MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa



tải về 1.84 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.84 Mb.
#23677
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18


Lời Bạt

Nơi bài tựa, Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuốn ĐỊA LÝ BIỂN ĐÔNG VỚI HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG SA, một công trình nghiên cứu nghiêm túc về lãnh hải nước ta của học giả Vũ Hữu San.

Trong lời bạt này, chúng tôi chỉ xin tóm tắt nội dung cuốn sách trên và lạm bàn về hai danh xưng Biển Đông của Việt Nam và danh xưng Nam Hải của Trung Quốc.Về nội dung sách, theo như soạn giả tâm sự cho biết, cuốn ĐỊA LÝ BIỂN ĐÔNG VỚI HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG SA của ông nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của người Việt Nam chúng ta cần phải hiểu biết một số điều căn bản về địa lý hải phận của nước ta như dưới đây:


  1. Biển Đông vốn là cái nôi khai sinh và nuôi dưỡng nền văn hoá nhuốm màu hàng hải cổ xưa của Việt tộc.

  2. Biển Đông gồm có nhiều hiện tượng vật lý kỳ diệu hiếm thấy ở bất cứ vùng biển nào khác trên thế giới.

  3. Biển Đông vốn mang theo nó môi trường sinh thực vật đậm nét riêng biệt của Việt Nam.

  4. Biển Đông là nơi chứa nguồn năng lực và tài nguyên khổng lồ được tích lũy, bồi đắp tự lâu đời. Cái túi dầu khí tạo nên bởi các chất hữu cơ chảy theo những dòng sông ra biển, đặc biệt sông Hồng Hà, hiển nhiên là tài sản cổ truyền của nước ta.

  5. Việt tộc, tổ tiên của chúng ta, đã từng tung hoành trên Biển Đông cách đây nhiều ngàn năm, trước khi Hán tộc lập quốc tại nguồn giữa cửa sông Hoàng Hà. Hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa nằm gọn trên Biển Đông vốn là địa bàn sinh hoạt của Việt tộc từ thời băng đá.

  6. Hoàng-Sa và Trường-Sa về phương diện vị trí gần với lãnh thổ Việt Nam hơn với Trung Quốc và về phương diện hình thể địa lý, cả hai quần đảo rõ ràng nằm trên phần nối dài của lục địa Việt Nam

Bên trên chúng tôi vừa tóm tắt rất ngắn ngủi nội dung vô cùng phong phú của cuốn ĐỊA LÝ BIỂN ĐÔNG VỚI HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG SA của học giả Vũ Hữu San.

Dưới đây, chúng tôi xin đề cập tới vấn đề danh xưng Biển Đông của Việt Nam và danh xưng Nam Hải của Trung Quốc, đặc biệt sẽ cố gắng giải quyết mâu thuẫn khả hữu của hai danh xưng này.

Duyên hải Việt Nam trên 2000 cây số từ biên giới Trung Quốc cho tới vịnh Thái Lan. Phần duyên hải phía đông Việt Nam nên đã có danh xưng thông thường là Biển Đông, lưu hành rộng rãi trong dân gian; một chứng cứ trong nhiều chứng cứ khác là đã được chuyển ngữ ra tiếng Pháp là L’océan Oriental trong cuốn du ký của tác giả người Pháp năm 1736 (cf. le Royaume du Tonkin—“Ce Royaume est situé entre La Chine, L’Océan Oriental, La Cochinchine et le Pegu”. Lenglet-DuFreynoy (l’Abbé Nicolas(1674-1775). Méthode pour étudier la Géographie; page 115 et suivant; T, IV, 1736).

Tên gọi nôm na Biển Đông chứa đầy tình tự dân tộc đã được luôn luôn nhắc nhở tới nhất là qua ca dao, phong dao và tục ngữ nước nhà.

Nói về công cha và nghĩa mẹ thì “nghĩa của mẹ” không gì sánh bằng Biển Đông:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Sự hoà thuận của vợ chồng đưa tới sự thành công tốt đẹp thì được nhắc nhở qua tục ngữ:



Thuận vợ thuận chồng,

Tát Biển Đông cũng cạn.

Tình cảm của con người trước mọi hoàn cảnh yêu thương, hờn giận hay đau khổ cũng lấy Biển Đông ra so sánh:



Trèo lên trái núi Thiên Thai,

Thấy đôi chim phượng ăn ngoài Biển Đông.

Hay:


Tre tàn ống quấn tơ bông,

Cưới em không được,

Xuống Biển Đông trầm mình!

Hoặc:


Dã tràng xe cát Biển Đông,

Nhọc long mà chẳng nên công cán gì!

Địa phương nào thì cũng không tách rời khỏi Biển Đông rộng lớn của quê hương:


Mãn vui Hương Thủy, Ngự Bình,

Ai vô Bình Định với mình thì vô,

Chẳng lịch bằng Kinh đô

Bình Định không đồng khô cỏ cháy,

Sáu dãy non cao,

Biển Đông sóng vỗ dạt dào,

Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh!

Ca tụng Đinh Bộ Lĩnh vị anh hùng lịch sử có công dẹp được loạn mười hai sứ quân cũng không quên được công ơn của vua Đinh Tiên Hoàng lớn như Biển Đông:



Ban mai xuống tắm Biển Đông,

Đạp lấy con rồng nổi lên chín khúc,

Dô ta hời!

Trèo rắn đi đâu?

Vuốt râu ông hầm,

Dô ta hời!

(các ca dao, phong dao về Biển Đông kể trên trích trong sơ thảo Địa danh Việt Nam qua ca dao, phong dao và tục ngữ của Hà Mai Phương và Chu Thu Hằng, sắp xuất bản).

Xem đó, danh xưng Biển Đông đã ăn sâu vào bên trong ý thức của dân tộc Việt Nam và đã được người dân Việt Nam quen dùng để chỉ phần lãnh hải Việt Nam dọc theo duyên hải ở phía đông Việt Nam. Tuy nhiên có điều khiến một số người thắc mắc là cái biển ở phía đông Việt Nam đó cũng đã được Trung Quốc đặt cho cái danh xưng Mer de Chine Méridionale, South China Sea. Để giải các vấn đề nghi vấn này, thiết tưởng không gì bằng ta thử tra một số tự điển có uy tín của Trung Quốc cũng như các nước khác xem họ ghi chép gì về vùng biển này.

Theo từ điển Từ Hải, Nam Hải là tên biển, ở về phía nam Phúc Kiến và Quảng Đông, phía tây hiệp hải Đài Loan, Phía đông Việt Nam thuộc Pháp. Về phía nam biển đó có bán đảo Mã Lai, Bà La Châu (tức đảo Bornéo) thuộc địa Anh, Phi Liệt (sic thay vì Luật). Tân thuộc địa Mỹ, cho nên hải quyền (tức chủ quyền trên mặt biển) là chung cho các nước như Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật (cf. Từ Hải hợp đính bản, bản in lại năm 37 Trung Hoa Dân Quốc tức năm 1984, Tập Tý, trang 218).

Từ điển Từ Nguyên định nghĩa Nam Hải đại khái như Từ Hải và đặt vị trí Nam Hải ở phía nam Phúc Kiến, nhưng có thêm một chi tiết là phân giới giữa hải hiệp Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) và vịnh Bắc Kỳ (cf. Du Quỳnh Châu hải hiệp nhi Tây vi đông Kinh loan chi khâm huyện chi Minh Giang khẩu dữ An nam phân giới; cf. Từ Nguyên, bản năm 38 Trung Hoa Dân Quốc, tức năm 1949; Tý tập, trang 234).

Cũng trong Từ Nguyên nhưnglà Từ Nguyên cải biên bản năm 1951 và tái bản năm 1984, Nam Hải đã được định nghĩa với mấy chi tiết mới như sau: “Nam Hải: tên biển, xưa lại có tên là Chướng Hải; người ngoại quốc gọi là Nam Trung Quốc hải, vị trí ở phía nam Phúc Kiến và Quảng Đông, phía tây Đài Loan và Phi Luật Tân, phía đông bán đảo Trung Nam và bán đảo Mã Lai, phía bắc Ba la Châu (Borneo) và đảo Tô Môn Đáp Lạp. Có điều là thời xưa, biển nước ta (tức Trung quốc) mệnh danh là Nam Hải, có thời đã bao quát cả Ấn Độ dương nữa; vậy chẳng nên giới hạn diện tích Nam Hải ở phạm vi như chép ở trên (cf. Từ Nguyên cải biên bản, Hồng Kông, 1984, Tý Tập, trang 94).

Trong định nghĩa vừa trích dẫn trên có mấy điều đáng chú ý như sau:


  1. Nam Hải xưa lại có tên là Chướng Hải. Danh xưng Chướng Hải dùng để chỉ biển ở cách Hải Phong huyện 50 dặm về phía Nam; mà Hải Phong huyện thuộc tỉnh Quảng Đông. Vậy vị trí của Nam Hải là ở về phía Nam hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông cũng đã thấy ghi như vậy ở các tài liệu trên.

  2. Có một điểm mới mẻ so với Từ hải và Từ Nguyên hợp đính bản là Từ Nguyên cải biên bản đã ghi sự kiện ngoại nhân mệnh danh Nam Hải là Nam Trung Quốc Hải.

  3. Không rõ căn cứ vào tài liệu nào, Từ Nguyên cải biên bản đã ghi thêm “có thời gian Nam Hải đã bao quát cả Ấn Độ Dương’’.

Nay nhận xét chung về ba tài liệu trích dẫn bên trên, ta có thể ghi mấy sự kiện sau:

a) Cả ba tài liệu đều đặt vị trí Nam Hải ở phía nam hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông. Tài liệu thứ nhất, Từ Hải (1948) ám chỉ Nam Hải trải dài về phía nam đến tận bán đảo Mã Lai và chủ trương Trung Quốc cũng có chủ quyền ở Nam Hải như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.

b) Tài liệu thứ hai, Từ Nguyên (1949) chỉ ghi phân giới giữa hải hiệp Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) và vịnh Bắc Kỳ của Việt Nam lúc đó thuộc Pháp. Tài liệu chót tức là Từ Nguyên cải biên bản (1951, 1984) đã lợi dụng danh xưng Mer de Chine (méridionale) của Pháp và danh xưng South China của Anh-Mỹ để ám chỉ Nam Hải có một diện tích kéo dài về phương Nam xa lắc xa lơ đến tận Ấn Độ Dương; có thời quá cả Ấn Độ Dương nữa kia!

Theo thiển ý của chúng tôi, giới hạn Nam Hải của Trung Quốc xưa, có lẽ chỉ đến ngang đảo Hải Nam là cùng như chính danh xưng đảo Hải Nam đã chỉ rõ như vậy.

Một bằng chứng có giá trị, là định nghĩa sau đây của danh xưng Nam Hải, trong cuốn Tối Tân Thực Dụng Hán – Anh từ điển, do toàn học giả Trung Hoa biên soạn, ấn hành ở Hồng Kông năm 1971 như sau:

Nam Hải: (1) name of a country in Kwangtung province. (2) the southern sea, stretching from the Taiwan straits to Kwantung. (3) in old China, a term for faraway places in the south (cf. A new practical Chinese-English dictionary—Editor in chief: Liang Shi Chiu; Editor: Chu Liang-Chen, David Shao, Jeffreg C.Tung, Chung Lu Shen—The far East book co LDT, Hồng Kông 1971, p 121, column 2).

c) Khi Từ Nguyên cải biên bản ghi “ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải). Chắc là các soạn giả đã lợi dung các danh xưng Pháp Mer de Chine (méridionale) và danh xưng South China của Anh-Mỹ. Cả ba danh xưng này có một điểm chung là thiếu chính xác khiến có thể hiểu là biển của Trung Quốc ở về phía Nam, sự thật là cả ba danh xưng đó có thể có nghĩa là biển của Hoa Nam, của nam phần Trung Quốc, như cuốn Tối Tân Thực Dụng Hán – Anh từ điển đã ghi bằng Anh ngữ là “the southern sea stretching from the Taiwan Straits to Kwangtung”. Nói cho thật đúng, Nam Hải ở chữ Hán xưa, cũng có nghĩa là những nơi xa tít ở phương Nam, nhưng nghĩa này không có liên hệ gì với danh xưng Nam hải (nghĩa số 2) của biển Trung Hoa mang tên đó.

Ngoài cuốn từ điển của Liang Shih - Chiu còn bộ từ điển vĩ đại Hán Hoà của T. Morohashi nhan đề Dai Kan Wa Jiten—Đại Hán Hoà từ điển – Showa (Chiêu Hoà) năm 32 tức năm 1957, gồm có 12 cuốn và một cuốn sách dẫn; cũng thấy ghi ở cuốn II, trang 566 cột 2; Nam hải là Minami- shina–Kal (Nam China hải, the south china sea) và cuốn Longman Dictionary of English, Language and culture (London 1992,p 209,col.2) thấy ghi chép như sau: “Nam Hải: Minami –Shina-Kal (nam China hải - The South China Sea. China sea: a part of the pacific ocean, off the coast of China.”

Xem đó, vì lý do chính trị, đặc biệt từ 1954 là năm Mao Trạch Đông vùng lên nắm chính quyền tại lục đại Trung Quốc và Đông Nam Á đã được cải biên theo chủ nghĩa bành trướng của họ Mao. Một hậu quả của biến cố trên là danh xưng Nam Hải đã được định nghĩa lại sao cho thích ứng với chủ nghĩa bá quyền của Mao chủ tịch đối với Á châu.

Tới nay thì Trung cộng đã công khai xác nhận chủ quyền của họ bằng một bản đồ trên 80% vùng Biển Đông là của họ và chỉ dành lại cho Việt Nam và các quốc gia đương tranh giành các vùng quần đảo này vùng duyên hải cận duyên và một phần nhỏ lãnh hải quốc tế mà thôi. Và vì nhiều lý do lịch sử, kinh tế, chính trị, Trung cộng đã bất chấp mọi phản kháng của Việt Nam và Phi luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia,… và họ xem vùng Biển Đông hay Nam Hải là một thứ nội hải của họ kiểu như Đế Quốc La Mã xưa, đã có thời coi Địa Trung Hải là Mare Nostrum (biển của chúng ta) của La mã vậy!



Họ cũng bất chấp công ước Quốc Tế về luật Biển ở Genève năm 1954 về lãnh hải và vùng tiếp cận thềm lục-địa của một quốc gia có duyên hải, theo đó vùng thềm lục-địa là phần nối dài của lãnh thổ tính từ đất liền cho tới 200 hải-lý ở ngoài biển khơi. Trung cộng không hề phản kháng về sự lên tiếng của Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1968 xác nhận vùng thềm lục-địa của Việt Nam và sau khi chiếm được Nam Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội cũng tái xác nhận chủ quyền về lãnh hải và thềm lục-địa vào năm 1977 mà không gặp sự phản kháng nào của Trung cộng.

Sau vụ cưỡng chiếm đảo Mischief ở cực đông của quần đảo Trường-Sa tạo sự căng thẳng với Phi Luật tân mới đây, việc Trung cộng cho xây dựng những công sự quân sự trên các đảo chính ở Trường-Sa cùng với hạm đội hùng hậu của họ quanh các vùng “nội hải” này cho thấy Trung cộng muốn làm bá chủ ở các vùng quần đảo hứa hẹn có nhiều tài nguyên phong phú về dầu lửa và khí đốt và sự “cả vú lấp miệng em” này cũng sẽ tạo nhiều ưu thế và thế thượng phong cho họ nếu như sau này các quốc đương tranh yếu đuối phải chịu ngồi vào bàn nghị hoà với những giải pháp chính trị và ngoại giao đã được họ sắp đặt sẵn mà ai cũng thấy là chỉ thiệt thòi trong cảnh “cá lớn nuốt cá bé” mà thôi.

Hơn bao giờ hết, trong tinh thần thượng tôn công pháp quốc tế và chân lý, phong trào đòi hỏi đưa vấn đề về Biển Đông các quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa ra “toà án quốc tế La Haye” cần được đặt ra. Vì chỉ có cơ quan này mới có thể vạch ra chân lý và ngăn cản được bước bành trướng “tầm thực” của Trung Quốc vĩ đại vậy.

Cuốn ĐỊA LÝ BIỂN ĐÔNG VỚI HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG SA của học giả Vũ Hữu San thật sự nặng về kiến thức khoa học địa lý và nhẹ về phần tranh luận lịch sử và pháp lý với các nước liên hệ: việc đặt vấn đề “Nam Hải có phải là của riêng Trung Quốc không?” Ở lời Bạt này chỉ nhằm đưa ra những sự thật của lịch sử để mọi người có cái nhìn rộng rãi và chính xác hơn.



Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với học giả Vũ Hữu San rằng: Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay vốn tôn trọng chân lý và luật pháp, lại thường tin tưởng ở tương lai chung sống tốt đẹp của cộng đồng nhân loại. Luật Biển của Liên hiệp Quốc là chất keo sơn gắn bó các chủng tộc khác nhau hầu đi tới một sự đồng ý vững chắc về việc quản trị tài sản chung của loài người là biển cả.

Nhân loại sở dĩ tiến bộ được như hiện nay là nhờ những ý thức về một trật tự công cộng. Không có một cơ sở lý lẽ nào trong luật pháp quốc tế hiện hành cho phép những tập đoàn chính trị hiếu chiến sử dụng vũ lực để xâm lược lãnh thổ một dân tộc khác yếu hơn mình.

Nền giáo dục mà toàn thể nhân loại đang được hấp thu ngày nay nhằm mục đích giúp mọi người hiểu thấu các sự thực trong vũ trụ. Vì thiếu kiến thức mà con người hành động trái nhân tính, phản thiên nhiên. Cũng vì thiếu hiểu biết mà con người kỳ thị, thù ghét chém giết đồng loại.

Mong ước bé nhỏ của chúng tôi cũng như soạn giả cuốn ĐỊA LÝ BIỂN ĐÔNG VỚI HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG SA là nói lên sự thực về địa lý Biển Đông. Biết đâu khi những người bình dân Trung Hoa cũng như các nhà trí thức chân chính thấu triệt được các thực trạng đó, họ lại chẳng thông cảm với người Việt Nam chúng ta và chỉ đến khi đó, những cảnh sát-hại người trên Biển Đông mới đi vào quá khứ vì không có lý do gì những dân tộc sống cạnh Biển Đông lại không mơ ước một cuộc sống chung hoà bình sau nhiều ngàn năm thù hận ngút ngàn!


Nguyễn Dư Phủ96



Hà Mai Phương





Tọa-độ Địa-Lý các đảo Trường-Sa

(Alphabetic Listing of Spratly Island Reefs)
Tài-liệu dưới đây là của các Ông Valencia, Mark J., Van Dyke, Jon M. & Ludwig, Noel A. “Sharing the Resources of the South China Sea”. Hawaii : University of Hawaii Press, c1997.

http://community.middlebury.edu/~scs/macand/alfabetical.htm













Tài-liệu Tham-khảo chính
Bản-đồ Thành-Hệ Kiến-Trúc-Việt-Nam (Phần Ðất Liền và Một Phần Biển). Chủ-biên: Nguyễn-Xuân-Tùng, Trần-Văn-Trị. Hoàn-thành tại Viện Ðịa-Chất và Khoáng-Sản, Hà-Nội, 1992.

Beauvois, Marcel - Les Archipels Paracels et Spratly, báo Vietnam Press, Saigon No. 7574, Nov 1971.

Bejing Review Feb 18, 1980 - Bìa báo: Đài Radar Trung-Cộng trên quần-đảo Hoàng-Sa.

Bennett, Michael - People's Republic of China and the Use of International Law in the Spratly Islands Disputes, trong Stanford Journal of International Law, No 28, Spring 1992, trang 423.

Bình Nguyên Lộc - Nguồn gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam. Bách Bộc Sài-gòn. 1971.

Bowditch, Nathaniel - American Practical Navigator, Vol. 1, Defense Mapping Agency, USA, 1984.

Bribbin, John - Coming Soon: Another Ice Age, Scientists Tell Why, trong báo Science Digest, Dec. 1982, trang 72-75.

British Admiralty Charts - Các hải-đồ.

Buckminster Fuller - Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific. Singapore, Oxford University Press, 1988.

Bulletin de l'École Française d'Extrême Orient, Tome XXI, Hanoi 1921. p. 197.

Chappell, J. & Shackleton - Oxygen Isotopes and Sea Level, trong Nature No. 324, 1968, trang 137-140.

Chemillier, Monique Gendreau. La Souveraineté Sur Les Archipels Paracels Et Spratleys. Paris: Editions L'Harmattan, 1996

Chevey, Paul - lIes et Recifs de Coraux de la Mer de Chine, trong Bulletin de la Société des Etudes lndochinoises, Vol..1X, No.4, Saigon, 10/12/1934, trang 48-56.

CHXHCN Viet-Nam - Declaration on Baseline of Territorial Waters, Hà-nội, 12 November 1982.

Claeys, Jean-Yves - Journal de Voyage aux Paracels, trong báo Indochine, Hanoi, các số 44,45,46; năm 1941.

Colonel G.E. Gerini - Researches on 's Geography of Eastern Asia, M.R.A.S., London, 1909.

Coleridge, Samuel Taylor (1772-1834) - The Rime of the Ancient Mariner.

Cordner, Lee G. - The Spratly Islands Dispute and the Law of the Sea, trong Ocean Development and International Law, Vol. 25, trang 61-74.

Cục Đo-Đạc, CHXHCN Việt-Nam - Bản-đồ địa-danh De Lacour, Jean và Jabouille - Oiseaux des lIes Paracels, trong Memoire No.3 du Service Oceanographique de l'Indochine, Saigon, 1930.

Đỗ Thái Bình, Đại-dương.và những Con Tàu, Phụ bản Khoa-học Phổ thông Sài Gòn, 1984.

Eberhard, Wolfram - A History of China, 1977.

Economist (báo) - Fishing for Trouble in the Spratlys, July 7, 1990, trang 36.

Elsevier International Projects LTD. - Encyclopedia of the Animal World, London, 1972.

Geological Topographic Mapping Party of Fujian Province - Bản đồ địa-hình đáy biển, 1980's.

Gutzlaff - Geography of the Cochinchinese Empire, trong The Journal of the Asiatic Society of London, 1849.

Hà Mai-Phương & Chu Thu-Hằng - Lịch-Sử và Địa-dư các vùng quần-đảo Hoàng-Sa và Truờng-Sa của Việt-Nam, trong Việt-Nam Tập-Chí số 3 & 4, Campbell, California, 1991.

Hindley, Michael & Bridge, James - South China Sea Disputes Island, trong Free China Review, August 1994, trang 44.

Hoàng-Xuân-Hãn - Đúng 30 năm trước, trong Sử Địa số 27& 28, Sài-Gòn 1974, trang 215.

Hydrographic Office, US Navy - Các hải-đồ.

Keyes, Charles F. - The Golden Peninsula, New York, 1977.

Krempf, A. - La Forme des Recifs Coralliens et Ie Regime des Vents Alternants, trong Rapport du Conseil du Gouvernement sur les Fonctionnements du Service Océanographique des Pêches de 1'1ndochine pendant l'Année 1926-1927.

Kriangsak Kittichaisariee - Law of the Sea and Maritime Boundary Delimitation in South-East Asia, Oxford University Press, 1992, trang 16-17.

Lamb, Alastair - The Mandarin Road to Old Hue, Edingburgh 1970, trang 263-264.

Lãng Hồ Nguyễn Khắc-Kham - Hoàng-Sa và Trường-Sa, lãnh-thổ Việt Nam, trong Đặc-San Sử-Địa số 29, Sài-Gòn năm 1975.

Lạp-chúc Nguyễn-Huy - Hoàng-Sa dưới mắt nhà Địa-chất H. Fontaine, trong Đặc-San Sử-Địa số 29, Sài-Gòn năm 1975.

Lasserre, Frédéric - Le Dragon et la Mer. Stratégies géopolitiques chinoises en mer de Chine du Sud, L'Harmattan, Montréal/Paris, 1996.

Lê Bá Thảo -. Việt-Nam - Lãnh-thổ và các Vùng Ðịa-Lý. Nhà Xuất-bản Thế-giới, Hà-Nội, 1995.

Lê-Quý-Đôn - Phủ Biên Tạp-Lục, 1776: Lê-xuân-Gáao trích dịch, Phủ Quốc-vụ-Khanh Đặc-trách Văn-hóa, Sài-Gòn năm 1972.

Lịch Văn-Hóa Việt-Nam Tổng-Hợp, 1988.

Mai-Thanh-Truyết - Tình trạng môi-trường VN sau 32 năm, bài viết tháng 4-2007 & nhiều bài trước đó. California, Hoa-Kỳ.

Malleret, Louis - One tentative ignorée d'etablissement français en Indochine au 18è siecle, trong Bulletin de la Société des Etudes lndochinoises, No 1, Hanoi, 1942.

MacCrindle's Ancient India as described by Ptolemy (first printed 1884), revised by Ramchandra Jain, New Delhi, 1984.

Meacham, William - Origins and Development of the Yueh Coastal Neolithic, trong The Origins of Chinese Civilisation, University of California Press, 1983: pp 147-175.

Morgan, Joseph R. và Valencia, Mark J - Atlas for Marine Policy in East Asian Sea, University of California Press, 1983. Joseph R. Morgan &

National Geographic Society - Bản-đồ Asia, Washington DC., March 1971, Vol. 139, No.3.

National Geographic Society - Bản-đồ Southeast Asia, Washington DC., Dec 1968, Vol. 134, No.6.

Ngô Doãn Vịnh - Chiến lược phát triển, Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, đề ngày 16/7/2004.

Needham, Joseph; Wang Ling and Lu Gwei-Djen - Science and Civilisation in China, Vol.4, Cambridge 1971.

Nguyễn-Huyền Anh - Việt-Nam Danh-nhân Tự-Điển, Texas, 1981.

Nguyễn-Khắc-Ngữ - Địa-lý Việt Nam, Montréal, 1981.

Nguyễn-Nhã. - Luận án Tiến-Sĩ "Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa.” Sài-Gòn 18-1-2003.

Nguyễn-Nhã. - Thử đặt vấn-đề Hoàng-Sa, trong Đặc-San Sử-Địa số 29, Sài-Gòn năm 1975.

Nguyễn-Q.-Thắng - Hoàng-Sa Trường-Sa, Sài Gòn, 1988.

Norman, Chester - The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Periods, trong báo World Archaeology 2, No.3, 1971, trang 300-320.

Ocean Yearbook 10 - Islands and the Delimitation of Ocean Space in the South China Sea, trong University of Chicago Press 1993, trang 54-89.

Oppenheimer, Stephen - Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast Asia,". Nhà xuất bản Phoenix (London), 1998.

Paris, Pierre - Esquisse d'une Ethnographie Navale des Peuples Annamites, trong Le Bulletin des Amis du Vieux Hue No. 14, Octobre- Decembre 1942; in lần hai Rotterdam, Holland, 1955.

Pietri, J. B. - Voiliers d'Indochine, nhà sách S.I.L.I. Saigon xuất-bản (Nouvelle Edition) 1949.

Phạm-Cao-Dương - Lịch-sử Dân-tộc Việt Nam, quyển 1, 1987.

Phạm Hoàng Hộ - Cây Cỏ Việt Nam, 1993.

Phạm-Kim - Hướng Về Trường-Sa. Lướt Sóng, Ngày Húy-Nhật Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, 1974: 85-93.

Phạm-Mnh Huyền, Nguyễn-Văn-Huyền, Trịnh-Sinh - Trống Đông-Sơn, Hà Nội, 1987.

Phạm-Văn-Sơn - Việt-Sử Toàn-thư, Sài-Gòn, 1960.

Phan-Huy-Chú - "Quyển 1 - Địa-dư-Chí trong "Lịch Triều Hiền-chương Loại-chí, 1820.

Philippine Daily Inquirer - RP rejects Sino Claims on Spratlys, Dec 11, 1994.

Republic of Vietnam - White Paper on the Hoang-Sa and Truong-Sa, Saigon, 1975.

Rivet, Paul - Sumerien et Oceanien, trong Collection Linguistique, Paris, 1929.

Scown, Michael J. - Investing in VietNam: Oil and Gas Exploration, trong East Asian Executive Reports, April 1992, trang 23.

Saix, olivier A. - lIes Paracels, trong baa La Geographie 60, Tome LX, Nov.-Dec. 1933, trang 232-243.

Sơn-Hồng-Đức - Thử Khảo sát về Quần đảo Hoàng-Sa, trong Đặc-San Sử-Địa số 29, Sài-Gòn năm 1975.

Stevenson, John r. & Oxman, Bernard H. - The Future of the United Nations Convention on the Law ; the Sea, trong The American Journal of International Law, Vol. 88, July 1994, trang 488-499.

Sauer, Carl - Environnent and Culture During the Last ciation, trong Proceedings of the American Philosophical Society 92.1, trang 65-77.

Solheim, Wilheim G. - "World Ethnographic Sample..." A la Historical Explanation, trong American Anthropologist 70, 1968.

Ting Tsz Kao - The Chinese Frontiers, lllinois 1980, trang 289.

Tomczak, Matthias & Godfrey, J. Stuart- Regional Oceanography, Great Britain, 1994.

Trần-Trọng-Kim - Việt-Nam Sử-Lược, Bộ Giáo-dục, Trung-tâm Học-liệu, Sài-Gòn, 1971.

Trịnh-Tuấn-Anh - Phúc-trình Cuộc Thám-sát Hon Nam-Yít thuộc Quần-đảo Trường-Sa vào mùa thu năm 1973, trong Đặc-San Sử-Địa số 29, Sài-Gòn năm 1975.

Valencia, Mark J. - Vietnam: Fisheries and Navigation Policies and Issues, trong Ocean Development and International of Law, Vol. 21, 1990, trang 431-445.

Valencia, Mark J. & Van Dyke, Jon M. - Vietnam's national Interests and the Law of the Sea, trong báo Ocean Development and International Law, Vol. 25, trang 217-250.

Vietnam, Government of the Socialist Republic of Vietnam. Statement on the Territorial Sea, the Contiguous Zone, the Exclusive Economic Zone, and the Continental Shelf of Vietnam. In Limits in the Seas. No. 99, Straight Baselines: Vietnam. Washington, DC: United States Department of State, Bureau of Intelligence and Research (1983).

Vietnam, Ministry of Foreign Affairs. The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes, Vietnamese Territories. Hanoi (1981).

Vietnam, Ministry of Foreign Affairs. Vietnam's Sovereignty over the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes. Hanoi (1979: 7).

Võ-Long-Tê - Phương-diện Địa-danh-học của hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, trong Đặc-San Sử-Địa số 29, Sài-Gòn năm 1975: pp 215-220.

Vu Tu Lap & Taillard, Christian - Atlas du Viet-Nam, Reclus et La Documentation francaise, 1994, trang 36.

Wang Gungwu - Nanhai Trade, Kuala Lumpur, 1959.

Weekend Australian - Chinese military wields power over party line & Pictures show ships at Spratlys: Manila, Saturday Feb. 11-12, 1995.

Worcester, G. R. G. - The Junks & Sampans of the Yangtze, Annapolis, 1971.

Ying Cheng Kiang - China's Boundaries, Illinois, 1984.





tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương