Microsoft Word tcsh14-027-Nguyen Duc Thanh Dzung edited doc



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/30
Chuyển đổi dữ liệu12.04.2022
Kích0.52 Mb.
#51606
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30
Chỉ thị DNA nghiên cứu TV

Kỹ  thuật  phân  tích  vùng  đệm  trong  trong  được 

sao mã (Internal Transcribed Spacer-ITS) 

Các  gen  RNA  ribosome  (hay  ribosome 

DNA-rDNA)  là các phần của các đơn vị lặp lại 

được sắp xếp theo thứ tự. Chúng được tìm thấy 

ở các vị trí nhiễm sắc thể được  gọi  là các vùng 

tổ  chức  nhân  (nucleolar  organizing  regions-

NORs).  DNA  ribosome  nhân  có  hai  vùng  sao 

mã: ITS-1 nằm giữa tiểu phần nhỏ (16S-18S) và 

5,8S  của  gen  và  ITS-2  nằm  giữa  5,8S  và  tiểu 

phần  lớn  (23S-28S)  của  gen.  Hai  vùng  này  và 

tiểu  phần  5,8S  được  gọi  chung  là  vùng  sao  mã 

bên trong (ITS). 

Các  vùng  ITS  có  độ  dài  600  đến  700  bp  là 

các vùng tiến hóa nhanh nên có thể thay đổi về 

trình  tự  cũng  như  độ  dài.  Các  vùng  bên  cạnh 

ITS lại rất bảo thủ nên được sử dụng để thiết kế 

các mồi chung cho nhân bản vùng ITS. 

Số  bản  sao  các  đoạn  lặp  lại  của  rDNA  lên 

tới  30  000  trong  một  tế  bào.  Điều  này  làm  cho 

ITS  trở  thành  đối  tượng  lý  thú  cho  nghiên  cứu 

tiến hóa, phát sinh loài [11] và đa dạng di truyền 

[140]. ITS là kỹ thuật quan trọng cho phân  loại 

phân tử các nhóm phân loại (taxon) có mối liên 

kết  gần,  bởi  vì  ITS  có  tính  bảo  thủ  cao  trong 

loài  nhưng  lại  thay  đổi  ở  các  loài  khác  nhau 

[26]. Các nghiên  cứu  về phát sinh  loài  dựa vào 

nrDNA  hay  các  chuỗi  ITS  cho  phép  hiểu  biết 

sâu về tiến hóa và sự lai tạo ở các loài thực vật

khác nhau. 

Nghiên  cứu  đa  dạng  di  truyền  sử  dụng  ITS 

có thể tiến hành bằng việc giải trình tự trực tiếp 

vùng  quan  tâm  từ  các  cá  thể  khác  nhau  sau  đó 

tiến  hành  xây  dựng  cây  phân  loại  dựa  vào  số 

liệu  so  sánh  các  trình  tự.  Cũng  có  thể  xác  định 

sự thay đổi của các chuỗi bằng cắt hạn chế vùng 

ITS bằng  các  enzyme  cắt hạn  chế  và phân tách 

các  phân  đoạn  bằng  gel  agarose  hoặc 

polyacrylamide.  Những  thay  đổi  về  các  chuỗi 

tạo  ra  bằng  kỹ  thuật  cắt  hạn  chế  vùng  ITS  hay 

còn  gọi  là  đa  hình  độ  dài  đoạn  cắt  giới  hạn 

(PCR-RFLP) có thể dùng trong phân loại. 

Do  sự  bảo  thủ  trong  cấu  tạo  bậc  hai,  ITS 

được xem như công cụ sắc bén cho việc so sánh 

tiến hóa của cơ thể nhân thực [184]. Sở dĩ vậy là 

do  vùng  ITS  bảo  thủ  cao  trong  loài  nhưng  lại 

thay đổi ở các loài khác nhau. Đối với nhiều cơ 

thể, ITS2 trong rRNA được tổ chức xung quanh 

trung tâm bảo thủ chung của cấu trúc bậc hai từ 

đó bốn vòng xoắn được tạo ra. Cơ sở dữ liệu về 

cấu  trúc  của  ITS2  chứa  hơn  288.000  cấu  trúc 

tiên  đoán  cho  các  chuỗi  ITS2  đã  biết  hiện  nay. 

Các trình tự  này của ITS2 mở ra một  khả năng 

mới  là  kết  hợp  các  thông  tin  về  cấu  trúc  trong 

nghiên cứu tiến hóa. 

ITS được sử dụng trong nghiên cứu quan hệ 

di  truyền  và  phân  loại  [151,  [211],  trong  xác 

định con lai [148, 192], trong nghiên cứu nguồn 

gốc, phát sinh loài [90] và trong nghiên cứu mã 

vạch thực vật [207]. 

Các kỹ thuật chỉ thị DNA lục lạp 

DNA tế bào chất gồm DNA lục lạp và DNA 

ty thể. Các chỉ thị DNA lục lạp cũng như ty thể 

trở nên rất hiệu quả trong nghiên cứu đa dạng di 

truyền  và  phân  loại.  Phân  tích  DNA  lục  lạp 

cung  cấp  những  thông  tin  về  đa  dạng  di  truyền 

thực vật tương đồng với các DNA nhân. Hệ gen 

lục lạp có tính bảo thủ cao và mức đột biến thấp 

hơn so  với  hệ  gen  nhân.  Vì vậy, chỉ thị  lục  lạp 

được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu đa dạng 

di  truyền.  Các  kỹ  thuật  chỉ  thị  DNA  lục  lạp 

được sử dụng bao  gồm: phân tích vị trí cắt hạn 

chế  của  DNA  lục  lạp  (cpDNA),  phân  tích  các 

RNA vận chuyển (tRNA) lục lạp, phân tích SSR 

lục lạp (cpSSR) và phân tích trình tự cpDNA.  


tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương