MỤc thứ I thay lời tựa II địa-lý Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa


– BIỂN ĐÔNG TƯƠNG-LAI, LÃNH-HẢI THÀNH LÃNH-THỔ



tải về 7.2 Mb.
trang6/42
Chuyển đổi dữ liệu02.10.2017
Kích7.2 Mb.
#33370
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42

2.4 – BIỂN ĐÔNG TƯƠNG-LAI, LÃNH-HẢI THÀNH LÃNH-THỔ

Xem xét qua các lý-thuyết như vậy, những nhận xét sau đây đáng được nêu ra:

- Biển Đông và Việt-Nam không những chỉ có liên-hệ trong thời hữu-sử mà sự liên-hệ mật-thiết còn phải kể từ thuở xa xưa hơn vào thời tiền-sử.

- Nước Biển Đông khi lên khi xuống, tuy đôi lúc làm giông-bão cuồng-loạn thổi trôi người vật, nhà cửa ra biển nhưng luôn luôn là cái nôi hiền dịu, thai-nghén và ấp-ủ văn-minh nông-nghiệp và hàng-hải của dân Việt.


Hình 13 Mực nước biển lên xuống trong quá-khứ. Nếu không có gì thay đổi, nước Biển Đông sắp bắt đầu khô cạn trở lại.
- Nước Biển Đông đã lên đến mức tối-đa. Khoảng chừng ngàn năm trở lại đây, nhiều nơi tại vùng châu-thổ sông Hồng-Hà và Cửu-Long-giang từng bị ngập nước. Đôi khi mực nước biển có thể đã dâng cao hơn hiện thời.

Trong một vài thế-kỷ tới, mực nước có thể tăng giảm, nhưng có tăng lên cũng một vài thước là cùng. Các vùng đất thấp đông dân-cư đáng lo ngại bị ngập lụt nhiều nhất là khu châu-thổ các cửa sông Mae Nam và thủ-đô Vọng-Các của Thái-Lan. Sau đó, nước sẽ phải rút xuống.

Trong vòng dăm ba ngàn năm tới, cả vịnh Bắc-Việt và Thái-Lan sẽ trở thành khô-cạn, người Việt chúng ta không còn có dịp theo mẹ lên núi nữa mà lại khởi-sự theo cha tiếp-tục tiến xuống Biển Đông.

- Thềm lục-địa chúng ta bảo-vệ hôm nay sẽ là lãnh-thổ để lại cho con cháu chúng ta sau này. Thời-gian tuy có thể nói là xa, nhưng cũng cần tiên-liệu bây giờ.

- Trong vòng dăm ba ngàn năm tới, khi nước rút xuống 20m, eo biển Malacca trở thành khô cạn. Biển Đông thực sự biến thành một cái biển nội-địa. Sự phồn-thịnh của các thương-cảng tại Tân-gia-Ba và Mã-lai-Á chìm vào quá-khứ. Nước biển sẽ không còn thoát ra Ấn-độ-Dương. Biển Đông chỉ còn thông được với Thái-bình-Dương qua eo biển Đài-Loan và có lẽ mấy rãnh nhỏ xuyên qua ngả Phi-luật-Tân mà thôi.

Tại vịnh Thái-Lan, hải-cảng Vọng-Các lùi dần vào đất liền, trở nên một giang-cảng. Khmer giống như Ai-Lao sẽ biến thành một quốc-gia nội-địa. Thái-Lan chỉ còn khu phía Tây thông ra được biển Andaman và Ấn-độ-Dương. Các hải-cảng Hải-phòng, Sài-Gòn mất dần tầm-mức quan-trọng. Tuy vậy nhờ nằm cạnh vùng biển sâu, Cam Ranh và các cảng miền Trung-Việt sẽ còn tiếp-tục hoạt-động và phát-triển mạnh. Tất cả khu-vực nội-địa rộng lớn từ Vân-Nam và Thái-Lan sang Ai-Lao, qua Khmer, tới Việt-Nam chỉ còn trông cậy vào sự thông-thương ra biển qua các cửa ngõ này mà thôi.




Hình 14 Hình-thể Biển Đông nếu nước rút xuống chừng 70m, lãnh-thổ sẽ rộng ra, nhiều hải-cảng ngày nay biến mất. (trích bản-đồ của National Geographic March 197).
Chỉ cần mực nước biển rút xuống 50, 60m; vịnh Bắc-Việt thành khô cạn, vịnh Thái-Lan thâu lại như một cái hồ nội-địa, và diện-tích lãnh-thổ Việt-Nam tăng lên gấp hai lần. Phần đất mới do thiên-nhiên sắp ban-phát này rất phẳng-phiu, không núi non rừng rậm. Với sự cần-cù nhẫn-nại cố-hữu của dân ta, hầu hết đất nước Việt-Nam với vùng đồng-bằng bao la sẽ phì-nhiêu xanh tốt kéo dài suốt dọc từ Bắc xuống Nam qua nhiều ngàn cây số.

Tuy vậy, khi diện-tích đất đai gia-tăng, dân-số toàn-thể nhân-loại cũng gia-tăng. Trong lúc diện-tích mặt biển suy-giảm, số lượng hải-sản cũng suy-giảm theo; nhiều đổi thay về môi-trường sinh-sống sẽ xảy ra và nhịp-độ tranh-chấp lãnh-thổ cùng hải-phận cũng tăng theo cùng với mực nước rút... Những luật-lệ đặt ra hôm nay không còn phù-hợp trong lúc đó. Vì thềm lục-địa thoai-thoải của mình, người Việt-Nam cũng nên tiên-liệu những gì xem ra lợi-ích hay tệ-hại cho các thế-hệ mai sau.

Sức người không tát cạn Biển Đông nhưng thuận vợ thuận chồng hòa anh em, thương đồng-bào, dân Việt hy-vọng vẫn trường-tồn và ngự-trị Biển Đông. Nếu khoa khảo-cổ đúng, tiền-nhân Việt ta đã tiền-tiến trong nhiều lãnh-vực, từng vẫy vùng trên mặt biển mênh mông thì hậu-nhân Việt sẽ vẫn tiếp-tục vững chắc tiến bước trên con đường đó cho dù Biển Đông có ngày khô-cạn.
2.5 – BIỂN ĐÔNG, NGÃ TƯ THẾ-GIỚI

Biển Đông hay Đông-Hải là một bán-nội-hải (semi-enclosed sea) nằm về phía Đông của Việt-Nam. Cũng có người gọi là Nam-Hải với ý-nghĩa rằng "biển của người (Việt) Nam. Vì biển này cũng ở phía Nam của Trung-Hoa nên bản-đồ quốc-tế thường ghi là South China Sea. Nói khác đi, danh-từ Anh-ngữ này (Biển Nam Nước Trung-Hoa) còn gợi ý cho những nhà hàng-hải hiểu rằng vị-trí nước Tàu nằm ở phía Bắc của "Biển Đông" này.




Table 1. Dimensions of Southeast Asian Seas




Area

Perimeter

Length

Water Body

(nmi2)

(nmi)

(nmi)

South China Sea

959,160

5,901

1,901

Gulf of Thailand

85,521

1,241

339

Gulf of Tonkin

46,961

1,050

268

TOTAL

1,091,642







Hình 15 Một vài con số về kích-thước của Biển Đông. Theo tài-liệu này, bờ biển Việt-Nam chiếm tới 35% chu-vi Biển Đông.

Biển Đông được bao quanh tới 90% bởi biển các nước Việt-Nam, Kampuchea, Thái-Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Taiwan và Trung-Hoa; trong đó phần bờ biển dài nhất là của Việt-Nam (2,828 hải-lý). Chỉ có 10% chu-vi của biển này (perimeter = 8192 nautical miles) thông-thương được ra các biển Thái-bình-Dương và Ấn-độ-Dương.

Theo tài-liệu của văn-phòng International Hydrographic Bureau, diện-tích Biển Đông vào khoảng 1,091,642 hải-lý vuông, bao gồm cả hai vịnh biển khá lớn là vịnh Bắc-Việt (46,961 hải-lý vuông) và vịnh Thái-Lan (85,521 hải-lý vuông). Chiều dài nhất theo chiều Bắc-Nam, tới 1,901 hải-lý.

Không có một vùng biển nào trên thế-giới với diện-tích tương-đương mà lại có tầm-mức quan-trọng về phương-diện giao-thông như Biển Đông. Muốn từ Thái-bình-Dương sang Ấn-độ-Dương, tàu thuyền phải chạy qua đây. Biển Đông nằm ngay trên ngã tư đường hàng-hải, từ phía Bắc (Trung-Hoa, Đài-Loan, Đại-Hàn, Nhật-Bản) xuống Nam (Mã-Lai, Nam-Dương, Úc-Châu) và từ Tây (Âu-Châu, Phi-Châu, Trung-Đông, Ấn-Độ) sang Đông (Nam-Dương, Phi-luật-Tân, Đại-dương-Châu, Mỹ-châu).



Thời xưa cũng như ngày nay, bao quanh Biển Đông là nhiều thương-cảng quốc-tế quan-trọng. Trước khi Trung-Hoa phát-triển hàng-hải vào thế-kỷ thứ 5, hải-cảng sầm-uất nhất của Biển Đông nằm trong vịnh Bắc-Việt vùng Hòn-gay Hải-phòng mà các nhà hàng-hải quốc-tế thường gọi là Cattigara (phiên-âm của các tên thời cổ như Kẻ Chợ- Kesho hay Cửa Gay).


Hình 16 Biển Đông mở ra Ấn-Độ-Dương với hải cảng chính Kattigara (thuộc Giao-Chỉ) theo bản-đồ Ptolemy.
Hơn một thế-kỷ sau Tây-lịch, Ptolemy tuy không vẽ hoàn-toàn bản-đồ thế-giới, nhưng sách của ông có ghi chép về sinh-hoạt của "bán-đảo Vàng" Mã-lai/Đông-Dương và Biển Đông. Hải-cảng tận cùng về phía Đông có đường hàng-hải giao-thương là thuộc Giao-Chỉ, được ghi rõ rệt là Kattigara (tọa-độ 177o Đông kinh-tuyến, 8o30' Nam vĩ-tuyến với kinh-tuyến gốc qua quần-đảo Canary)23.

Ngay trong thời-kỳ bị Tàu đô-hộ, người Việt vẫn tiếp-tục nắm giữ độc-quyền đường biển vùng Hoa-Nam và Biển Đông như đã từng nắm giữ từ hàng ngàn năm trước đó. Hàng-hóa xuất nhập Đông-Á đều qua cửa khẩu Giao-chỉ, bên chính-quốc Trung-Hoa lúc đó không có một hải-cảng nào quan-trọng. Các đoàn thương-nhân và ngoại-giao phương Tây sang Á-Đông đều ngừng lại bến cuối cùng là "Cattigara" ở xứ ta24.

Ngày nay, Trung-Cộng thường tuyên-bố người Tàu là giống dân đầu tiên khám-phá Biển Đông, khám-phá Hoàng-Sa. Sự kiện này chỉ có những người nào thiếu kém hiểu-biết mới tin-tưởng mà thôi. Trước khi người Tàu lập-quốc (chỉ chừng 3 thiên-kỷ trước Tây-lịch) thì nhiều ngàn năm đó, thổ-dân vùng Đông-Nam-Á đã đi đi, lại lại thường-xuyên trên Biển Đông, di-chuyển qua Đài-Loan, Nhật-Bản và đi ra cả các đảo ngoài Thái-bình-Dương.

Đường biển thời cổ nhộn-nhịp đến độ các dân-tộc cả một vùng rộng lớn có nhiều sinh-hoạt, kiến-thức, văn-hóa tương-tự. Qua đường hàng-hải, ngôn-ngữ các dân-tộc ảnh-hưởng lẫn nhau. Ngày nay bao quanh Biển Đông, người ta thấy các ngôn-ngữ hỗn-hợp giữa hai họ Nam-Á và Nam-Đảo mà nhà ngữ-học Wilhelm Schmidt đề-nghị góp chung lại và gọi là các tiếng Nam-phương (Austric).




Hình 17 Địa-bàn các ngôn-ngữ Nam-đảo hay Mã-lai Đa-đảo.
Trường-hợp tiếng Việt-Nam là một thí-dụ về sự pha trộn đó. Ngôn-ngữ ta được một số học-giả xếp vào gia-đình Việt-Mường, tức một chi của tiểu-họ Môn-Khmer, một số khác xếp vào chi Nam-Thái. Dù Môn-Khmer hay Nam-Thái, Việt- ngữ đứng về vị-trí địa-dư, thuộc họ Nam-Á. Tuy vậy lại có rất nhiều bằng-chứng hiển-nhiên về sự liên-hệ chặt chẽ giữa tiếng Việt và các thứ tiếng Nam-Đảo. Địa bàn các tiếng Nam-Đảo này trải dài hơn nửa vòng trái đất, từ đảo Madagascar, gần Phi-châu đến đảo Easter, gần Nam-Mỹ.

Đặc-điểm của họ ngôn-ngữ này là sự phân-tán tiếng nói nhờ vào đường biển mà trung-tâm khởi đi từ khu-vực chung quanh Biển Đông, khác hẳn các họ ngôn-ngữ khác truyền đi bằng đường bộ.



Trong khi nước Trung-Hoa thành-hình ở bình-nguyên sông Hoàng-Hà và còn xa lạ với biển, dân Việt đã sinh sống tại vùng duyên-hải phía Đông và Đông-Nam châu Á. Đặc-biệt dân-cư nền văn-minh Hòa-Bình (Bắc-Việt) rất giỏi hàng-hải, đã mang văn-minh đi reo rắc khắp vùng Biển Đông, xuống tận Nam-Dương và các quần-đảo phía Nam.


Hình 18 Ảnh-hưởng văn-hóa hàng-hải của người Việt (Yueh) thời cổ ở Đông-Á. Đường biển đi Nhật-Bản, buộc họ đi ngang Đài-Loan và đường đi Nam-Dương buộc họ qua Hoàng-Sa Trường-Sa. (Theo tài-liệu: A History of China, Wolfram Eberhard, 1977: 6-7).
Sử Tàu cũng ghi chép những chi-tiết xa gần liên-hệ đến những đường hàng-hải như vậy. Còn riêng người Tàu, họ chỉ mới bành-trướng xuống Hoa-Nam vài thế-kỷ trước Tây-lịch mà thôi.

Hiện nay, nhờ nằm trong vùng địa-thế đặc-biệt phát-triển hàng-hải như vậy, các quốc-gia láng giềng với ta như Mã-Lai, Tân-Gia-Ba đang trở nên những nước giàu có nhất nhì thế-giới. Việt-Nam tuy chậm hơn họ nhưng vẫn có cơ-hội tiến lên.

Nếu lấy giữa Biển Đông làm trung-tâm nhìn ra thế-giới:

- Trong vòng bán-kính 1500 hải-lý, ta thấy các thành-phố hải-cảng quan-trọng như Bangkok, Rangoon, Calcutta, Singapore, Djakarta, Manila, Taipei, Hongkong, Shanghai, Nagasaki.

- Trong vòng bán-kính 2500 hải-lý, ta thấy các thành-phố hải-cảng Madras, Colombo, Bombay, Bali, Darwin, Guam, Tokyo, Yokohama, Seoul, Beijing...

Nhìn kỹ vòng tròn 2500 hải-lý này, ta thấy nó bao trùm hầu hết lãnh-thổ các nước lớn có dân-cư vào hàng đông nhất trên thế-giới như Trung-Hoa, Ấn-Độ, Nam-Dương, Nhật-Bản. Sự cận kề của Biển Đông với gần nửa phần nhân-loại trong vòng tròn tương-đối hẹp 2500 hải-lý là ưu-điểm hàng đầu mà người ta không thể tìm thấy ở bất cứ một vùng biển nào khác trên thế-giới.




Hình 19 Vị-trí Biển Đông và thế-giới. Vòng tròn có tâm ở Biển Đông và bán kính 2500 hải-lý bao trùm gần nửa phần nhân-loại.
Trong các thế-kỷ vừa qua, những hải-cảng Việt-Nam như Cam-Ranh, Sài-Gòn, Hải-Phòng..., vì hoạt-động suy-giảm nên thường được xếp vào hạng những hải-cảng kém quan-trọng; đứng sau các cảng San Francisco, New York, Yokohama, Hongkong, Sidney, Singapore... Bước sang thế-kỷ tới, khi những vùng hậu-cảng nước ta giàu có thêm, kỹ-nghệ phát-triển và tầm khai-thác tài-nguyên của Biển Đông đạt đến đúng mức, thứ hạng quan-trọng của Cam-Ranh cũng như của các cảng Việt-Nam khác sẽ thay đổi hẳn.

tải về 7.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương