MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa



tải về 1.84 Mb.
trang6/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.84 Mb.
#23677
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

4.6 – HẢI-LƯU

Hải-lưu là dòng nước chảy ở giữa biển mà nguyên-nhân chính phát-sinh là gió, sau đó là sự khác-biệt về tỷ-trọng, nhiệt-độ nước biển, sự quay của trái đất, thủy-triều...

Hải-lưu trong Biển Đông không chảy thường-trực cố-định suốt năm một chiều như các đại-hải-lưu của Thái-bình-Dương. Gió mùa địa-phương tạo nên những dòng hải-lưu chuyển-vận nước theo chiều gió thổi, khi gió mùa đổi ngược chiều thì hải-lưu chảy ngược lại.

- Trong mùa gió Đông-Bắc, hải-lưu Biển Đông chảy ngược theo chiều kim đồng-hồ. Dòng nước biển chảy mạnh từ Đài-Loan ngang qua Hoàng-Sa vận-tốc chừng 1 gút. Khi xuống ngang bờ biển Trung-phần, vận-tốc dòng nước tăng thêm, có khi tối-đa tới 3, 4 gút trên mặt nước. Các nhân-viên khí-tượng Việt-Nam ở Hoàng-Sa (sau vụ Nhật đảo-chính Pháp tháng 3/1945) và quân-nhân Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà (sau khi Trung-Cộng tấn-chiếm đảo tháng 1/1974) đã nhờ nhờ dòng nước này thả bè trôi về được tới Quy-Nhơn và ngoài khơi Cù-lao Ré để được cứu vớt. — phía Tây vùng Trường-Sa, nước chảy ngược lại như một đối-lưu hướng về phía Đông-Bắc. Vận-tốc đối-lưu thường thấp. Vùng gần Palawan nước chảy theo chiều Tây-Nam.

- Trong mùa gió Tây-Nam, hải-lưu chảy theo chiều kim đồng-hồ, từ phía Mã-Lai đi dọc bờ biển Trung-phần ra Hoàng-Sa với vận-tốc chừng .5 gút. Đối-lưu từ phía Đông của quần-đảo Hoàng-Sa chảy về Trường-Sa rất yếu.

- Hải-lưu Biển Đông không hoàn-toàn là một vòng kín. Trong những khi gió mùa thổi mạnh, những khối lượng nước biển lớn lao được đẩy ra ngoài qua các eo biển. Vào mùa gió Đông-Bắc, nước Biển Đông thoát ra Ấn-độ-Dương. Vào mùa gió Tây-Nam, nước biển thoát ra Thái-bình-Dương.

Theo tài-liệu trong sách Regional Oceanography35, tác-giả Matthias Tomczak & J. Stuart Godfrey thì dòng nước chảy qua chảy lại như một máy điều hòa làm nồng-độ muối ở Hoàng-Sa và Trường-Sa trong suốt năm giữ nguyên trong mức độ 33.5 và 33 phần ngàn. Chiều nước chảy của các hải-lưu Biển Đông được trình-bày như trong hai hình dưới đây.

Như vậy quanh năm, hải-lưu vùng Hoàng-Sa và Trường-Sa thay đổi chiều hai lần. Dòng nước vùng Trường-Sa không mạnh như dòng nước vùng Hoàng-Sa.

Sau trận hải-chiến năm 1988 khi chiến-hạm bị chìm, các thủy-thủ Việt-Nam Cộng-sản sống sót trên các bè nổi không trôi đi đâu xa. Vì nước chỉ chảy chừng 1/4 đến 1/2 gút, sự cấp-cứu đã được thi-hành trong "khu-vực cánh quạt" sát gần nơi hải-chiến.






Sea surface salinity in the South China Sea. (a) During the southwest monsoon (August), (b) during the northeast monsoon (February). Arrows indicate the inferred direction of flow. After Wyrtki (1961).

Hình 59 Hải-lưu và nồng-độ muối Biển Đông.
Sự vận-hành của hải-lưu liên-hệ đến những thay đổi về thời-tiết, khí-tượng trong vùng, gây ảnh-hưởng đến môi-trường sinh-sống của người và sinh-vật dưới biển cũng như trên bờ.
4.7 - NƯỚC, GIÓ VÀ NẠN DẦU LOANG

Khi dàn khoan hoạt-động, các tàu chuyên chở dầu đi lại nhiều hơn và những ống dẫn dầu khí vào bờ khởi-sự; đây cũng là lúc người ta nghĩ đến những tai-nạn dầu loang và sự hiểu-biết về hải-lưu càng cần-thiết hơn. Các kế-hoạch phòng-tai bao gồm nhiều giả-thuyết kèm các biện-pháp ứng-phó. Nước trôi ra sao cùng gió thổi thế nào cần được tính-toán sẵn sàng.

Các phỏng-định sau đây đặt ra với giả-thuyết vài triệu gallons dầu thô, vì tai-nạn hay lầm-lỗi kỹ-thuật lúc khai-thác hay chuyên-chở, bị thất-thoát ra ngoài biển.

Chừng 24% số dầu đó sẽ bay hơi hay tan-biến sau 2 ngày, 42% sau 5 ngày, 45% sau 8 ngày. Bách-phân tiêu-tán này đạt đến tối-đa là 48% qua 14 ngày. Sau đó thời-tiết không còn ảnh-hưởng bao nhiêu và số dầu còn lại sẽ nằm vật vờ trôi nổi trên mặt biển. Phải qua rất nhiều thời-gian để dầu loang tự nó phân-hóa qua những phản-ứng thoái-hóa sinh-học (Biological Degradation), oxide hóa quang-năng (photo-oxidation) mà từ từ tan-biến. Khi dầu thoát ra, vì nhẹ nên nổi và nước gió làm dầu trôi đi trên mặt biển.

Phần nặng hay chất cặn bã của dầu thường không độc-hại bằng phần lỏng của nó. Chim chóc, cua cá, cây cối... tiếp-xúc với dầu hay nằm trong lớp dầu bao-phủ sẽ bị chết hại rất nhiều. Nếu không được làm sạch sẽ đúng cách, tình-trạng môi-sinh trong vùng bị dầu loang chỉ trở lại bình-thường sau nhiều năm hay nhiều chục năm.



Hình 60 Các giả-thuyết dầu loang ngoài khơi Biển Đông trong hai mùa gió Đông-Bắc và Tây-Nam.
Chúng ta hãy xem vài giả-thuyết dầu loang dọc duyên-hải Việt-Nam theo tài-liệu của sách Atlas for Marine Policy in East Asian Seas:36

- Dầu loang ngoài khơi Vũng-Tàu (9o40' N, 108o00' E). Nếu tai-nạn dầu loang xảy ra vào ngày 1 tháng 7 khi mùa gió Tây-Nam đang thổi mạnh, dầu loang sẽ trôi theo hướng Đông-Bắc một khoảng 600km (372hl) sau 29 ngày. Chỉ trong vòng 14 ngày, dầu loang sẽ tràn tới vùng Cam-Ranh.

Nếu tai-nạn trên xảy ra vào ngày 1 tháng 12, trong mùa gió Đông-Bắc; dầu loang sẽ trôi theo hướng Tây-Nam một khoảng 400km (248hl) sau thời-gian 14-17 ngày.



- Dầu loang ngoài khơi Tây-Nam Hải-Nam (23o0' N, 109o0' E.) Bờ biển Hải-Nam sẽ bị ô-nhiễm nếu dầu thất-thoát trong mùa gió Tây-Nam vào những tháng 5, 6, 7 và 8.

Nếu tai-nạn trên xảy ra vào lúc giao mùa hay giữa mùa gió Đông-Bắc, dầu loang sẽ trôi về phía bờ biển Việt-Nam: tháng 8, vào Bắc-phần và các tháng 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3 vào vùng Bắc Trung-phần.

Trong tương-lai nếu Trung-Cộng khởi sự đào dầu tại Hoàng-Sa, cơ-nguy bờ biển Trung-phần Việt-Nam bị nạn dầu loang tràn ngập rất trầm-trọng, nhất là về mùa gió Đông-Bắc. Hải-lưu vùng này mạnh, đôi khi vượt 30hl. một ngày. Dầu loang có thể tràn đến khu Cù-Lao Ré, Quảng-Ngãi trong vòng 10 ngày và đến Quy-Nhơn chừng 2 tuần-lễ.


Hình 61 Nếu dầu loang từ Hoàng-Sa hay ngoài khơi Hải-Nam, bờ biển Việt-Nam có cơ nguy bị ô-nhiễm nhiều hơn phía Trung-Hoa.

5 – THIÊN-TAI TRÊN BIỂN ĐÔNG

Thiên-tai Biển Đông xếp thành nhiều loại:


5. 1 – BÃO-TỐ

Bão-tố có mùa. Bão Biển Đông là bão nhiệt-đới, thường xảy ra những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Gió mạnh đến 90 gút. Bão giảm đi từ tháng 9 nhưng cũng vẫn còn đến tháng 1. Tuy vậy, vào giữa mùa gió Đông-Bắc, bão làm biển trở nên động dữ dội hơn và kéo dài trong nhiều ngày.




Hình 62 Bão và các thiên-tai động đất, sóng thần vùng Biển Đông.

Người Pháp gọi tên đảo Trường-Sa là Đảo Bão-Tố (Ile de la Tempête), nhưng biển Trường-Sa cũng như toàn thể Biển Đông không phải là nơi phát-sinh những trận bão lớn vùng nhiệt-đới. Những trận Đại-phong hay Typhoon thường khởi-sự từ phía Đông của Phi-luật-Tân, di-chuyển theo hướng Tây-Bắc về phía Bắc Việt-Nam, Hồng-Kông, Đài-Loan Nhật-Bản. Không tới 1% giông bão phát sinh từ Biển Đông tiến về Hoa-Nam và cũng không tới 1% giông bão phát-sinh ngoài khơi Brunei thổi về Vịnh Thái-Lan. Có tới chừng 1 phần 3 các trận đại-phong đi từ Thái-bình-Dương thổi về, qua Trường-Sa và Hoàng-Sa, tiến vào bờ biển Trung-Việt và vịnh Bắc-phần.

Sau khi thành-lập, bão thường di-chuyển hướng Tây, nhưng rồi chuyển lên hướng Đông-Bắc, nên Nam-phần không mấy khi bị bão lớn tàn-phá.

Khi bão phát xuất từ đảo Lữ Tống đi ngang Hoàng-Sa thì binh-sĩ đóng trên đảo thấy các triệu chứng như sau: Trời oi, khí áp xuống nhanh. Trên bầu trời xuất hiện những mây cao bay nhanh như bó lông (cirrus panachés). Vài giờ sau bầu trời bị che phủ bởi một lớp mây rất mỏng (cirro status), mặt trời chung quanh có quầng, rồi dần dần bầu trời trắng nhạt. Sau đó đến lượt những mây thấp có hình vẩy cá (cirro cumulus). Rồi đến một lớp mây đen, dày cao lối 3,000m (altostatus), tất cả trở nên đen, u ám; mưa bắt đầu rơi, gió thổi, khí áp xuống nhanh. Trần mây thấp dần xuống (100m hay 50m), mây bay nhanh, gió thổi mạnh từng cơn, bão đã tới...

Cường-độ gió bão có thể lối 50 gút đến 90 gút.

Khi sấm sét đã xuất hiện thì có thể coi như cơn bão đã qua...




Hình 63 Số lượng trung-bình các trận bão xảy ra trong những tháng của một năm.
Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa bao gồm các đảo nhỏ bé trơ trụi, không phải là chỗ neo tránh bão lý-tưởng. Mỗi khi các đài khí-tượng thông-báo có bão (typhoon) là các tàu thuyền thường vội vã di-tản khỏi vùng.


Hình 64 Khi bão di chuyển với vận tốc v, vận tốc gió xoáy là v1: tại vùng bán-nguyệt an-toàn, sức gió nhẹ hơn (v1-v) phía bán-nguyệt kia khá nhiều (vận-tốc gió v1+v).
Trường-hợp không kịp, phải cố chạy về phía Nam, làm sao nằm được trong "bán-nguyệt an-toàn" của bão. Trong thế-chiến II, Hạm-đội Hoa-Kỳ một lần đã bị thiệt-hại nặng vì bão như vậy ở ngoài biển Phi-luật-Tân chỉ vì phải tiếp-tục hành-quân, không kịp lẫn trốn.


Hình 65 Ðường đi tiêu-chuẩn của các trận bão trong những tháng 7, 8, 9, 10. Mùa mưa bão ở các tỉnh miền Bắc thường đến sớm hơn các tỉnh miền Trung khoảng 1 đến 2 tháng.

Hai lần Trung-Cộng hành-quân lớn, chiếm trọn Hoàng-Sa (19 tháng 1 năm 1974) và nuốt gọn 7 đảo Trường-Sa (14 tháng 3 năm 1988), chúng đều khởi-sự ồ-ạt chuyển quân xuống Biển Đông trong mùa biển ít bão-tố.




Hình 66 Thang sức gió bão Beaufort hay đơn giản là cấp gió là thang đo kinh nghiệm về sức gió, chủ yếu dựa trên trạng thái của mặt biển hay các trạng thái sóng. Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ở các biển vắng.
Qua các tài-liệu lịch-sử, người ta đọc được nhiều lần thiên-tai khủng-khiếp gây thiệt hại sinh-mạng và tài-sản cho nước ta. Vì người dân đói khổ nên quốc-gia loạn lạc. Tai-nạn ngoài Biển Đông mang đến chết chóc, mất tích, tản-lạc cho ngư-phủ như:

* Vào đầu thế-kỷ 18, bão thổi thuyền bè của đội Hoàng-Sa ra biển sang Hải-Nam. Hai nhân-viên được người Tàu cứu và được trả về sau đó.

* Vào thời Nam-Bắc phân-tranh, khi hai hạm-đội chuẩn-bị tác-chiến thì bão thổi tới. Chiến-thuyền đôi bên rời nhau để chạy trốn nhưng không kịp. Một số bị chìm, một số bị thổi ra biển. Có chiếc trôi ra Hoàng-Sa, có chiếc giạt tới Hải-Nam.
Thiên-tai về bão-tố đẩy thuyền ra Hoàng-Sa cũng là một yếu-tố để chứng-minh dân địa-phương như người Việt chúng ta đã đến Hoàng-Sa Trường-Sa, do vô-tình hay cố-ý từ nhiều ngàn năm xưa. Người Việt cũng như các người Đông-Nam-Á khác đã khám-phá các đảo ngoài Biển Đông ngay từ khi phát-minh ghe thuyền, không chờ đợi đến khi người Trung-Hoa hàng ngàn vạn dặm xa-xăm đến đây để ghi công “khám-phá” hão!
5.2 – NHỮNG HIỆN-TƯỢNG THIÊN-NHIÊN KHÁC

Ngoài bão-táp là thiên-tai khủng-khiếp nhất, các vùng đất Đông-Nam-Á nằm ngoài đại-dương còn trải qua một số các thiên-tai khác như, động đất, núi lửa, đất trùi, sóng thần, lụt lội v.v...


5.2.1 – SÓNG THẦN

Ngoài khơi Việt-Nam, tuy có một số chấn-động địa-chất ngầm dưới biển xảy ra ngay trong thế-kỷ thứ XX nhưng đã không gây nên một thiệt-hại nào. Vùng Hoàng-Sa và Cù-lao Thu ghi-nhận ít nhất 6 lần địa-chấn. May mắn không có cơn sóng thần nào tàn-phá duyên-hải nước ta.

Sóng Thần (Tsunamis) gây nên bởi những trận động đất dưới lòng biển sâu. Sóng thần không do gió phát-sinh và vì chúng có độ dài sóng rất lớn nên mắt thường của chúng ta không thể nhận ra được khi sóng thần còn ở ngoài biển rộng. Chấn-động của cơn địa-chấn truyền đi trong lòng biển với vận-tốc nhanh tới 400-500 gút. Trên mặt biển, đó là những làn sóng chỉ cao đến vài ba bộ Anh, nhưng chiều dài lên tới trên 100 hải-lý. Tuy thủy-thủ hải-hành trong khu-vực động đất không nhìn thấy sóng nhưng thường cảm thấy tàu thuyền của họ bị đập mạnh một hay hai cái theo chiều thẳng đứng giống như bị mắc cạn rồi thôi.

Khi tiến đến gần bờ, vì vận-tốc sóng vẫn cao trong khi đáy biển trở thành nông cạn, sóng bất thần bị chận lại nên trong khoảnh-khắc, biên-độ vụt gia-tăng ghê gớm. Những đợt sóng khi đó có thể cao tới 50-100 feet, di-chuyển rất nhanh, tàn-phá tất cả những gì trên đường đi của chúng, vào sâu trong nội-địa nhiều cây-số.

Hai nước Phi-luật-Tân và Nam-Dương chịu đựng liên-tiếp nhiều tai-ương về động đất. Sóng thần đã cuốn trôi nhiều làng mạc, quét sạch nhà cửa, ghe thuyền, con người và súc-vật ra biển. Các đảo phía cực đông của Trường-Sa, nằm gần với rãnh sâu Palawan có thể chịu những tai-họa thảm-khốc nếu sóng thần xảy ra.

Bờ biển Việt-Nam chạy lài lài ra khơi, nước ta may mắn không tiếp giáp với một bất cứ một rãnh sâu nào của đại-dương (trench) nên thoát tai-nạn những cơn sóng thần.

Việt-Nam và Biển Đông còn may mắn hơn nữa vì nằm ngoài Vòng Lửa Thái-bình-Dương (Cercle de Feu) là khu-vực không từng bị nạn động đất nào tàn-phá trầm trọng. Nói về sự bền vững của nền lục-địa xứ ta, Giáo-sư Phạm-Hoàng-Hộ viết rằng "Việt Nam nằm trên khối Indosinias của vỏ Trái đất bền vững từ mấy trăm triệu năm nay" (Cây cỏ Việt-Nam, 1993).


Hình 67 Hình-ảnh cơn sóng thần tiến vào bờ biển.
Theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà địa chấn và các nhà hải dương học trong nước và quốc tế, sóng thần ít xảy ra và không quá nguy hiểm ở vùng biển Việt Nam.

Tuy nhiên, theo “Trang thông tin trực tuyến của The Vietnamese Geosciences Group” ngày 10/12/2005 00:40, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, tại phía tây Philippines (tức rìa phía đông Biển Đông), từng xảy ra động đất mạnh với đầy đủ các điều kiện để gây ra sóng thần như năng lượng đủ lớn (M > 8), độ sâu chấn tiêu nhỏ (h < 30 km) và có cơ chế trượt thuận. Đồng thời tại đây thực tế cũng đã xảy ra sóng thần.

Trang www.vngg.net cho biết thêm: Mặt khác, các số liệu GPS đo dịch chuyển tuyệt đối ở Việt Nam và Thái Lan cho thấy chuyển dịch của Đông Dương về phía đông có vận tốc 3±0,2 cm/năm. Chuyển dịch của Philippines về phía tây không dưới 8 cm/năm. Như vậy, tốc độ chuyển dịch tương đối giữa hai mảng không dưới 10 cm/năm. Tốc độ này lớn hơn so với tốc độ của mảng Ấn Độ hút chìm dưới mảng Burma. Vì thế, nếu động đất có khả năng gây sóng thần xảy ra tại ranh giới giữa mảng Philippines và mảng châu Á, nguy cơ sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam sẽ rất cao.
5.2.2 – VÒI RỒNG

Người đi biển và dân duyên hải thường thấy các cột nước bị cuốn hút lên trời mà họ gọi là rồng hút nước.

Rồng Hút Nước hay Vòi Rồng là một hiện-tượng sáo trộn của không-khí ngoài biển, chẳng hạn như sự đụng-chạm giữa hàn-diện và nhiệt-diện khi hai luồng không-khí nóng lạnh gặp nhau.

Hình 68Hình-ảnh Rồng hút nước.
Tương-tự như bão nhưng Vòi Rồng xảy ra trong một phạm-vi nhỏ hẹp hơn với những đặc-điểm hơi khác-biệt như sau:

- Vòi Rồng là một cơn lốc có hình-dáng như chiếc phễu, cột nước từ mặt biển bị gió cuốn xoáy cao dần lên bầu trời đầy mây đen cumulus.

- Nước của Vòi Rồng có thể là nước mặn bị hút từ biển lên hay có thể là nước ngọt do hơi nước đọng lại thành mưa.

- Gió thổi của giông bão ở Bắc-bán-cầu xoáy theo chiều kim đồng-hồ và nghịch lại ở Nam-bán cầu. Chiều gió trong hiện-tượng Vòi Rồng không theo quy-luật đó, gió có thể thổi theo cùng chiều hay ngược chiều với kim đồng-hồ tuỳ theo với chiều gió lúc thành-lập.

- Vòi Rồng thường có đường kính từ vài bộ đến nhiều trăm bộ Anh, chiều cao từ vài trăm đến nhiều trăm bộ Anh. Vòi Rồng ít khi kéo dài tới hơn một tiếng đồng-hồ.

- Sức mạnh của Vòi Rồng thay đổi, nhẹ thì như một con trốt cuốn bụi, mạnh thì có thể đánh chìm thuyền nhỏ, làm hư-hại tàu thuyền hạng trung. Dù mạnh nhất, Vòi Rồng cũng không ảnh-hưởng mấy cho các tàu viễn-duyên, cho dù tàu có đi lọt ngay vào trung-tâm của nó.

- Thủy-thủ các tàu thuyền đi ngang Vòi Rồng cho biết có khi thấy sâu bọ hay tôm cá rơi rớt trong mưa.
5.2.3 - Thủy-triều đỏ và Thủy-triều đen.

Thủy-triều đỏ và thủy-triều đen không phải là hiện-tượng nước biển lên xuống do hấp-lực của các vì tinh-tú.

"Thủy-triều đỏ" được biết từ nhiều ngàn năm trước. Sách sử ghi lại một cách rùng-rợn là “âm-binh của Thần Biển”: Nước biển từ màu xanh dần-dần bị nhuộm đỏ hồng như màu máu. Đêm đêm, những ngọn sóng lớn bừng lên trên mặt đại dương. Những con rắn màu lửa khổng lồ, xô đuổi nhau vào bờ... Thổ dân sống ven bờ Bắc Mỹ khi phát hiện được hiện tượng này đã đoán chắc một tai họa đang đến với họ trong cuộc sống chài lưới: cá biển sẽ chết trắng trên mặt nước; trai, ốc, sò hến… sẽ “sinh độc” không thể ăn được như trước đó. Cả bộ-lạc sống bằng nghề cá không bị ngộ độc, rồi cũng sẽ chết đói hầu hết... Thiên-tai khủng khiếp!

Ngày nay, người ta biết "Thủy-triều đỏ" do sự "nở hoa" của tảo. Đó là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo... Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Cũng có những loài tảo không "nở hoa" nhưng sản sinh độc tố; cá và các loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể.

Tảo gây thủy-triều đỏ thường thuộc các giống Goniaulax, Gynodinium, Perdinium… ngành “tảo hai rãnh” Dinophyta.


Hình 69 - Tảo Hai rãnh (Dinophyta).
Cách đây mấy năm "Thủy-triều đỏ" xảy ra ở Bình Thuận và vài vùng biển khác. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, cán bộ Viện Hải dương học Nha Trang, mầm mống của tảo sẵn có trong nước biển nên có thể "nở hoa" bất cứ ở đâu khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng, hay ô nhiễm môi trường biển... ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại như vậy.

Ông Lâm cho rằng chúng ta có thể hạn chế thiệt hại do "thủy-triều đỏ" gây ra, với điều kiện phải đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu cơ bản. Đối tượng nghiên cứu ở đây không chỉ là tảo gây hại, mà phải điều tra cả những yếu tố tác động đến môi trường biển như tính chất vật lý, hóa học, nhiệt độ, dòng chảy, nguồn nước thải ra biển, đặc điểm kinh tế - xã hội...

Còn Thủy-triều đen là một sự ô nhiễm biển cả, do dầu tràn ra biển.

Diễn-tiến tác-hại dầu tràn trên môi-sinh theo các bài viết: Oil Spills, Greenpeace USA, National Geographic như sau:

- Với dây truyền thức ăn: Dầu làm nhiễm độc phiêu-sinh-vật plankton. Cá nhỏ ăn phiêu-sinh-vật, cá lớn ăn cá nhỏ. Hải-cẩu, cá voi, cá heo, chim và người ăn cá. Tất cả trúng độc.

- Với các loài hải-sinh-vật có vú: Dầu dính vào bộ lông các loài có vú, làm mất đặc-tính cách nhiệt. Khi thân-nhiệt bị mất, con thú chết. Cá voi và cá heo ngạt thở, bị chết khi dầu làm nghẹt đường khí-quản. Dầu làm gan và thận của rái cá và hải-cẩu trúng độc, chúng thường chết. Hơi từ dầu bốc hơi cũng gây nạn ngộp thở.37

- Với các loài chim. Chim ngộ độc vì cố rỉa lông khi bộ lông của chúng dính dầu. Thường chúng chết sau vài giờ. Khi bộ lông đã bị dính dầu, thân chim không giữ thân-nhiệt. Chỉ cần chừng 1 inch trên thân chim hở ra trong vùng khí-hậu lạnh là chim chết. Nếu dính nhiều dầu, vì quá nặng, chim không bay được và cũng có thể không bơi nổi mà bị chìm. Cho đến một giọt dầu nhỏ cũng có thể làm chim không còn đẻ trứng được.

- Với cá. Dầu làm cá trúng độc rất nhanh khi dầu được hút qua mang cá hay khi cá ăn phải thức ăn dính dầu. Dầu phá-hủy trứng cá hay nhẹ hơn, làm thành cá "quái-thai".

- Trên bãi biển. Khi dầu tràn vào bờ biển, nếu không được làm sạch sẽ, dầu sẽ thấm vào đất và cả vùng bờ "chết" và không còn là nơi sinh sống của bất cứ loài vật nào.38

Khi dầu tràn trôi vào bờ, nhiều bãi biển bị ô-nhiễm và không có khách du-lịch nào lai vãng. Dầu tác-hại cơ-thể con người cũng như tác-hại mọi sinh-vật khác, nặng thì gây tử-vong, cần phải điều-trị ngay.

Khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển hàng năm qua các vùng biển ngoài khơi Việt Nam từ Trung Đông tới Nhật Bản và Triều Tiên. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam đang tăng lên hàng năm.

Biển Đông đã trở thành một trong các địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất thế-giới. Các vùng có các hoạt động dầu khí là vùng biển vịnh Bắc-Việt, vịnh Thái Lan và Quần đảo Trường-Sa. Các hoạt động giao-thương kèm theo việc khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm dầu nghiêm trọng. Các tầu trở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường. Sóng biển và gió đều có chiều hướng đưa lượng dầu thoát ra tấp vào bờ biển Việt Nam.

Theo thống kê của cục Môi trường, bộ Khoa học và Môi trường, từ năm 1987-2006 đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển nước ta. Nghiêm trọng hơn cả, dầu tràn ngoài biển, sau khi phá-hoại môi-trường biển, bãi biển, dầu đã theo nước trôi sâu vào các dòng kênh rạch nơi tập trung đông đảo dân cư...

Trong những tháng dầu năm 2007, tại-nạn dầu loang tệ-hại nhất trong vùng Đông-Nam-Á dã đến với Việt-Nam. Tất cả biển miền Trung và miền Nam đều thấy váng dầu, nhiều bãi biển danh tiếng bị ô-nhiễm. Giới am-hiểu vấn-đề cho biết rất có thể dầu đã tràn ra từ các giàn khoan của Trung-Cộng. Khả-năng chống nạn này của Việt-Nam cho dù cố-gắng, nhưng đã bị vượt quá xa tầm tay.





Hình 70 - Diễn tập xử lý sự cố tràn dầu một vùng nhỏ tại vịnh Hạ Long. www.nea.gov.vn/onhiem.htm
Khi bình-luận việc này, Ông Vũ Quang Việt viết rằng: Quyết định của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn-Tấn-Dũng cho thấy Việt Nam hình như rất lúng túng chưa biết mình phải làm gì vì chỉ nói đến điều tra quốc tế một cách quá chung chung... Tuy nhiên con đường để giải quyết chính có thể là trên cơ sở Công ước về Luật Biển Liên Hợp Quốc (Convention on the Law of the Sea) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã ký kết. Do khả năng rất giới hạn về kỹ thuật để theo dõi, kiểm tra một diện biển rất rộng, khả năng phân tích hạn chế của nhà nước Việt Nam cũng như tính quốc tế của vấn đề, việc sử dụng tới sự giúp đỡ tìm nguyên nhân, xác định thiệt hại và làm trọng tài để giải quyết đền bù các thiệt hại do một bên gây ra chính là cơ quan Liên Hợp Quốc, thông qua International Seabed Authority - Hội đồng quyền lực quốc tế về đáy biển.39.

Trước đó, Bà Đỗ Tuyết Khanh cũng dã nói đến “Quyền tự chủ quốc gia và chuẩn quốc tế trong kinh tế” khi đề cập đến những tai-nạn gây thiệt-hại rất lớn liên-hệ quốc-tế loại này.40


6 – BIỂN ĐÔNG, NHỮNG SỰ KỲ-DIỆU THIÊN-NHIÊN.

Ngoài những hiện-tượng thiên-nhiên xảy ra như đã nói ở trên, Biển Đông còn ghi-nhận một số sự kiện đáng gọi là kỳ-diệu trong một vài sự sự kiện khác .


6.1 – SỰ KỲ-DIỆU VỀ TỪ-TÍNH.

Người đi biển phải thường-trực lo lắng nhất trong việc định-hướng và xác-định vị-trí con tàu. Trước khi la-bàn điện trở thành dụng-cụ căn-bản của chiến-hạm và thương-thuyền, kim chỉ nam và la-bàn từ đã là những người bạn trung-thành nhất của các nhà hàng-hải. Ngày nay trên những du-thuyền chạy buồm người ta vẫn cho thiết-trí la-bàn từ và trên những tàu lớn, một chiếc la-bàn từ, sau khi được điều-chỉnh cẩn-thận, luôn luôn là dụng-cụ được thuyền-trưởng tin cậy nhất, dùng để kiểm-soát những "phản-trắc bất-thường" của la-bàn điện.




Hình 71 Hải-đồ ghi-nhận độ từ-sai không đáng kể trong vùng Hoàng-Sa.
Khi người Việt bắt đầu dùng la-bàn trong khoa địa-lý và hải-hành, tiền-nhân chúng ta hẳn đã rất ngạc-nhiên là hướng của kim chỉ nam lại hoàn-toàn phù-hợp với hướng Bắc-Nam địa-dư.

Thiên-nhiên đã tạo nên một vài vùng biển đặc-biệt trên thế-giới mà ở đó không có độ lệch từ-tính như Biển Ả-Rập và Biển Đông. Một trong nhiều nguyên-nhân tạo nên nền văn-minh hàng-hải ở Đông-Nam-Á có lẽ cũng vì sự nhiệm-mầu đó. Trong lúc la-bàn từ sai trệch 30, 40 độ tại nhiều nơi khác trên thế-giới, kim định-hướng của nó lại chỉ ngay đúng phương Bắc địa-dư khi con tàu tiến vào vùng Biển Đông.

Theo những tài-liệu về khoa thế-giới địa-từ, ngoài độ từ sai bằng Zéro, Biển Đông còn có những đặc-điểm từ-tính khác như sau:

- Biển Đông nằm trong vùng mà độ sai lệch từ không thay đổi (hay thay đổi rất nhỏ). Hãy tưởng tượng đến sự rắc rối gây cho các nhà hàng-hải khi kim la-bàn từ sai-lệch tới 30, 40 độ mà lại còn biến-thiên thường-niên hàng chục phút nữa: họ sẽ phải cộng trừ, thêm hay bớt (Đông hay Tây) vào những trị-số được cho biết trước đây trong tài-liệu.

- Biển Đông lại đặc-biệt hơn vì nằm trong vùng "xích-đạo từ". Tương-tự như trong vùng nhiệt-đới địa-dư, các la-bàn điện hoạt-động trong điều-kiện tốt nhất; các dụng-cụ trắc-định từ-tính cũng không cần điều-chỉnh nhiều những khi hoạt-động tại nơi có "vĩ-độ từ" thấp hay gần đường xích-đạo từ. Trường-hợp tàu thuyền chạy lên Bắc-cực hay đi xuống Nam-cực, la-bàn điện dần dần trở nên vô-hiệu và thành vô-dụng tại hai cực địa-dư. La-bàn từ cũng vậy, sẽ trở nên vô-hiệu ở hai cực địa-từ.


Hình 72 Biển Đông không có độ sai từ và vị-trí vùng Cà-Mâu Trường-Sa nằm trên xích-đạo từ.
Từ khi vòng từ-trường Van Allen bao quanh trái đất được khám-phá, khoa Địa-từ-trường tiếp-tục được nghiên-cứu học hỏi. Từ-trường ảnh-hưởng rất nhiều tới sinh-hoạt mọi loài và cả đến sinh-mạng trên trái đất. Một ngày nào đó, có thể trong vài chục ngàn năm sắp tới, hai cực Nam-Bắc địa-từ sẽ đổi ngược lại thành Bắc-Nam. Biển Đông với vị-trí đặc-biệt cũng là nơi cần-thiết phải có sự quan-trắc các hiện-tượng địa-từ-trường.

Người Tàu nhận rằng họ sáng-chế Kim Chỉ-Nam nhưng không hề biết những đặc-tính về từ-trường của Biển Đông. Sách cổ Trung-Hoa ghi rằng vùng đất mẹ đẻ của từ-thạch ở Miền Nam, họ kính-ngưỡng cầu-khẩn thần núi Linh-Sơn vùng Đại Lãnh (Varella), họ sợ Hoàng-Sa hút sắt làm tàu thuyền của họ mắc cạn ở Biển Đông.



tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương