Microsoft Word tcsh14-027-Nguyen Duc Thanh Dzung edited doc


Các kỹ thuật chỉ thị DNA không sử dụng PCR



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/30
Chuyển đổi dữ liệu12.04.2022
Kích0.52 Mb.
#51606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30
Chỉ thị DNA nghiên cứu TV

Các kỹ thuật chỉ thị DNA không sử dụng PCR 

Kỹ  thuật  đa  hình  độ  dài  đoạn  cắt  hạn  chế 

(RFLP) 

Trong  kỹ  thuật  đa  hình  độ  dài  đoạn  cắt  hạn 

chế 

(Restriction 



Fragment 

Length 


Polymorphism-RFLP),  đa  hình  DNA  được  xác 

định  bằng  cách  lai  đoạn  dò  DNA  (DNA  probe) 

đánh  dấu  với  DNA  sau  khi  cắt  hạn  chế  bằng 

enzyme  cắt  hạn  chế  và  được  thấm  truyền  lên 

màng lai bằng phương pháp Southern. Kết quả là 

tạo ra  hình  ảnh  các phân đoạn DNA  khác  nhau. 

Các  hình  ảnh  phân  đoạn  DNA  khác  nhau  này 

được tạo nên do sự thay thế, thêm vào hay bớt đi 

của  các  nucleotide  hoặc  do  đa  hình  nucleotide 

đơn.  Kỹ  thuật  RFLP  được  tiến  hành  theo  các 

bước:  cắt  DNA  bằng  một  hoặc  vài  enzyme  cắt 

hạn chế; các phân đoạn DNA sau đó được phân 

tách  trên  gel  agarose  và  thấm  truyền  lên  màng 

lai. Việc xác định các phân đoạn DNA được tiến 

hành bằng lai các phân đoạn DNA này với đoạn 

dò  được  đánh  dấu  huỳnh  quang  hoặc  phóng  xạ 

để có thể phát hiện bằng phản ứng huỳnh quang 

hoặc phim chụp phóng xạ (hình 1). 

 

 

Hình 1. Các bước tiến hành kỹ thuật RFLP: Sau khi tách chiết, DNA genome được cắt bằng enzyme 



cắt  hạn  chế,  các  phân  đoạn  DNA  sau  đó  được  phân  tách  bằng  điện  di  trên  gel  agarose,  rồi  được 

thấm  truyền  bằng  phương  pháp  Southern  lên  màng  nylon  và  được  lai  với  các  đoạn  dò  được  đánh 

dấu bằng phóng xạ hoặc huỳnh quang, cuối cùng là hiện trên phim hoặc nhuộm bằng chất hiện mầu 



Các kỹ thuật chỉ thị DNA  

 

269 



Các chỉ thị RFLP có mức đa hình cao, đồng 

trội (nên có thể phân biệt được các cá thể dị hợp 

tử và đồng  hợp tử)  và khả năng  lặp lại cao. Kỹ 

thuất RFLP cũng  cho phép phân tích đồng thời 

nhiều mẫu. Tuy nhiên kỹ thuật này không được 

dùng rộng rãi vì một số hạn chế như: cần nhiều 

DNA  chất  lượng  cao,  phải  phát  triển  thư  viện 

đoạn dò cho từng loài, cần thông tin về trình tự 

để  tạo  đoạn  dò,  không  thuận  tiện  cho  việc  tự 

động  hóa,  mức  độ  đa  hình  và  số  lượng  locus 

trên  lần phân tích thấp, đòi  hỏi  nhiều thời  gian, 

tốn  kém.  Trong  những  thập  niên  80  và  90  của 

thế kỷ trước, kỹ thuật RFLP được sử dụng trong 

lập  bản  đồ  genome  [54,  96],  xác  định  giống 

[82].  RFLP  được  dùng  trong  nghiên  cứu  quan 

hệ  giữa các nhóm phân  loại  gần [119], đa dạng 

di  truyền  [42],  trong  lai  tạo  và  chuyển  gen  vào 

cá thể khác (introgression) bao  gồm cả trôi  gen 

giữa cây trồng và cỏ dại [36]. 


tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương