MỤc lục phần mở ĐẦU 4 I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạch 4 II. CĂN cứ pháp lý XÂy dựng quy hoạch 5



tải về 1.75 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.75 Mb.
#7820
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Báo chí


Đến năm 2030, Quảng Nam có quy mô trên 6 - 10 cơ quan báo chí với 2 cơ quan nòng cốt: Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Nam.

Đài PTTH tỉnh phát triển theo hướng Cơ quan truyền thông đa phương tiện. Đài phát sóng 2 - 3 kênh truyền hình theo chuẩn HD, Quard – HD (3.840x2.160 có độ nét gấp 4 lần chuẩn HD), Ultra – HD (7.689x4.320 có độ nét gấp 4 lần chuẩn Quard – HD), chuẩn 3D và các công nghệ tiếp theo. Ngoài PTTH, Đài còn tham gia các hoạt động kinh doanh khác mà pháp luật cho phép.

Báo Quảng Nam: ấn phẩm Báo điện tử trở thành ấn phẩm chủ lực của Báo, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng như: tiếng Anh, Trung Quốc…

Cổng TTĐT đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng, kết hợp với các dịch vụ hành chính công trực tuyến sẽ hỗ trợ tối đa trong thu hút đầu tư cho tỉnh Quảng Nam.

Các cơ quan báo in: mỗi cơ quan báo sẽ phát triển theo hướng thông tin chuyên ngành, sử dụng thông tin điện tử là ấn phẩm chủ lực.

Truyền hình trả tiền: số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ ổn định từ 3 – 5 đơn vị, các đơn vị đều mở rộng phạm vi cung cấp trên toàn tỉnh, hạ tầng truyền hình trả tiền sẽ hội tụ với hạ tầng mạng viễn thông, người dân có thể xem toàn bộ nội dung các chương trình trên 1 sợi cáp và trả tiền cho nhà cung cấp tương ứng với nội dung mình thụ hưởng. 100% người dân được tiếp cận với loại hình này.

Thông tin điện tử: sẽ phát triển mạnh mẽ với số lượng lớn, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng thông tin điện tử hỗ trợ cho hoạt động của đơn vị. Người dân được tiếp cận với thông tin điện tử mọi lúc, mọi nơi.

2. Xuất bản


Đến năm 2030, hoạt động xuất bản tại Quảng Nam phát triển nhanh, mạnh theo hướng liên kết chặt chẽ giữa nhà xuất bản với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; giữa nhà xuất bản với các cơ sở in, phát hành; giữa nhà xuất bản với các tổ chức có tư cách pháp nhân trong hoạt động liên kết xuất bản được pháp luật quy định hình thành nên quy trình từ khai thác bản thảo, biên tập sơ bộ bản thảo, cấp giấy phép phát hành, in xuất bản phẩm, phát hành xuất bản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nhà xuất bản Quảng Nam sẽ xuất bản cả 2 hình thức xuất bản phẩm truyền thống và xuất bản phẩm điện tử, tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử chiếm đa số. Đối với xuất bản phẩm điện tử, Nhà xuất bản đăng tải xuất bản phẩm điện tử cùng với thông tin liên quan lên hệ thống thông qua công cụ quản trị nội dung của nhà xuất bản.

Các cơ sở in có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu tại địa phương, đa dạng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Một số cơ sở in lớn mở rộng thị trường và có một thị phần đối với một vài sản phẩm in nhất định tại các thị trường các tỉnh trong khu vực.

Công nghệ in bắt kịp với các công nghệ in tại các trung tâm in của cả nước.

Nguồn nhân lực in phát triển theo hướng giảm số lượng nhân lực, tăng hiệu quả lao động. Số lượng các công nhân in phổ thông giảm, số lượng công nhân lao động kỹ thuật cao tăng. Các cơ sở in là một bộ phận trong sự liên kết giữa nhà xuất bản, nhà in và đơn vị phát hành.

Các cơ sở in tại Quảng Nam làm chủ được các công nghệ in, dịch vụ sửa chữa, thay thế thiết bị được cung cấp ngay tại Quảng Nam, các cơ sở sản xuất hỗ trợ hoạt động in như sản xuất mực in, phụ tùng thiết bị thay thế được đầu tư và phát triển tại tỉnhc.

Hoạt động phát hành phát triển hoàn thiện, mọi nhu cầu về xuất bản phẩm của người dân được đáp ứng bằng nhiều phương thức trong đó chủ yếu là phát hành qua mạng. Các cơ sở phát hành, điểm phát hành đều được ứng dụng thương mại điện tử, mua bán, thanh toán qua mạng.

Xuất bản phẩm phát hành không chỉ giới hạn xuất bản phẩm trong nước, phạm vi phát hành tại Quảng Nam mà còn mở rộng ra sản phẩm là các xuất bản phẩm nước ngoài được nhập khẩu và biên dịch, mở rộng phạm vi phát hành trên phạm vi thế giới thông qua môi trường mạng.



PHẦN IV
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN




I. GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức


1.1. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, viên chức và nhân dân nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, xuất bản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đạo đức lối sống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản đến các cơ quan báo chí, xuất bản, các cơ quan có liên quan, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, đơn vị và nhân dân; thực hiện hiệu quả Quy chế phát ngôn, cung cấp, đăng phát và xử lý thông tin trên báo chí, Nghị định quản lý thông tin trên mạng Internet, Quản lý xuất bản phẩm và hoạt động phát hành.

1.3. Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Báo chí, xuất bản bám sát thực tiễn đời sống của đất nước, của nhân dân để có nhiều tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm hay, có chất lượng cao cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức, tạo nên sức hấp dẫn và có sức thuyết phục; phát hiện, cổ vũ, động viên kịp thời gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước


2.1. Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động báo chí, xuất bản; chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, ý thức trách nhiệm của đảng viên trong các cơ quan báo chí, xuất bản.

2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông nói chung, lĩnh vực báo chí, xuất bản nói riêng ở các cơ quan tham mưu, quản lý về chuyên ngành từ tỉnh đến huyện, thành phố.

2.3. Tăng cường củng cố, hoàn thiện về cơ chế phối hợp của cơ quan chỉ đạo và quản lí nhà nước về báo chí, xuất bản. Quản lý chặt chẽ nội dung thông tin, tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Báo chí, xuất bản và định hướng tuyên truyền của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tổ chức định kỳ giao ban giữa các cơ quan báo chí, cơ quan có hoạt động mang tính báo chí với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan định hướng công tác tư tưởng.

2.4. Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức đối với hệ thống Đài Truyền thanh –Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã; Có cơ chế, chính sách về tài chính phù hợp đối với cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh cấp xã.

2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong đầu tư, khai thác kinh doanh hoạt động báo chí, xuất bản, đặc biệt là dịch vụ truyền hình trả tiền, dịch vụ in xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, nhất thiết không để xảy ra tình trạng tự phát trong hoạt động báo chí và buông lỏng, né tránh trong quản lý nhà nước, không để xảy ra hiện tượng in nối bản, in xuất bản phẩm lậu và phát hành các xuất bản phẩm không tuân thủ quy định trên thị trường.

2.6. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản đối với bản tin, Website, truyền thanh cơ sở. Tăng cường trách nhiệm Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh.


3. Phát triển nguồn nhân lực


3.1. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và đủ về số lượng cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

3.2. Xây dựng đội ngũ những người làm báo có trình độ nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị, có khả năng tác nghiệp năng động, sáng tạo. Có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, phát triển đảng viên trong đội ngũ những người làm báo.

3.3. Tăng cường biên chế cho các cơ quan báo chí, đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu nghiệp vụ từng giai đoạn phát triển. Chú trọng tuyển dụng phóng viên theo yêu cầu chuẩn hóa nghề nghiệp từ các cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí, mở rộng đối với các ngành đào tạo khác trên cơ sở năng lực thực tế, tinh thần đam mê nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ, tin học, phong cách tác nghiệp báo chí hiện đại.

3.4. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ những người làm báo, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ được giao.

3.5. Tận dụng cơ chế ưu đãi của tỉnh, chính sách thu hút, hỗ trợ lao động làm báo, đảm bảo mức sống, đảm bảo thu nhập để đội ngũ làm báo có thể cống hiến cho sự nghiệp phát triển thông tin, không để tình trạng các phóng viên, biên tập viên vì hoàn cảnh khó khăn dẫn đến hành động vi phạm đạo đức người làm báo, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến dư luận và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.6. Xem xét quy định lại các tiêu chí, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế nhu cầu tại tỉnh nhằm lựa chọn được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vị trí quan trọng tại các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện.


4. Ứng dụng công nghệ


Ứng dụng khoa học công nghệ trong báo chí, xuất bản giúp các cơ quan báo chí, xuất bản Quảng Nam có bước tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Yếu tố chính của các cơ quan là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh truyền hình, công nghệ in ấn, xuất bản theo hướng chất lượng cao, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả trong tác nghiệp.

4.1. Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật mới trong việc nâng cấp cơ sở dữ liệu và việc tác nghiệp làm tin của phóng viên và cộng tác viên, rút ngắn thời gian gửi, nhận, kiểm duyệt, biên tập, quản lý chương trình, nội dung đảm bảo nhanh, tiện lợi, minh bạch, hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin để xuất bản các ấn phẩm điện tử hỗ trợ các ấn phẩm in truyền thống.

4.2 Ưu tiên phát triển công nghệ truyền hình số mặt đất đối với việc phổ cập truyền hình công cộng tại các khu vực đồng bằng; Phát triển truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình di động tại những vùng thành thị, những vùng có mật độ dân cư cao; Từng bước phát triển công nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV); Tăng cường sử dụng truyền hình số DTH, các trạm phát lại công suất nhỏ và trung bình tại những vùng sâu, vùng xa.

4.3. Lựa chọn tiêu chuẩn PTTH số mặt đất, truyền hình Internet, truyền hình di động... phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và điều kiện của tỉnh, khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị PTTH.

4.4. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mạng phát thanh, truyền hình cáp tương tự sang cáp số phù hợp xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình.

4.5. Đối với báo điện tử cần đi tắt đón đầu, đầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ, nhằm thực hiện tối ưu hóa những ưu điểm của báo điện tử với các loại hình báo chí khác.

4.6. Đối với công nghệ in cần quy hoạch, định hướng công nghệ phù hợp, nắm bắt xu thế, tận dụng công nghệ chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, mở rộng ngoài tỉnh.

5. Hợp tác trong báo chí, xuất bản


5.1. Tăng cường hợp tác với các tổ chức báo chí, xuất bản trong nước và quốc tế, chú trọng các tổ chức đã có mối quan hệ truyền thống với Việt Nam; chủ động tham gia các hoạt động và phát huy vai trò với các tổ chức trong nước và quốc tế.

5.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại nhằm trao đổi các tác phẩm báo chí, bản quyền xuất bản phẩm đối với các cơ quan, tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế, tăng cường quảng bá hình ảnh đất và người Quảng Nam đến với bạn bè trong nước và nước ngoài.

5.3. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính của các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức quốc tế để phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh.

5.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, phối hợp với các tổ chức trong việc trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý phát thanh, truyền hình.

5.5. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA nhằm phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình của tỉnh.

5.6. Tổ chức tham quan, giao lưu, trao đổi, học tập các mô hình tiên tiến về báo chí, xuất bản của các địa phương và một số nước có nền báo chí phát triển.


6. Về cơ chế, chính sách


6.1. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và triển khai các hoạt động đầu tư phát triển báo chí, xuất bản. Một số văn bản cần ban hành như sau:

- Cơ chế ưu tiên trong tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng cho phóng viên các cơ quan báo chí địa phương (Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy);

- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí (Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT);

- Cơ chế đặt hàng thông tin báo chí (Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Tài chính);

- Cơ chế liên kết trong hoạt động xuất bản – in – phát hành;

- Quy định bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp (Hội Nhà báo, Công an tỉnh, Sở TT&TT);

- Cơ chế hỗ trợ cho cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở (Sở TT&TT);

- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí để tạo nguồn thu hợp pháp.

- Ban hành quy định chế độ chi trả nhuận bút, thù lao đối với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử của tỉnh Quảng Nam.

- Đầu tư đủ nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành công nghệ hiện đại cho cơ quan quản lý nhà nước, cho Báo điện tử; Cổng TTĐT; Trang thông tin điện tử để kịp thời ngăn chặn tấn công, phá hoại trên mạng, lọc thông tin xấu và nhận dạng thông tin không tốt.

- Thực hiện cơ chế hợp đồng đọc lưu chiểu tác phẩm báo chí.

7. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch


7.1. Căn cứ các nội dung Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở khả năng huy động vốn đầu tư, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và tiến hành đầu tư phù hợp với quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí, nhất là lĩnh vực phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ công ích: Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài để đầu tư xây dựng.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục tiêu khác: Sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội để đầu tư xây dựng.

- Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, cần tranh thủ nguồn vốn từ quỹ viễn thông công ích, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trong tỉnh.

- Đối với các dự án về in, phát hành: ưu tiên sử dụng vốn xã hội hóa.

7.2. Căn cứ khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn trong từng thời kỳ, các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí bố trí, lập kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong Quy hoạch.

7.3. Sở TT&TT phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện nội dung Quy hoạch. Cụ thể như sau:

- Ngân sách từ trung ương qua chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở đầu tư cho hạng mục hạ tầng truyền thanh cơ sở.

- Ngân sách từ trung ương qua quỹ viễn thông công ích thực hiện đề án số hoá của quốc gia trước năm 2020 theo quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH Việt Nam đến năm 2020 và các văn bản liên quan.

- Huy động từ nguồn các doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng số, doanh nghiệp in, doanh nghiệp phát hành. Để thu hút được doanh nghiệp chúng ta phải tạo môi trường đầu tư minh bạch, mạnh mẽ, có cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí xuất bản nói chung và truyền hình trả tiền, in ấn, phát hành nói riêng.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương