MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa



tải về 1.84 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.84 Mb.
#23677
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

13.5 – NHÓM ĐẢO AN-VĨNH (Amphitrite Group)

Nhóm đảo Đông-Bắc quần-đảo Hoàng-Sa được gọi là nhóm An-Vĩnh, theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng-Ngãi. Xã An-Vĩnh là một địa-danh từ lâu gắn liền với lịch-sử Hoàng-Sa. Đại-Nam Thực-lục Tiền-biên quyển 10 ghi chép về xã này như sau: "Ngoài biển xã An-Vĩnh, huyện Bình-Sơn, tỉnh Quảng-Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn-lý Hoàng-Sa châu... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng-Sa gồm 70 người lấy dân xã An-Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi..."

Nhóm đảo còn được gọi là Amphitrite hay Tuyên-Đức. Amphitrite là tên của một trong những chiếc tàu Âu-châu đầu tiên vào Biển Đông, gặp nguy-khốn ở Hoàng-Sa. Chiếc tàu Pháp này đã sang buôn-bán với Trung-Hoa vào cuối thế-kỷ XVII.67

Nhóm đảo An-Vĩnh bao gồm các đảo tương-đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng-Sa, và cũng là các đảo san-hô lớn nhất Biển Đông như:

- Đảo Phú-Lâm - Yongxing Dao

- Đảo Cây hay Cù-Mộc - Zhaoshu Dao

- Đảo Lincoln - Dong Dao

- Đảo Trung - Zhong Dao

- Đảo Bắc - Bei Dao

- Đảo Nam - Nan Dao

- Đảo Tây - Xisha Zhou

- Đảo Hòn Đá - Shi Dao.

Sau đây là mô-tả một số các đảo chính:
13.5.1 – ĐẢO PHÚ-LÂM (Woody Island)

Đảo Phú-Lâm nằm bên đảo Hòn Đá (Rocky Island- cao 50ft), diện-tích lớn hơn Hòn Đá nhưng cao-độ thấp hơn rất nhiều. Đây là đảo quan-trọng nhất của nhóm đảo An-Vĩnh.




Hình 161 Bản-đồ nhóm đảo An-Vĩnh. Góc trái, hình đảo Phú-Lâm.

Trước thế-chiến thứ hai khi còn làm chủ Đông-Dương, người Pháp cũng đã khai-phá các đảo thuộc nhóm An-Vĩnh. Giống như trên đảo Hoàng-Sa, họ thiết-lập một đài quan-trắc khí-tượng ở Đảo Cây, số hiệu được ghi trong danh-sách World Meteorological Organisation là 48,859.

Sau khi Nhật đầu hàng Đồng-minh, vào tháng 6 năm 1946 Hải-Quân Pháp gửi chiến-hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm các đảo Hoàng-Sa. Vì trận chiến Việt-Pháp bùng nổ dữ dội, vào tháng 9/ 1946 người Pháp rút quân khỏi Hoàng-Sa. Vào ngày 26/6/1946 dù đã chậm trễ, Trung-Hoa lấy cớ đến giải-giới quân Nhật (đáng lẽ phải làm năm 1945) lén đổ quân lên Phú-Lâm rồi chiếm-đóng luôn đảo này và tiếp-tục đi chiếm một đảo nữa ở Trường-Sa.

Vào ngày 13/1/ 1947, Chính-quyền Pháp chính-thức phản-đối hành-động chiếm-cứ bất-hợp-pháp của Trung-Hoa và gửi chiến-hạm Le Tonkinois ra Hoàng-Sa. Thấy Phú-Lâm đã được Trung-Hoa phòng-thủ kỹ-lưỡng, chiến-hạm quay về đảo Hoàng-Sa (Pattle) để đổ-bộ 10 quân-nhân Pháp cùng 17 quân-nhân Việt-Nam lên chiếm-đóng đảo này.

Khi Trung-Hoa Dân-quốc chạy ra Đài-Loan, họ cũng rút quân ở Phú-Lâm và Thái-Bình về Đài-Loan năm 1950. Bảy năm sau khi kiểm-soát được lục-điạ Trung-Cộng mới bí-mật gửi quân ra chiếm đảo Phú-Lâm vào đêm 20 rạng 21 tháng 2 năm 1956.

Hiện nay Trung-Cộng đặt Bộ chỉ-huy toàn-thể lực-lượng quân trú-phòng quần-đảo Hoàng-Sa ở đây. Căn-cứ quân-sự này kiên-cố nhất trên Biển Đông.




Hình 162 Cầu tàu đảo Phú-Lâm. Hình chụp trước tháng 8/1945 của ông Nguyễn-văn-Tính, trưởng sở TSF Hoàng-Sa.
Sách Ocean Yearbook 10 (Chicago 1993) cho biết có tới 4,000 binh-sĩ Hải-quân và Thủy-quân Lục-chiến trong vùng biển Hoàng-Sa. Phần lớn số lính này đóng tại Đảo Phú-Lâm, số nhỏ trên đảo Lincoln và các đảo thuộc nhóm Trăng-Khuyết.

Đảo có cầu tàu lớn, phi-trường, đài kiểm-báo, kinh đào và nhiều tiện-nghi quân-sự khác. Đảo dài tới 1.7km, chiều ngang 1.2km, diện-tích 320 acres hay chừng 1.3km2. Đảo có nhiều cây cối tươi tốt nên mang tên Phú-lâm.




Hình 163 Không-ảnh của đảo Vĩnh-Hưng (tức Phú-Lâm), căn-cứ Hải-Quân lớn nhất của Trung-Cộng trên Biển Đông.
13.5.2 – ĐẢO LINH-CÔN (Lincoln Island)

Đảo Linh-Côn nằm về phía cực Đông của nhóm đảo An-Vĩnh và cũng là đảo lớn nhất của cả quần-đảo Hoàng-Sa, diện-tích chừng 1.62km2 hay 400 acres, bề cao 15ft. Hải-đồ ghi trên đảo có nước ngọt. Vòng san-hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam như một con lươn có cái đầu ở Lincoln với cái thân dài tới gần 15 hải-lý. Nhiều đảo, đá san-hô tới hàng chục cái, nhấp-nhô trên mặt nước biển.

Đảo này được Trung-Cộng biến thành một căn-cứ. Ngoài công-sự quân-sự, các cơ-sở ngư-nghiệp cũng đã được xây cất khá nhiều với cầu tàu rộng lớn, nhà kho, nhà máy chế-biến ...
13.5.3 – CÁC BÃI NGẦM CHÍNH

Ngoài Biển Đông có rất nhiều bãi ngầm, khi nổi khi chìm. Trong vùng Hoàng-Sa những bãi ngầm chính là:

- Bãi ngầm Jehangire Bank

- Bãi ngầm Bremen Bank

- Bãi đá ngầm Bombay Reef


Hình 164 Đài Radar Trung-Cộng trên quần-đảo Hoàng-Sa (Bejing Review Feb 18, 1980).
14 – CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN-ĐẢO TRƯỜNG SA.

Quần-đảo Trường-Sa nằm về phía Nam của Biển Đông, đảo gần nhất cách quần-đảo Hoàng-Sa vào khoảng 350 hải-lý, đảo xa nhất có đến 500 hải-lý. Quần-đảo này gồm khoảng trên một trăm đảo, nếu tính cả những hòn đá và bãi cạn. Đảo Trường-Sa, (tên gọi này dùng chung cho cả quần-đảo) cách Vũng-Tàu 305 hải-lý, cách Cam-Ranh 250 hải-lý, cách Đảo Phú-Quý 210 hải-lý.

Bề dài nhất của biển Trường-Sa đo được chừng 500 hải-lý, tính từ Bãi Cỏ Rong tận cùng hướng Đông-Đông-Bắc tới Bãi Tứ-Chính là nơi tận cùng hướng Tây-Tây-Nam của quần-đảo Trường-Sa. Biển tuy rộng nhưng diện-tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng-cộng vào khoảng 10 km2.
14.1 – ĐỊA-DANH và ĐỊA-GIỚI QUẬN TRƯỜNG SA.

Về danh xưng, sử ta chép là Vạn-lý Trường-Sa, hay Đại Trường-Sa, tiếng quen gọi vắn tắt là Trường-Sa. Người Anh, Mỹ gọi là Spratley (hay Spratly) Islands, Spratley (hay Spratly) Archipelago và vắn tắt hơn: Spratlies. Người Pháp gọi là Archipel des Iles Spratly. Người Trung-Hoa gọi là Nam-Sa (Nansha) Quần-Đảo hay Nam-Uy (Nan Wei) Quần-Đảo. Phi-luật-Tân gọi là Kalayaan. Trong thời Thế-chiến II người Nhật gọi là Shinnan Guto.

Huyện đảo Trường-Sa lúc trước chỉ bao gồm hoàn-toàn các đảo Trường-Sa ngoài khơi, nhưng hiện nay huyện Trường-Sa đã mở rộng địa giới.

Để tạo điều kiện cho Trường-Sa phát triển toàn diện cả kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh và quốc phòng, tỉnh Khánh Hoà đã quyết định sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Cam Tân, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Đức và một phần xã Cam Hải Đông của thị xã Cam Ranh vào huyện Trường-Sa; thành lập thị trấn Cam Đức trên cơ sở toàn bộ xã Cam Đức và một phần xã Cam Hải Tây; thành lập mới 3 xã đảo Trường-Sa Lớn, Nam Yết và Song Tử Tây thuộc huyện Trường-Sa.




Hình 165 Bản-đồ Quần-đảo Trường-Sa với địa-danh Việt-Nam. (Cục Đo-đạc, CHXHCN Việt-Nam, 1989).
Hiện nay, huyện Trường-Sa có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Cam Hoà, Cam Tân, Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Trường-Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử và thị trấn Cam Đức, trong đó có năm đơn vị xã, thị trấn trên đất liền và ba đơn vị xã đảo. Tháng 4-2007, đảo Trường-Sa trở thành thị-trấn.
14.2 – SỐ LƯỢNG ĐẢO

Theo báo chí Việt-Nam, Quần đảo Trường-Sa cách Cam Ranh 295 hải lý, gồm hơn 100 đảo, bãi đá, bãi cạn, bãi ngầm có tổng diện tích khoảng 160,000 - 180,000km2; nằm trong giới hạn từ vĩ độ 06o03' N đến 12o00' N và từ 111o03' E đến 117o03' E. Căn cứ vào địa hình, địa chất và khoảng cách giữa các đảo, người ta chia quần đảo Trường-Sa thành 8 cụm đảo là: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường-Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên, trong đó cụm Bình Nguyên có nhiều đảo và bãi đá ngầm nhất (42 đảo và bãi đá ngầm).

Theo luật gia Michael Bennett thì có tới hơn 500 hòn đất, đá, bãi riêng-biệt tạo thành quần-đảo Trường-Sa, tuy vậy chỉ có chừng 100 địa-danh.68 Có người ước-lượng con số 230 đảo như Michael Hindley & James Bridge69, hay 99 "đơn-vị" như Ting Tsz Kao.70

Còn người Phi-luật-Tân lại liệt-kê một danh-sách gồm 53 hòn đảo và cù lao trong khu-vực 64,976 dặm vuông của Trường-Sa, họ gọi là Đất Tự-Do "Freedomland".




Hình 166 Vị-trí các xã Cam Tân, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Đức nay thuộc huyện Trường-Sa.
Những hòn đảo hay đá nào đã nổi hẳn lên khỏi mặt biển khi nước lớn cần được xác-định thật đúng vì trên mặt pháp-lý, đảo (island), cồn (cay), đụn (dune) hay hòn đá (rock) này là căn-bản để tính-toán nhiều yếu-tố như lãnh-hải, thềm lục-địa và hải-phận kinh-tế cho quốc-gia chủ-nhân của nó. Hiện nay đã có nhiều tài liệu bàn đến số lượng những đảo và đá này ở Trường-Sa. Chúng tôi xin trình-bày một trong những tài-liệu đó của nhà xuất-bản University of California Press.71


Hình 167 Bản-đồ quần-đảo Trường-Sa với các đường chia cắt tranh-đoạt hải-phận.

Nếu theo nhóm các học-giả thông-thạo luật biển này, Trường-Sa gồm 33 "đơn-vị" chia ra bốn loại như sau:

Island gồm 9 đơn-vị:

FLat Island, Itu-Aba, Loaita Island, Namyit Island, Nanshan Island, Sin Cowe Island, Spratly Island, Thitu Island, West York Island.





Hình 168 Bản-đồ ghi-nhận 33 đảo và đá nổi thường trực trên mặt biển. Tình-hình chiếm-đóng Trường-Sa đầu thập-niên 1970: Phi-luật-Tân chiếm 7, Việt-Nam 5, Đài-Loan 1. Còn lại 20 "đơn-vị" (13 đảo, 7 đá) chưa bị chiếm.
Cay gồm 15 đơn-vị:

Alicia-Annie Reef, Amboyna Cay, Commodore Reef, Grierson Reef, Irving Reef, Lankiam Cay, Loaita Cay, London Reef Cay, Mariveles Reef, Northeast Cay, Pearson Reef NE, Pearson Reef SW, Southwest Cay, Sand Cay, Sandy Cay.

Dune gồm 2 đơn-vị:

Gaven Reef, Landowne Reef

Rock gồm 7 đơn-vị:

Barque Canada Reef, Fiery Cross Reef, Great Discovery Reef, London East Reef, Louisa Reef, Royal Charlot Reef, Swallow Reef.

Trong hàng mấy trăm đảo đá bãi, lớn nhỏ, nổi chìm của Trường-Sa kể trên, chỉ có một số đảo cần nói đến vì tầm quan-trọng của nó mà chúng tôi xin mô-tả ra dưới đây:

Theo các diễn-biến hiện nay về tranh-chấp chủ-quyền, chúng tôi tạm sắp xếp thành 3 vùng. Tính từ bờ biển Việt-Nam trở ra, 3 vùng như sau:

1- Vùng Việt-Hoa tranh-chấp gồm Đảo Trường-Sa và các bãi cạn phía Tây của quần-đảo Trường-Sa.

2- Vùng Việt và năm nước tranh-chấp nằm về phía Nam lằn ranh tuyên-cáo của Mã-lai-Á.

3- Vùng Việt-Hoa-Phi tranh-chấp bao trùm hầu hết khu-vực tuyên-cáo của Phi-luật-Tân. Vùng này được chia làm 4 khu nhỏ:

* khu Nam, quanh Đá Chữ Thập

* khu Trung gồm hai quần-đảo: Sinh-Tồn và Ba-Bình/Nam-Yết

* khu Bắc, khu Loại-Ta Song-Tử

* khu Đông, các bãi cạn sát Phi-luật-Tân.
14.3 – VÙNG VIỆT-HOA TRANH-CHẤP

Gồm có:


- Bãi Tứ-Chính hay Vanguard Bank,

- Bãi Phúc-Nguyên hay Prince Consort Bank

- Bãi Quế-Đường hay Grainger Bank

- Bãi Phúc Tần hay Prince of Wales Bank

- Bãi Huyền-Trân hay Alexandra Bank

- Bãi Vũng Mây hay Rifleman Bank

- Đá Lát hay Ladd Reef

- Đảo Trường-Sa hay Spratley Island.

Vùng này nằm về phía cực Tây của quần-đảo và gần bờ biển Việt-Nam hơn tất cả các bãi và đảo khác của quần-đảo Trường-Sa. Bãi Tứ-Chính nằm sát với thềm lục-địa Việt-Nam, tuy ngăn cách một cái rãnh cạn nhưng không xa đường thâm-thủy 200m bao nhiêu. Độ sâu đáy biển tăng từ Tây qua Đông nhưng không đều. Quanh bãi Vũng Mây, nước lại cạn và có chỗ không sâu quá 300m.
14.3.1 – ĐỊA-DANH LỊCH-SỬ.

Hầu hết địa-danh vùng này đặt theo các tên lịch-sử như:



Tứ-Chính là tên một phường trước kia trên Cù-Lao Ré, thuộc Phủ Quảng-Ngãi. Theo Phủ-biên Tạp-lục của Lê-quý-Đôn, dân-cư phường Tứ-Chính trồng đậu (Tứ chính phường cư dân đậu điền). Từ cửa biển An-Vĩnh ra đó phải đi bốn trống canh.

Cũng theo sách trên, Lê-quý-Đôn kể một địa-danh nữa hơi khác với Tứ-Chính là Tứ-Chánh. Đó là tên một thôn thuộc Phủ Bình-Thuận (Phan-Thiết ngày nay). Người dân thôn này đã cùng với dân làng Cảnh-Dương được tuyển-chọn nếu muốn tình-nguyện gia nhập đội Bắc-Hải. Họ chuyên đi thám-sát và thu-lượm sản-vật ở vùng quần-đảo Trường-Sa.72



Phúc-NguyênPhúc-Tần là tên hai vị chúa anh-hùng của nhà Nguyễn. Phúc-Nguyên (Phước-Nguyên, 1562-1635) hay chúa Sãi là chúa thứ hai nhà Nguyễn. Ông không thần-phục chúa Trịnh, trả sắc dụ lại cho vua Lê vào năm 1630. Chúa nhìn xa, trông rộng: ông thông-hiếu với vua Cao-Mên và đưa người Việt di-dân vào Nam-phần.

Phúc-Tần (Phước-Tần, 1619-1687) hay chúa Hiền là chúa thứ tư nhà Nguyễn. Vị chúa rất giỏi thủy-chiến này đã đánh thắng được binh-thuyền Hòa-Lan đến cướp phá năm 1644, khi đó ông mới chỉ làm chức thế-tử. Nhờ chiến-công, chúa Phước-Tần chấm dứt được cuộc phân-tranh Nam-Bắc kéo dài 45 năm (1627-1672). Chúa cũng là người chiếm được vùng đất Nha-trang, mở nước cho đến tận Phan-Rang. Bắc quần-đảo Trường-Sa nằm ngang vĩ-tuyến với Phan-Rang.



Quế-Đường là tên hiệu của Lê-Quý-Đôn (1726-1784), một nhà bác-học về thời Lê, trước-thuật nhiều tác-phẩm về lịch-sử, địa-dư và văn-hóa nước ta. Tác-phẩm của ông có đề-cập tới địa-lý Hoàng-Sa, Trường-Sa.

Huyền-Trân là tên công-chúa con gái vua Trần-Nhân-Tôn (1279-1293). Nhờ cuộc kết-hôn của Huyền-Trân với vua Chiêm Chế-Mân, nước ta có thêm hai châu Ô, Lý như là đồ sính-lễ. Đất này đổi tên là Thuận-châu và Hóa-châu. (Tên Huế ngày nay do chữ Hóa mà ra). Hoàng-Sa nằm ngang cùng vĩ-độ với vùng đất này.

Ngoài các bãi cạn mang tên lịch-sử, còn có bãi Vũng-Mây với Hòn Đá Bông-Bay là một vị-trí tương-đối cao.

Theo bản-đồ quốc-phòng Mỹ (bản-đồ số G9237.S63, năm 1992), quân trú-phòng XHCN Việt-Nam hiện đóng trên các bãi Tứ-chính, Phúc-Nguyên, Quế-Đường và Bãi Vũng-Mây (Rifleman Bank)…

Theo tài liệu của báo-chí Mỹ mới đây, Việt-Nam đang phòng-thủ trên những dàn kiểu nhà sàn ở Bãi Tứ-Chính (Vanguard Bank), Bãi Phúc-Tần (Prince of Wales Bank). Quân Việt-Nam cũng đóng trên Đá Lát (Ladd Reef) Đá Bông-Bay (Bombay Castle, Rifleman Bank) với đồn phòng-thủ chính trên đảo Trường-Sa.

Các bãi vừa kể đều do đất cát san hô tạo nên. Có bãi như có vẻ đang tiếp-tục nổi cao lên, tuy vậy khi nước ròng sát cũng ít khi cao quá mặt nước.

Khu-vực biển ở về phía Tây bãi Tứ-chính (Trung-Cộng gọi là Bãi Vạn-An- Wan'an Bei) nằm hoàn-toàn trong thềm lục-địa Việt-Nam đã được biết đích-xác là có trữ-lượng dầu lửa rất lớn. Thanh-Long là tên gọi túi dầu này, chứa tới 500 triệu thùng. Trung-Hoa lục-địa cố cản trở Việt-Nam không cho khởi-công khai-thác. Đã nhiều phen họ lên tiếng phản-đối và có lần đã gửi chiến-hạm xuống phá đám việc tiếp-tế cho một dàn khoan thăm-dò ở đây.




Hình 169 Bản-đồ tổng-quát vùng tranh chấp Crestone.
Năm ngoái, tổ-hợp Nhật-Mỹ MJC Petroleum Ltd. với một thành-viên là công-ty Hoa-Kỳ Mobil Oil đã được CHXHCN Việt-Nam nhượng-quyền thăm dò khai-thác vùng Tứ-Chính. Một công-ty dầu khác là Conoco đang thương-thuyết với Hà-Nội xin quyền khai-thác khu-vực phía Bắc MJC Petroleum. Trước đây vào năm 1992, Trung-Cộng đã cho phép hãng Crestone Oil của Hoa-Kỳ khai-thác dầu khí ngay trên vùng này. Trung-Cộng hứa cho Hải-quân bảo-vệ. Bãi Tứ-chính nằm trong khu-vực Trung-Cộng cho sang-nhượng này. Sự can-thiệp quân-sự nếu có, chắc chắn gây đổ máu.
14.3.2 – ĐẢO TRƯỜNG-SA.

Đảo lớn duy nhất trong vùng là đảo Trường-Sa mà người Pháp gọi là đảo Bão-Tố (Ile de Tempête).

Tên Trường-Sa này được dùng để gọi chung cho cả quần-đảo. Nằm giữa những bãi và đá vùng Tây Nam Trường-Sa, đảo này lớn và là vị-trí quan-trọng nhất của khu-vực. Báo Economist (Vol. 316, July 7, 1990: 36) cho rằng đảo này rộng đủ (2500ft X 1300ft) cho việc thiết-lập một phi-đạo ngắn.

Về đại-mộc, đảo không có cây lớn, về loại thân thảo có rau sâm rất nhiều mọc khắp nơi. Sâm là một loại dược-thảo dưỡng-sinh rất tốt và hiệu-nghiệm để trị một vài tật bệnh.

Hồi đầu thập-niên 1970, quân bố-phòng Việt-Nam Cộng-hòa ở đây có nơi cư-trú rộng rãi, tiện-nghi chỉ thua Nam-Yết. Đảo có một cầu tàu nằm về phía Tây của đảo, dùng tạm bợ cho các xuồng cao-xu đổ-bộ, hay tiểu-đĩnh của chiến-hạm ra vô tiếp-tế.

Cầu tàu nay đã được làm lớn ra. Trung-Cộng đã phản-kháng việc XHCN Việt-Nam xây-cất cầu ở Trường-Sa. Nhu-cầu phát triển quân-sự và ngư-nghiệp bắt buộc phải có bến đậu cho tàu thuyền. Một cầu tàu loại chữ I vươn từ bờ đảo ra biển dài 75 thước là một công-trình rất lớn về xây cất ở Trường-Sa.

Đảo Trường-Sa cao không hơn 15ft và trơ trụi nên cần được trồng nhiều cây cao để giữ đất. Cây cao với cánh lá xum xuê cũng giúp cho việc phòng-thủ rất nhiều. Những cây duyên-hải Việt-Nam loại phi-lao, bàng bể rất thích-hợp, nhưng nếu vấn-đề ngụy-trang, che dấu, tăng-cường phòng-thủ công-sự là khẩn-cấp thì cần những cây mọc nhanh để làm sao trong vòng ít năm, đảo trở thành xum xuê, che kín hết mọi kiến-trúc nhân-tạo bên trong.

Khu-vực biển từ đảo Trường-Sa xuống Tứ-Chính tuy chỉ có hai nước Việt và Hoa tuyên-bố chủ-quyền nhưng đang trong vòng tranh-chấp gay gắt. Vì việc khai-thác dầu lửa, Trung-Cộng có thể tấn-công quân phòng-thủ Việt-Nam ở đây trước khi chiếm thêm đảo trong khu trung-ương.

Một Bộ-chỉ-huy trú-phòng ở một cấp-bộ nào đó phải đặt ở Trường-Sa để giải-quyết nhiều công-vụ, kể cả hành-chánh lẫn dân-sự. Quân trú-phòng CHXHCN Việt-Nam hiện đóng đông nhất trên đảo Trường-Sa, một số trên các bãi và hòn gần đó.



Hình 170 Bản-đồ đảo Trường-Sa.
Ngoài ra, các bãi Jubilee nằm về phía Tây, và các bãi Coronation cùng Duvalle nằm về phía Bắc nhóm này còn ngập sâu nước nên không có quân trú đóng.

Việt-Nam đã nhận-thức được việc thực-hiện các đèn hải-hiệu là quan-trọng nên thành-lập một nhóm điều-hành đèn hiệu tại Trường-Sa. Ngoài việc cung-cấp phương-tiện định hướng cho các tàu bè hải-hành trong vùng phụ-cận, hải-đăng cũng nói lên chủ-quyền đất nước. Đến nay, CHXHCN Việt-Nam thiết-lập được một hệ-thống đèn biển trên các đảo và hòn đá chính như tại hòn Đá Lát. Đá Lát cũng như Đá Bombay không được kể là một đảo theo pháp-lý, nhưng nếu Hải-đăng được dựng lên thì Đá Lát lại có thể được chấp-nhận theo Luật Biển Quốc-tế.

Trung-Cộng như thường-lệ phản-kháng liền ngay khi Việt-Nam đặt hải-đăng. Vào tháng 8/94, Phi-luật-Tân cũng lên tiếng phản-đối Việt-Nam. Họ tái xác-nhận chủ-quyền trên quần-đảo mà họ gọi là Kalayaan.

Báo-chí Hoa-Kỳ không nói rõ là Trung-Cộng có quân đồn-trú vùng này hay không, tuy nhiên tin-tức có lộn-xộn trong khi loan-báo lầm lẫn việc Trung-Cộng đóng chiếm Đá Lát (hay Ladd Reef?) vào năm 1992.


14.4 – VÙNG VIỆT-NAM VÀ 5, 6 NƯỚC TRANH-CHẤP.

Vùng tranh-chấp liên-hệ tới ít nhất là sáu nước: Việt, Trung-Hoa, Đài-Loan, Phi-luật-Tân, Brunei và Mã-lai-Á (nếu không kể một "tân-quốc vô-hình" đã mất là Luconia), gồm có:

- Bãi Luconia Shoals

- Đảo An-Bang tức Amboyna Cay

- Bãi Thuyền Chài tức Barque Canada Shoals

- Đá Kỳ-Vân hay Mariveles Reef

- Đá và bãi Kiệu-Ngựa hay Ardasier Reefs

- Bãi Thám-Hiểm hay Investigator Shoal

- Đá Công-Đo hay Commodore Reef

- Đá Hoa Lau hay Swallow Reef

- Đá Sắc-Lốt hay Royal Charlotte Reef

- Đá Louisa Reef

Vùng này ở phần cực Nam của Quần-đảo Trường-Sa, kể từ 8o50 Bắc trở về Nam. Mã-Lai-Á đã tuyên-bố có chủ-quyền và vẽ ranh giới lên tới phía Bắc của Bãi Thuyền-Chài và đảo Công-Đo.


Hình 171 Bản đồ vùng đảo An-Bang.
Đảo An-Bang là đảo lớn nhất. Những đảo, cồn khác trong vùng thật nhỏ như Đá Kỳ-Vân, Đá Hoa Lau, Đá Sắc-Lốt, Louisa Reef. Khá nhiều bãi cạn và đá ngầm chưa nổi lên mặt nước.

Vào toạ-độ, khoảng 5o00 N, 112o30 E có các rặng đá ngầm, bãi cạn Luconia nằm sát bờ biển Mã-lai-Á. Chỗ này xa Trung-Cộng có tới gần một ngàn hải-lý, vậy mà Trung-Cộng cũng không ngừng lên tiếng lạm-nhận chủ-quyền.



Quân XHCN Việt-Nam trú đóng trên Bãi Thuyền Chài và vị-trí tốt nhất là Đảo An-Bang. Đảo độc nhất này nằm ở phía Tây trong vùng biển nhiều nước tranh-chấp. Bãi Thuyền Chài chỉ mới nổi lên mặt nước, dài khoảng 32km, rộng tối-đa 6km, tuy vậy một diện-tích dùng được cho việc chiếm đóng lại rất nhỏ hẹp.

Phía Đông-Nam của Bãi Thuyền Chài, cách bãi này khoảng 40 đến 60 hải-lý có quân trú-phòng của Mã-lai-Á trên các hòn Đá Kỳ-Vân (Mariveles Reef), Đá Kiệu-Ngựa (Ardasier Reef) và Đá Hoa-Lau (Swallow Reef).

Ở phía Đông vùng này, có quân Phi-luật-Tân đóng trên Đá Công-Đo (Rizal).
14.5 – VÙNG VIỆT-HOA-PHI TRANH CHẤP

Vùng này rất rộng lớn, để sự mô-tả được dễ dàng, chúng ta có thể chia nó làm 4 khu: khu Nam, khu Trung, khu Bắc, khu Đông.





Hình 172 Vùng Việt - Hoa - Phi tranh-chấp.
14.5.1 – KHU NAM.

Khu này nằm ở phía Nam của quần-đảo Sinh-Tồn (Union Reefs), gồm các hòn đá:

Đá Tây hay West Reef

Đá Giữa hay Central Reef

Đá Đông hay East Reef

Đá Châu-Viên hay Cuarteron Reef

Đá Núi Môn hay Maralie Reef và Bittern Reef

Đá Hòn Síp/ Hòn Sáp hay Pearson Reef NE&SW

Đá Tốc Tan hay Alison Reef

Đá Núi Le hay Cornwallis South Reef

Đá Tiên-Nữ hay Tennant Reef hay Pigeon Reef

Vùng này không có đảo cũng như không bãi nào lớn, chỉ nổi lên một số hòn đá nhỏ mà thôi, cây cối rất ít vì thiếu đất.



Quân CHXHCN Việt-Nam đóng trên Đá Đông (Cồn .6m), Đá Tây (Đá .6m) Đá Giữa (sấp-sỉ mặt nước).

Có hai cục đá nhỏ sát nhau của hòn Đá Núi-Môn (Maralie Reef và Bittern Reef) không biết đã có người chiếm giữ hay không, bốn hòn khác là Đá Hòn Síp, Đá Tốc-Tần, Đá Núi Le và Đá Tiên-Nữ đều do quân Cộng-sản Việt-Nam trú-đóng.



Quân Trung-Cộng trấn-đóng trên Đá Châu-Viên (Cuarteron Reef- Huang Jiao) từ tháng 1/1988.
14.5.2 - Khu Trung.

Khu trung-ương của Trường-Sa gồm hầu hết các đảo lớn nhất của quần-đảo và vì vậy tập-trung đông-đảo quân trú-phòng nhiều nhất.

Các đảo quan-trọng kể từ phía Nam lên như sau:

- Đá Chữ Thập hay Fiery Cross Reef Quân Trung-Cộng trấn-đóng trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef- Yung Shu Jiao) từ tháng 1/1988. Đá Chữ Thập nằm về phía Đông-Bắc của đảo Trường-Sa và cách đảo này chừng 80 hải-lý. Hòn đá Chữ Thập là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài khoảng 25km, rộng tối-đa chừng 6km. Còn Đá Châu-Viên chỉ cách Đá Đông của quân XHCN Việt-Nam chừng 15 hải-lý.

Tin-tức qua báo-chí ở Hoa-Kỳ cho hay Trung-Cộng đặt Bộ chỉ-huy toàn-thể quân trú-phòng quần-đảo Trường-Sa trên Đá Chữ-Thập. Chúng đã xây cất nhiều cơ-sở và cả một phi-đạo (?).




Hình 173 Các nhóm đảo quan-trọng của quần-đảo Trường-Sa.
- Nhóm đảo Sinh-Tồn:

Gồm có:


- Đá Gác Ma hay Johnson Reef South

- Đá Collins hay Johnson Reef North hay Collins Rf

- Đảo Len hay Lansdowne Reef

- Đảo Sinh Tồn hay Sin Cowe Island

- Đảo Sinh Tồn Đông hay Sin Cowe East Island

- Đá Ken Nan hay Kennant Reef hay Chiqua Reef

- Đá Ba Đầu

Các đảo chính có một ít cây nhỏ là Sinh-Tồn và Sinh-Tồn Đông, rồi đến Đảo Len. Ba đảo này và một số hòn đá nhỏ nổi lên tạo thành một vòng đai san-hô có tên là Union Reefs. Hồi những năm 1970, quân-nhân Việt-Nam CH đồn-trú ở đây không có tiện-nghi bằng những người ở các đảo Nam-Yết và Trường-Sa.

Vùng biển này đã diễn ra trận đánh năm 1988 mà Hải-quân CHXHCN Việt-Nam bị chìm 2 chiến-hạm, 1 chiến-hạm bị hư-hại, chết hơn 70 người.



Hình 174 Chiến-hạm này (số cũ: HQ-505 khi phục-vụ HQ/VNCH) bị bắn hư-hại khi Trung-Cộng tấn-công vào tháng 3/1988.



tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương