MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa



tải về 1.84 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.84 Mb.
#23677
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

9.3 – NHỮNG ĐƯỜNG RANH BIỂN ĐÔNG



Hình 95 Bản-đồ ghi các vị-trí chiếm-đóng quân-sự ở Trường-Sa.

Việt-Nam chiếm 21 vị-trí, Phi-luật-Tân chiếm 8 vị-trí, Trung-Cộng chiếm 9 vị-trí, Mã-lai-Á chiếm 3 vị-trí, Đài-Loan chiếm 1 vị-trí.

Tình-trạng chủ-quyền của các quốc-gia trên Biển Đông không rõ rệt lúc này. Việt-Nam, Trung-Cộng và Trung-Hoa Đài-Loan cùng nhận làm chủ toàn-thể Hoàng-Sa và Trường-Sa.

Ở Trường-Sa, ngoài quân-đội của Việt-Nam và hai nước Trung-Hoa, còn có lính phòng-thủ của Phi-luật-Tân, Mã-lai-Á trên các hải-đảo chen kẽ nhau. Quần-đảo ví như mối bòng bong không cách gỡ.

Trường-Sa có tới nhiều trăm "đơn-vị đất đá" nhưng chỉ có 26 đảo, cồn, đụn và 7 hòn đá nổi thường-trực trên mặt biển. Theo như các tin-tức thâu-thập được qua báo-chí tại Hoa-Kỳ, tình-trạng hiện nay như sau:

- Việt-Nam chiếm đóng nhiều nơi nhất, ít ra là 21 vị-trí mà 14 có cao-độ được kể về mặt pháp-lý (3 đảo, 7 cồn, 1 đụn, 3 đá).

- Phi-luật-Tân chiếm 8 vị-trí đều là "cao-địa (5 đảo, 3 cồn).

- Trung-Cộng chiếm 9 vị-trí, nhưng chỉ có 2 "cao-địa" (1đảo, 1 đá).

- Mã-lai-Á chiếm 3 vị-trí với 2 "cao-địa" (1 đảo, 1 đá).

- Đài-Loan chiếm 1 vị-trí (1 đảo).

- Còn lại chừng 6 "cao-địa" (?) (4 đảo, 2 đá) chưa ai chiếm-đóng.



Các đảo sau đây do Việt-Nam kiểm-soát:

Tên Việt-Nam

Tên quốc-tế (Anh)

Tên Trung-Hoa 

Ðá Lát

Ladd Reef

Riji Jiao

Ðảo Trường-Sa

Spratly Island

Nanwei dao

Ðá Tây

West London Reef

Xi jiao

Ðá Giữa

Central London Reef

Zhong jiao

Ðá Ðông

East London Reef

Dong jiao

Ðảo An-Bang

Amboyna Cay

Anbo Shazhou

Thuyền Chài

Barque Canada Reef

Bai jiao

Ðá Phan Vinh

Pearson Reef

Bisheng jiao

Bãi Tốc Gan

Alison Reef

Liumen jiao

Ðá Núi Le

CornwallisSouthReef

Hanhua jiao

Ðá Tiên-Nữ

Tennent Reef

Wumei jiao

Ðá Lớn

Great Discovery Reef

Daxian jiao

Ðá Len Dao

Landsdowne Reef

Qiong jiao

Ðá Hi Gen

Higgens Reef

Quyuen jiao

Ðảo Sinh-Tồn

Sin cowe island

Jinhong jiao

Ðá GriSan-ST Đông

Grierson Reef ?




Ðảo Nam-Yết

Nam yit island

Hongxiu dao

Ðảo Sơn-Ca

Sand cay

Guoqian Shazhou

Ðá Núi Thị

Petley Reef

Bolanjiao

Ðảo Song Tử Tây

South west cay

Nanzi dao

Ðá Nam

South Reef

Nalluo Jiao

Theo tinh-thần Điều 121 của UNCLOS nói về Quy-chế Hải-đảo (Article121- Regime of islands) thì chỉ những đảo nào có công-đồng dân-cư sinh-hoạt tự-túc được mới được quyền lợi 200hl. hải-phận EEZ. Tuy vậy theo một số luật-gia, đảo nhỏ như cồn (cay), đụn (dune) cũng có thể được hưởng quy-chế 200hl. hải-phận EEZ; còn đá thì nhất-định chỉ được tính 12hl. của lãnh-hải mà thôi.

Như đã nói ở trên, theo một vài luật-gia về biển cả; Việt-Nam là một trong số các quốc-gia có thể viện-dẫn những lý-lẽ hợp-pháp để kéo dài thềm lục-điạ và hải-phận kinh-tế ra tới 350 hải-lý.

Không giống như trường-hợp bờ biển bao quanh Phi-luật-Tân và bờ biển bao quanh phía Nam của Nam-Dương, bờ biển Việt-Nam thoai-thoải trải dài ra biển không có sự ngăn cách của các rãnh biển sâu (trench, trough) gần bờ nên sự nới rộng hải-phận hợp-lý hơn các nước kia.

Đường rãnh “thâm-thủy” chỗ sâu nhất của đáy Biển Đông trong khi nằm rất xa bờ biển Việt-Nam, lại nằm thật gần với các nước Trung-Hoa, Phi-luật-Tân, Mã-lai-Á, Nam-Dương.

Tình-trạng đáy biển càng rõ rệt trong cả hai vịnh Bắc-Việt và vịnh Thái-Lan. Tuy vậy lý-lẽ của Việt-Nam chưa bao giờ được các nước tranh-chấp liên-hệ chấp-nhận.
9.3.1 – ĐƯỜNG RANH BIỂN VỚI KAMPUCHEA



Hình 96 Đường Brévié có 4 cách thể-hiện. Đây là một cách thể-hiện theo chính-phủ Kampuchea.

Bản-đồ ranh-giới tại vịnh Bắc-Việt đã được trình-bày ở một đoạn trên. Dưới đây là các hình vẽ mô-tả những vùng tranh-chấp tại vịnh Phú-Quốc với Kampuchea (hay Cambodge) và Thái-Lan.

Theo bài viết của Ông Lê Minh Nghĩa đề ngày 15 và 16 tháng 8 năm 1998,50 phía Campuchia (CPC) giữ quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1/1939 làm đường biên giới biển của hai nước. Việt-Nam không chấp nhận đường này làm đường biên giới biển giữa hai nước và đề nghị hai bên thoả thuận: áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến một giải pháp công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc-quyền kinh-tế, thềm lục-địa của hai nước.

Cuộc thương-thuyết kết-thúc tốt đẹp. Tin-tức ngày 12/11/2005 cho hay, Quốc hội Kampuchea đã phê chuẩn một hiệp định về biên giới với Việt Nam trong đó có cả việc phân chia hải-phận giữ hai quốc-gia.


9.3.2 – ĐƯỜNG RANH BIỂN VỚI THÁI-LAN



Hình 97 Khu-vực tranh-chấp hải-phận trong vịnh Phú-Quốc: Việt-Khmer phía tây-bắc, Việt-Thái phía Tây-Nam.

Ông Lê Minh Nghĩa cũng cho biết giữa Việt Nam và Thái Lan, vấn đề phân định vùng đặc-quyền kinh-tế và thềm lục-địa cũng đã giải-quyết.

Giữa hai nước có một vùng chồng lấn rộng khoảng 6000km2 do Việt Nam có tính đến hiệu lực của đảo Thổ Chu còn Thái Lan thì phủ nhận hiệu lực của đảo Thổ Chu.

Từ năm 1992 hai bên đàm phán qua 9 vòng cấp chuyên viên. Ngày 9/8/1997 hai nước ký Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước. Theo hiêp định, Việt Nam được 32.5% diện tích vùng chồng lấn.


9.3.3 – ĐƯỜNG RANH BIỂN VỚI INDONESIA

Năm 1972, Indonesia và chính quyền Sài Gòn đàm phán 1 vòng, quan điểm của Indonesia là phân định theo trung tuyến giữa các đảo xa nhất của hai bên, quan điểm của Sài gòn là trung tuyến Giữa bờ biển Việt Nam và Bornéo, hai quan điểm tạo nên vùng chồng lấn rộng khoảng 37,000km2. (Đảo Natuna Bắc là đảo xa nhất của Indonesia đối diện với miền Nam Việt Nam cách Boméo 320km; Côn đảo, đảo đối diện với Natuna bắc chỉ cách đất liền 9km).





Hình 98 Một Bản-đồ dầu khí Indonesia xác-định hải-phận kinh-tế nước họ ráp ranh với Lô dầu khí số 7 & 8/97 của VN.
Từ năm 1978 CHXHCN Việt Nam và Indonesia bắt đầu đàm phán. Indonesia giữ quan điểm cũ, quan điểm của ta dựa vào định nghĩa thềm lục-địa là sự kéo dài tự nhiên của lục địa, do đó ranh giới nên theo đường rãnh ngầm ngăn cách sự kéo dài tự nhiên của hai thềm lục-địa, hai quan điểm tạo ra vùng tranh chấp lúc đầu rộng khoảng 92,000km2.

Cho đến ngày 16 tháng 8 năm 1998, khi bài viết của Ông Lê Minh Nghĩa được công-bố thì hai bên chưa đi đến thoả thuận trong đàm phán. Người ta biết trong dịp bà Megawati Sukarno sang thăm Việt-Nam năm 2003, hai chính-phủ Việt-Nam và Indonesia cùng cho biết họ đã thoả-thuận xong việc phân chia hải-phận. Tuy vậy, Việt-Nam chưa bao giờ công-bố tọa-độ hay bản-đồ vùng biển phía Nam, còn bản-đồ của Indonesia vẫn vẽ hải-phận như cũ.


9.3.5 – ĐƯỜNG RANH BIỂN NÀO Ở TRƯỜNG-SA?



Hình 99 Bảng ghi-nhận chiều rộng các loại hải-phận của những nước Đông-Nam-Á.

Tại Biển Đông, trở ngại lớn lao nhất trong việc xác-định ranh-giới là sự độc-đoán, ương-ngạnh của Trung-Cộng và sau đó là Đài-Loan. Hai nước này nhận chủ-quyền toàn-thể hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cùng với "nội-hải" chiếm 80% Biển Đông. Việc thương-thảo với các nước láng giềng Đông-Nam-Á phần nào có vẻ dễ dàng hơn.

Cho dù không thể đi đến sự xác-định đường chia cắt, các dân-tộc Đông-Nam-Á cũng có thể sống hoà-hoãn với nhau không sắt máu. Thoả-ước cùng chung nhau khai-thác tài-nguyên một vài vùng biển đã được các nước Nam-Dương, Mã-lai-Á thi-hành. Việt-Nam và Mã-lai-Á lại tiến được một bước lớn về hợp-tác tương-tự như vậy. Việt-Nam cũng ngỏ-ý dễ dãi đôi-phần về việc thuyền Thái-Lan được phép đánh cá trong vài vùng Việt-Nam vẫn kiểm-soát chặt chẽ xưa nay.

Trung-Cộng là một quốc-gia đông dân tới hàng tỷ người, đường bờ biển khá dài (8890hl) nhưng diện-tích hải-phận kinh-tế EEZ lại không có bao nhiêu (281,000hl. vuông).




Hình 100 Luật Biển LHQ. quy-đinh những nguyên-tắc phân-chia hải-phận cho các quốc-gia nằm cạnh nhau. Theo Brice M. Clagett, Việt-Nam phải được hưởng tới 27% vùng biển Trường-Sa51, trong khi hai nước Trung-Hoa & Đài-Loan cộng chung lại chỉ được 26%.
Trung-Cộng đã thăm dò và khai-thác các giếng dầu trên đất, ngoài biển từ nhiều hai thập niên qua nên nắm vững được số trữ-lượng dầu khí. Theo các nhà nghiên-cứu quốc-tế thì Trung-Cộng biết rõ đất nước của họ không chứa nhiều dầu. Tình-trạng sản-xuất dầu khí của Trung-Hoa không khả-quan như trước đây họ từng tiên-đoán. Biển Đông chính là nơi họ thèm muốn về cả hai phương-diện kinh-tế và quân-sự.

Với tham-vọng quá lớn của Trung-Cộng, Biển Đông sẽ càng trở nên sóng gió. Không ai có thể vẽ ra được bản-đồ ranh-giới hải-phận thực-sự thuộc ai trong tình-hình quá rắc rối như lúc này.


9.4 – NHỮNG HÌNH VẼ HẢI-PHẬN THEO GIẢ-THUYẾT

Để giản-dị-hóa vấn-đề, chúng tôi xin trình-bày một số bản-đồ với các đường ranh giới hải-phận kinh-tế theo những giả-thuyết trong những trang dưới đây:


9.4.1 – BẢN-ĐỒ TỔNG-QUÁT BIỂN-ĐÔNG



Hình 101 Tổng-quát Biển Đông.
Với những vùng hải-phận tranh-chấp. Các ranh-giới bao quanh Đài-Loan, Pratas, Hoàng-Sa, Trường-Sa trong giả-thuyết các quần-đảo này đứng riêng rẽ độc-lập.
9.4.2 – HẢI-PHẬN KINH-TẾ EEZ CỦA VIỆT-NAM

Trong hai giả-thuyết:

- tối thiểu khi mất hết biển cho Trung-Hoa và các nước láng giềng

- tối-đa trong giả-thuyết Việt-Nam sở-hữu cả hai quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa, và không có sự tranh chấp hải-phận với các quốc-gia lân-bang. Trường-hợp này VN sẽ sở-hữu một hải-phận gấp 3, 4 lần lãnh-thổ.





Hình 102 Hải-phận Việt-Nam. Dựa trên một số luận án về hải-phận và sơ-đồ khai-thác dầu khí, chúng ta có thể ước-đoán một diện-tích triệu km2 như vậy chăng?
9.4.3- HẢI-PHẬN KINH-TẾ EEZ CỦA TRUNG-CỘNG

Trong hai giả-thuyết:

- tối-thiểu khi Đài-Loan đứng độc-lập và Việt-Nam kiểm-soát cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa. Nước Tàu với dân-số gần 1/4 nhân-loại nhưng hải-phận kinh-tế EEZ không hơn Việt-Nam bao nhiêu.

- tối-đa nếu hoàn-thành được mộng xâm-lược, hải-phận vùng Nam-Hải của họ tăng lên 5, 6 lần.




Hình 103 Hải-phận Trung-Cộng đòi hỏi quá đáng

9.4.4 – HẢI-PHẬN EEZ CỦA CÁC NƯỚC VIỆT-NAM, TRUNG-CỘNG, ĐÀI-LOAN, PHI-LUẬT-TÂN, MÃ-LAI-Á & BRUNEI
Trên Biển Đông trong gỉả-thuyết không có các quần-đảo Hoàng-Sa/Trường-Sa.

Trung-Cộng quyết-liệt ngăn-chặn đề-nghị này, cho dù bằng cả biện-pháp bạo-lực quân-sự.




Hình 104 Hải-phận Biển Đông nếu không có Hoàng-Sa Trường-Sa.

9.4.5 – HẢI-PHẬN EEZ CỦA VIỆT-NAM NẾU CÓ ĐẢO TRI-TÔN.

Tuy Tri-Tôn chỉ cách bờ Cù-lao Ré có 121 hl. nhưng về ranh-giới EEZ, đảo này chiếm vị-trí quan-trọng. Đảo Tri-Tôn kết-hợp với đảo Song-Tử Tây (CHXHCN Việt-Nam đang chiếm-đóng) cho Việt-Nam lý-lẽ để sở-hữu thêm một vùng hải-phận rộng lớn, diện-tích suýt soát lãnh-thổ trên lục-địa.





Hình 105 Vị-trí đảo Tri-Tôn trong Biển Đông tương-ứng với Song-Tử Tây trong việc phân-chia hải-phận.

Hình 106 Một đề-nghị phân-chia Hải-phận (200hl) Biển Đông theo Tiến-sĩ Mark J. Valencia của East-West Center, Hawaii. Việt-Nam chiếm 722,338km2.
Frédéric Lasserre sưu-tầm được một số họa-đồ hải-phận của Việt-Nam trong sách “Le Dragon et la Mer. Stratégies géopolitiques chinoises en mer de Chine du Sud”, L'Harmattan xuất-bản, Montréal /Paris, 1996. Kèm đây là 2 tấm trong tập bản-đồ đó, trình-bày nơi trang 190 của cuốn sách trên.

Hình 107 Vị-trí tổng-quát các lô dầu khí Việt-Nam theo hãng dầu BHP Petroleum.



Hình 108 Có lẽ đường vẽ đậm nét nằm phía ngoài cho Việt-Nam một vùng hải-phận ĐQKT lớn nhất, tới 1 triệu km2(?)
10 – ĐẶC-TÍNH TỔNG-QUÁT CỦA CÁC ĐẢO HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG-SA
Khí hậu trên cả hai quần đảo đều thuộc nhiệt đới hải dương, không có mùa lạnh. Thực vật ở Hoàng-Sa phong phú hơn ở Trường-Sa nhiều, phần lớn có nguồn gốc lục địa như dưa, bàng bể (Terminalia Catappa), mù u (Calophyllum Inophyllum), bìm bìm (Convolulaceae), cỏ còng còng (Zoysia Matrelle), cỏ xạ tử (Sporolobus Virginicus) v.v... Chim, chủ yếu là hải âu, sống thành đàn cùng với ba họ chim chính là Laridés, Stéganopodés và Zosterops (chim sâu nghệ). Chính các loài chim này đã thải ra một lượng phân chim dày phủ kín nhiều khu vực trên các đảo, đã được dùng làm phân bón.52
10.1 – CẤU-TẠO ĐỊA-CHẤT

Có nhiều điểm đáng nói về cách cấu-tạo địa-chất của các đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Trước hết, chúng ta duyệt xét các giả-thuyết cấu-tạo và sau đó tìm hiểu tuổi-tác các đảo.

Không giống như các đảo khác nằm gần bờ biển Việt-Nam, các đảo thuộc hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa không được tạo thành bởi các khoáng-chất như đất đá Regosol trong đất liền mà là tập-thể chồng chất các xác thân của san-hô, một loài sinh-vật dưới biển.

Kết-quả điều-nghiên của các chính-quyền Pháp, Mỹ và Việt-Nam cho biết hầu hết các đảo nằm giữa biển khơi vùng nhiệt-đới như Hoàng-Sa và Trường-Sa đều là các ám-tiêu san-hô, tiêu-biểu cho kiến-trúc ám-tiêu loại Thái-bình-Dương. San-hô là một loại sinh-vật nhỏ thuộc dòng Xoang-tràng (classes Anthozoa and Hydrozoa of the Phylum Coelenterata), sống tập-đoàn trên mặt những đảo ngầm vùng biển nhiệt-đới.




Hình 109Hai loại san-hô thông-thường.

Đã có khá nhiều lý-thuyết hình-thành đảo san-hô. Trước hết là thuyết Darwin, sau này có các thuyết như của Quoy và Gaimard, Darwin, Krempf, Murray, Agassir v.v... Các công-trình nghiên-cứu của người Pháp, đặc-biệt của ông P. Chevey thuộc viện Hải-học Đông-Dương, rất hữu-ích cho những ai muốn tìm hiểu thêm về chi-tiết cấu-tạo đảo san-hô Biển Đông.



Lý-thuyết Darwin được một số nhà địa-chất tin-tưởng là chính-xác trong trường-hợp những ám-tiêu viền được thành-lập. Theo Darwin thì san-hô đã nhờ hoàn-cảnh thuận-lợi sinh-sản thành một tập-đoàn rộng lớn viền quanh một hòn đảo. Sau đó, chính sức nặng của san-hô và sự lún của đáy làm cho đảo từ từ chìm xuống, còn san-hô vẫn tiếp-tục phát-triển.

* Khi đảo không chìm hoàn-toàn, hệ-thống gồm đảo ở giữa, ám-tiêu viền ngoài bao bọc đầm nước bao quanh đảo.

* Khi đảo chìm hẳn, ta chỉ còn thấy ám-tiêu san-hô bao một đầm nước yên-lặng.


Hình 110 Sự hình-thành các đảo san-hô theo thuyết "lún đáy" của Darwin.


Hình 111 Thuyết của Darwin diễn-giải bởi Press & Siever.
Sau đây là tóm tắt một số kiến-thức về sự hình-thành các đảo san-hô, trích từ hai bài "Thử khảo-sát về quần-đảo Hoàng-Sa" của giáo-sư Sơn-Hồng-Đức, đăng trong Đặc-san Sử-Địa số 29 năm 1975, trang 185-206 và "Iles et Récifs de Coraux de la Mer de Chine" báo Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, bộ IX, số 4, Saigon ngày 10/12/1934, trang 48-56.

Các lý-thuyết hình-thành đảo san-hô khá nhiều. Không có thuyết nào hoàn-toàn sai lạc. Có lẽ mỗi giả-thuyết đúng vào một khía cạnh nào đó trong tiến-trình kết-tụ những đảo san-hô:



a- Thuyết của Quoy và Gaymard cho rằng san-hô thành-lập trên miệng những hoả-diệm-sơn ngầm dưới biển. Khoa địa-chất đã ghi nhận nhiều núi lửa ngầm hình-thành khi có địa-chấn trong vùng Biển Đông. Thuyết này không hoàn-toàn đúng vì tại vài vùng có ám-tiêu san-hô lại không thấy có núi lửa.


Hình 112 Thuyết hình-thành các đảo san-hô trên miệng núi lửa của Quoy và Gaimard.
b- Thuyết của Murray là một thuyết tác-động hóa-học. Các phân-tử vôi có trong nước biển kết-tụ trên những đỉnh núi ngầm. Khi khối vôi này cao dần đến tầng nước có ánh-sáng mặt trời đầy đủ thì san-hô bám vào và sinh sản. Murray cho rằng chính giữa khối san-hô, khí CO2 tích-tụ nhiều đã xâm-thực-hóa san-hô làm vùng giữa biến mất.



Hình 113Thuyết hình-thành các đảo san-hô của Murray.
c- Thuyết của Agassiz cho rằng nền đất đá tạo-lập nên quần-đảo san-hô là quan-trọng. Agassiz nghiên-cứu vùng Great Barrier ở Úc thấy rằng lớp san-hô không dầy lắm. Phải có cái nền thích-hợp là dải núi ngầm dưới biển thì mới có dẫy đảo san-hô. Phần kết-tụ được Agassiz trình-bày phần nào giống như thuyết Murray.


Hình 114 Thuyết hình-thành các đảo san-hô của Agassiz đặt quan-trọng ở dải núi ngầm.
d- Thuyết của Krempf liên-hệ đến gió mùa. Đây là một giả-thuyết mới về sự tạo-lập những đảo san-hô. Theo ông nhờ các phản-ứng hóa-học, những vật-chất lững lờ trong nước kết-hợp với san-hô. Tập-thể này tiến-triển theo chiều thẳng đứng và dần dần tạo thành đảo. Krempf cho rằng khi san-hô nổi lên thì bị sóng và gió xâm-thực, những vật-liệu bị gió mùa xâm-thực sẽ bị cuốn rơi vào bên trong đè lớp san-hô bên trong và giết chết đi. Tới khi gió mùa nghịch lại thì vùng bên kia lại bị xâm-thực và vật-liệu cũng rơi vào bên trong... Vòng đai san-hô vì thế thường có hình bầu dục kéo dài theo chiều ảnh-hưởng của gió mùa.

Biển Đông là vùng biển có hai vụ gió mùa Đông-Bắc và Tây-Nam thật rõ rệt trong năm. Lý thuyết Krempf giải-thích được tại sao các ám-tiêu san-hô lớn trong các quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa lại giống như những hình bầu-dục khổng-lồ kéo dài theo cùng hướng, từ Đông-Bắc đến Tây-Nam.




Hình 115 Thuyết hình-thành đảo san-hô với gió mùa của Krempf
10.2 – ĐẤT-ĐAI SAN-HÔ

Các đảo ở Trường-Sa và Hoàng-Sa đều là các ám-tiêu san-hô. Đặc-tính đất đai vì đó khác-biệt với đất-đai các đảo ven biển cũng như đất đai vùng duyên-hải.

Trong bản "Phúc-trình Cuộc Thám-sát Hòn Nam Yít thuộc Quần-đảo Trường-Sa vào mùa thu năm 1973" Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh viết như sau:

"...Đây là những ám-tiêu san-hô tiêu-biểu trong vùng Thái-bình-Dương. Trong quá-trình địa-chất, hòn Nam-Yít được thành-lập do sự nguội đặc của dung-nham huyền-vũ phún-xuất ngầm dưới mặt nước. Về sau san-hô bám vào đó và tăng-trưởng mau lẹ nhờ vào các điều-kiện thích-hợp cho môi-trường sinh sống của chúng như chiều sâu của mực nước biển, nhiệt-độ lượng Oxy...

San-hô nhờ có vỏ vôi nên khi chết, vỏ sẽ hóa cứng và thành-lập nên đá vôi san-hô có nguồn-gốc sinh-học.

...Đất đai thuộc nhóm Regosol trắng ở ven bìa hòn là các đụn cát thấp nằm che phủ lớp đá vôi san-hô bên dưới. Trắc-diện đất (được đo) có chiều sâu thay đổi từ 40cm đến 120cm.

...Trắc-diện (đụn cát ven bìa) có sa-cấu cát pha thịt nên độ thoát thủy mạnh và khả-năng giữ nước kém. — ven bìa hòn đảo, nước mặn thấm-nhập nên độ dẫn điện trong dung-dịch đất khá cao. Ngoài ra vì trong cát có lẫn thật nhiều mảnh vỏ sò, ốc, san-hô bằng CO3Ca bị nát vụn nên lượng Ca trao đổi được chiếm tỉ-lệ thật cao.

Trong khi các trắc-diện lấy ở giữa hòn, nơi các chỗ trũng có cây cối mọc tươi tốt nên trong đất có lượng chất hữu-cơ rất giàu do thực-vật bị hủy-hoại cung-cấp, độ dẫn-điện, lượng Ca và Na giảm đi một cách rõ rệt, đồng thời chất lân và Mg đồng-hóa cao hơn so với nơi bìa đảo. Sa cấu của đất tương-đối cũng ít cát hơn, giàu đất thịt và sét hơn, do đó đất tương-đối chậm thoát thủy hơn.

Các nhận-xét trên cho thấy là đất đai ở giữa hòn thích-hợp cho việc canh-tác hơn so với ven bìa nhờ khá giàu chất hữu-cơ, lân, chậm thoát thủy và nhất là ít bị mặn.

...Kết-quả cuộc thám-sát tại chỗ cho thấy đất đai trên hòn Nam-Yết không đủ khả-năng nuôi sống vài chục người nếu chỉ tự-lực canh-tác."




Hình 116 Bảng phân-chất đất trên đảo Nam-Yết của Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh.
Tuy vậy Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh cũng kêu gọi các quân-nhân đồn-trú nên ý-thức việc tự-lực cánh-sinh mạnh mẽ như Lỗ-Bình-Sơn hơn là chỉ lệ-thuộc hoàn-toàn vào nguồn thực-phẩm tiếp-tế từ đất liền.

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương