MỤc lục phần mở ĐẦU 4 I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạch 4 II. CĂN cứ pháp lý XÂy dựng quy hoạch 5


III. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020



tải về 1.75 Mb.
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.75 Mb.
#7820
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20

III. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

1. Báo chí in và Bản tin

1.1. Báo Quảng Nam


1.1.1. Số lượng báo in

Giai đoạn 2014 - 2015:

Tăng cường chất lượng Báo Quảng Nam, phong cách tác nghiệp báo chí chuyên nghiệp trên nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ làm báo hiện đại. Cụ thể:

- Tăng số lượng phát hành, đổi mới hình thức và đa dạng thông tin đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong và ngoài tỉnh.

+ Ấn phẩm báo “Quảng Nam thường kỳ” tăng chỉ số phát hành hiện tại lên 4.400 tờ/kỳ;

+ Ấn phẩm báo “Quảng Nam cuối tuần” tăng chỉ số phát hành hiện tại lên 4.400 tờ/kỳ;

- Các ấn phẩm báo Quảng Nam được phát hành trên môi trường mạng với tỷ trọng đạt 20% - 30% số lượng xuất bản.



Giai đoạn 2016 - 2020:

- Ấn phẩm Báo Quảng Nam thường kỳ tăng trang các số ngày thứ 3, thứ 5 lên 12 trang/kỳ. Nâng cao chất lượng hình ảnh bằng việc in màu theo công nghệ hiện đại.

- Các ấn phẩm báo in Quảng Nam phát hành trên môi trường mạng với tỷ trọng đạt 70% số lượng xuất bản.

1.1.2. Nội dung báo in

- Báo Quảng Nam tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với các cơ quan trong tỉnh trong công tác phản biện xã hội; tích cực tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về chính trị, KT-XH và quảng bá hình ảnh của địa phương, con người, truyền thống lịch sử và các giá trị văn hóa của tỉnh đến với bạn bè trong nước, thế giới.

- Bám sát định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, xuất bản tin, bài và các nội dung thông tin hỗ trợ phát triển Quảng Nam trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước.

- Đa dạng hóa nội dung thông tin, hình thức thể hiện thông tin, hướng đến phục vụ tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt. Tăng thêm các tin bài có tính chất phân tích chuyên sâu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Tỷ lệ chủ đề của các ấn phẩm thay đổi phù hợp theo từng thời kỳ, thời điểm. Tăng tỷ lệ tin, bài có chủ đề thời sự, chính trị trên báo Quảng Nam thường kỳ, giảm dần tỷ lệ này ở các ấn phẩm khác.

1.1.3. Phạm vi phục vụ

Mở rộng phạm vi phục vụ các ấn phẩm Báo in đến với đông đảo bạn đọc ở các thôn, làng, vùng sâu, vùng xa; các nhóm đối tượng riêng biệt như trường học, trạm biên phòng, điểm bưu điện văn hóa xã, trưởng thôn, trưởng khối phố... Đến năm 2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% xã có Báo Quảng Nam đến vào giờ làm việc buổi sáng.

Nâng khả năng phục vụ thông tin báo chí địa phương đến các tỉnh trong cả nước và bạn đọc quốc tế bằng việc xuất bản ấn phẩm điện tử.

1.1.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực

Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và khả năng tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu tác nghiệp báo chí hiện đại.



Giai đoạn 2014 – 2015:

Báo Quảng Nam:

- Mô hình tổ chức: Đến năm 2015 giữ nguyên mô hình tổ chức như hiện nay.

- Số lượng nhân lực: Tốc độ tăng trưởng số lượng cán bộ bình quân đạt 5%/năm, đối với Báo điện tử tăng 5 – 10%/năm. Quy mô lao động Báo Quảng Nam đến năm 2015 đạt 65 – 70 lao động.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 80%; trình độ lý luận chính trị: 50% đạt từ trung cấp trở lên, cụ thể: 20% cao cấp, cử nhân, 30% trung cấp lý luận chính trị; 90% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 50% cán bộ là đảng viên.



Giai đoạn 2016 – 2020:

Báo Quảng Nam:

- Mô hình tổ chức: kiện toàn tổ chức theo quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Bí thư gồm: Phòng Hành chính - Trị sự, Thư ký toà soạn, Xây dựng Đảng - Nội chính, Kinh tế, Văn hoá - Xã hội, Bạn đọc - Tư liệu, Báo điện tử.

- Số lượng nhân lực: số lượng cán bộ tăng bình quân đạt 5%/năm. Đến năm 2020, quy mô Báo Quảng Nam khoảng 90 lao động.

- Chất lượng nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 95%. Tỷ lệ cán bộ trình độ lý luận chính trị: 70% đạt từ trung cấp trở lên, cụ thể: 30% cao cấp, cử nhân, 40% trung cấp lý luận chính trị; 95% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 70% cán bộ là Đảng viên.



1.1.5. Định hướng phát triển doanh thu

Giai đoạn 2014 - 2015:

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu Báo Quảng Nam đạt 3%/năm, tăng từ 15,8 tỷ hiện nay lên trên 17 tỷ đồng, tỷ trọng doanh thu quảng cáo tăng từ 11% hiện nay lên 15%.



Giai đoạn 2016 - 2020:

- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tốc độ tăng trưởng doanh thu Báo Quảng Nam đạt 5%/năm, tỷ trọng doanh thu quảng cáo đạt trên 40%.


1.2. Tạp chí:


1.2.1. Số lượng tạp chí, kỳ phát hành

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Giữ nguyên số lượng, kỳ phát hành, số lượng phát hành 4 tạp chí: Đất Quảng, Văn hóa Quảng Nam, Khoa học và Sáng tạo, Khoa học.



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển mới các số tạp chí: Nông thôn mới, Du lịch, Công nghệ thông tin. Các tạp chí mới phát hành phải được phát triển từ các bản tin, đặc san hoạt động hiệu quả.

- Tạp chí Đất Quảng:

+ Khuôn khổ: 16x24cm (giữ nguyên).

+ Tăng số lượng phát hành từ 700 bản/kỳ lên 1.000 bản/kỳ.

+ Kỳ xuất bản: 1 tháng/kỳ (giữ nguyên).

+ Phát hành ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử, tỷ trọng số lượng ấn phẩm điện tử đạt trên 30% số lượng phát hành.

- Tạp chí Văn hóa Quảng Nam:

+ Khuôn khổ: 29x17cm (giữ nguyên)

+ Tăng số lượng phát hành từ 1.000 bản/kỳ lên 2.000 bản/kỳ.

+ Kỳ xuất bản: 2 tháng/kỳ (giữ nguyên).

+ Phát hành ấn phẩm in, ấn phẩm điện tử và ấn phẩm truyền hình (Chuyên mục truyền hình phát trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam). Trong đó tỷ trọng số lượng ấn phẩm điện tử chiếm trên 30% số lượng phát hành.

- Tạp chí Khoa học và Sáng tạo:

+ Khuôn khổ: 19x27cm (giữ nguyên).

+ Tăng số lượng phát hành từ 600 bản/kỳ lên 1.000 bản/kỳ.

+ Kỳ xuất bản: 1 tháng/kỳ.

+ Phát hành cùng lúc cả ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử. Trong đó tỷ trọng số lượng ấn phẩm điện tử chiếm trên 30% số lượng phát hành.

- Tạp chí Khoa học:

+ Khuôn khổ: 19x27cm

+ Kỳ phát hành: 3 tháng/kỳ (giữ nguyên).

+ Tăng số lượng phát hành từ 150 bản/kỳ lên 300 bản/kỳ. Trong đó tỷ trọng số lượng ấn phẩm điện tử chiếm trên 30%.

1.2.2. Nội dung tạp chí

- Tạp chí Đất Quảng:



+ Tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về VHNT; thông tin các sự kiện, tin tức hoạt động VHNT.

+ Đăng tải, giới thiệu, quảng bá tác phẩm thơ, văn xuôi, tranh, ảnh nghệ thuật, tiểu luận - phê bình, nghiên cứu - sưu tầm giá trị lịch sử - văn hóa địa phương... của các văn nghệ sĩ Quảng Nam; sáng tác, nghiên cứu đề tài Quảng Nam.

+ Giới thiệu tinh hoa văn hóa nhân loại trong nước, quốc tế; năng khiếu văn học, nghệ thuật địa phương; tuyên truyền quảng bá văn hóa các dân tộc Quảng Nam.

- Tạp chí Văn hóa Quảng Nam:

+ Giới thiệu quảng bá giá trị lịch sử - văn hóa vùng đất, con người Quảng Nam; các tour, tuyến, sản phẩm du lịch Quảng Nam;

+ Nghiên cứu, trao đổi những vấn đề về lịch sử - văn hóa vùng đất, con người Quảng Nam.

- Tạp chí Khoa học và Sáng tạo: Lấy nội dung chủ lực gắn với định hướng phát triển Quảng Nam là trở thành một tỉnh công nghiệp. Một số nội dung như: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo đặc biệt là ô tô và xe máy, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai khoáng và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung…

- Tạp chí Khoa học: tăng cường hoạt động hợp tác với các trường đại học, các tạp chí cùng chuyên ngành trong nước và quốc tế, giới thiệu các thành tựu của khoa học, công nghệ trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam và thế giới.

1.2.3. Phạm vi phục vụ

Phát hành tạp chí đến các sở, ban, ngành, hiệp hội, đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài tỉnh.

Tạp chí Đất Quảng phát hành đến các hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, Bưu điện văn hóa xã, các trường THPT, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Phát hành tạp chí Văn hóa Quảng Nam đến các điểm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh, doanh nghiệp hoạt động du lịch, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh.

Phát hành tạp chí Khoa học và Sáng tạo đến các khu công nghiệp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Phát hành tạp chí Khoa học đến giảng viên, học sinh và các đối tượng nghiên cứu khoa học trong nội bộ trường Đại học Quảng Nam và các đối tượng quan tâm khác.



1.2.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực

Giữ nguyên số lượng nhân lực tại các tạp chí hiện có, tập trung đào tạo nâng cao trình độ nhân lực hiện có theo hướng chuyên môn chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu tác nghiệp báo chí hiện đại.

Các tạp chí mới thành lập xây dựng mô hình tổ chức đơn giản: Ban Biên tập, Phòng phóng viên, Phòng hành chính. Quy mô khoảng 3- 5 lao động chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm.

1.3. Bản tin


1.3.1. Số lượng ấn phẩm

Giai đoạn 2014 - 2015:

Duy trì, củng cố, phát triển 29 Bản tin sở, ngành, địa phương. Tăng số lượng phát hành, kỳ xuất bản một số bản tin có hiệu quả tuyên truyền cao.



Giai đoạn 2016 - 2020:

Rà soát, sắp xếp lại hệ thống bản tin theo hướng ưu tiên phát triển bản tin một số sở ban ngành có yêu cầu lớn về nội dung, đề tài phản ánh, hiệu quả tuyên truyền, phát triển thành Đặc san, tạp chí khi có điều kiện.

Ngừng xuất bản một số bản tin hiệu quả thấp, lượng bạn đọc hạn chế, có số kỳ xuất bản ít hơn 4 kỳ/năm.

Tăng cường công tác biên tập, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xuất bản, in, phát hành bản tin các cơ quan, địa phương; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức bản tin, đảm bảo 100% được thực hiện qua công nghệ in offset.



1.3.2. Nội dung bản tin

Phát triển theo hướng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực hoạt động của mình, gắn nội dung thông tin tuyên truyền với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực cho các đơn vị, doanh nghiệp. Hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân sử dụng dịch vụ, chung tay góp sức cùng doanh nghiệp giải thích các vướng mắc, khó khăn cho nhân dân.



1.3.3. Nguồn nhân lực

Bản tin được tổ chức xuất bản, in, phát hành theo chế độ kiêm nhiệm. Không thành lập các bộ phận và nguồn nhân lực riêng cho bản tin.


2. Đài PT&TH tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã

2.1. Đài PT&TH tỉnh


2.1.1. Phát thanh

2.1.1.1. Thời lượng

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Thời lượng phát sóng chương trình phát thanh tăng từ 2 giờ/ngày lên 3 giờ/ngày.

- Tăng cường khả năng trao đổi thông tin, chương trình giữa đài tỉnh với đài TW, đài huyện và đài xã, thời lượng phát thanh trực tiếp tại phòng thu và từ các địa điểm có sự kiện thông qua xe thu lưu động đạt 20% vào năm 2015.

- Tăng thời lượng phát thanh các nội dung liên quan đến văn nghệ, thể thao, giải trí…



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Đến năm 2018, thời lượng phát sóng chương trình phát thanh đạt 4 giờ/ngày.

- Đến năm 2020, thời lượng phát sóng chương trình phát thanh đạt 5 giờ/ngày.

- Thời lượng phát thanh trực tiếp tại phòng thu và từ các địa điểm có sự kiện thông qua xe thu lưu động và cơ sở hạ tầng viễn thông đạt 40% vào năm 2020.



2.1.1.2. Nội dung chương trình

- Tăng cường các chương trình phát thanh mở, phát thanh thực tế, phát thanh tương tác có sự tham gia trực tiếp của thính giả vào chương trình, tạo ra sân chơi thú vị cho thính giả nghe đài.

- Đẩy mạnh việc sản xuất, phát sóng những tin bài đối thoại, tọa đàm, bình luận mang tính chất phản biện xã hội. Thay đổi kết cấu, nội dung của chương trình phát thanh sao cho nội dung phong phú, cách thức thể hiện đa dạng, phù hợp với thị hiếu bạn nghe đài.

- Tập trung sản xuất các chương trình phản ánh các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, phản ánh thông tin đa chiều các vấn đề như công nghiệp, xây dựng, giáo dục, y tế, thương mại, công nghệ thông tin, nông thôn mới, du lịch...

- Chú trọng xây dựng chương trình phát thanh cho người dân tộc thiểu số (Cơ Tu, Xơ Đăng…), phục vụ nhu cầu thông tin của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.

- Định hướng sản xuất chương trình theo nhóm bạn nghe đài, đáp ứng nhu cầu thông tin và là sân chơi cho mọi lứa tuổi.



2.1.1.3. Sản xuất chương trình

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Đầu tư thêm các phòng thu chức năng.

- Nâng cấp hạ tầng sản xuất chương trình theo công nghệ số.

- Năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 65% thời lượng phát sóng.



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Nâng cấp hệ thống lưu trữ âm thanh số.

- Năng lực sản xuất phát thanh đạt 80% thời lượng phát sóng.

2.1.1.4. Truyền dẫn và phát sóng

- Kết hợp sử dụng cả công nghệ phát sóng kỹ thuật số và công nghệ tương tự trong phương thức truyền dẫn, phát sóng. Từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống phát sóng hoàn toàn sử dụng kỹ thuật số.

- Băng tần cho hệ thống phát sóng phát thanh mặt đất: Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz).

2.1.2. Truyền hình

2.1.2.1. Kênh, thời lượng

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Giữ nguyên thời lượng và năng lực sản xuất chương trình, tập trung nguồn lực tăng chất lượng nội dung chương trình, chú trọng nội dung hướng đến người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Thời lượng phát sóng chương trình truyền hình tăng từ 18 giờ/ngày lên 20 - 24 giờ/ngày, năng lực sản xuất đạt 60% thời lượng phát sóng.

- Ngoài kênh QRT1 hiện tại, khi có điều kiện phát triển mới 1 kênh truyền hình phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn phát sóng số (QRT2).

+ Kênh QRT2 - Kênh thể thao, giải trí, tổng hợp và thông tin đối ngoại, quảng bá tỉnh; hoặc về nội dung công nghiệp, khoa học, công nghệ và Du lịch.



2.1.2.2. Nội dung chương trình

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Đối với kênh truyền hình hiện tại, nội dung chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, bảo đảm đúng định hướng, thông tin kịp thời, đa dạng, sinh động, phong phú.

- Tăng thời lượng chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

- Chú trọng xây dựng chương trình truyền hình cho người dân tộc thiểu số, phục vụ nhu cầu thông tin của bộ phận này trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh hợp tác sản xuất nội dung giải trí trên truyền hình, xây dựng gameshow, phim tài liệu, các chuyên đề...

Giai đoạn 2016 – 2020:

Kênh QRT1: Tiếp tục định hướng kênh QRT1 phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Kênh QRT2: Kênh thể thao, giải trí, tổng hợp, thông tin đối ngoại, công nghiệp, khoa học và công nghệ, du lịch.

- Đối với mảng nội dung thể thao, giải trí phát triển nội dung theo hướng hợp tác với các đơn vị truyền thông.

- Nội dung thông tin đối ngoại, quảng bá tỉnh gắn chặt với định hướng thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế của tỉnh.

- Nội dung công nghiệp, khoa học và công nghệ, du lịch… Ngoài việc thông tin về hoạt động công nghiệp, khoa học và công nghệ, du lịch… tại Quảng Nam, kênh này còn tổng hợp, cung cấp thông tin các nội dung nói trên ở Việt Nam và trên thế giới.

- Đẩy mạnh hợp tác sản xuất nội dung giải trí trên truyền hình, xây dựng gameshow, phim tài liệu, các chuyên đề...

2.1.2.3. Sản xuất chương trình

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong công đoạn sản xuất chương trình; xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với thời lượng chương trình, đồng bộ về công nghệ thiết bị; nâng cấp hệ thống lưu trữ tư liệu truyền hình số.

- Tăng cường hợp tác sản xuất, trao đổi chương trình truyền hình với các Đài địa phương, các Đài tỉnh bạn, các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức khác trong xã hội.

- Đến năm 2015, có cơ sở vật chất đồng bộ, tương đối hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đài trong tình hình mới. Lắp đặt thiết bị hiện đại tại trường quay, nâng cấp các phòng thu và dựng hình nhằm đáp ứng việc sản xuất sản lượng chương trình lớn, đa dạng và phong phú về thể loại, có sự tham gia của khán giả như: chương trình ca nhạc, trò chơi truyền hình...

- Đầu tư nâng cấp thiết bị phục vụ tác nghiệp như: Camera, bàn dựng, đầu tư nâng cấp 2 xe truyền hình lưu động và các thiết bị đi kèm, đảm bảo có thể thực hiện truyền hình trực tiếp tất cả các chương trình, sự kiện quan trọng trong tỉnh, trong nước và khu vực tổ chức trên địa bàn tỉnh đạt chất lượng cao.

- Năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 60% thời lượng phát sóng.



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Xây dựng và kết nối đồng bộ hạ tầng mạng thông tin trong các cơ sở của Đài, đảm bảo kết nối từ khâu lấy tin, sản xuất chương trình đến phát sóng tự động đều có thể truyền đưa trên môi trường mạng.

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật chuẩn bị cho việc sản xuất, phát sóng các chương trình của Đài theo định dạng độ phân giải cao HDTV.

- Đầu tư xây dựng mới thêm các phòng thu chức năng và các trang thiết bị cho các phòng thu chức năng mới.

- Đầu tư hệ thống sản xuất có khả năng nhận tin từ xa, nâng cao tính thời sự của các chương trình.

- Năng lực sản xuất chương trình truyền hình từng kênh QRT1 đạt 70% thời lượng, QRT2 đạt 30% thời lượng phát sóng.



2.1.2.4. Truyền dẫn và phát sóng

- Thực hiện xã hội hóa và đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng. Toàn bộ phần truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp thực hiện, các kênh truyền hình Quảng Nam được phát ở nhiều phương thức khác nhau: Phát vệ tinh, số mặt đất, trên hệ thống truyền hình cáp và các hệ thống truyền hình IPTV.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về việc đảm bảo tất cả thuê bao truyền hình được cung cấp bởi dịch vụ truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh phải xem được các kênh truyền hình Quảng Nam.

Lộ trình số hóa:

Quảng Nam đặt mục tiêu thực hiện lộ trình số đúng theo quyết định số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 2451/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.



Giai đoạn 2014 – 2015: Đài PT&TH tỉnh phối hợp với doanh nghiệp được cấp phép để phát kênh thử nghiệm truyền hình Quảng Nam trên sóng truyền hình số mặt đất tại khu vực và cả nước (VTV, VTC, HTV...). Trong quá trình phát sóng thử nghiệm, kênh truyền hình Quảng Nam vẫn phát song song trên sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Giai đoạn 2016 – 2020: Chuyển hoàn toàn sang phát trên hạ tầng phát sóng số mặt đất trước ngày 31 tháng 12 năm 2018. Các kênh QRT1, QRT2 được phát sóng trong tất cả các gói thuê bao do dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp trên địa bàn tỉnh.

2.1.2.5. Phương tiện thu nghe

Thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách từ nguồn vốn của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Tổng số hộ gia đình được hỗ trợ khoảng trên 64.465 hộ (tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 17,93%, tổng số hộ gia đình 359.535 hộ).



2.1.2.6. Nguồn nhân lực

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo mô hình mới:

+ Phòng Kỹ thuật phát thanh - truyền hình sẽ giữ nguyên tỷ lệ cán bộ kỹ thuật phục vụ truyền dẫn phát sóng (do công việc này đến năm 2018 sẽ thuê lại của doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng); bộ phận kỹ thuật phụ trách phần phát sóng sẽ chuyển đổi dần sang bộ phận kỹ thuật khác như kỹ thuật phục vụ cho truyền hình trực tiếp, bộ phận dựng hình kỹ thuật cao…

+ Thoái vốn của Đài tại Trung tâm truyền hình cáp Quảng Nam, chuyển cho Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab).

- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu của phát thanh - truyền hình hiện đại.

+ Tổng số cán bộ công nhân viên của Đài đến năm 2015 tăng từ 124 lên 150.

+ Đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực: 80% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; 85% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 80% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 70% cán bộ là Đảng viên.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng:

+ Đổi tên Phòng Kỹ thuật thành Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình.

+ Thành lập thêm 2 phòng chức năng: Phòng Thông tin Đối ngoại và Phòng Dữ liệu, nâng tổng số phòng của Đài lên 11 phòng.

- Số lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn này sẽ tăng trưởng khoảng 5%/năm, quy mô nguồn nhân lực của Đài năm 2020 đạt trên 200 người.

- Tiếp tục đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực: 90% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; 90% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 80% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 80% cán bộ là Đảng viên.

- Đài cần chú trọng phát triển nhóm nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, bản lĩnh chính trị nhằm phục vụ việc sản xuất các chương trình truyền hình bám sát với định hướng phát triển của tỉnh, phù hợp với định hướng mở rộng phạm vi phủ sóng ra cả nước và các nước trong khu vực, phù hợp với nội dung kênh truyền hình mới.

2.1.2.7. Định hướng phát triển doanh thu và cơ chế tài chính

Doanh thu:

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu phát thanh truyền hình bằng cách nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các nguồn thu của Đài PT&TH tỉnh. Ngoài nguồn thu chính từ hoạt động quảng cáo, thúc đẩy các nguồn thu từ trao đổi và bán bản quyền, thúc đẩy các loại nguồn thu từ dịch vụ truyền thông, dịch vụ kinh doanh các thiết bị phát thanh truyền hình.

- Đến năm 2015, Đài PT&TH tỉnh hoạt động bằng ngân sách và nguồn thu quảng cáo, tài trợ. Cơ cấu doanh thu theo hướng tăng doanh thu từ quảng cáo phát triển nhanh, bền vững bên cạnh đó tăng tỷ trọng từ các nguồn thu khác. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu quảng cáo, tài trợ đạt 7 - 10%/năm.

Giai đoạn 2016 – 2020:

Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu của Đài tỉnh bằng cách mở rộng phạm vi phủ sóng, bước đầu có nguồn thu từ kênh truyền hình có phạm vi phủ sóng khu vực, quốc tế và kênh truyền hình mới mở (QRT2). Đa dạng hóa các loại nguồn thu, đảm bảo cơ cấu nguồn thu bền vững. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu quảng cáo, tài trợ đạt 20-30%/năm.



Cơ chế tài chính:

Giai đoạn 2014 – 2015:

Kênh QRT1 là kênh phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngân sách tỉnh đầu tư 100%.



Giai đoạn 2016 – 2020:

Kênh QRT1 là kênh phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngân sách tỉnh đầu tư 100%. Kênh QRT2 Đài tự chủ 50% kinh phí.


2.2. Đài truyền thanh huyện, thành phố


2.2.1. Thời lượng phát sóng

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Đài truyền thanh cấp huyện phát sóng 2 buổi/ngày, thời lượng chương trình phát sóng đạt trên 30 phút/ngày.

- Đài truyền thanh cấp huyện phối hợp với Đài PT&TH tỉnh sản xuất ít nhất 1 bản tin phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần.

- Khuyến khích phát sóng bản tin thời sự bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc đối với các huyện có người dân tộc sinh sống, với thời lượng tối thiểu 1 chương trình là 15 phút/ngày.



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Đài truyền thanh cấp huyện phát sóng 3 buổi/ngày, thời lượng chương trình phát sóng đạt trên 45 phút/ngày.

- Đài truyền thanh cấp huyện phối hợp với Đài PT&TH tỉnh sản xuất 2 chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần.

2.2.2. Nội dung chương trình

- Chương trình phát thanh tại các Đài truyền thanh cấp huyện theo hướng thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Ngoài các tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, chương trình còn dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chuyên đề, chuyên mục, các tác phẩm hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan mật thiết đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân…



2.2.3. Sản xuất chương trình

- Đầu tư trang bị mới, nâng cấp các thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản xuất chương trình: bộ dựng hình phi tuyến, máy quay, máy vi tính. Nâng cấp phòng thu thanh đạt chất lượng.

- Từng bước chuyển dần nội dung chương trình từ tự sản xuất sang vừa sản xuất, vừa khai thác: Năm 2014 - 2015, Đài tự sản xuất 70%, khai thác, tiếp sóng 30% tổng thời lượng chương trình phát thanh; Năm 2016 - 2020, Đài tự sản xuất 60%, khai thác, tiếp sóng 40% tổng thời lượng chương trình phát thanh.

2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực

- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hệ thống Đài huyện. Tốc độ tăng trưởng số lượng đạt 5%/năm. Tổng số lao động của các Đài huyện năm 2015 đạt trên 210 lao động, năm 2020 đạt 265 lao động. Trong đó trên 60% lao động có trình độ đại học. Cơ cấu lao động bao gồm 50% phóng viên, 15% biên tập viên, 20% cán bộ kỹ thuật và 15% lao động khác.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Đài truyền thanh cấp huyện thông qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật vận hành, duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị của Đài. Chú trọng đào tạo các kiến thức về biên tập, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ.

2.2.5. Truyền dẫn và phát sóng

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống máy phát thanh công suất từ 300W – 500W cho các Đài truyền thanh huyện đảm bảo tỷ lệ phủ sóng phát thanh 100% địa bàn huyện.



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Tiếp tục phát triển mạng truyền dẫn, phát sóng tương tự, từng bước dần chuyển đổi sang kết hợp phát thanh số: thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An chuyển đổi trước, các huyện còn lại chuyển đổi sau.


2.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn


2.3.1. Thời lượng

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Tiếp sóng Đài TW, tỉnh, huyện thời lượng 60 phút/ngày, phát sóng chương trình của Đài xã 2 buổi/ngày, thời lượng tự phát sóng đạt 30 phút/buổi.



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Tiếp sóng Đài TW, tỉnh, huyện thời lượng 60 phút/ngày, phát sóng chương trình của Đài xã 3 buổi/ngày, thời lượng tự phát sóng đạt 30 phút/buổi.



2.3.2. Nội dung chương trình

- Nâng cao chất lượng chương trình truyền thanh xã, chú trọng dành thời lượng lớn cho các thông tin điều hành của chính quyền địa phương, tích cực tuyên truyền các nội dung thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp, nông thôn, giúp người dân có kiến thức thực tế áp dụng sản xuất tại địa phương.

- Khuyến khích Đài truyền thanh cấp xã thuộc các huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang thực hiện các chương trình tiếng Cơ Tu.

2.3.3. Nguồn nhân lực

Giai đoạn 2014 – 2015:

Bố trí mỗi Đài truyền thanh cấp xã ít nhất có 1 cán bộ phụ trách. Đảm bảo 70% lao động được tập huấn nghiệp vụ.



Giai đoạn 2016 – 2020:

Bố trí mỗi Đài truyền thanh cấp xã có ít nhất 1 cán bộ phụ trách. Đảm bảo 100% lao động được tập huấn nghiệp vụ.



2.3.4. Truyền dẫn và phát sóng, trang thiết bị

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Tất cả các đài truyền thanh không dây các xã, khi đầu tư mới đều phải chuyển về sử dụng phát sóng ở dải tần 54 - 68 MHz theo quy hoạch tần số vô tuyến điện.

- Chuyển đổi tần số tại 134 Đài truyền thanh sử dụng công nghệ vô tuyến trong dải tần 87 - 108 MHz sang dải tần 54 - 68 MHz.

- Đầu tư mới 8 Đài truyền thanh cho các đài không hoạt động.



Giai đoạn 2016 – 2020:

- Đảm bảo 100% các xã có đài truyền thanh và hoạt động hiệu quả.

- Đến hết 2016, 100% các đài truyền thanh không dây hoạt động trong dải tần 54-68MHz. Các đài truyền thanh được trang bị các hệ thống có mã hoá chức năng bật/tắt tự động nguồn điện các cụm loa để tăng hiệu quả sử dụng phổ tần số và tránh can nhiễu.

2.4. Truyền hình trả tiền


2.4.1. Số lượng đơn vị, phạm vi

- Tỉnh chỉ cấp phép cho những đơn vị đủ năng lực và cam kết lộ trình triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên phạm vi toàn tỉnh.



Giai đoạn 2014 - 2015:

- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến trung tâm tất cả các huyện.

- Ngầm hóa mạng ngoại vi tại khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan, các khu đô thị mới, khu dân cư mới tại thành phố Tam Kỳ, Hội An.

Giai đoạn 2016 - 2020:

- Phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền đến trung tâm xã trên toàn tỉnh. 100% số hộ dân trên địa bàn có nhu cầu đều có thể sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.

- Ngầm hóa mạng ngoại vi tại một số khu vực có yêu cầu mỹ quan cao tại thành phố Tam Kỳ, Hội An.

- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền dựa trên nền tảng truyền dẫn của mạng viễn thông.



2.4.2. Phương tiện thu nghe

- Đến năm 2015: Tỷ lệ số hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 15%.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ số hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 40%.

2.4.3. Hoạt động dịch vụ

- Đến năm 2015: Doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền đạt trên 60 tỷ đồng.

- Đến năm 2020: Doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền đạt trên 170 tỷ đồng.

3. Báo điện tử, Trang TT-ĐTTH và các Website

3.1. Báo Quảng Nam điện tử


3.1.1. Nội dung

Giai đoạn 2014 - 2015:

- Từng bước xã hội hóa khâu lấy tin, hệ thống bài viết trên báo điện tử không chỉ của các phóng viên trong tòa soạn, mà được xã hội hóa, phát triển thông tin theo hướng tương tác đa chiều (có thể lấy thông tin của người dân).

- Phát triển các chuyên mục, chuyên đề bám sát với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: chuyên mục về lao động và việc làm, công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn, thu hút đầu tư…

- Tăng mức độ cập nhật các tác phẩm một cách liên tục, tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện ở mức 75% - 80%; khai thác ở mức 20 đến 25%.



Giai đoạn 2016 - 2020:

- Tận dụng tối đa lợi thế của loại hình Báo điện tử, tích hợp tất cả các loại hình thông tin như chữ viết, hình ảnh, truyền hình, phát thanh, diễn đàn, mạng xã hội… để việc tiếp cận thông tin trên mạng được thuận tiện và đầy đủ. Nội dung được cập nhật liên tục và theo yêu cầu thụ hưởng của người dân.

- Khuyến khích xây dựng thêm các ngôn ngữ nước ngoài (ngoài tiếng Anh) đối với trang “Investment – Travel” trên Báo điện tử Quảng Nam.

- Tiếp tục tăng cường nội dung thông tin tương xứng với vị thế của một tỉnh công nghiệp.



3.1.2. Nguồn nhân lực

Phát triển tờ báo điện tử Quảng Nam là một ấn phẩm Báo Quảng Nam. Tổng Biên tập Báo in đồng thời là Tổng Biên tập của báo điện tử.

Bổ sung nguồn nhân lực cho Báo điện tử Quảng Nam khoảng 10 người (bao gồm cả phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật).

3.1.3. Phát triển công nghệ, kỹ thuật

- Sử dụng mô hình tòa soạn điện tử ứng dụng hệ thống phần mềm soạn thảo nhúng trên môi trường mạng, phóng viên, biên tập viên có thể tác nghiệp từ bất cứ máy tính nào có kết nối Internet hoặc kết nối mạng với Toà soạn.

- Mô hình tòa soạn điện tử với các tính năng nổi bật như:

+ Quản lý phóng viên: Cho phép người quản trị có thể theo dõi, điều hành và giám sát toàn bộ hệ thống của vai trò và nhiệm vụ của từng phóng viên tác nghiệp trên hệ thống;

+ Quản lý bài viết: Cho phép các biên tập viên có thể biên tập, xem bài viết gửi đến, gửi tiếp cho cấp trên hoặc gửi lại cho tác giả hoặc phóng viên, hỗ trợ cơ chế đồng biên tập;

+ Cơ chế chấm nhuận bút cho phóng viên;

+ Nhúng trực tiếp video vào từng bài viết cụ thể, hoặc triển khai trên từng chuyên mục chỉ định, cho phép độc giả comment trên mỗi bài viết. Các tính năng tiện ích như thời tiết, tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá vàng, bảng thông số và biểu đổ chứng khoán được cập nhật tự động từ các nguồn uy tín, chính thống…

(Mô hình tham khảo phụ lục)

3.1.4. Định hướng phát triển dịch vụ

Báo điện tử Quảng Nam cần đa dạng các hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao tiềm lực tài chính của mình. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần vận dụng linh hoạt một số dịch vụ như: Dịch vụ quảng cáo; thu phí gói dịch vụ; cung cấp thông tin điều tra, phân tích, nhận định.



3.2. Cổng TTĐT Quảng Nam

3.2.1. Nội dung

Giai đoạn 2014 – 2015:

- Tiếp tục nâng cấp Cổng TTĐT, tích hợp các cổng thành phần, cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản ở mức độ 3, đăng tải phần lớn các thông tin về quy trình, thủ tục thực hiện dịch vụ hành chính công; hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận qua mạng; các cơ quan Nhà nước tiếp dân, trả lời ý kiến người dân trực tuyến qua Cổng TTĐT.

- Tăng cường chức năng thông tin của Cổng TTĐT theo hướng: Cung cấp thông tin chính thống của tỉnh; chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh; thông tin chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương đến với người dân và doanh nghiệp; thông tin diễn biến mọi mặt tình hình KTXH của địa phương, giới thiệu về vùng đất, con người Quảng Nam đang trên con đường hội nhập, phát triển.

- Phát triển từ 14 chuyên mục lên 20 chuyên mục, trong đó: có chuyên mục video clip.



Giai đoạn 2016 - 2020:

- Nâng cấp phần chức năng thông tin của Cổng Thông tin điện tử thành Báo điện tử toàn cảnh Quảng Nam.

- Từng bước đưa một số dịch vụ hành chính công trên Cổng TTĐT lên mức độ 4 để người dân có thể giao dịch với các cơ quan Nhà nước và với nhau qua môi trường mạng của Cổng TTĐT. Cơ quan Nhà nước hầu hết thực hiện các buổi tiếp dân, trả lời các tổ chức và công dân qua Cổng TTĐT. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo một số sở ngành, địa phương giao lưu trực tuyến với người dân.

- Phát triển thêm tiếng dân tộc Cơ tu. Hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo hướng ổn định khung thông tin, tích hợp dữ liệu của các ngành, đơn vị, địa phương và nâng chất lượng biên tập thông tin. Chú trọng đến nội dung thông tin về nông thôn mới, làng nghề, du lịch, dịch vụ và công nghiệp Quảng Nam.



3.2.2. Phát triển công nghệ

Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho Báo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh theo mô hình của tòa soạn báo điện tử (đã nêu tại mục 3.1.2 Báo Quảng Nam điện tử).



3.2.3. Định hướng phát triển dịch vụ

Báo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh chủ yếu cung cấp các thông tin chính thống của cơ quan nhà nước trong tỉnh trên môi trường mạng nên chỉ tập trung thu hút quảng cáo.



3.2.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực

- Báo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách tỉnh bảo đảm, tổng hợp chung trong ngân sách của Cổng TTĐT; tổ chức và hoạt động theo mô hình cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông.

- Báo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh có Tổng Biên tập là Giám đốc Cổng TTĐT. Cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng: Thư ký tòa soạn, Thời sự, Tiếng nước ngoài, Trị sự, Phòng các trang tin thành phần, Phòng thông tin phản ánh của tổ chức và công dân. Số lượng nguồn nhân lực cho Báo điện tử Quảng Nam Toàn cảnh đạt trên 20 người.

3.3. Trang Thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH )


Giai đoạn 2014 – 2015:

- Nâng cấp Trang TTĐT của Đài PT&TH tỉnh. Xây dựng mới trang TTĐT của Tạp chí Đất Quảng, Tạp chí Văn hóa, Tạp chí Khoa học và Sáng tạo, Tạp chí Khoa học.

- Phát triển mới các Cổng TTĐT thành phần cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đảm bảo 100% các sở, ban, ngành, các huyện được tích hợp vào Cổng TTĐT.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển Cổng TTĐT thành phần các cơ quan nhà nước còn lại trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác xây dựng Trang TTĐTTH nhằm cung cấp thông tin và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức.

- Khuyến khích phát triển trang TTĐTTH ở những nơi có tiềm năng phát triển về làng nghề, du lịch, dịch vụ.


3.3. Các website trên địa bàn tỉnh


- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh phát triển các website nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật.

4. Xuất bản – In – Phát hành

4.1. Xuất bản


4.1.1. Xuất bản có mục đích kinh doanh:

Đến năm 2015, các cá nhân, đơn vị có nhu cầu xuất bản các loại xuất bản phẩm để kinh doanh sẽ phối hợp với các nhà xuất bản quốc gia, nhà xuất bản ở các địa phương khác trên cả nước.

Giai đoạn 2016 - 2020 thành lập Nhà xuất bản theo mô hình nhà xuất bản tổng hợp hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Sau khi nhà xuất bản hoạt động ổn định và có chỗ đứng trên thị trường xuất bản cả nước, chuyển đổi sang mô hình Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước) nhằm đảm bảo tính linh hoạt của Nhà xuất bản trong cơ chế thị trường.

Định hướng phát triển nội dung đề tài:

- Các đề tài phục vụ nhiệm vụ chính trị: Viết Lịch sử Đảng bộ tỉnh, các sự kiện, nhân vật văn hoá, lịch sử quan trọng; viết về văn hoá dân gian; tổng kết, dự báo các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội; đề tài về tôn giáo. Những nội dung này sẽ được UBND tỉnh đặt hàng.

- Các đề tài không thuộc diện UBND tỉnh đặt hàng, nội dung phù hợp với quy định của Luật Xuất bản do Nhà xuất bản Quảng Nam tự cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh và quyết định cơ cấu đề tài theo chức năng của Nhà xuất bản tổng hợp địa phương, bảo đảm có hiệu quả kinh tế theo cơ chế thị trường.

Định hướng phát triển sản phẩm chiến lược:

- Xuất bản sách bộ (sách nhiều tập), sách chuyên đề về các đề tài truyền thống của Quảng Nam (Lịch sử Đảng bộ tỉnh, các danh nhân lịch sử - văn hóa tiêu biểu, các công trình về văn hoá dân gian).

- Hợp tác xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn.

- Đầu tư xuất bản sách theo hình thức xuất bản các ấn phẩm điện tử.

- Ổn định sản phẩm xuất bản, nâng cao hiệu quả sản phẩm phát hành và tổ chức thêm sản phẩm in.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị:

- Ứng dụng công nghệ thông tin để tích hợp các dữ liệu phục vụ công tác biên tập, quản lý bản thảo và quản lý xuất bản phẩm theo tiêu chuẩn ISBN.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xuất bản sách theo hình thức ấn phẩm điện tử.

- Hoàn thiện nhà kho, nhà dịch vụ giới thiệu và bán sản phẩm.



Nguồn nhân lực:

- Giai đoạn đến năm 2016 - 2020, chuẩn bị nguồn nhân lực thành lập nhà xuất bản tỉnh Quảng Nam. Đảm bảo khi thành lập, thu hút được 20 lao động, trong đó 15 lao động trình độ đại học, còn lại là lao động trình độ cao đẳng. Khi Nhà xuất bản đi vào hoạt động, chuyển đổi mô hình, đảm bảo Nhà xuất bản có quy mô 30 lao động, trong đó chủ yếu lao động trình độ đại học.



4.1.2. Xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xuất bản các tài liệu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, nhất là khuyến khích xuất bản các tài liệu hướng dẫn quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Định hướng để các hoạt động xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh thực hiện đúng Luật xuất bản, khắc phục các vi phạm trong quảng cáo, nạp lưu chiểu, ghi các thông tin trên xuất bản phẩm...

4.2. In


4.2.1. Mô hình tổ chức và quy mô

Mô hình tổ chức:

Xác định các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực in là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân...) hoặc là các cơ sở in nội bộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp không kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo hướng phân nhóm đơn vị tương ứng với thiết bị công nghệ và sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động:

- Nhóm in các ấn phẩm là sách, tài liệu.

- Nhóm in các ấn phẩm là báo chí.

- Nhóm in các ấn phẩm là biểu mẫu, vé, hoá đơn, chứng từ, biên lai.

- Nhóm in các ấn phẩm là bao bì, nhãn hiệu hàng hoá.

Đối với các cơ sở in nội bộ (nếu có) chỉ in các ấn phẩm phục vụ nội bộ của đơn vị, không in kinh doanh, không in các ấn phẩm ngoài chức năng của đơn vị.



Quy mô:

Giai đoạn đến năm 2015: ưu tiên thu hút phát triển thêm 2 cơ sở in, trong đó ưu tiên các cơ sở in đầu tư thiết bị in bao bì, nhãn mác công nghiệp.

Giai đoạn 2016 - 2020: phát triển thêm ít nhất 5 cơ sở in, bao gồm các cơ sở in sách, tài liệu; cơ sở in biểu mẫu, vé, hóa đơn, chứng từ, biên lai; cơ sở in bao bì, nhãn hiệu, hàng hóa.

4.2.2. Định hướng đầu tư công nghệ thiết bị và chất lượng sản phẩm:

Đầu tư công nghệ thiết bị:

Ưu tiên đầu tư theo hướng chọn lọc công nghệ và thiết bị gắn với chuyên môn hoá sản phẩm chủ lực và gắn với lợi thế đầu tư của đơn vị. Định hướng Công ty cổ phần in – Phát hành sách và Thiết bị trường học Quảng Nam đầu tư công nghệ hoàn thiện (sau in) để gắn với sản phẩm chủ lực là sách, báo, tạp chí; ưu tiên đầu tư công nghệ chế bản không phim (trước in).

Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần In & Dịch Vụ Đà Nẵng Tại Quảng Nam và các cơ sở in mới thành lập khuyến khích đầu tư hoàn thiện trên các khâu: thiết kế mẫu, chế tạo bản in, in, gia công sau in nhằm in sản phẩm bao bì công nghiệp. Quá trình in sử dụng công nghệ in offset tờ rời nhiều màu, in ống đồng trên màng mỏng nhựa và màng mỏng kim loại, in nhiều màu, nhiều khổ khác nhau.

Các đơn vị in nội bộ không có mục đích in kinh doanh chỉ đầu tư các thiết bị có công suất và công nghệ bảo đảm phục vụ cho in các ấn phẩm nội bộ.



4.2.3. Sắp xếp lại địa điểm kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị hoạt động in:

Đối với các cơ sở in nội bộ: Bố trí địa điểm đặt nhà xưởng hoạt động in đạt yêu cầu tránh ô nhiễm môi trường, bảo đảm phương án phòng chống cháy nổ, phòng chống tác động của thời tiết khí hậu làm giảm tuổi thọ của các thiết bị, có phương án thu gom chất thải độc hại từ mực in, hoá chất kẽm, chì...

Đối với các cơ sở in kinh doanh: bố trí nhà xưởng sản xuất của các công ty theo hướng điều chỉnh các cơ sở hiện có thành nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm và bồi dưỡng nguồn nhân lực, chuyển các xưởng sản xuất ra ngoài khu vực nội thành phố Tam Kỳ, quy hoạch các cơ sở in vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác sản xuất - kinh doanh, xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình in.

Không đầu tư các công nghệ thiết bị và không sử dụng các loại vật tư, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao hoặc có lượng rác thải lớn.



4.2.4. Cơ khí sửa chữa thiết bị in:

Xây dựng cơ sở dịch vụ sửa chữa thiết bị in tại một số doanh nghiệp in theo hướng Công ty cổ phần in – Phát hành sách và Thiết bị trường học chuyên môn hoá và nâng chất lượng đội ngũ thợ kỹ thuật sửa chữa thiết bị in để vừa làm nhiệm vụ tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực lĩnh vực in vừa làm dịch vụ sửa chữa thiết bị in cho toàn tỉnh.



4.2.5. Nguồn nhân lực:

Tập trung nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực in. Trong đó chú ý đến đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật in bậc cao.

Giai đoạn đến năm 2015, số lượng lao động tăng bình quân 8%/năm trong đó lao động kỹ sư tăng 10%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 10%/năm.

Giai đoạn đến năm 2020, số lao động tăng bình quân 10%/năm trong đó lao động kỹ sư tăng bình quân 10%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 15%/năm. Giảm dần số lượng lao động phổ thông.


4.3. Phát hành


4.3.1. Mô hình tổ chức, quy mô

Mô hình tổ chức:

Công ty cổ phần in – Phát hành sách và Thiết bị trường học là công ty Nhà nước giữ cổ phần chi phối (51%), hệ thống kinh doanh trực thuộc là các trung tâm, hiệu sách ở các huyện, thành phố.

Phát triển các nhà sách của các doanh nghiệp tư nhân theo hướng liên kết xuất bản và liên kết phát hành sách.

Phát triển các đại lý ở các xã, phường, thị trấn theo hướng các hộ gia đình, các tổ chức liên kết với các đơn vị phát hành sách để thực hiện.



Quy mô:

Giai đoạn đến năm 2015 phát triển mới ít nhất 3 doanh nghiệp phát hành tư nhân, quy mô toàn tỉnh có trên 5 đơn vị phát hành.

Giai đoạn 2016 - 2020 phát triển mới trên 5 doanh nghiệp phát hành tư nhân, quy mô toàn tỉnh có trên 10 đơn vị phát hành.

4.3.2. Định hướng phát triển thị trường và mạng lưới:

Về thị trường:

- Xác định thị trường trong tỉnh là thị trường chủ yếu và chiến lược. Coi trọng công tác nghiên cứu thị trường trong tỉnh và dự báo thị hiếu độc giả để điều chỉnh sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu và tạo sức cạnh tranh. Xây dựng thị trường gắn với phát triển mạng lưới phát hành ở các huyện và cơ sở.



Về phát triển mạng lưới

- Phát triển các nhà sách và mạng lưới phát hành sách ở các huyện:

Ở Thành phố Tam Kỳ, Hội An: mỗi thành phố xây dựng thêm 01-02 trung tâm sách có quy mô lớn, hiện đại, phát hành theo phương thức tự chọn, tự động, qua mạng Internet và thanh toán điện tử.

Phát triển nhà sách ở huyện Đại Lộc (vùng phía Bắc), huyện Hiệp Đức (vùng phía Tây) quy mô phù hợp để điều tiết thị trường sách cho các huyện trong vùng.

Ở các huyện còn lại: Mỗi huyện xây dựng từ 01- 02 nhà sách có quy mô hợp lý bảo đảm phục vụ đủ nhu cầu của nhân dân.

Ở các xã, thị trấn: mỗi thị trấn, xã hoặc cụm xã có các hiệu sách, đại lý phát hành sách. Nơi có điều kiện có thể tổ chức lồng ghép vào hoạt động của Bưu điện văn hoá xã.

- Tổ chức hệ thống hiệu sách hoặc đại lý sách ở các trường học:

Mỗi trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tổ chức 1-2 hiệu sách hoặc đại lý sách trong khuôn viên nhà trường.

Mỗi trường Trung học phổ thông tổ chức 1 đại lý sách trong khuôn viên nhà trường.

Các nhà sách, hiệu sách, đại lý sách ở các huyện, trường học tổ chức theo hướng kết hợp địa điểm, cơ sở vật chất giữa Công ty cổ phần in – Phát hành sách và Thiết bị trường học để phát hành sách tổng hợp, sách giáo khoa và các học cụ học liệu dùng trong nhà trường.



Về phương thức phát hành:

Đa dạng hoá phương thức phát hành phù hợp với nhu cầu của độc giả theo hướng:

- Tổ chức phát hành theo phương pháp tiên tiến trong các siêu thị sách, trung tâm sách, nhà sách bằng hình thức khách hàng tự chọn, khách hàng được tư vấn mua sách miễn phí.

- Tổ chức phát hành sách qua Website, qua mạng Internet, phát hành sách theo địa chỉ khách hàng, thanh toán điện tử ở địa bàn thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An.

- Tổ chức phát hành lưu động, đưa sách về tận độc giả ở các địa bàn miền núi, vùng cao các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My.

Huy động nhiều thành phần xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh ở cơ sở tham gia hoạt động giới thiệu sách, phát hành sách.



4.3.3. Nguồn nhân lực phát hành

Định hướng đến năm 2015, 2020 số lượng cơ sở phát hành phát triển mạnh đến khu vực tập trung dân cư, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Do vậy cần đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động phát hành, thu hút lao động phổ thông tham gia vào mạng lưới phát hành dưới hình thức đại lý, ki ốt tại các xã, đặc biệt là tại các xã kinh tế khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực phát hành đến năm 2015 đạt 8%/năm. Trong đó tập trung nâng cao số lượng lao động trình độ cao, phù hợp với định hướng phát triển hạ tầng mạng lưới phát hành tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong hoạt động phát hành. Đối với khu vực các huyện, tập trung thu hút lao động tại địa phương. Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học đạt 10%/năm, cao đẳng đạt 8%/năm.

Giai đoạn đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực đạt bình quân 10%/năm. Trong đó nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học tăng 12%/năm, cao đẳng tăng bình quân 8%/năm.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương