  lặp 

lại dài (non-LTR retrotransposon) bao  gồm  yếu 

tố LINE (Long INterspersed repetitive Element) 

và 

SINE 


(Short 

INterspersed 

repetitive 

Element).  Hai  nhóm  phụ  này  được  phân  biệt 

bằng  sự  có  mặt  và  vắng  mặt  đầu  lặp  lại  dài 

(LTR)  ở  đầu.  Tất  cả  các  nhóm  đều  được  bổ 

sung các dạng không phụ thuộc tương ứng thiếu 

một  hoặc  nhiều  gen  quan  trọng  cho  sự  chuyển 

vị  như:  các  yếu  tố  có  đầu  lặp  lại  ngược  nhỏ 

(Miniature  Inverted  repeat  Terminal  Elements-

MITEs)  cho  nhóm  II,  SINEs  cho  non-LTR 

retrotransposons  và  gen  nhảy  ngược có đầu lặp 

lại  nhỏ  (Terminal-Repeat  retrotransposons  In 

Miniature-TRIMs)  và  phiên  bản  gen  nhảy  lùi 

lớn  (large  retrotransposon  derivatives-LARDs) 

cho LTR retrotransposons. 

Gen  nhảy  ngược  (retrotransposons)  cho 

phép  tạo  ra  hệ  chỉ  thị  phân  tử  tuyệt  vời  bởi 

chúng  có  chuỗi  dài  và  bảo  thủ,  đa  hình  thêm 

nucleotide  được  tạo  ra  bởi  hoạt  động  sao  chép. 

Việc  bổ  sung  nucleotide  mới  giúp  cho  việc  tổ 

chức  các  hiện  tượng  bổ  sung  tạm  thời  trong 

dòng  giống  và  như  vậy  có  thể  sử  dụng  để  xác 

định  phả  hệ  và  phát  sinh  loài  [63].  Phân  tích 

phân tử dựa vào gen nhảy ngược được thực hiện 

với  việc  nhân bản bằng  mồi tương ứng  với  gen 

nhảy  và  mồi  phù  hợp  với  vùng  gen  bên  cạnh. 

Đa  hình  gen  nhảy  có  một  số  kỹ  thuật  sau:  Kỹ 

thuật  đa  hình  chuỗi  đặc  thù  được  nhân  bản 

(Sequence-Specific  Amplified  Polymorphism-

S-SAP)  là  nhân  bản  DNA  nằm  giữa  vị  trí  gắn 

của  gen  nhảy  và  vị  trí  cắt  hạn  chế  cùng  với 

chuỗi tiếp hợp [193]; kỹ thuật đa hình gen nhảy 

ngược  giữa  được  nhân  bản  (Inter-Retransposon 

Amplified  Polymorphysm-IRAP)  là  nhân  bản 

chuỗi  DNA  nằm  giữa  hai  gen  nhảy  gần  nhau 

hoặc  chuỗi  lặp  lại  cuối  trực  tiếp  dài  (Long 

Terminal  Direct  Repeats-LTR)  được  nhân  bản; 

kỹ  thuật  đa  hình  tiểu  vệ  tinh  gen  nhảy  ngược 

được  nhân  bản  (Retrotransposon-microsatellite 

Amplified  Polymorphism-REMAP)  được  tiến 

hành bằng việc nhân bản phân đoạn nằm giữa vị 

trí  gắn  của  gen  nhảy  và  vị  trí  tiểu  vệ  tinh;  kỹ 

thuật  đa  hình  về  vị  trí  gắn  (insersion)  dựa  vào 

gen 

nhảy 


ngược 

(Retrotransposon-based 

Insersion  Polymorphism-RBIP)  được  sử  dụng 

để  xác  định  các  locus  bị  gen  nhảy  chiếm  hoặc 





tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương