MỤc lục phần mở ĐẦU 4 I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạch 4 II. CĂN cứ pháp lý XÂy dựng quy hoạch 5



tải về 1.75 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.75 Mb.
#7820
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


- Trước năm 2008, quản lý Nhà nước về Báo chí, xuất bản thuộc ngành Văn hóa - Thông tin. Từ năm 2008 nhiệm vụ này được chuyển sang ngành Thông tin và Truyền thông. Từ đó đến nay, công tác quản lý Nhà nước về Báo chí, xuất bản từng bước được tăng cường, củng cố (đặc biệt là cấp tỉnh). Sở thẩm định, trình Bộ TT&TT cấp phép xuất bản phụ trương, đặc san cho Báo Quảng Nam, Hội nhà báo, cấp Thẻ nhà báo, giấy phép Trang TTĐTTH... Bình quân mỗi năm Sở cấp trên 150 giấy phép; tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn thực hiện các nội dung như: quy chế phối hợp chỉ đạo, quản lý giữa Sở TT&TT, Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo; quy định chế độ chi trả nhuận bút, thù lao cho các cơ quan Báo chí của tỉnh; quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.... Đồng thời thường xuyên quản lý hoạt động văn phòng đại diện, phóng viên thường trú; theo dõi, tổ chức kiểm tra lưu chiểu; kịp thời phối hợp chấn chỉnh và xử lý các vi phạm, đảm bảo kỷ cương, pháp lý trong hoạt động Báo chí...

- Ngành đã thiết lập cơ sở dữ liệu, áp dụng quản lý chất lượng hành chính công theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để làm cơ sở trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ quan, đơn vị có nhu cầu xuất bản; tổ chức thực hiện tốt Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, đổi mới và nâng cao năng lực chuyên môn đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong cấp phép.; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật chuyên ngành; tổ chức Thanh tra, kiểm tra những vấn đề nổi cộm, dễ vi phạm; xác lập và đưa vào nền nếp chế độ báo cáo của mạng lưới Báo chí; tổ chức lưu chiểu và thường xuyên theo dõi phát hiện và chấn chỉnh các hoạt động vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra vi phạm trong hoạt động in và phát hành. Tạo điều kiện cho hoạt động Báo chí, xuất bản phát triển lành mạnh, đúng hướng.

- Hàng quý, Sở TT&TT phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức giao ban báo chí định kỳ. Thông qua đó đánh giá kết quả hoạt động Báo chí của Quảng Nam; chỉ đạo kịp thời công tác tuyên truyền đối với các sự kiện đột xuất, những sự kiện điển hình của tỉnh nhằm định hướng dư luận xã hội...

VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được


1.1. Báo chí, xuất bản giữ vững định hướng chính trị tư tưởng, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích

- Các cơ quan Báo chí, xuất bản Quảng Nam luôn bám sát quan điểm, đường lối chính trị tư tưởng của Đảng, định hướng tuyên truyền của Tỉnh uỷ, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, vừa là diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đại bộ phận phóng viên, văn nghệ sỹ, cán bộ Báo chí Quảng Nam có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, động cơ tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, tâm huyết với nghề.

- Hoạt động Báo chí, xuất bản của Quảng Nam không có sai sót về chính trị - tư tưởng, gây ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội, không bị chi phối bởi khuynh hướng “thương mại hóa”, tự giác chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững vị thế chủ đạo của hệ thống thông tin - tuyên truyền tin cậy của Đảng trong đời sống chính trị - xã hội địa phương.

1.2. Báo chí, xuất bản Quảng Nam phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Nam

- Trong những năm qua, Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc về KT-XH. Các lực lượng Báo chí, xuất bản làm tốt vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, góp phần tích cực vào tiến trình dân chủ hoá xã hội, phục vụ đắc lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng - an ninh của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

- Các hoạt động báo chí, xuất bản truyền tải đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước tới nhân dân các dân tộc trong tỉnh; phản ánh, phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến, đồng thời đề cao tính phản biện xã hội, giúp Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách phát triển KT-XH địa phương. Tuy chưa thật quyết liệt và thường xuyên song báo chí, xuất bản của tỉnh đã tích cực đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội, xử lý tốt mối quan hệ “xây” và “chống” trong thông tin, tuyên truyền vì sự phát triển chung của tỉnh.

- Với khối lượng lớn ấn phẩm báo chí in, chương trình PT&TH, TTĐT, xuất bản phẩm được đăng tải, phát sóng, phát hành rộng rãi đến nhân dân, Báo chí, xuất bản Quảng Nam đảm nhiệm tốt vai trò cầu nối chuyển tải thông tin, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh Đất và Người Quảng Nam đến với bạn bè trong nước, quốc tế.



1.3. Báo chí, xuất bản Quảng Nam từng bước hướng tới chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoà nhập với xu thế chung

- Các cơ quan Báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Internet vào tất cả các khâu: sản xuất chương trình, biên tập, quản lý, lưu trữ tin, bài, chế bản điện tử, đăng tải và phát sóng... Đặc biệt, với việc đưa sóng truyền hình lên vệ tinh của Đài PT&TH tỉnh được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới, Đài trở thành kênh thông tin nhanh nhạy, hiệu quả phủ sóng cả nước và một số nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- So với các Đài trong khu vực, khả năng tài chính của Đài Quảng Nam còn khó khăn, nhưng Đài là một trong rất ít đơn vị có định hướng đúng về công nghệ, chủ động việc ứng dụng khoa học trong hoạt động kỹ thuật của Đài, lựa chọn công nghệ phù hợp với xu thế, làm chủ công nghệ.

- Báo Quảng Nam cũng tập trung nguồn lực ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư phát triển trang TT ĐTTH của Báo với 4 ấn phẩm, phát hành 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh), phát hành ấn phẩm báo in trên môi trường mạng (Epaper), cung cấp thông tin dưới dạng clip... những nỗ lực như vậy đã thể hiện sự chuyên nghiệp, hiện đại và hòa nhập với xu thế của Báo.

- Các phương tiện nghiệp vụ hiện đại (máy ảnh, máy tính, camera…) được trang bị cho phóng viên. Các khâu trong quá trình tác nghiệp báo chí đã có sự ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Một bộ phận không nhỏ phóng viên Báo Quảng Nam, Đài PT&TH tỉnh, Cổng TTĐT đã có phong cách làm báo chuyên nghiệp.

- Hoạt động xuất bản - in - phát hành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Internet vào tất cả các khâu, từ tổ chức bản thảo đến chế bản - in - phát hành. Nhiều công ty in đã ứng dụng công nghệ in Offset mới, hiện đại. Sản phẩm in đa dạng về chủng loại, đẹp về hình thức, mẫu mã. Với thiết bị, công nghệ mới, trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao, tương lai sẽ dần đáp ứng được hầu hết nhu cầu in chất lượng cao của khách hàng trong tỉnh và dần vươn ra thị trường ngoài tỉnh.

- Các đơn vị tham gia hoạt động xuất bản, in, phát hành đã có những đổi mới về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ; đã đầu tư kinh phí mua các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ hiện đại để phục vụ hoạt động xuất bản sách, tài liệu và bản tin tại cơ quan, đơn vị.

1.4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản có những tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

- Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động Báo chí, xuất bản, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng hoạt động, đầu tư nguồn lực con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tỉnh đã vận dụng thể chế hoá một số nội dung quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh như: Vấn đề nhuận bút cho các tác phẩm, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường tổ chức biên chế và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản cấp tỉnh, cấp huyện, về tăng cường quản lý lịch và tiếp thị xuất bản phẩm trái phép.

- Công tác chỉ đạo, quản lý về Báo chí, xuất bản có chuyển biến tích cực. Phát hiện, uốn nắn và khắc phục những lệch lạc, sai phạm trên các tờ báo và các chương trình truyền hình và trang thông tin điện tử, các cơ sở in và phát hành.



1.5. Công nghệ thông tin - truyền thông được ứng dụng và phát triển mạnh, giúp đẩy nhanh quá trình tiếp nhận thông tin của người dân

- Hầu hết các sở, ban, ngành, huyện, thành phố đã có mạng LAN và kết nối Internet, tổng số 87 máy chủ, 3.359 máy tính, 84% cán bộ công chức cấp tỉnh, 70% cán bộ công chức cấp huyện, 100% văn phòng Đảng ủy, UBND xã, 77% trường Tiểu học và THCS, 89% trường THPT được trang bị máy tính và kết nối internet.

- Mạng lưới bưu chính, viễn thông có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại. Hệ thống cáp quang phát triển đến tất cả các xã, phường, thị trấn; mạng thông tin di động phủ sóng toàn tỉnh, công nghệ 3G tốc độ cao; Internet tốc độ cao phát triển đến trung tâm các huyện và các khu vực tập trung dân cư; mật độ thuê bao điện thoại đạt 86,4 thuê bao/100 dân.

- Hạ tầng CNTT-TT phát triển tạo điều kiện để người dân tiếp cận các phương tiện báo chí thuận tiện, dễ dàng. Trên cùng một phương tiện cầm tay có thể vừa thoại, vừa nghe đài, xem truyền hình Quảng Nam, đọc báo giấy, báo điện tử...


2. Những tồn tại, hạn chế


2.1. Báo chí, xuất bản chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng KT-XH của tỉnh

2.1.1. Báo chí

- Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác chuyên môn còn bất cập với yêu cầu, ảnh hưởng không ít đến chất lượng, hình thức thông tin báo chí. Hạ tầng công nghệ - kỹ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ, tương thích với yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu của độc giả, khán thính giả. Nhiều thiết bị cũ, lạc hậu. So với mặt bằng chung khu vực trọng điểm kinh tế Trung bộ và nhu cầu của người dân, chất lượng phát sóng các chương trình PT-TH còn hạn chế. Đài chưa có khả năng sản xuất chương trình Game show, các chương trình thu hút nhiều khán giả, phim truyện...

- Báo chí thuộc lĩnh vực chính trị - tư tưởng, nên việc trang bị kiến thức về lý luận chính trị cho cán bộ phóng viên, biên tập viên rất quan trọng. Tuy nhiên, chưa được cơ quan Báo, Đài quan tâm, số lượng phòng viên, biên tập viên có trình độ lý luận từ trung cấp đến cử nhân còn thấp hơn so với yêu cầu.

- Tính chiến đấu, phản biện báo chí đã được coi trọng song chưa thật mạnh mẽ và thường xuyên. Những bài viết có tầm tổng kết, phát hiện vấn đề, tham mưu cho công tác chỉ đạo, hoạch định chính sách của tỉnh chưa nhiều. Thông tin trên báo, đài chưa thật phong phú, có lúc còn chậm so với yêu cầu thời sự. Nội dung một số tin, bài chưa sâu, chưa cung cấp đầy đủ những thông tin mà bạn đọc quan tâm; mới chủ yếu là phản ánh, chưa có nhiều tin, bài, mang tính phát hiện, chủ động định hướng dư luận, tổng kết kinh nghiệm. Hình thức thông tin còn đơn điệu, chưa hấp dẫn người xem, người nghe. Chưa có nhiều phóng viên, biên tập viên giỏi, nhạy bén, sắc sảo, có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đối tượng bạn đọc của Báo Quảng Nam chưa đa dạng, chủ yếu là cán bộ công chức, đảng viên, cán bộ hưu trí; chưa thu hút được nhiều bạn đọc thuộc các thành phần xã hội khác.

- Chế độ nhuận bút còn thấp, chưa khuyến khích, động viên tác giả hăng say sáng tạo, đầu tư chiều sâu cho tác phẩm báo chí. Chế độ chính sách về biên chế, lao động, tài chính cho các cơ quan báo chí chưa thoả đáng với đặc thù, yêu cầu của nghề nghiệp.

- Đa số Đài Truyền thanh nghiệp vụ còn thấp. Máy móc, trang thiết bị làm chương trình, thiết bị phát sóng, lạc hậu, xuống cấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh phí bất cập so với cường độ hoạt động và yêu cầu nhiệm vụ. Đa số cán bộ là kiêm nhiệm nên nội dung, kỹ thuật, chuyên môn còn hạn chế, ít được đào tạo.

- Phần lớn bản tin xuất bản còn nghèo, hạn chế về chất lượng nội dung, hiệu quả tuyên truyền. Thông tin đơn điệu, trùng lặp, diện phát hành hẹp.

- Một số trang TTĐTTH chưa đăng đủ các thông tin chủ yếu theo quy định của pháp luật hoặc trích dẫn thông tin mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

2.1.2. Xuất bản

- Đến nay, Tỉnh Quảng Nam chưa có Nhà xuất bản, do vậy chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu xuất bản tại địa phương. Quy mô, năng lực hoạt động xuất bản chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của xã hội, hiệu quả chưa cao. Tuy đã có những tác phẩm giới thiệu, quảng bá về Đất và Người Quảng Nam được nghiên cứu, biên soạn công phu, có giá trị khoa học song chưa nhiều. Xuất bản phẩm phục vụ quảng bá Du lịch, thu hút đầu tư còn ít.

- Công nghệ chế bản, in mặc dù đã có sự đầu tư, nhưng vẫn còn nhiều thiết bị, công nghệ lạc hậu, chưa đáp ứng được tất cả nhu cầu tại chỗ về in công nghệ cao, chất lượng tốt. Sản phẩm bao bì, nhãn mác hàng hóa chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu.

- Mạng lưới phát hành còn thưa mỏng, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở Thành phố Tam Kỳ, còn trống khuyết ở một số vùng nông thôn, miền núi Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Đông Giang, Đại Lộc… Nhiều chủ cơ sở phát hành nhỏ lẻ chưa nắm được qui định của pháp luật về phát hành xuất bản phẩm, chỉ quan tâm thỏa mãn thị hiếu của một bộ phận người đọc nhằm thu lợi, không cần biết những tác hại do các ấn phẩm có nội dung không lành mạnh mang lại. Sách lậu, sách in nối bản, phát hành xuất bản phẩm in, sao lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn diễn ra. Các dịch vụ phát hành báo chí còn nghèo, đơn lẻ (chỉ có ở các bưu điện huyện, không có ở các điểm tư nhân). Hệ thống thư viện các cấp chưa được số hóa.

2.2. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động Báo chí, xuất bản còn hạn chế, bất cập

- Chính sách, pháp luật về lĩnh vực này chậm được sửa đổi, bổ sung cụ thể hoá. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Báo chí, xuất bản còn thiếu và yếu về năng lực tham mưu, tổng hợp, tổ chức thực hiện.

- Công tác quản lý Báo chí, xuất bản trên địa bàn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, toàn diện, ở cả cấp tỉnh, cấp huyện.

- Quản lý về TTĐT còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển; gặp nhiều khó khăn do hành lang pháp lý còn thiếu, phần lớn chưa xử lý được tận gốc; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa đồng bộ, kịp thời.


3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế


3.1. Nguyên nhân khách quan

- Diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, mặt trái của cơ chế thị trường, sự phát triển của thông tin điện tử đã tác động đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, Đảng viên, nhân dân, trong đó có lực lượng làm công tác Báo chí.

- Thuộc lĩnh vực chính trị - tư tưởng, Báo chí, xuất bản thích ứng và chuyển đổi chậm hơn so với lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Lĩnh vực Báo chí, xuất bản chưa được xem xét một cách hệ thống để hoạch định chính sách phát triển. Đến nay tỉnh chưa có quy hoạch Báo chí, xuất bản làm cơ sở cho quản lý, đầu tư, phát triển.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản cơ quan quản lý và định hướng báo chí, xuất bản còn hạn chế, bất cập.

- Biên chế của các cơ quan báo chí, các cơ quan có hoạt động báo chí và biên chế cơ quan quản lý Báo chí còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ.

- Chính sách cho hoạt động Báo chí, xuất bản chậm được thể chế hóa; kinh phí đầu tư chưa đảm bảo, tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, tốc độ tăng trưởng KT-XH của địa phương và thua kém các tỉnh trong khu vực trọng điểm kinh tế Trung bộ.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương