MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa


– BIỂN ĐÔNG QUÁ-KHỨ, CÁI NÔI VĂN-HÓA, TRUNG-TÂM PHÁT-NGUYÊN HÀNG-HẢI



tải về 7.2 Mb.
trang4/42
Chuyển đổi dữ liệu02.10.2017
Kích7.2 Mb.
#33370
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42

2.2 – BIỂN ĐÔNG QUÁ-KHỨ, CÁI NÔI VĂN-HÓA, TRUNG-TÂM PHÁT-NGUYÊN HÀNG-HẢI.
Ngày nay nhìn vào bản-đồ Đông-Nam-Á, chúng ta thấy Biển Đông là một vùng biển gần như nội-địa, diện-tích bằng 4 phần 5 của Địa-trung-Hải. Trong quá-khứ cách nay vài chục ngàn năm cho tới vài trăm ngàn năm là thời-gian mà khoa-học có nhiều dữ-kiện tương-đối chính-xác, hình-dạng Biển Đông hoàn-toàn khác hẳn và thông thường nó nhỏ bé hơn bây giờ khá nhiều. Một số nhà nghiên-cứu cho rằng sự thay đổi về địa-lý Biển Đông không những chỉ làm thay đổi môi-trường sinh-sống của sinh, thực-vật trên đất, dưới biển trong vùng mà còn tạo-dựng lên cả một cuộc biến-đổi lớn làm phát-sinh những nền văn-minh quan-trọng về nông-ngư-nghiệp cùng hàng-hải có thể gọi là tiền-tiến vào bậc nhất của nhân-loại.

Đã có nhiều nhà khoa-học cố gắng giải-thích sự hình-thành nền văn-hóa hàng-hải của dân Việt nói riêng và của dân Đông-Nam-Á nói chung. Những sắc-thái đặc-thù này khác-biệt hẳn với sắc-thái văn-hóa hoàn-toàn lục-địa của Trung-Hoa. Một số lý-thuyết được tóm tắt như sau:

Trong lịch-sử trái đất, mực nước biển đã dâng lên hạ xuống nhiều lần, sự sai-biệt có tới 150m. Cách nay chừng 18,000 năm, diện-tích Biển Đông chỉ bằng phân nửa hiện nay. Khi băng đá hai cực địa-cầu tan rã thì nước biển dâng lên nhanh. Dân-cư vùng duyên-hải vốn sống bằng cách thu-lượm tôm cá, sò ốc phải dồn về những vùng cao hơn. Cho đến khoảng 4,000 năm trước Tây-lịch (TTL), hàng trăm ngàn dặm vuông lục-địa đã bị ngập dưới Biển Đông. Vì diện-tích đất đai bị suy-giảm nên mật-độ dân-số gia-tăng. Nhiều sự tiếp-xúc, trao đổi, va chạm giữa những giống người khác nhau đã xảy ra. Lúc xưa dân-cư sống rải rác khắp nơi trong vùng đất thấp rộng lớn Sunda, nay cùng gặp nhau trong một môi-trường sinh-hoạt mới vùng đồi núi. Tiến-bộ khởi-sự từ đó.

- Chester Norman cho rằng nền Văn-minh Hòa-Bình được tạo-dựng trong thời-gian thềm lục-địa Sunda bị ngập nước. Khi đó vịnh Bắc-phần và vịnh Thái-Lan mà lúc trước là hai vùng đồng-bằng trũng, nay cũng thành-hình.

Từ nhiều ngàn năm trước, người dân thuộc nền văn-hóa Hoà-Bình ở miền Tây Biển Đông chỉ sống bằng cách săn-bắn, hái-lượm và trồng trọt ruộng khô trong những vùng thung-lũng. Bỗng nhiên mật-độ dân-cư tăng lên nhanh, con người phải có phương-pháp mới để sản-xuất thêm thực-phẩm. Loài trâu, loài heo được gia-súc-hóa.

Người ta di-chuyển từ thung-lũng xuống khai-phá đồng-bằng. Yếu-tố quan-trọng nhất của đà phát-triển là sự ra đời của các giống cây cho hạt. Những loại ngũ-cốc thuần-hóa sau này thích-hợp cho ruộng nước. Khoảng 5,500 năm trước, cây lúa đã được trồng trọt12.




Hình 6 Hình-thể Biển Đông cuối thời Băng-giá, Hoàng-Sa Trường-Sa dính liền vào đất Việt-Nam. Khi nước dâng cao, dân-cư từ vùng Sunda chạy lên các vùng cao. (The Southeast Asian World, Keith Buchanan, New York, 1967, trang 45)
Lý-thuyết Norman cho rằng một số lớn dân Đông-Nam-Á khởi-sự trước hết bằng cuộc sống ở duyên-hải, sau này hội-nhập với dân-cư vùng cao-nguyên nhưng rồi trở về lại vùng đồng-bằng gần biển, sau nữa phát-triển về hàng-hải.

- Buckminster Fuller, một nhà Toán-học và Ðịa-Lý, tác giả nhiều tấm bản-đồ “đồng-nhất tỷ-lệ” Dymaxion World Maps, tin rằng có thể tìm ra nguồn-gốc các nền văn-minh vì sự liên-hệ đồng-thuận giữa trình-độ văn-hóa, di-dân và mật-độ nhân-số. Ông khảo-sát địa-lý thế-giới và đưa ra giả-thuyết là vùng duyên-hải Ðông và Nam-Á với dân-số đậm đặc đã khởi-nguyên những nền văn-minh đầu-tiên của nhân-loại.



Hình 7 Thuyết Buckminster Fuller về Hải-lộ phân-tán dân-cư. Khi nước biển dâng cao, từ Biển Đông di-dân đi ra khắp nơi theo các giai-đoạn phát-minh thuyền bè, buồm, xiếm.
- Wilheim G. Solheim cho rằng 6,000 năm trước, dân Đông-Nam-Á đã mạo-hiểm ra khơi vì nhu-cầu di-chuyển. Gió bão và hải-lưu của Biển Đông và Thái-bình-Dương đã cuốn trôi một số người tới Nhật-Bản, trong khi các nhóm khác bị quét sang Phi-luật-Tân (Philippines), Nam-Dương (Indonesia) và Melanesia. Tiếp theo, những toán dân-chúng di-chuyển tới các đảo ngoài khơi Thái-bình-Dương và sang Madagascar.

Bàn rộng hơn thế nữa, cũng theo Solheim, Biển Đông của Đông-Nam-Á thời cổ còn là nơi phát-sinh những đường hàng-hải giao-tiếp với các nơi ở dọc biển Á-châu, Âu-châu, Phi-châu, Đại-dương-châu và cả Mỹ-châu. Solheim lý-luận rằng chỉ có sự kiện Đông-Nam-Á giữ vai-trò trung-tâm phân-tán như trục một cái bánh xe tỏa nan-hoa ra khắp nơi mới giải-thích được hiện-tượng lịch-sử là tại sao các chủng-tộc khác-biệt của loài người sống xa cách nhau trên khắp thế-giới lại có nhiều sự tương-đồng về sinh-hoạt văn-hóa như vậy!13



Cùng nhận-định như Solheim nhưng đi trước ông tới 40 năm, nhà ngữ-học Pháp Paul Rivet đã làm nhiều cuộc nghiên-cứu và kết-luận rằng: "Từ vùng Đông-Nam Á-châu, một thứ ngôn-ngữ đã được truyền-bá đi bằng đường hàng-hải đến Nhật-Bản, Tasmania, Địa-trung-hải, Phi-châu và Mỹ-châu"14.



Hình 8 Quan-niệm truyền-bá ngôn-ngữ ĐNÁ đi khắp thế-giới theo đường hàng-hải, khởi-sự từ Biển Đông (Paul Rivet, 1929).
Địa-đàng Phương Đông, rồi Heo và đường biển từ Việt Nam

Người Anh mở nhiều cuộc nghiên-cứu, khám khá những sự kiện rất mới về Biển Đông.

- Trong cuốn sách “Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia East”15 Bác-Sĩ Stephen Oppenheimer, đã dựa trên những kiến-thức cập nhật mới đây của các ngành khoa-học như di truyền học, nhân chủng học, thần thoại, văn học dân gian, ngôn ngữ học, hải dương học, khảo cổ học... mà kết-luận nhiều gốc rễ văn-minh nhân-loại đã khởi-sự từ khu vực quanh Biển Đông. Theo Ông Nguyễn Văn Tuấn, có người còn cho rằng đây là một quyển sách quan trọng vào bậc nhất trong ngành Đông-Nam-Á học!16

Tác-giả Oppenheimer đã viết trong cuốn sách “Ðịa-đàng Phương Đông” trên: "Lý thuyết mà tôi trình bày trong cuốn sách này lần đầu tiên, đặt Đông-Nam-Á vào trung tâm của các nguồn gốc văn hóa và văn minh. Tôi cho rằng nhiều người đã phải di tản khỏi vùng duyên hải của họ ở phương Đông vì lụt lội. Những người tỵ nạn này từ đó vun đắp những nền văn minh vĩ đại ở phương Tây."

- Rồi mới đây nhất theo tin Luân Ðôn 21/3/2007, các nhà khoa học thuộc Ðại học Durham và Oxford của Anh quốc, khi nghiên cứu DNA của heo rừng và heo nhà ở vùng nam Thái Bình Dương, đã nêu giả thuyết mới về nguồn gốc cư dân các đảo ở vùng này là từ Việt-Nam. Trong bài báo của Hàn Lâm Viện Khoa Học số mới nhất, nhóm nhà khoa học trên, đứng đầu là tiến sĩ Keith Dobney thuộc khoa khảo cổ Ðại học Durham cho biết việc nghiên cứu các loại gene ít bị biến đổi trên 781 con heo ngày nay và gene heo sống từ thời xa xưa lấy được từ các viện bảo tàng. Do có mối liên quan gene rõ ràng giữa heo hiện nay ở Việt Nam và heo ở các đảo Sumatra, Java, New Guinea, New Oceania cùng nhiều đảo nam Thái Bình Dương, nên họ cho rằng phần lớn các cư dân sống trên các đảo này có nguồn gốc từ Việt Nam. Tiến sĩ Greger Larson, nhà nghiên cứu chính của nhóm, nhận xét heo phải được người di cư chuyên chở đến đó. Theo ông, tổ tiên của các cư dân trên các hòn đảo xa xôi đã rời Việt Nam cách đây vào khoảng 3,600 năm, và họ đã đi qua nhiều hòn đảo trước khi đến các đảo nam Thái Bình Dương17.
- William Meacham khi nghiên-cứu bản-đồ địa-hình đáy biển, cho biết lúc xưa bờ Biển Đông tương-đối bằng phẳng. Khoảng 14,000 năm trước đây, bè tre đã xuất-hiện. Rồi nước biển cứ cao dần. Khi mực nước biển gần đạt đến mức-độ như hiện nay, chừng 25m, bờ biển đã lùi sâu vào lục-địa, gặp đúng chỗ địa-thế lởm chởm, lồi lõm. Nhiều nhóm người sống trên các hải-đảo. Sự liên lạc, di-chuyển bằng thuyền bè trở nên càng ngày càng cần-thiết hơn. Các trở ngại, khó khăn trên biển đã thúc-đẩy con người phải phát-minh ra những cánh buồm, những bánh lái, những loại thuyền nhiều thân và những cơ-phận điều-khiển khác để việc hải-hành được an-toàn hơn, tránh bị thổi ra ngoài khơi18.

Meacham tin rằng 6,000 - 4,000 năm trước Tây-lịch, những nền văn-minh vùng châu-thổ sông Hồng bắt đầu nảy nở. Đồ gốm đã được nặn trên bàn xoay ở Đậu-Dương. Khoa khảo-cổ cũng tìm thấy dây câu, lưới bắt cá và thuyền độc-mộc. Nhiều dân-cư sống bằng ngư-nghiệp. (4,000 năm TTL.).




Hình 9 Bờ biển lúc xưa phẳng-phiu, nay lởm chởm lồi lõm.

tải về 7.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương