MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa



tải về 1.84 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.84 Mb.
#23677
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

XHCN Việt-Nam có quân trên các đảo Sinh-Tồn, Sinh-Tồn Đông, Đảo Len và Đá Co Lin. Tình-hình quân-sự ở đây thường-trực căng thẳng. Từ đầu năm 1988, quân Trung-Cộng đã đổ-bộ và đóng trên hai hòn đá Ken Nan (Chiqua Reef hay Dongmen Jiao) và Gác Ma, nằm chen kẽ với Việt-Nam; khoảng cách nhau chỉ khoảng 3 hải-lý. Vào đầu năm 1992, Trung-Cộng lại chiếm thêm hòn Đá Ba Đầu (cực Đông-Bắc của Union Reefs) và Hòn Đá Lạc (có lẽ là hòn đá gần Nam-Yết).

Đặc-biệt quân hai bên cùng trú-đóng trên một rặng đá ngầm nhỏ có tên Johnson Reefs. Nhìn trên hải-đồ, ta có thể nói: cùng trên một “đảo” mà có hai lực-lượng thù-nghịch: Việt ở đầu Bắc (đá Co Lin) và Tàu ở đầu Nam (đá Gác Ma).



- Nhóm Nam-Yết/Ba-Bình/Đá Lớn- Nhỏ.

Gồm có: - Đá Nhỏ hay Discovery Small Reef

- Đá Lớn hay Discovery Great Reef

- Đá Đền Cây Cỏ hay Western Reef

- Đảo Nam-Yết hay Namyit Island

- Đá Ga Ven Gaven Reef

- Đảo Thái-Bình hay Itu-Aba Island

- Đảo Sơn-Ca hay Sand Cay

- Đá Đô-Thị hay Petley Reef.

Các hòn đá đứng riêng rẽ: Đá Nhỏ, Đá Lớn, Đá Đèn Cây Cỏ.

Các đảo đá còn lại nằm trên một vòng san-hô Tizard Bank. Khu này có đảo rộng nhất của quần-đảo là Ba-Bình và cũng có đảo cao nhất là Nam-Yết (tương-đương Song-Tử Tây). Những lùm cây lớn nhất cũng mọc tại đây. Mật độ quân trú-phòng ba nước thật cao trong một vùng biển nhỏ hẹp.


Hình 175 Nhóm đảo Tizard Bank.
- Đảo Nam-Yết. Nam-Yết, Namyít hay Nam-Ai, tuy nhỏ hơn Ba-Bình ...nhưng (cùng với Song Tử Tây) lại là hòn đảo cao nhất của quần-đảo. Chiều dài vào khoảng 700m, ngang 250m, cao 4.7m (15ft). Sách China's Boundaries của Ying Cheng Kiang (Illinois, 1984) ghi đảo này cao tới 61ft, Ocean Yearbook 10 (Chicago 1993) viết 20m kể cả cây; cả hai cao-độ này có lẽ đều là quá đáng.

Chung-quanh đảo có vòng san-hô và nhiều bãi đá ngầm. Trên đảo có những cây dừa, cây bàng, mù u, nhàu và nhiều giống cây nhỏ, cỏ gai vùng nhiệt-đới.

Công-sự phòng-thủ được Công-binh VNCH xây cất khá kiên-cố. Trong khoảng l974-1975, Bộ Chỉ-huy toàn-thể quần-đảo đã được đặt ở đây. Trên đảo có nhà cửa, hồ nước mưa, tiện-nghi khá đầy đủ. Nước giếng không ngọt, hơi lờ lợ; không dùng nấu ăn nhưng dùng tạm được cho tắm giặt. Với những dụng-cụ lọc nước thương-mại ngày nay, người ta có thể chuyển-biến nước giếng thành nước uống được.

Quyết-định sáng suốt của Hải-Quân VNCH khi đặt Bộ-chỉ-huy phòng-thủ Trường-Sa ở Nam-Yết dựa trên các yếu-tố binh-địa như sau:

- Trừ Ba-Bình, đảo này đáng kể là quan-trọng hơn hết trong vùng. Nam-Yết là đảo nhiều sinh-động, lại có lợi-thế là đảo cao nhất của quần-đảo.

- Phòng-thủ dễ dàng dựa vào thiên-nhiên, cây cối giúp bao-phủ công-sự, san-hô bao bọc gần khắp chung quanh, lại có một vùng đáy cát làm chỗ neo rất tốt về phía Bắc.

- Nằm ở khu trung-ương, liên-lạc dễ dàng với cả các toán phòng thủ Song-Tử Tây ở phía Bắc và toán phòng-thủ đảo Trường-Sa phía Nam.

- Vị-trí tốt nhất để canh chừng hoạt-động của Đài-Loan ở Ba-Bình và cả Phi-luật-Tân ở khu-vực Đông và Đông-Bắc quần-đảo.

Đảo Nam-Yết có cầu tàu nằm ở phía Bắc, đối-diện với Đảo Ba-Bình của Trung-Hoa QG. Cầu tàu này tương-đối mới.

Hình 176 Vị-trí Đảo Nam-Yết trong hình thang chiến lựợc phòng-thủ Quần-đảo Trường-Sa vào đầu thập-niên 1970.73
Khi quân Cộng-Sản Việt-Nam khởi-sự chiếm-đóng quần-đảo Trường-Sa, bộ chỉ-huy chính không còn được đặt ở đây nữa. Tuy nhiên Vinaphone sắp phủ sóng đến Trường-Sa, trạm BTS (Business Telecom Solutions) đầu tiên sẽ được đặt tại đảo Nam Yết với thiết kế đủ phủ sóng cho các đảo lân cận và truyền về đất liền, vì tính-cách trung-ương của đảo (Báo Lao Động 27/4/2006)

- Đảo Ba-Bình. Ba-Bình hay Thái-Bình hay Itu-Aba là đảo lớn nhất của quần-đảo Trường-Sa. Đài-Loan chiếm đảo này tháng 6/1946, họ rút quân về Đài-Loan năm 1950. Khi anh em Cloma người Phi-luật-Tân tuyên-bố khám-phá Trường-Sa, Đài-Loan gửi quân trở lại đảo Ba-Bình này 20 tháng 5 năm 1956.


Hình 177 Bản-đồ đảo Ba Bình.
Trên hải-đồ, chiều dài đảo đo được khoảng 1.2km, chiều ngang khoảng 450m. diện-tích 0.41km2 (chừng 100 acres). Độ cao chừng 13ft (4.0m), thấp hơn đảo Nam-Yết một chút. Trung-Hoa Đài-Loan xây cất nhiều cơ-sở quân-sự, có súng lớn, có đài kiểm-thám, có cầu tàu ở phía nam của đảo dành cho các tiểu-đĩnh đi tuần-tiễu. Ước-lượng quân trú-phòng tới một tiểu-đoàn, tuy vậy nếu nói cơ sở 800-1000 lính và cư-dân (?) thì có vẻ quá đáng. Căn-cứ này được bố-phòng kiến-cố nhất quần-đảo trong tình-trạng hiện nay và có lẽ cả trong tương-lai nữa.

Niên-giám 1993 của Trung-Hoa Đài-Loan cho kích-thước đảo Ba-Bình hơi khác: dài 1,360m, rộng 350m, cao trung bình 3.8m, diện-tích 489,600m2. Bề mặt đảo có vẻ được ước-lượng sai quá lớn. Đảo không thể lớn hơn diện-tích hình ellipse và chắc-chắn nhỏ hơn hình chữ-nhật 1360m x 350 rất nhiều!




Hình 178 Hình của Trung-Hoa Đài-Loan công-bố về hoạt-động của họ trên đảo (1994).
Những hình-ảnh Đài-Loan công bố gần đây nhất cho thấy Thủy-quân Lục-chiến của họ đã cải-biến đảo khác hẳn hồi thập-niên 1960-1970. Nhìn xa thấy đảo Ba Bình như to cao hơn xưa. Cây cối mọc rất nhiều và tươi tốt, che-phủ các hệ-thống bố-phòng kiên-cố. Quân trú-phòng có cơ-sở sinh-sống thoải-mái, tập-luyện thường-xuyên, trang-bị đầy đủ với cả xe lội nước…

Đảo này lớn, thuận-tiện nhất trong việc thiết-lập một phi-trường cho những phi-cơ chiến-thuật cần phi-đạo ngắn. Cầu tàu nay đã được nới rộng rất lớn. Nhờ hàng san-hô bao quanh, mặt nước khá yên-tĩnh nên tiểu-đĩnh có nơi cặp bến khá tốt.

Pháp và Việt-Nam đã thiết-lập một đài khí-tượng ở đây. Trước Thế-chiến II, đài hoạt-động rất hữu-hiệu mặc dù gặp khó khăn tìm kiếm người tình-nguyện. Ông Trần-văn-Mạnh cho biết, khi đang phục-vụ tại đây, Ông đã bị lính Nhật giam giữ khi chúng chiếm đảo vào năm 1941.74

Đài Ba-Bình mang chỉ-danh là 48 919 thời Pháp-thuộc. Số hiệu này do World Meteorological Organisation cấp-phát cùng với các đài quan-trắc ở các đảo Hoàng-Sa (48 860) và Phú-Lâm (48 859).


14.5.3 – KHU BẮC

Gồm có:


- Đảo Loại Ta hay Loaita I. (Kota)

- Đảo Lankiam Cay (Panata)

- Đá Su-Bi hay Subi Reef

- Đảo Thị-Tứ hay Thitu I. (Pagasa)

- Đảo Sandy

- Đá Men Di hay Menzies Reef

- Đảo Bến Lộc hay West York I. (Licas)

- Đá Nam hay South Reef

- Song-Tử Tây hay South West Cay

- Song-Tử Đông hay North East Cay (Parola).

- Đảo Loại Ta. Đảo Loại-Ta nằm về phía cực Nam của bãi ngầm Loaita Bank. Bãi này dài tới 60 hải-lý chạy từ hướng Tây-Nam lên Đông-Bắc. Phía Đông đảo Loại-Ta có đảo Lankiam nhỏ bé hơn, phía Tây có Hòn Loại-Ta Nam. Tận cùng phía Bắc của Bãi Loaita Bank là Đá Men Di. Phía Đông của đá Men Di có đảo Bến Lộc rộng hơn tất cả các hòn đảo kia, diện-tích tới gần 20 acres.


Hình 179 Bia chủ-quyền của Việt-Nam thiết-lập trên đảo Loại-ta trong thập-niên 1960. Hiện Phi-luật-Tân đang chiếm-đóng đảo này.
- Đảo Bến Lộc và đảo Loại-Ta cấu tạo bởi san-hô và cát. Trên đảo có một số cây và rất nhiều phân chim.

Quân phòng-thủ Phi-luật-Tân trú-đóng trên ba đảo Loại-Ta (Loaita Island, Kota), Lankiam (Panata) và Bến Lộc (West York Island, Licas).

- Đảo Thị-Tứ. Đảo này hình bầu dục, chung quanh đảo có rất nhiều rong biển và các bãi đá ngầm. Trên đảo có một số cây như cây mù-u, cây bàng.

Cùng nằm trên rặng đá ngầm Thitu Reefs có đảo cát Sandy.

Quân Phi-luật-Tân phòng-thủ trên đảo Thị-tứ (Thi Tu Island, Pagasa), đã xây phi-đạo nối dài ra biển.

Quân Trung-Hoa Đỏ chiếm-đóng Hòn đá Su-Bi (Subi Reef, Jhubi Jiao) cách đảo Thị-Tứ chừng 14 hải-lý về hướng Tây-Bắc.


Hình 180 Không-ảnh đảo Thị-Tứ (Pagasa) do Phi chiếm đóng.
- Đảo Song-tử Đông, Song-tử Tây. Song-tử Đông hay Northeast Cay và Song-tử Tây hay Southwest Cay là hai đảo thuộc rặng đá ngầm North Danger Reefs.


Hình 181 Khi Pháp rút khỏi Việt-Nam, Hộ-tống-hạm Tụy-Động, HQ-04 là chiến-hạm HQ/VNCH đầu-tiên công-tác tuần-tiễu Trường-Sa (22/8/1956).
Hai hòn đảo này như anh em sinh đôi nằm về phía Bắc của quần-đảo ngang vĩ-độ với Phan-Rang. Trên đảo có những cây cao trung-bình, nhiều phân chim có thể chế-biến thành phân bón. Vòng quanh hai đảo này, về phía Đông và Nam chừng 5 hải-lý có nhiều mõm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây.

Song-tử Đông (North East Cay, Parola) hơi tròn hơn, rộng gần 20 acres, có quân trú-phòng Phi-luật-Tân.

Song-Tử Tây hình lưỡi liềm, diện-tích nhỏ hơn Song-Tử Đông, nhưng lại là đảo cao nhất tại Trường-Sa (khoảng 4-6 m). Có người cho rằng bãi biển ở đây đẹp nhất Việt-Nam.

Hòn Đá Nam cách xa đảo Tây này chừng 5 hải-lý về phía Nam Tây Nam.



Quân Việt-Nam chiếm-đóng đảo Song-tử Tây và hòn Đá Nam. Hai đảo Đông và Tây chỉ cách nhau khoảng 3 hải-lý, các quân trú-phòng Việt và Phi nhìn thấy quốc-kỳ của nhau khá rõ ràng.
14.5.4 – KHU ĐÔNG

Khu Đông của quần-đảo Trường-Sa là một vùng biển rộng lớn nằm gần quần-đảo Phi-luật-Tân. Khu này là vùng biển xa nhất trong Biển Đông nếu tính từ thềm lục-địa Á-châu trở ra, nó cách bờ biển Việt-Nam 500 hải-lý.

Có lẽ cả thế-giới đang chú-tâm nhiều đến các vùng biển phía Tây Trường-Sa là khu-vực đang có tranh-chấp gay gắt nhất diễn ra giữa Việt-Nam và Trung-Cộng mà quên đi vùng biển này trong một thời-gian khá dài.

Thật ra vùng biển rộng lớn này rất quan-trọng vì những điểm sau:

- Chiếm tới một phần ba diện-tích toàn-thể biển Trường-Sa, suýt-soát với Nam-phần Việt-Nam.

- Chỉ có quân trú-phòng của một quốc-gia duy nhất là Phi-luật-Tân.

- Diện-tích chỗ đáy biển nông cạn dưới 200m chiếm tới hai phần ba tổng-số diện-tích những vùng nông cạn tương-tự của quần-đảo. Lợi thế này đáng kể vì hiện nay kỹ-thuật khai-thác lòng biển còn rất khó khăn, tốn kém tại những nơi đáy biển quá sâu.

- Chỗ độc nhất trong cả hai quần-đảo Trường-Sa cũng như Hoàng-Sa đã được thăm-dò đầy đủ. Cho đến nay vị-trí túi dầu và trữ-lượng dầu cùng khí đốt đã được biết đích-xác nhất và cũng là chỗ độc nhất dễ-dàng cho việc khai thác.

- Trung-Cộng khởi-sự hành-động giả-dạng ngư-dân lặng lẽ lấn-chiếm kể từ tháng 2 năm 1995.

- Các đảo Bình-Nguyên và Vĩnh-Viễn. Vùng này rất ít đảo, đáng kể chỉ có hai đảo là:

- Đảo Bình-Nguyên hay Flat Island (Patag).

- Đảo Vĩnh-Viễn hay Nanshan Island (Lawak).

Diện-tích mỗi đảo có lẽ vào khoảng trên dưới 15 acres với cùng tính-chất địa-lý như các đảo khác của Trường-Sa. Quân Phi-luật-Tân chiếm-đóng cả hai đảo Bình-Nguyên (Patag) và đảo Vĩnh-Viễn (Lawak).

Đảo Vĩnh-Viễn dài chừng 580m, cao không quá 2m. Đảo Bình-Nguyên thấp hơn, rất hẹp bề ngang (240mX90m), nền đảo đang bị soi mòn. Trên mặt hai đảo san-hô này chỉ có lớp cát đất mỏng và phân chim. Có một ít cây nhỏ và lùm bụi cỏ vùng nhiệt-đới. Tuy đảo nhỏ như vậy, chính-phủ Phi cho biết đã thiết lập được phi-trường trên đảo Vĩnh-Viễn và thường-xuyên có hai chuyến máy bay nối liền các đảo với nội-địa Phi-luật-Tân.



- Các bãi cạn. Vùng này có nhiều bãi cạn không sâu quá 200m. Những bãi rộng lớn như sau:

- Bãi Cỏ Rong hay Reed Tablemount dài tới hơn 100 hải-lý, rộng nhất là 70 hải-lý. Tài-nguyên dầu khí vùng này đáng kể là nguồn lợi lớn lao nhất của quốc-gia Phi-luật-Tân. Các dàn khoan dầu đang hoạt-động và dự-trù cung-cấp ít nhất 10 phần trăm nhu-cầu cho cả xứ.

- Bãi Cạn Nam hay Southern Reef nằm về phía Nam của Bãi cỏ Rong, dài khoảng 45 hải-lý, rộng khoảng 25 hải-lý.

- Bãi Cá Ngựa hay Sea Horse Shoal là bãi ngầm san-hô nằm tận cùng hướng Đông của quần-đảo Trường-Sa.

- Các bãi Vành Khăn Sa-Bin, Bãi Cò Mây, Bãi Suối Ngà, Bãi Suối Ngọc, Bãi Trăng Khuyên (hay Trăng Khuyết?) nằm về phía Nam những bãi được kể ở những đoạn trên. Khu-vực các bãi chạy rời rạc dọc ngoài khơi của Palawan, cách đảo này từ 50 đến 100 hải-lý.


Hình 182 Hình-thể của Atolls và Tablemount theo sách American Practical Navigator của Bowditch
Hầu hết khu-vực bao quanh Bởi Bãi Cỏ Rong, bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal), bãi Cá Ngựa và bờ biển Palawan đều đã được chính-phủ Phi-luật-Tân cho chia lô và thăm-dò. Các công-ty Dầu Khí cho biết tiềm-năng dưới lòng biển rất dồi dào.

Trong khu-vực ngang vĩ-độ với Trường-Sa, nhiều vị-trí được tìm thấy mỏ dầu khí, đang được khai-thác. Tại thềm lục-địa Việt-Nam, bốn giếng dầu lớn là Bạch-Hổ, Đại-Hùng, Dừa và Thanh-Long gợi lòng tham vô đáy của Trung-Cộng. Chắc chắn người Tàu cũng biết rõ tiềm-năng dầu-khí vùng Cỏ Rong, nhưng chúng chưa áp-dụng biện-pháp mạnh với Phi-luật-Tân để tranh-giành. Chính-sách "tầm ăn dâu" mới được Trung-Cộng khởi-sự cho thi-hành từ cuối năm 1994, khi chúng lén chiếm đá ngầm Vành Khăn.




Hình 183 Những khu-vực Phi-luật-Tân đã cho đấu-thầu khai-thác dầu khí.
Phi đang cố gắng đẩy mạnh việc khai-thác tại Bãi Cỏ Rong. Song song với sự hoạt-động mạnh mẽ của những dàn khoan dầu nằm sát bờ biển bắc đảo Palawan, Phi-luật-Tân hy-vọng trong tương-lai sẽ trở nên một quốc-gia tự-lực về dầu lửa không cần nhập-cảng.

- Tranh-chấp về vùng đá ngầm Vành Khăn

Vào đầu tháng 2/1995, chính-phủ Phi-luật-Tân phát-hiện Trung-Cộng đã chiếm đóng hòn đá ngầm Vành Khăn. Trên hải-đồ quốc-tế, hòn đá ngầm này mang tên Mischief Reef, người Phi gọi là Panganiban, toạ-độ 9o58 N., 115o42 E. Vành Khăn là một vành san-hô nằm dưới mặt nước biển một vài thước. Ngoài Vành-Khăn, trên các bãi ngầm Jackson, Half Moon (Trăng Khuyên), Sabina (Sa-Bin) cũng có dấu vết xây cất của Trung-Cộng.

Có lẽ khởi-sự từ cuối năm 1994, Trung-Cộng đã cho quân-đội giả dạng làm thường-dân đánh cá, bất-thần chiếm hòn đá ngầm Vành Khăn. Một ghe của ngư-phủ Phi hành-nghề lẩn quẩn gần đó thì bị bắt, Chỉ khi Trung-Cộng thả ghe này ra, Phi-luật-Tân mới biết là nhiều cơ-sở của Tàu đã được xây-dựng trên những vùng quanh hòn đá ngầm này.


Hình 184 Kiến-trúc xây-cất trên hòn đá ngầm Vành Khăn mà Trung-Cộng đã tuyên-bố là chỗ trú-ẩn cho dân đánh cá (1994).
Vì Mischief và Half Moon chỉ cách đảo Palawan chừng 135 và 70 hải-lý, lại nằm quá sâu trong hải-phận 200hl. EEZ của họ, Chính-phủ Phi-luật-Tân rất lo ngại. Sự phản-đối lúc đầu rất mạnh mẽ, Phi cho công-bố hình chụp các kiến-trúc khá lớn do Trung-Cộng xây dựng trên những dàn kiểu nhà sàn. Phi cũng cho biết có 3 tàu lớn, 5 tàu nhỏ và một số ghe nhỏ đang neo hay chạy quanh quẩn gần đó.


Hình 185 Mischief Reef/Panganiban nay đã thuộc hẳn vào Trung-Cộng. Bức không-ảnh chụp khoảng năm 2001.
Biến-cố này chứng tỏ Trung-Cộng vẫn tiếp-tục sử-dụng biện-pháp quân-sự, nhưng khôn khéo hơn, để chiếm trọn các đảo ngoài Biển Đông. Lúc đầu, Trung-Cộng chối rằng không có âm mưu gì, sau đó lại nói cái dàn do dân đánh cá Trung-Hoa tự-động xây cất làm nơi trú-ẩn.

Hình chụp không-ảnh cho thấy rõ trên mặt nước là một căn-cứ quân-sự với bồn chứa nhiên-liệu, có cắm cờ Trung-Cộng. Cơ-sở đủ lớn để có thể trang-bị nhà máy điện và nhiều đài Radar.

Về tàu bè Trung-Cộng hoạt-động gần đó, Phi cho biết có nhiều khu-trục-hạm và một chiếc thuộc loại Dashi Class (Dazhi?). Nếu tin-tức này đúng thì tình-hình lúc đó khá nghiêm-trọng. Theo tài-liệu Jane's Fighting Ships, chiến-hạm Dazhi Class giữ nhiệm-vụ của một trạm yểm-trợ tiềm-thủy-đĩnh lưu-động.


Hình 186 Đặc-tính loại tàu Dazhi theo Jane's Fighting Ships năm 1995, trang 132.
Nhiều hình-ảnh, tin-tức, bình-luận chống-báng Trung-Cộng đã được đăng trên các báo-chí thế-giới. Sau mấy tuần-lễ không có một thay đổi gì khác xảy ra. Mặc dù đã thất-bại nhiều lần trong quá-khứ, Nam-Dương lại cố gắng mời các phe phái liên-hệ đến tham-dự một hội-nghị hòa-bình Biển Đông. Thiện-chí của Nam-Dương rất đáng ca ngợi, tuy vậy nỗ-lực của nước này chắc không đi được đến đâu. Trung-Cộng vẫn tiếp-tục đi hết tiến-trình vạch sẵn là chiếm từng hòn đảo một cho đến khi nào nuốt trọn gói Trường-Sa. Phi-luật-Tân nói rằng sẽ đưa nội-vụ ra toà-án Quốc-tế.

Tuy thế, lần này sự biến-chuyển về tình-hình quân-sự và ngoại-giao lại khác hẳn, đi ra ngoài dự-đoán của Trung-Cộng. Vào cuối tháng 3/ 1995, khi vừa bắt đầu thương-thuyết với Trung-Cộng một ngày tại Bắc-Kinh, Phi-luật-Tân bất-thần đưa hải-quân tới ngay vùng đá ngầm ngoài khơi Palawan. Lấy danh-nghiã bảo-vệ hải-phận, phi-cơ của Phi triệt-tiêu công-trình xây cất của Trung-Cộng trên các bãi ngầm Jackson, Sabina, Half Moon. 62 ngư-phủ người Tàu bị bắt. Cảnh-sát Phi-luật-Tân đã tố-cáo 62 người này xâm-nhập lãnh-thổ nước họ một cách bất hợp-pháp, mang theo chất nổ hủy-hoại hải-sản và săn bắt rùa biển là loài động-vật đang được nhiều nước bảo vệ. Thủ-tục truy-tố ra toà tiến-hành. Việc thương-thuyết Phi-Tàu ngưng lại. Tình-hình Biển Đông thêm căng thẳng. Vào ngày 31/3/1995, Đài-Loan lo ngại, gửi ba tuần-tiễu-hạm xuống tăng-cường vùng Pratas và có lẽ cả Trường-Sa. Rồi cuối cùng, nước nhỏ vẫn thiệt, Trung-Cộng nghiễm-nhiên chiếm đoạt Mitchief.

Lâu hay mau, Biển Đông rồi sẽ lại nổi sóng-gió bão-bùng.vì Trung-Cộng không để một nước láng giềng nào sống yên ổn!


Hình 187 Không-ảnh căn-cứ TC.


Hình 188 Không-ảnh căn-cứ TC trên Đá Chữ Thập.

Tình-hình Biển Đông hiện nay chỉ tạm ổn sau khi Trung-Cộng hoàn-thành việc thiết-lập các căn-cứ vững-chắc tại Hoàng-Sa và Trường-Sa như trình-bày trong mấy hình-ảnh tại:



www.oceandots.com/pacific/ spratly/fiery-cross.htm


Hình 189 Không-ảnh đảo Phú-Lâm, chụp dưới cánh máy bay.
15 – KIẾN-THỨC VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC CUỘC KHẢO-SÁT VÙNG HOÀNG-SA, TRƯỜNG-SA

Biển Đông như đã nói, là khu-vực biển quan-trọng nên đã có nhiều cuộc khảo-cứu trên đủ khía cạnh. Về phương-diện khoa-học, không ai dám nhận là biết nhiều về lớp nước bao bọc gần 3/4 điạ-cầu. Những cuộc khảo-sát, nghiên-cứu về Biển Đông và các đảo của nó vẫn tiếp-tục. Các nhà khoa-học hy-vọng càng ngày người ta càng thu-lượm được thêm nhiều kiến-thức về biển cả, để ứng-dụng làm cho đời sống con người thêm tươi đẹp hơn.

Trong vô-số cuộc khảo-sát Biển-Đông đã qua, chúng tôi xin lược duyệt một số công-trình như sau đây:
15.1 – KIẾN THỨC BIỂN ĐÔNG TỪ NHỮNG NGÀY XA XƯA

Người Việt đã hải-hành ngang dọc Biển Đông từ những thiên-kỷ trước công-nguyên. Trống đồng Đông-Sơn cùng các sản-phẩm khác của người Việt được phân-phối đi nhiều nơi ở Đông-Nam-Á. Vùng Biển Đông trong đó có cả Hoàng-Sa và Trường-Sa không xa lạ gì với người Việt. Biển này ví như cái sân trước của căn nhà Việt-Nam. Các đảo thân-yêu như cây cối trong vườn. Có đảo cận-kề bờ biển Việt-Nam như Tri-Tôn của quần-đảo Hoàng-Sa chỉ cách Cù-lao Ré có 123 hải-lý mà thôi, không tới một ngày chạy buồm là tới.

Muốn giải-thích sự hiện-hữu của các chứng-tích Lạc-Việt trên đất Phi-luật-Tân, Bornéo, Nam-Dương, Mã-Lai; ngườì ta còn có cách vẽ đường hải-hành từ Bắc-Việt ngang qua Hoàng-Sa và Trường-Sa để đến các nơi đó! Trên đường thương-buôn khắp Đông-Nam-Á, ghe thuyền Việt ta viễn-duyên nhiều ngàn hải-lý75 nên kiến-thức về những đảo cận-kề trăm dặm như Hoàng-Sa đã được cha truyền con nối.

Những chuyến hải-hành ra Thái-bình-Dương cũng từng được dân Bách-Việt thực-hiện hàng ngàn năm trước công-nguyên.76 Tuy dành cả một pho sách khổng-lồ để bàn về văn-minh Trung-Hoa, nhưng các tác-giả của nó là Joseph Needham, Wang Ling và Lu Gwei-Djen lại đoan-quyết rằng người Tàu không phát-triển hàng-hải, còn người Việt (Yueh) thời cổ mới chính là giống dân tiền-phong trong lãnh-vực đó. Lấy những dẫn-chứng cơ-sở từ sách sử Trung-Hoa, 3 học-giả gồm một Anh-cát-Lợi, hai Trung-Hoa đã truy-cứu ra rằng từ ngay thiên-kỷ thứ nhất trước Tây-Lịch, dân Bách-Việt đã từng buôn bán với Tây-bá-lợi-Á.

Truyền-thống hàng-hải như vậy vẫn tiếp-tục lưu-truyền và phát-triển sau nhiều ngàn năm. Trong thời cận-đại đôi khi vì sự sinh-tồn, người Việt "thuyền-nhân" đã từng nhập bọn với cả hải-tặc để tấn-công bờ biển Trung-Hoa từ thời nhà Tống, nhà Thanh.


Hình 190 Ghe bầu, một loại thuyền buồm Trung-Việt kiến-trúc tốt, vận-tốc cao, có khi chạy tới 12 gút.
Người Việt theo nhà ngoại-giao Anh đầu thế-kỷ 19 như John Crawfurd, là những nhà hàng-hải can-đảm và giỏi giang nhất vùng Đông-Ấn (The Mandarin Road to Old Hué, Alastair Lamb, Edinburgh 1970: 263-264). Khi đến Đà-Nẵng, Crawfurd lại khen những thuyền của ta công-tác Hoàng-Sa đóng theo kiểu Mã-lai rất chắc chắn.

Nhà quân-sự Pháp như Đô-dốc d'Estaing thì khâm-phục sự phòng-thủ của ta khi đưa ra nhận-xét: Việc tuần-tiễu đường biển kể cả Hoàng-Sa khá nghiêm-ngặt. Chúa Võ-Vương có tới 400 súng đại-bác chế theo kiểu Bồ-đào-Nha, một số được lấy về từ những con tàu đắm ở Hoàng-Sa.77

Cũng theo những sách nghiên-cứu của các học-giả Joseph Needham và của G.R.G. Worcester, sử Trung-Hoa ghi-chép rất ít về các hoạt-động hàng-hải của nước họ. Nếu có nói đến hàng-hải thời cổ chăng nữa, sách sử Tàu cũng chỉ ghi được những mảnh vụn vặt mà họ thấy được từ những sắc dân khác-biệt với họ như Việt, như Ngô v.v...

Thật kỳ lạ, lần đầu tiên chính-sử Trung-Hoa kể tên một nhà hàng-hải thì người đó chẳng phải là một người Tàu chính-hiệu. Wang Gungwu viết trong cuốn Nanhai Trade, Kuala Lumpur 1959, trang 64-65 như sau: "Năm 607, vua Tùy nghe nói có một nước ở ngoài khơi Phúc-Châu, ra lệnh mở cuộc viễn-chinh... Trong chiến-dịch xâm-chiếm Đài-Loan (năm 610), có hai thành-tích liên-quan đến một vị thuyền-trưởng tên Hồ-Man là điều đáng lưu-tâm. Đây là lần đầu tiên chính-sử (Official Annals) đề-cập đến một nhà hàng-hải, nhưng tên tuổi lại không có vẻ gì là Tàu hết. Cái tên "họ Hồ người (Nam-) Man" cho thấy ông ta là người Việt (Tàu-hóa) hay có thể là người Việt miền Nam... Đoàn viễn-chinh gồm nhiều sắc dân miền Nam, kể cả người nói tiếng Mon-Khmer."

Xin ghi thêm: Đài-Loan là đảo nằm về phía cực bắc của Biển Đông không xa lạ gì với những dân hàng-hải như giống Việt. Những chuyến viễn-hành của họ được nhắc nhở tới trong sử Trung-Hoa từ trước thời Xuân-Thu Chiến-quốc. Khoa khảo-cổ cũng xác-nhận dấu-tích của giống dân này ở phía Nam tới Nam-Dương, phía Bắc tới Tây-bá-lợi-Á.78

Đối với kiến-thức của người Trung-Hoa về biển cả nói chung, người viết xin không bàn nhiều, chỉ xin thay lời một số nhà nghiên-cứu mà chép lại như sau:

- James Fairgrieve viết trong sách "Geography and World Power" rằng người Tàu là giống dân lục-địa với các thói quen và cách suy-nghĩ của người sống trên đất.79 Nguyên văn như sau: "China has never been a sea-power because nothing has ever induced her people to be otherwise than landmen, and landmen dependent on agriculture with the same habit and ways of thinking drilled into them through forty centuries."

- E. B. Elridge viết trong sách "The Background of Eastern Sea Power" rằng tâm-trí người Tàu hướng về nội-địa và kiến-thức của họ về biển cả thật là ít ỏi.80 Nguyên-văn như sau: "Essentially a land people, the Chinese cannot be considered as having possessed sea-power... The attention of the Chinese through the centuries have been turned inward towards Central Asia rather than outward, and their knowledge of the seas which washed their coast was extremely small."


15.2 – THỜI LÊ-NGUYỄN

Sách sử Việt-Nam ghi-chép về Hoàng-Sa từ thế-kỷ XVII với chi-tiết địa-lý rõ ràng trong sách "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư" (1630-1653) hay Toản tập An Nam lộ của Đỗ Bá Công Đạo, vẽ và ghi chú về “bãi cát vàng”, tức Hoàng-Sa."

Sau sách này, ta có "Phủ-biên Tạp-lục" một tác-phẩm của Lê-quý-Đôn mà trong đó ông tường-thuật những công-tác thi-hành chủ-quyền Việt-Nam trên Hoàng-Sa và Trường-Sa. Các đội Hoàng-Sa trách-nhiệm những đảo Cát Vàng và đội Bắc-Hải trách-nhiệm Trường-Sa, Phú-Quốc; tuân-hành theo lệnh Chúa Nguyễn.

Khởi-sự vào cuối thế-kỷ XVII, sau những chuyến đi biển hàng năm thường dài tới 6,7 tháng, các đội Hoàng-Sa đã báo-cáo lại mọi diễn-biến trên hải-trình làm kinh-nghiệm cho những chuyến công-tác sau này. Từ đời chúa Nguyễn-phúc-Nguyên (1613-1615) hay có thể trước đó nữa, các đội Hoàng-Sa đã được thành-lập để thu-lượm hải-vật. Học-giả Lê-quý-Đôn (1726-1784) từng tham-khảo sổ biên của Cai-đội Thuyên-đức-Hầu (một chức-quyền Hải-Quân cao-cấp ngày trước) thấy năm 1702 đội Hoàng-Sa lấy được 30 thỏi bạc, năm 1704 được 5,100 cân thiếc, năm 1705 được 126 thỏi bạc... Tóm lại, ta thấy rằng việc hải-hành ra Hoàng-Sa rất thường-xuyên và việc nghiên-cứu đường biển ngay trong thời các Chúa Nguyễn đã khá đầy đủ.

Năm 1815, vua Gia-Long sai Đội-trưởng Hoàng-Sa là Phạm-quang-Ảnh thám-sát và báo-cáo đường biển Hoàng-Sa. Năm sau đó, nhà vua chính-thức sai đặt bia và tuyên-bố xác-nhận chủ-quyền.

Năm 1834, vua Minh-Mạng sai Đội-trưởng Trương-phúc-Sĩ đo đạc và vẽ bản-đồ Hoàng-Sa.

Năm 1836, vua Minh-Mạng lại sai Thủy-quân Xuất-đội Phạm-Hữu-Nhật nghiên-cứu thêm chi-tiết địa-hình, hải-đạo Hoàng-Sa.



Hình 191 Thuyền buồm dùng đi Hoàng-Sa theo tài-liệu của Tiến-Sĩ Nguyễn-Nhã.
Việc xác lập chủ quyền là của Nhà nước chứ không phải của dân. Do vậy, phải sử dụng tư liệu của chính quyền. Mà ở VN mình thì tư liệu đáng tin cậy có nhiều. Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, người cả một đời nghiên cứu Hoàng-Sa: “Ở VN có một điều đặc biệt là tất cả các tài liệu đều là tài liệu công. Vua nói gì, bộ công nói gì, quan chức nói gì về chủ quyền Hoàng-Sa, tất cả đều được sử gia chép lại. Chứ Trung Quốc (TQ) thì chỉ suy diễn thôi. TQ không có tài liệu nào của chính quyền TQ nói về chủ quyền của TQ đối với Hoàng-Sa cả. Vì tên gọi Tây Sa cũng như Nam Sa là tên gọi sau này, bắt đầu từ 1909 mới có. Năm 1909 TQ đi thám sát mới đặt tên quần đảo Hoàng-Sa là Tây Sa vì cho rằng đây là đảo vô chủ “res nullius”
15.3 – THỜI PHÁP-THUỘC

Năm 1899, toàn-quyền Đông-Dương Paul Doumer cho nghiên-cứu về hàng-hải Biển Đông, đề-nghị xây cất hải-đăng trên Hoàng-Sa.

Sau đó, nhiều cuộc nghiên-cứu về hải-đạo, địa-chất, sinh-vật-học được thực-hiện. Thời-gian này, kiến-thức về các hải-đảo Biển Đông gia-tăng rất nhiều và những giả-thuyết về sự thành-lập các đảo san-hô đã đem công-bố. Hải-đồ với đầy đủ chi-tiết nông sâu giúp cho việc hải-hành ngoài Biển Đông thêm an-toàn. Tai-nạn đắm tàu giảm hẳn xuống.

Một hải-học-viện được xây cất tại Nha-Trang.




Hình 192Bản-đồ Hoàng-Sa do người Pháp vẽ vào thập-niên 1920, sau những khảo-sát địa-hình đáy biển. (BSEI Dec. 1934).
Chúng tôi xin kể những hoạt-động khảo-sát chính trong thời Pháp-thuộc như sau:

Năm 1925, một cuộc nghiên-cứu đại-quy-mô về địa-chất Hoàng-Sa đã tiến-hành dưới sự chỉ-huy của Tiến-sĩ A. Krempf, giám-đốc ngành Hải- Dương-Học Đông-Dương. Tàu Lanessan được dùng trong công-tác này. Krempf cùng các kỹ-sư thủy-đạo, hầm mỏ và thủy-lâm của đoàn thấy rằng Hoàng-Sa là một hành-lang nối dài của dẫy núi Trường-Sơn chạy ra biển. Ông kết-luận: "Về phương-diện địa-chất, Hoàng-Sa đúng là một phần của Việt-Nam" (Géologiquement, donc, les Paracels font partie du Việt-Nam).

Ông Krempf cũng là tác-giả của một giả-thuyết mới về sự tạo-lập các đảo san-hô mà hình-dáng chịu ảnh-hưởng của gió mùa. Krempf cho rằng khi san-hô nổi lên thì bị sóng và gió xâm-thực, những vật-liệu bị gió mùa xâm-thực sẽ bị cuốn rơi vào bên trong đè lớp san-hô bên trong và giết chết đi. Tới mùa gió mùa nghịch lại thì vùng bên kia lại bị xâm-thực và vật-liệu cũng rơi vào bên trong... Vòng đai san-hô vì thế thường có hình bầu dục kéo dài theo chiều ảnh-hưởng của gió mùa.

Năm 1927, tàu Lanessan lại thực-hiện công-tác nghiên-cứu địa-chất tại quần-đảo Trường-Sa, thăm-dò trữ-lượng phốt-phát.

Năm 1928, công-ty tư-nhân Société nouvelle des Phosphates du Tonkin, sau khi nghiên-cứu phân chim Hoàng-Sa, đã xin phép Chính-phủ Bảo-hộ cho khai-thác.

Năm 1934, P. Chevey thuộc viện Hải-học Đông-Dương viết tường-trình về những lý-thuyết hình-thành các đảo san-hô do hội Nghiên-cứu Đông-Dương tổ-chức. Nội-dung được đăng lại trong bài "Iles et Récif de Coraux de la Mer de Chine".81

Thời thập-niên 1940 là giai-đoạn nhiều người Pháp tham-gia những cuộc nghiên-cứu kỹ-thuật về tàu thuyền trên Biển Đông. Họ đặc-biệt lưu-tâm nhiều đến các loại thuyền của Việt-Nam. Hai cuốn sách quan-trọng nhất đã ra đời là :

- "Esquisse d'une Ethnographie Navale des Peuples Annamites" của Pierre Paris, đăng trên tạp-chí Le Bulletin des Amis du Vieux Hué No. 14, Octobre - Decembre 1942; in lần hai tại Rotterdam, Holland năm 1955.

- "Voiliers d'Indochine" của J. B. Piétri, nhà sách S.I.L.I. Saigon xuất-bản (Nouvelle édition) 1949.

Hai tài-liệu này cùng một số bài khảo-cứu khác về hàng-hải đáng được kể là gia-tài văn-hóa quý-báu, không những cho riêng Việt-Nam mà còn cho chung toàn-thể nhân-loại. Chúng tôi xin kể một số nhỏ trong những phát-kiến độc-đáo về khả-năng hành-thủy của dân Việt như sau:

- Không những dân miền xuôi sống gần Biển Đông mà cả dân miền núi như dân Rhadés cũng đã là dân hàng-hải từng vùng vẫy trên biển.

- Tàu bè Việt-Nam rất đa-dạng và đa-năng. Những loại độc-đáo như ghe bè, ghe bầu được mô tả kỹ càng. Vận-tốc tàu thuyềnViệt-Nam rất cao, vượt trội các loại tàu thuyền khác trên thế-giới. Thuyền buồm Trà-Cổ trong nhiều lần thử-nghiệm chạy vượt quá 14 gút. (so sánh với vận-tốc các tàu cận-duyên ngày nay chạy đường Sài gòn-Đà nẵng-Hải phòng thường là 8 gút).

- Ảnh-hưởng kỹ-thuật kiến-trúc ghe thuyền Việt-Nam lan tràn ra tận Ấn-độ-Dương và Thái-bình-Dương. Sự liên-hệ hàng-hải giữa Việt-Nam và các dân-tộc khác đi xa tới tận Nam-Mỹ và Mã-đảo.

Trong cuốn "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa" xuất ở Paris năm 1996, giáo sư Monique Chemillier Gendreau, chủ tịch Hội luật gia Châu Âu đã viết; "Khi có Hiệp ước bảo hộ của Pháp năm 1884, Việt Nam đã nắm giữ không có cạnh tranh và trong khoảng gần hai thế kỷ, một quyền (un droit) đối với các quần đảo (Hoàng-Sa, Trường-Sa), theo đúng chế độ luật pháp của thời kỳ đó".82


15.4 – THỜI VIỆT-NAM CỘNG-HÒA

15.4.1 - Các cuộc khảo-sát Biển Đông

Sau khi thâu-hồi độc-lập, Việt-Nam tiếp-tục những công-cuộc khảo-sát các đảo Biển Đông. Hải-Học-Viện Nha-Trang, viện Đại-học Sài-Gòn cũng như các cơ-quan chính-phủ khác đã nỗ-lực trong những công-tác này. Hải-quân VNCH thường cung cấp phương-tiện di-chuyển phái-đoàn ra những đảo ngoài khơi. Một số bản tường-trình đáng lưu-ý như của ông Lê-văn-Hội năm 1957 về thực-vật, của bà Lê-thị-Ngọc-Thanh năm 1957 về phân bón, của ông Trịnh-tuấn-Anh năm 1973 về cuộc thám-sát Nam-Yết, của ông Trần-Hữu-Châu về công-cuộc nghiên-cứu phốt phát tại quần-đảo Hoàng-Sa cũng năm 1973.

Những người ngoại-quốc đến trợ giúp Việt-Nam trong các ngành khoa-học cũng góp công nghiên-cứu Hoàng-Sa, Trường-Sa và Biển Đông như các ông Edmond Saurin, Raoul Serene, Henry Fontaine...

Dưới chính-thể Việt-Nam Cộng-Hoà, công-tác nghiên-cứu khoa-học Naga phải được kể là quy-mô nhất. Trong hơn hai năm dài từ 1959 đến 1961, các khoa-học-gia của Việt-Nam đã hợp-tác chặt chẽ với các chuyên-gia Hoa-Kỳ và Thái-Lan. Những chuyến khảo-sát trên biển của chương-trình Naga diễn ra suốt dọc hành-lang thềm lục-địa phía Nam Vĩ-tuyến 17 qua khắp vịnh Thái-Lan.

Trước khi khoan dầu Bông Hồng số 9, nhiều tài-liệu địa-chất với chi-tiết được hệ-thống-hoá.

Nhờ kỹ-thuật cao, phương-tiện tốt của Hoa-Kỳ, chương-trình Naga diễn-tiến tốt đẹp. Thêm nhiều kiến-thức về địa-chất, hải-dương của Biển Đông trong khu-vực VNCH và Thái-Lan đã được cập-nhật-hóa.


15.4.2 - Hình-ảnh phòng thủ Trường-Sa

Tiếp theo những công-trình khai-phá của tiền-nhân, vào đầu thập-niên 1970, người Việt-Nam đã thiết-lập việc phòng-thủ Trường-Sa một cách có hệ-thống. Sau dây là một số hình-ảnh còn lưu lại sau nhiều biến-cố khói lửa quê-hương.




Hình 193 Các bức hình Sơn Ca, Trường-Sa, Nam Yết trích ra từ báo Lướt Sóng, Ngày Húy-Nhật Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, 1974. Tác-giả: Phạm Kim.



Hình 194 Các bức hình Sinh Tồn, Song Tử Tây trích ra từ báo Lướt Sóng, 1974.83


Hình 195 Sơ đồ đảo An Bang.


Hình 196 Ngoài 5 đảo Sơn Ca, Trường-Sa, Nam Yết, Sinh Tồn, Song Tử Tây; công-tác xây-cất đảo An Bang lúc đó (1975) chỉ mới được HQVNCH khởi-sự rất ít. Hình trên lấy trong tài-liệu Trung-Cộng tả quang-cảnh An Bang trong thập niên 1980. (ghi chú chữ Hoa: “ngã quốc tối nam đích lục địa – an ba sa châu”.
15.5 – TRUNG-CỘNG LỢI-DỤNG KHẢO-CỨU ĐỂ XÂM-LƯỢC.

Trung-Cộng đã một lần lợi-dụng khảo-cứu để tấn-công quân Việt-Nam, đánh chìm chiến-hạm và cưỡng-chiếm một số đảo của ta.




Hình 197 Một trong những chiến-hạm Trung-Cộng

(số 502, 506, 531) tham-dự hải-chiến Trường-Sa 1988.
Theo tin hãng thông-tấn UPI từ Vọng-Các đánh đi thì ngày 14/3/1988 đã có một cuộc đụng độ giữa hải-quân CSVN và Trung-Cộng tại vùng quần-đảo Trường-Sa. Trung-Cộng tố-cáo là các tàu Trung-Cộng đang bỏ neo để yểm-trợ cho một nhóm nghiên-cứu thăm-dò mỏ dầu ở đây thì bị chiến-hạm CSVN tấn-công, vì thế hải-quân Trung-Cộng bắt buộc phải tự-vệ.

Khi hạm-đội của họ tiến xuống xâm-lăng Trường-Sa, Trung-Cộng mập mờ lấy danh-nghĩa đưa phái-đoàn khoa-học Liên-Hiệp-Quốc đi khảo-sát. Sau này Trung-Cộng còn làm kiểu "mèo khóc chuột", tuyên-bố rất tiếc là biến-cố đã xảy ra. Liên-Hiệp-Quốc cũng lên tiếng thanh-minh không có công-tác khảo-sát nào ở Trường-Sa.84

Ấy thế mà rồi ra, lương-tâm nhân-loại cũng... chết, mọi quốc-gia trở lại im lặng như không có gì xảy ra.
15.6 – CHUYỆN ANH-HÙNG-CA

Có lẽ người Trung-Hoa thích làm những chuyện nực cười lố bịch sao đó mà người ở ngoài như chúng ta không bao giờ hiểu nổi. Vào năm 1974, khi Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa tác-chiến ở Hoàng-Sa, Trung-Cộng đã phát-hành một tập thơ anh-hùng-ca, trình-bày rất hào nhoáng, mầu mè kể rằng lúc khởi đầu những dân đánh cá Trung-Cộng chỉ có chửi bới, doạ dẫm ít câu là lực-lượng VNCH thấy sợ mà chạy.




Hình 198 Dân-quân Trung-Cộng đánh chìm chiến-hạm VNCH bằng lựu-đạn và súng tay.

(Bìa sách Battle of the Hsisha Archipelago).

Thi-phẩm còn ngâm nga tiếp rằng dân-binh của họ giữa khi tác chiến đã dùng tiểu-đĩnh và ghe cá tiến sát vào Khu-trục-hạm, Tuần-dương-hạm, Hộ-tống-hạm của ta, tung lựu-đạn sang, dùng súng tay tiêu-diệt và loại Hải-quân ta khỏi vòng chiến vĩnh-viễn.85

Trong những năm sau 1974, Trung-Cộng bưng bít không hề loan-báo những thiệt-hại về tàu chiến của họ khi đụng-độ với HQVNCH tại Hoàng-Sa.

Tờ báo có tiếng nói chính-thức của họ tại hải-ngoại là nguyệt–san Peking Review sau này là Beijing Review chỉ lập đi lập lại mấy dòng tương-tự như: Ngày 18-1, HQVN vô-cớ xâm lăng “Tây-Sa”, tàu HQ.4 tông ngang các tàu cá 402 và 407 của họ, phá bể đài chỉ-huy của tàu Nam-Ngự số 407. Ngày 19-1, HQ Sài-Gòn bắn giết ngư-dân và đổ-bộ xâm-lăng đảo nhưng không thành-công. Tuy Trung-Hoa có nói đến một chiến-hạm Việt-Nam (HQ.10) bị bắn chìm, nhưng không đả động gì đến thiệt-hại của chiến-hạm phía họ, làm như chuyện đánh nhau chỉ làm cho một chịếc tàu cá hư-hại đài chỉ-huy mà thôi.

Ít năm sau, có nhiều bài viết và sách báo quốc-tế đã nói sự thực, bênh-vực cho lẽ phải chủ-quyền của Việt-Nam. Riêng pho sách lớn có uy-tín, bàn-luận về Hải-lực Thế-giới "Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982" lại còn đề-cao tinh-thần kiên-quyết của HQVN chống xâm-lăng. Chủ-biên là Robert Gardiner viết rằng: "Không những chiến-hạm Việt-Nam đã dũng-cảm bắn chìm hai tàu địch, gây hư-hại nặng cho 2 chiếc khác của Siêu-cường Trung-Cộng ngoài Hoàng-Sa, mà lại còn (có khả-năng) gửi thêm quân phòng-thủ tăng-cường cho Trường-Sa tiếp-tục chặn đứng âm-mưu lấn-chiếm của chúng. Ðổi lại, thiệt-hại của HQVNCH rất nhẹ, chỉ có một Hộ-Tống-Hạm bị chìm.

Bắc-Kinh dấu đầu rồi cũng hở đuôi. Sau cùng vào thập-niên 1990, họ bắt buộc phải đưa 2 bức ảnh sau lên mạng lưới điện-toán: http://military.china.com/zh_cn/bbs/11018441/20040713/11779747.html (quân-đội Trung-Cộng). Hình 198 cho thấy chiếc Tảo-Lôi-Hạm T-389 chìm tại Hoàng-Sa (thanh đảo hải quân bác vật quán - Qingdao Navy Museum) và hình 199 là chiếc Liệp-Tiềm Đĩnh chủ-lực K-274 sau khi trục-vớt, được một chiếc Trục-Vớt-Hạm kèm hông đưa về bến. Một số người tượng-trưng đứng đón chiếc tàu tơi-tả, hoàn-toàn bất khiển dụng đang được đẩy vào cầu tàu.



  389艇遭越舰重创后抢滩成功(某军迷网友翻拍自青岛海军博物馆)

Hình 199 389 đĩnh tao việt hạm trọng sang hậu thưởng than thành công (mỗ quân võng hữu phiên phách tự thanh đảo hải quân bác vật quán).

Hình 200  274号猎潜艇---西沙海战的主力舰艇之一

图为274艇从西沙巡航回到亚龙湾时的情景 (274 hào liệp tiềm đĩnh - -- tây sa hải chiến đích chủ lực hạm đĩnh chi nhất. đồ vi 274 đĩnh tòng tây sa tuần hàng hồi đáo á long loan thì đích tình cảnh).




Hình 201 Vì HQ Trung-Cộng tại Hoàng-Sa đã bị tê-liệt, lại sợ tàu HQVN phản-ứng bất-lợi, Quân-Ủy Trung-Ương TC phải ra lệnh vội vã cho 2 Liệp-Tiềm-Đĩnh cao-tốc (30.5 gút) này chạy đến thanh-toán HQ-10 vào buổi chiều ngày 19/1/1974.

Mạng lưới TC cho hay “tình-cảnh” ngặt nghèo của họ từ hồi 11:00 giờ với các công-tác khẩn-cấp phòng-tai và cứu-trợ nhau để tàu khỏi chìm. Sau mấy tiếng đồng-hồ Hải-Quân Trung-Công bị tê-liệt, Quân-Ủy Trung-Ương TC điều-động (Hải) Đội-Trưởng Lưu-Hi-Trung cùng hai Liệp-Tiềm-Đĩnh cao-tốc 30.5 gút (281 & 282) mới tới “nhập chiến-tràng” bắn chìm HQ. 10 của HQVN vào hồi 2 giờ 52 phút chiều.


15.7 – CHUYỆN KHẢO-CỨU TỨC CƯỜI!

Trước khi qua phần kết-luận chúng tôi mời quý-vị độc-giả nghe vài mẩu "chuyện cười" lý-thú về việc khảo-sát địa-lý hải-đảo kiểu Tàu.

Ngoài chuyện trơ trẽn mang mặt nạ "khảo-sát để xâm lăng" Trường-Sa từ thập-niên 1990 đến nay, người Trung-Hoa cũng thường rêu rao đã làm nhiều cuộc khảo sát Hoàng-Sa trong quá-khứ. Chuyến đi của Đề-đốc Lý-Chuẩn vào năm 1909 mà cho đến nay, vẫn còn được họ mang ra tuyên-truyền.

Về công-trình khảo-sát của Trung-Hoa, chúng tôi xin nhường lời lại cho một người Pháp, ông Jourdan Chauvaire. Hồi đầu thế-kỷ này hải-quân Pháp làm chủ Biển Đông, nhất cử nhất động của Trung-Hoa ngoài biển đều bị theo dõi nên tường-trình của họ cũng đáng để ta xem qua và nhận-xét.

Sau chuyến công-tác vùng Biển Đông trở về, Hạm-trưởng Chauvaire viết một bài đăng trong báo La Nature số 2916, xuất-bản tại Paris ngày 01/1/1933, trang 385-387 mà một đoạn đại-ý như sau:

"Nhắc lại chuyện hai chiếc pháo-đĩnh nhỏ bé của tỉnh Quảng-Đông mang hiệu-kỳ Đề-Đốc Lý-Chuẩn đến Hoàng-Sa trong năm 1909, ghé lại quần-đảo một khoảng thời-gian không quá 24 giờ. Vậy mà đến ngày 20/6/1909, đại-nhật-báo Quảng-Đông, tờ Kouo Che Pao cho đăng tin lớn nay nơi trang nhất.

Tôi nghĩ (lời Hạm-trưởng Chauvaire) thật là khôi-hài. Ông "Đề-Đốc nhà ta" và đám thủ-hạ ít oi của ông không những đã khảo-sát kỹ-lưỡng hết thảy các hòn đảo, đụn, cồn, bờ cạn bãi chìm của vùng biển Hoàng-Sa mà còn trong giây lát vẽ ra được một bản-đồ tổng-quát toàn-thể quần-đảo cùng 15 chiếc bản-đồ đầy đủ chi-tiết chuyên-môn nữa... Trong vài giờ thôi nhé! Sau hết, Đề-đốc đã gom đủ yếu-tố để xem xét sâu xa và kết-luận là Trung-Hoa có thể xây-dựng được đến hai hải-cảng trong vùng!"

Nội-dung câu chuyện Ông Tây nói về Ông Tàu thám-sát nhiều ít là như vậy. Bẵng đi 41 năm sau, các báo Tàu do đảng Cộng-Sản kiểm-soát kể lại chuyện này khác hẳn đi. Báo Ming pao (Minh-Báo Nguyệt-san) số 101, tháng 5/1974, đăng nơi trang 19 như sau: Phó-tướng-quân (Vice-General) Wu Ching-yung và Đề-đốc Li Chun (Lý-Chuẩn) với ba chiến-hạm Fu po, Ch'en hang và Kuang chin đến thám-sát Hoàng-Sa vào tháng 4/1902. Chuyến thứ hai, cũng Phó-tướng-quân Wu và Đề-đốc Lý lại đến Hoàng-Sa công-tác ba tuần-lễ trong năm 1908. Còn tờ Hsing-chou chou-k'an, xuất-bản ở Hàng-Châu ngày 10 tháng 2 năm 1974 cho rằng chuyến thám-sát thực-hiện vào năm 1913.86

Vì có nhiều điểm nghi-ngờ trong lối viết lách của người Trung-Hoa, chúng ta khó mà biết rõ hư thực. Chả trách gì 65 năm sau lần thám-sát đó (từ 1909 đến 1974), nước Tàu vẫn tiếp-tục tiến lên và chuyện thần-thoại xem ra còn khủng-khiếp hơn lại được "thi-văn hóa" như "lời chửi tiếng Tàu" đẩy lui hải-đội và những "cánh tay - hồng- quăng lựu-đạn" của dân-quân đánh cá tiêu-diệt chiến-hạm Việt-Nam. Dù trong việc khảo-sát địa-lý cũng như trong phương-cách tác-chiến, mấy ông Con Trời đều siêu-đẳng cả chăng?!

Các truyện trên nghe hơi chán và rồi thời-gian cũng qua đi. Cho đến mới đây khi Trung-Cộng chuẩn-bị lấn chiếm đá ngầm Vành Khăn, người ta lại có dịp được nghe nhiều tiếng cười khúc khích của dân-chúng Phi-luật-Tân từ bên kia Biển Đông vọng về:

Ngoại-trưởng Roberto Romulo của Phi đã phản-ứng là không mấy tin-tưởng về một bài của tờ Quang-Minh Nhật-báo ra ngày 5 tháng 12 năm 1994. Bản tin loan rằng sau 10 năm dài khảo-cứu, 400 học-giả và chuyên-viên nổi tiếng Trung-Quốc đã chứng-minh rằng Bắc-Kinh hiển-nhiên đã từ xưa nắm chủ-quyền trên toàn thể vùng quần-đảo Trường-Sa.87 Theo lý lẽ đó, người Tàu cho rằng chẳng còn gì phải tranh cãi trên bàn thương-thảo.

Người Trung-Hoa Cộng-Sản ngày nay còn vượt hơn cả các thế-hệ trước đây. Lần này họ tạo được "kỳ-tích chuyển-biến từ không qua có" cả trong việc nghiên-cứu tưởng như là đầy tính-cách khoa-học nữa!


16 - TỔ CHỨC RA BIỂN

Người Việt-Nam cần dẫn đưa nhau đi về tìm hiểu nguồn gốc dân-tộc. Từ những ngày nước Biển Đông dâng cao, chúng ta cùng Mẹ lên Núi (Tây-tiến), theo Cha xuống Biển (Đông-tiến), rồi hợp-đoàn trong nỗ-lực Nam-Tiến. Ngày nay công-trình Đông-Tiến của Cha Ông ta vẫn còn đang tiếp-tục, Chúng tôi xin kêu gọi mọi người Việt-Nam theo bước tiền-nhân, khai-thác và bảo-vệ Biển Đông, trong đó có vùng tối trọng-yếu là Vịnh Bắc-Việt, Hoàng-Sa, Trường-Sa v.v...


16-1- GIỮ GÌN TÀI-SẢN ĐẤT NƯỚC CHA ÔNG



Hình 202 Đây là tấm bản-đồ Trung-Hoa vẽ ra bằng 9 gạch, âm-mưu chận đứng con đường Đông-Tiến của Việt-tộc.

Sự bành-trướng lãnh-thổ đã ngưng lại từ khi quân Pháp xâm-lược nước ta (1858). Mà nếu đã không thể Bắc-tiến, không thể Tây-tiến và cũng không còn đất để Nam-tiến được, Việt-Nam chỉ còn một đường phải đi là tiếp nối lại con đường Đông-Tiến ngày xưa, theo bước tiền-nhân, khai-thác và bảo-vệ Biển Đông.

Lộ-trình này đang bị cản lại dữ-dội bởi Trung-Cộng với vùng Lưỡi Rồng hay Chữ U. Hải-phận cả 3 triệu km2 do họ tự vẽ ra khơi-khơi bằng 9 nét gạch bâng quơ, không cần luật-lệ.

Muôn đời lúc nào Trung-Hoa cũng muốn thực-hiện âm-mưu Nam-Xâm. Cho dù bành-trướng tới tận Nam-Dương, có lẽ họ mới vừa lòng. Danh-từ “không-gian sinh-tồn” đã được Trung-Hoa gán cho vùng biển Lưỡi Rồng ấy. Vì cần sinh-tồn mà cố-ý lấn chiếm bất-hợp-pháp sao?!

Theo ước-lượng, Hải-phận Chữ U hay Lưỡi Rồng của của Trung-Hoa chiếm tới 80% Biển Đông. Để giúp “thế-giới chúng ta” có thể tìm hiểu thêm, hai Giáo-Sư Yann-huei Song, (Academia Sinica, Taiwan) và Peter Kien-hong Yu (National Sun Yat-sen University) đã truy nguyên nguồn gốc câu truyện xảy ra từ đâu. Hai người chính gốc Trung-Hoa này cũng không hiểu nổi nguyên-do tại sao và sự suy-luận mà đồng-bào của họ ở Hoa-Lục thế nào mà sản-sinh ra một thứ kỳ-lạ như vậy. Hai Ông này đề-nghị chúng ta đi tìm người vẽ (!) ra đường chữ U đó để hỏi xem tại sao anh ta làm như vậy? Xin quý-vị đọc thêm chi-tiết trong bài "U shape, China's "Historic Waters" in the South China Sea: An analysis from Taiwan, ROC.88

Trong khi đó, Biển Đông bao gồm Vịnh Bắc-Việt và Vịnh Phú Quốc cũng chính là lẽ sinh-tồn của dân-tộc Việt-Nam. Nhưng chúng ta không lấn chiếm của ai. Chúng ta dựa vào công-lý và luật-pháp để quyết giữ gìn tài-sản đất nước cha ông. Và... đã là người Việt-Nam, ai cũng phải công-nhận việc làm này đúng, không sai!


16.2 – MỘT CHIẾN-LƯỢC BIỂN CHO QUỐC-GIA

Trong một bài viết phổ-biến hạn chế “Đau buồn trước mất mát của bà con ngư dân trong trận bão Chanchu”, Kỹ-Sư Đỗ Thái Bình viết rằng: “Chúng ta chưa đặt vấn đề chiến lược biển lên đúng tầm vóc của một quốc gia mà ta vẫn khẳng định 2/3 đất nước là biển cả như màu xanh của tấm bản đồ tổ quốc89. Cho nên, trên hình thức, chúng ta có đủ cả mọi thứ, đủ các ban bệ, đủ hệ thống liên lạc vệ tinh biển (Việt Nam là một trong số không nhiều các nước có trạm Inmarsat tại Hải Phòng), rồi chương trình cảnh bào ngư nghiệp riêng cho ngành hải sản... Riêng về các cơ quan cứu nạn có thể liệt kê ra: Uỷ Ban Tìm Kiếm Cứu Nạn Quốc Gia, Cảnh Sát Biển, Hải Quân, Biên Phòng, Tìm Kiếm Cứu Nạn của ngành hàng hải, ngành thủy sản... nhưng đã có ai tổng kết toàn bộ hoạt động và phối hợp ra sao?...”

Sự kiên-tâm theo đuổi một chiến-lược biển cho quốc-gia là điều người Việt-Nam phải nằm lòng nếu không muốn cho quốc-gia mãi mãi tụt hậu hay tệ-hại hơn vì chúng ta kém cỏi mà chết người vô ích, vì lơ là mà bị bất ngờ, vì dốt nát mà bị lường gạt, vì quá hèn kém mà bị tước-đoạt mất tài-sản Cha Ông để lại cho mình.

Nhân đây vì mục-đích kêu gọi “một sự đồng lòng tiến ra biển”, xin đừng để ta mãi mãi là người đi sau đến muộn; chúng tôi xin ghi lại lời đề-nghị của PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề ngày 16/7/2004 như sau:

“Đối với một nước có vùng biển rộng gấp 3 lần đất liền, có 28 trong 64 tỉnh, thành phố có biển và khoảng 30% dân số sống ở vùng ven biển thì vấn đề vô cùng quan trọng là phải quản lý và điều hành thống nhất các hoạt động về biển. Vậy ở Việt Nam mô hình quản lý nhà nước là như thế nào đây? Một tổ chức quản lý hợp lý, đủ năng lực quản lý toàn diện thống nhất về Biển sẽ đem lại kết quả và hiệu quả to lớn cho đất nước. Chúng ta thử nghĩ đến việc thành lập Bộ Biển xem sao! Bộ này có chức năng quản lý nhà nước tổng hợp, toàn diện về các hoạt động về biển.” 
17 – KẾT-LUẬN

Chúng tôi xin tóm-lược các đặc-điểm của Biển Đông có tính-chất thuần-lý khoa-học như sau đây:

- Biển Đông là cái nôi khai-sinh và nuôi-dưỡng nền văn-hóa nhuốm màu hàng-hải của giống nòi Việt-tộc.

- Biển Đông có nhiều hiện-tượng vật-lý kỳ-diệu hiếm thấy ở bất cứ một vùng biển nào trên thế-giới.

- Biển Đông mang môi-trường sinh, thực-vật đậm nét riêng-biệt Việt-Nam.

- Biển Đông là nơi chứa nguồn năng-lượng khổng-lồ. Tài-nguyên nằm dưới lòng biển đã được tích-tụ bồi-đắp từ lâu đời. Các túi dầu khí, tạo-lập bởi các chất hữu-cơ chảy theo những dòng Hồng-Hà, Cửu-long-Giang và các con sông khác, hiển-nhiên là các tài-sản của đất nước Việt-Nam.

- Người Việt đã từng hải-hành ngang dọc khắp mặt Biển Đông nhiều ngàn năm trước khi người Tàu lập-quốc tại vùng ngã ba Hoàng-Hà và sông Vị. Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa nằm gọn trong Biển Đông vốn là địa-bàn sinh sống của giống Việt ngay từ thời Băng Đá.

- Hoàng-Sa và Trường-Sa không những về phương-diện vị-trí gần Việt-Nam hơn Trung-Hoa mà về phương-diện địa-lý hình-thể, cả hai quần-đảo rõ ràng nằm trên phần đất nối dài của lục-địa Việt-Nam.

- Hoàng-Sa và Trường-Sa được các Vua Chúa Việt-Nam gửi binh-thuyền thường-trực chiếm-cứ trước bất cứ một quốc-gia nào khác. Đồn bót do liên-quân Pháp-Việt thiết-lập và trú-đóng thường-trực trên các đảo ngoài Biển Đông cũng trong thời-gian chưa có quân-đội nào khác làm như vậỵ.

- Việt-Nam, trước bất cứ một quốc-gia nào khác đã thực-thi những phương-tiện trợ giúp tàu thuyền quốc-tế hải-hành trên Biển Đông như trồng cây trên đảo cho dễ quan-sát, đặt hải-đăng giúp cho việc định-hướng và cứu vớt thủy-thủ các tàu gặp tai-nạn...

Trên phương-diện địa-lý cũng như trên nhiều phương-diện khác, Hoàng-Sa Trường-Sa đích-thực là lãnh-thổ Việt-Nam, tuy vậy nhưng sức mạnh quân-sự muôn đời vẫn nắm vai trò quyết-định.

Bảy chục năm về trước, báo Nam-Phong (Hànội số 172, tháng 5-1932) cho rằng "vấn đề cương-giới Hoàng/Trường-Sa sẽ chỉ được giải-quyết bằng gươm súng". Còn Hoàng-Đạo, trong mục "Người và Việc" năm 1938 cũng đưa ý-kiến: "Lấy lý lẽ mới cũ ra mà nói thì nó (Hoàng-Sa/Trường-Sa) là của Annam. Nhưng ở trường quốc-tế, người ta không ai theo luật mới cũ cả. Nó chỉ là của sức mạnh".90

Cho đến nay Trung-Cộng vẫn bất cần luật-pháp, và nhất là luật-pháp quốc-tế. Đôi khi, Trung-Cộng cho rằng Toà-án Quốc-tế chỉ là "sản-phẩm của đế-quốc phương Tây".

Ngoài chiến-trận, với lực-lượng hùng-hậu hơn hết trong vùng Á-châu, Trung-Cộng chắc-chắn toàn-thắng khi đối-diện với bất cứ một quốc-gia nào trong vùng. Còn trên bàn thương-thuyết song-phương, Trung-Cộng cũng hiển-nhiên ở thế thượng-phong và sẽ ép buộc các nước yếu ớt hơn như Việt-Nam hay Phi-luật-Tân chịu phần thiệt-thòi.

Bất cứ công-dân Việt-Nam nào, kể cả người viết cuốn sách này, đều chỉ nghe là “Hồi tháng 3-2005, Petro Việt Nam, CNOOC Trung-Cộng và Công ty Dầu khí PNOC của Philippines đã ký một thoả thuận cùng khảo sát địa chấn ngoài khơi Biển Đông. Cụ thể ba bên sẽ phối hợp để thu thập các dữ liệu địa chấn hai chiều và ba chiều trong một khu vực rộng 140,000 km2 trên Biển Đông trong ba năm.” Bộ Ngoại-Giao tuyên-bố một chuyện “cụ thể” đến như vậy, mà Bộ chẳng nói cụ-thể ở đâu, chỗ nào. Ông Chen Hurng-y viết trên báo Taipei Times, đồ chừng vùng đó rất có thể kéo dài từ Bãi Cỏ Rong (Reef Bank) xuống sâu tới tận Bãi Tứ Chính, vùng các giếng dầu Thanh Long, Bạch Hổ, tức cực Nam Hải-phận Đặc Quyền Kinh-Tế của Việt-Nam.91

Làm thế nào để Trung-Cộng tôn-trọng luật quốc-tế là một điều khó. Kinh-nghiệm quá-khứ đã cho thấy trong những lần Việt-Nam bị tấn-công vào 1974 và 1988, không một quốc-gia nào giúp Việt-Nam, cho dù rằng hạm-đội Mỹ vẫn qua lại trên Biển Đông và hạm-đội Nga đóng căn-cứ tại Cam-Ranh.92

Hai lần Hải-quân của họ ra tay là hai lần tàn-sát người Việt trên Biển Đông. Người Trung-Hoa chưa bao giờ làm như vậy với một nước liên-bang. Trong tình-thế hiện nay, nếu có một trận hải-chiến nữa thì Trung-Cộng sẽ lại thêm một lần nữa, giết Việt-Nam mà thôi!

Kinh đào Kra trong tương-lai sẽ gây ảnh-hưởng quốc-tế rất lớn, cũng có thể nói sẽ liên-hệ đến sự thịnh-suy hay tồn-vong của Việt-Nam trước ảnh-hưởng Trung-Hoa và áp lực quốc-tế. Việt-Nam cần quan-tâm ngay từ bây giờ.

Nếu bản-chất của Trung-Cộng là "dị-ứng" với Toà-án và Luật Biển quốc-tế, Việt-Nam không nên để họ mãi mãi ở thế thượng-phong. Tại sao lại không đưa Trung-Hoa vào chốn "pháp-đình" bất-lợi đó để xem họ cãi lý ra sao?

Hiện nay cộng-đồng thế-giới đang trong thời-kỳ êm dịu, các dân-tộc đều đã chán chiến-tranh, chỉ hy-vọng không có đổ máu. Hoa-Kỳ và Nga-Sô đã giảm bớt hẳn sự hiện-diện quân-sự tại Biển Đông, tạo nên một khoảng trống mà Trung-Cộng muốn điền vào. Thế-giới nói chung, hiệp-hội Đông-Nam-Á nói riêng, khó có biện-pháp nào ngăn-chặn Trung-Cộng. Chính-quyền Việt-Nam cần phải tự mình lo phòng-thủ. Một khi Trung-Cộng đủ khả-năng là chúng xâm-lấn, không có ai cản được.

Nước Việt-Nam sở-hữu khu-vực nội-hải, lãnh-hải và cận-hải rất lớn. Với hải-phận kinh-tế và thềm lục-địa trong khoảng 200 đến 350 hải-lý ngoài khơi, cho dù không chiến-tranh với Trung-Cộng, lực lượng quân-sự gìn-giữ luật-pháp cũng cần phải gia-tăng. Hiện Hải-quân CHXHCN Việt-Nam được trang bị rất yếu kém, chỉ có mấy chiếc tàu quá cũ, kỹ-thuật tầm-thường. Vì tiết-kiệm nhiên-liệu, thiếu ngân-quỹ, chiến-hạm không hiện-diện thường-trực trên biển, quân-số thực-sự có khả-năng đi biển ít ỏi mươi ngàn người làm sao chống trọi được lại một hải-quân tiền-tiến như Trung-Cộng với hàng trăm khu-trục-hạm, nhiều tiềm-thủy-đĩnh, quân-số hơn 300,000 lính, kỹ-thuật chỉ thua sút có Hoa-Kỳ và Nga-sô. Đối-thủ đáng sợ này lại đang canh-tân, chuyển-biến qua một thế-hệ mới về tiềm-thủy-đĩnh chạy bằng nguyên-tử-năng và sắp sửa được trang-bị mẫu-hạm cho hải-quân không-chiến.

Để giữ trách-nhiệm tuần-tiễu, phòng-thủ một diện-tích biển cả nhiều lần lớn hơn lãnh-thổ trên bờ và tài-nguyên rồi ra cũng không kém, Hải-quân và lực-lượng Cảnh-Sát Biển CHXHVN cần gia-tăng khả-năng tuần-tiễu và tác-chiến ngoài khơi.

Trường-hợp Việt-Hoa có đánh nhau hay không, Việt có lấy lại được Hoàng-Sa hay không, Việt có giữ được phần lớn Trường-Sa hay không; Việt-Nam cùng Trung-Cộng, Đài-Loan và các nước khác trong vùng duyên-hải Đông-Nam-Á rồi ra cũng bắt buộc phải chấp-nhận một sự thực hiển-nhiên: đó là sự hiện-diện của nhiều dân-tộc cùng sinh-hoạt với mình trong Biển Đông. Tất cả sẽ phải tìm cách thích-nghi trong cuộc sống chung để tránh đụng chạm, để cùng sinh-tồn, cùng khai-thác tài-nguyên thiên-nhiên...

Việt-Nam cũng như các quốc-gia láng giềng khác cần tham-dự những dự-án chung như nghiên-cứu khoa-học, bảo-vệ môi-trường, lưu-thông hàng-hải và hàng-không, cấp-cứu tai nạn trên biển, ngăn-chặn hải-tặc, chống buôn lậu ma-túy v.v...

Lúc này, Việt-Nam cần sửa đổi một vài điều luật quốc-gia để phù-hợp với Luật Biển quốc-tế, như vẽ lại những đường cơ-sở duyên-hải, quy-định việc lưu-thông trên lãnh-hải, cận-hải, viết luật về hải-phận kinh-tế, về chống ô-nhiễm bảo-vệ môi-sinh... Khi sinh-hoạt chung trong cộng-đồng nhân-loại, chắc-chắn không một người Việt-Nam nào muốn bị ai gọi chúng ta là Kẻ Xấu – Bad Guy.

Ai cũng biết sông suối nào rồi cũng chảy ra biển. Ô-nhiễm hiện nay rất nặng-nề trên đất liền Việt-Nam, những chất độc-hại đang ào ạt trôi ra biển. Trong khi đó, rừng ngập mặn93, các rạn san-hô94 chống lại sự xói mòn của biển, bảo vệ sự đa dạng sinh học; hiện đang suy-giảm khủng-khiếp. Mối lo ô-nhiễm Biển Đông không phải là nhỏ, cần lưu-tâm tránh di-hại cho thế-hệ con cháu mai sau.

Xin ai đó đừng chơi trò “úp úp, mở mở” nữa, một sự đồng lòng giữa “chính-quyền và người dân cùng tiến ra biển” là cần thiết. Chúng ta cũng không mong lường gạt, lừa dối láng giềng, mập-mờ hải-phận. Trong tinh-thần thượng-tôn luật-phát, Việt-Nam phải hoàn-tất trước hạn-kỳ 2009 ghi trong Luật Biển, công khai tuyên-bố rõ-ràng bản-đồ hải-phận đặc-quyền Kinh-tế 1 triệu km2.

Là thân-hữu của những quốc-gia kẹt trong nội-địa (land-locked countries), Việt-Nam có dịp hãn-hữu đấu-tranh quyền-lợi biển cho nước Lào. Không những dân-tộc hiền-hoà này cần có đường ra biển, họ còn phải có cơ-hội như chúng ta cùng hưởng quyền-lợi khai-thác biển, tài-sản chung của loài người theo đúng Công-pháp Quốc-tế.

Việt-Nam cũng cần ngay những chuyên-gia thông suốt luật biển và nhiều kỹ-thuật-gia trong mọi ngành khai-thác biển cả.

Về nhiệm-vụ của các cơ quan dân-sự hay lực-lựợng quân-sự có hoạt-động tới ranh giới ngoài của vùng đặc-quyền kinh-tế và thềm lục-địa Việt Nam, chính-phủ thường ra quy-định như sau: “cơ quan... này, hay lực lượng... này có trách nhiệm phối hợp với Chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng, Công an nhân dân, các lực lượng Hải quan, Giao thông vận tải, Thủy sản, Dầu khí, Lực lượng Cảnh sát biển, Hải-Quân Nhân-Dân và các lực lượng khác để thực hiện nhiệm vụ...”

Luật-lệ nghe qua thì có vẻ chính-xác; thực ra nó rỗng vì khi hỏi viên-chức cơ-quan, quân-nhân lực-lượng hay người công-dân Việt-Nam sinh-hoạt Biển; tất cả đều không biết rõ “ranh giới ngoài” đó nằm ở đâu. Lý-do dễ hiểu là chưa có một bản-đồ Việt-Nam chính-thức nào về hải-phận được công-bố.


Hình 203 Một Tàu Cảnh-Sát Biển, TT120, vỏ hợp kim nhôm 120 tấn, công-suất trên 4,500 HP, Công ty đóng tàu 189 (Hải Phòng).
*

18– ĐỀ-NGHỊ

Như đã nói ở phần mở đầu, sách này nặng phần kiến-thức khoa-học địa-lý nên nhẹ phần bàn-cãi pháp-lý cùng các nước lân-bang. Các tài-liệu nghiên-cứu sâu xa liên-hệ đến các lãnh-vực khác về Biển Đông cũng như Hoàng-Sa và Trường-Sa xin nhường lại cho các nhà chuyên-môn trong những lãnh-vực đó trình-bày.

Trong khi mong mỏi Nhà Nước vẽ một bản-đồ chính-thức về chủ-quyền Biển Đông trước khi quá muộn, có thể làm mất đi phần gia-tài thiêng-liêng Cha Ông để lại; chúng tôi mạo-muội đề-nghị một tấm bản-đồ giản-dị dễ nhớ gồm 5 gạch:

- 2 gạch phía trên cho hải-phận Hoàng-Sa.

- 3 gạch phía dưới cho hải-phận Trường-Sa.

Bản-đồ 5 gạch này là một “thí-dụ” cho mẫu vẽ mà Việt-nam cần có để dễ-dàng nói lên chủ-quyền hiển-nhiên của quốc-gia chúng ta.





Hình 204 Một tấm bản-đồ hải-phận do Đài-Loan vẽ với 8 nét gạch.95
Cạnh dải đất 329,560km2 trên bờ hình chữ S, bản-đồ 5 gạch là phần biển quan-trọng trong 1 triệu cây số vuông hải-phận mà thế-giới phải công-nhận là của Việt-Nam.



Hình 205 Bản-đồ 5 gạch này biểu-tượng cho chủ-quyền Việt-Nam trên vùng biển ĐQKT tại 2 quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, khu-vực quan-trọng của hải-phận nước ta 1 triệu km2
Sau hết, được hân-hạnh mang danh tác-giả, chúng tôi xin chân-thành cảm tạ tất cả những nhà khảo-cứu tiền-phong về các kiến-thức mọi ngành khoa-học như địa-lý, lịch-sử, pháp-lý, sinh-vật-học, khảo-cổ-học... liên-hệ đến Biển Đông.
Vũ-Hữu-San

Nguyên-bản tháng 5/1995

Tu-chính tháng 5/2007.



tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương