MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa



tải về 7.2 Mb.
trang8/42
Chuyển đổi dữ liệu02.10.2017
Kích7.2 Mb.
#33370
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   42

2.8.2 – HỆ-THỐNG HẢI-ĐĂNG VIỆT-NAM

Kể về những công-trình xây cất khó-khăn nhọc-nhằn, người ta không thể quên việc xây cất đèn biển, hay hải-đăng.

Việt Nam hiện có tới 79 ngọn đèn biển, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và trên các hải-đảo ngoài Biển Đông. Không kể một số ít đèn biển ở gần các thành phố lớn như Hòn Dấu (Hải Phòng), Tiên Sa (Đà Nẵng), hoặc ở gần cửa sông tấp nập thuyền bè vào ra, hầu hết các ngọn đèn biển đều nằm ở vị trí heo hút, xa xôi và cao tít như tổ chim đại bàng trên các vách đá, mõm núi cheo leo xa cách bóng người. Các toà nhà đều rất kiên-cố, được xây dựng để có thể chịu được những cơn bão có sức gió trên cấp 12.

Phần lớn các ngọn đèn biển thường được xây dựng ở độ cao thuận tiện, đạt yêu cầu về tầm nhìn địa lý và tầm hiệu lực ánh sáng từ 10-25 hải-lý (hl. = 1.852m). Hằng năm phí thu được từ các tàu bè qua các luồng biển trên hải phận Việt Nam lên tới 284 tỉ đồng.



Theo Hiệp Hội Đại Lý và Môi Giới Hàng Hải, trong hệ-thống đèn hiệu hải-hành đó có đến 18 đèn biển ở các hải đảo như Nam Du, Thổ Chu, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) Hòn Khoai, Hòn Chuối (tỉnh Cà mau), Bãi Cạnh (Côn Đảo), Phú Quý (Bình Thuận), Hòn hải, Trường-Sa (tỉnh Khánh Hòa), 9 đèn biển ở các đảo Trường-Sa và các báo hiệu ở vùng dầu khí nơi xa đơn vị và thời tiết khắc nghiệt29.



Hình 30 Hải đăng Hòn Dáu.


Hình 31 Hải đăng Vũng Tàu (trái).
Nhà đèn trong quần đảo Trường-Sa được đặt ở những đầu chỏm của biển, nơi những doi đất xa xôi, cam go nhất - nơi mà các tàu đánh cá xa bờ, tàu vận tải... thường gặp hiểm nguy như mắc cạn hay đắm tàu. Ngọn hải đăng Tiên Nữ đứng ở vùng cực Đông của hải-phận. Ngọn đèn mới này đẹp nhất Trường-Sa, xây dựng năm 2000, nơi nhận ánh sáng mặt trời lên đầu tiên của Việt Nam trong ngày.


Hình 32 Hải đăng Ba Lạt (Thái Bình).

Hình 33 Hải đăng Đá Tây (quần đảo Trường-Sa).
2.8.3 – HỆ-THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT-NAM

Từ trước đến giờ, nước ta chỉ có 2 cảng lớn cỡ quốc-tế là Hải-phòng và Sài-gòn. Ðể phát-triển kinh-tế, Việt-Nam đang cải-tiến và xây-cất thêm nhiều cảng biển trong vòng 10 năm tới. Từ Bắc vào Nam, ta có thể kể các cảng: Cái Lân (Quảng-Ninh) Cửa Lò (Nghệ An) Ðà Nẵng, Qui Nhơn, Dung Quát (Quảng Ngãi)...

Ngày nay, cảng nước ta xây-dựng khắp nơi. Hệ-thống cảng biển bao gồm phần lớn là các cảng cá, phân bố trên địa-bàn của 111 huyện, thành-phố hoặc thị xã - thị trấn ven biển. Các cảng lớn như Hải-Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu... có nhiều chức năng nhưng cũng có cảng cá phụ thuộc.

Vào thời điểm năm 2010, Việt Nam dự-trù sử-dụng 114 cảng biển được chia thành 8 nhóm, phân bố dọc theo bờ biển từ Móng-Cái đến Kiên Giang. Mỗi nhóm cảng là một hệ thống cảng nhỏ, có sự hỗ trợ liên-hoàn với nhau.

Hiện đã có 74 cảng biển nước ta được kiểm tra và cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Bộ Luật quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng (ISPS Code). Việt Nam cũng có 1,200 sĩ quan an ninh cảng biển được đào tạo và cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển, 203 tàu biển được phê duyệt kế hoạch an ninh.

Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải được dự kiến là cảng biển lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020. Cảng sẽ được khởi công vào năm 2006, hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2009. Cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ có công suất 1,1 triệu TEU cho hàng container và 1,1 triệu tấn hàng tổng hợp vào năm 2010, từng bước giúp di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội đô, giảm lượng xe tải giao thông trong thành phố.



Tiến sĩ Chu Quang Thứ, Quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có nhận-xét: hệ thống cảng biển Việt Nam đang thừa các cảng nhỏ mà không có (dù chỉ một) cảng biển có tầm vóc quốc tế. Còn cảng địa phương như Hải Hậu (Nam Định), Diêm Điền (Thái Bình)... lúc có tàu vào thì cần, lúc không có tàu là thừa.


Hình 34 Hệ-thống Cảng Biển Việt-Nam.
Nhìn xa về tương-lai, các cảng biển lớn nhất Việt-Nam sẽ phải xây-dựng ở miền Trung vì khu-vực này có nhiều vịnh tốt, kín gió lại không bị phù-sa bồi lấp. Ưu-thế hơn tất cả các cảng khác là chúng nằm sát hải-lộ giao-thương. Trong khi các cảng của Vịnh Bắc-Việt như Hải Phòng cách hải-lộ đó 18 giờ hải-hành hay lâu hơn nữa, các cảng miền Trung chỉ cách đó vài ba tiếng đồng-hồ. Ðặc-biệt Vịnh Cam Ranh (1 giờ tàu biển là tới) được xếp vào loại một trong ba hải cảng có điều-kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60km2 và độ sâu trung bình 18-20m nước, xung quanh có núi bao bọc làm cho vùng biển luôn lặng gió. Ngay gần đó là Văn Phong ưu-điểm cũng không kém. Tiến sĩ Chu Quang Thứ từng phát-biểu rằng: Các tài liệu hàng hải quốc tế tuy không nói cụ thể, nhưng Việt Nam có Văn Phong (Khánh Hoà) may ra mới có thể nói là cảng biển hàng trăm năm.

tải về 7.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương