Microsoft Word tcsh14-027-Nguyen Duc Thanh Dzung edited doc



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/30
Chuyển đổi dữ liệu12.04.2022
Kích0.52 Mb.
#51606
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30
Chỉ thị DNA nghiên cứu TV

Kỹ  thuật  vị  trí  chuỗi  đánh  dấu  (Sequence-

tagged Sites-STS) 

Chuỗi  vị  trí  đánh  dấu  (STS)  là  vùng  ngắn 

trong genome (có độ dài 200-300 cặp bazơ) mà 

trình  tự  của  nó  không  thể  có  ở  bất  cứ  nơi  nào 

khác trong genome. Chuỗi trình tự duy nhất này 

có thể nhân bản được bằng PCR. Trình tự DNA 

của STS có thể có các yếu tố lặp lại, và các trình 

tự xuất hiện bất cứ ở đâu trong genome,  nhưng 

trình tự ở hai đầu của STS là duy nhất. Chúng ta 

có  thể  tổng  hợp  các  mồi  duy  nhất  bổ  sung  với 

trình tự ở  hai đầu STS và nhân đoạn STS bằng 

PCR. Với  nghĩa rộng, STS bao gồm  các chỉ thị 

như  microsatellites  (SSRs,  STMS  or  SSRPs), 

SCARs, CAPs và ISSRs. 

Kỹ thuật STS là sử dụng PCR để nhân chọn 

lọc vị trí đánh dấu (STS) bằng cặp mồi đặc hiệu 

gắn với hai đầu của chuỗi STS với điều kiện của 

phản ứng sao cho chỉ nhân được chuỗi STS đích 

mà  không  phải  chuỗi  nào  khác  trong  genome. 



Các kỹ thuật chỉ thị DNA  

 

275 



Sản phẩm PCR được phân tách trên gel agorose 

hoặc  polyacrylamide.  Ưu  điểm  của  kỹ  thuật 

STS là tạo ra các chỉ thị đồng trội, có thể phân 

biệt được dị hợp tử và có tính lặp lại cao vì các 

mồi sử dụng  dài. Nhược điểm của kỹ thuật này 

là  cần  biết  về  trình  tự  vùng  STS  và  cần  đầu  tư 

cho việc phát triển mồi đặc hiệu. 

STS được sử dụng cho  nghiên cứu đa dạng 

di truyền [139], nhận biết gen [89], so sánh bản 

đồ [25], xác định gen liên kết [125], xác định độ 

thuần hạt lai [206] và đánh giá tính kháng bệnh 

[13]. 


Các  kỹ  thuật  chỉ  thị  dựa  trên  phản  ứng  PCR 

khác 

Kỹ  thuật  các  chuỗi  đa  hình  nhân  bản  được  cắt 

(Cleaved  Amplified  Polymorphic  Sequences-

CAPS) 


Kỹ thuật chỉ thị CAPS là giải pháp sử dụng 

các  chuỗi  DNA  của  chỉ  thị  RFLP  đã  được  lập 

bản  đồ  để  phát  triển  chỉ  thị  PCR  nhằm  tránh 

bước  lai  Southern  phức  tạp.  Vì  thế,  kỹ  thuật 

CAPS  còn  được  gọi  là  kỹ  thuật  PCR-RFLP 

[93].  Kỹ  thuật  CAPS  được  tiến  hành  bằng  cắt 

hạn  chế  sản  phẩm  PCR  của  các  locus  đặc  thù 

với một hoặc nhiều enzyme cắt hạn chế và phân 

tách  các  đoạn  DNA  được  cắt  trên  gel  agarose 

hoặc polyacrylamide. Các cặp mồi được thiết kế 

dựa  trên  thông  tin  về  trình  tự  của  DNA  hoặc 

cDNA  trên  ngân  hàng  gen  hoặc  trình  tự  các 

băng  RAPD  được  tách  dòng.  Chỉ  thi  CAPS  là 

chỉ  thị  đồng  trội  và  là  các  locus  đặc  thù  được 

dùng  để  phân  biệt  đồng  hợp  tử  và  dị  hợp  tử  ở 

các  loài  thực  vật  [93].  Kỹ  thuật  CAPS  có  hạn 

chế vì sự đột biến có thể làm mất hoặc tạo thêm 

các vị trí nhận biết của các enzyme cắt hạn chế. 

Để khắc phục hạn chế này, Michae & Amasino 

(1998) [118] đưa ra kỹ thuật biến thể khác gọi là 

dCAPS.  Trong  phân  tích  dCAPS,  vị  trí  nhận 

biết  của  enzyme  cắt  hạn  chế  có  SNP  được  đưa 

vào  sản  phẩm  PCR  bằng  mồi  chứa  một  hoặc 

nhiều  điểm  bất  hợp  (mis-match)  với  khuôn 

DNA. Sản phẩm PCR cải tiến  này sau đó được 

cắt  bằng  enzyme  cắt  hạn  chế  và  sự  có  mặt  hay 

vắng mặt của SNP được xác định bằng mẫu cắt 

hạn  chế  tạo  ra.  CAPS  và  dCAPS  là  phương 

pháp xác định SNP cắt sản phẩm PCR đặc biệt 

bằng các enzyme cắt hạn chế. Đây là kỹ thuật rễ 

thực hiện, ít tốn kém so với bất kỳ phương pháp 

nào. Kỹ thuật này rất hữu ích cho việc theo dõi 

các  đột  biến  đã  biết  trong  quần  thể  phân  ly 

[128] và để phát triển chỉ thị, đặc biệt là chỉ thị 

SNP  liên  kết  với  gen/QTL  phục  vụ  cho  chọn 

giống [40, 100]. 




tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương