MỤc lục phần mở ĐẦU 4 I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạch 4 II. CĂN cứ pháp lý XÂy dựng quy hoạch 5


PHẦN III QUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020



tải về 1.75 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.75 Mb.
#7820
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

PHẦN III

QUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM
ĐẾN NĂM 2020




I. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN

1. Căn cứ dự báo

1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Quảng Nam đến năm 2020


Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX, KT-XH tỉnh sẽ phát triển hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:

Mục tiêu tổng quát: Quảng Nam tiếp tục nỗ lực vươn lên và phát triển đồng đều về kinh tế xã hội, tiến tới xây dựng Quảng Nam cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 13,5%; đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 44%, dịch vụ chiếm hơn 44% trong cơ cấu GDP.

1.2. Định hướng phát triển ngành báo chí, xuất bản của cả nước


Chiến lược phát triển thông tin Việt Nam đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo về phát triển thông tin ở nước ta nói chung và báo chí, xuất bản nói riêng như sau:

- Hoạt động thông tin và các loại hình thông tin ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật; vừa góp phần mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa đề cao kỷ cương, kỷ luật và pháp luật.

- Phát triển nhanh, mạnh, vững chắc hệ thống thông tin, đảm bảo phát triển đi đôi với quản lý tốt.

- Bảo đảm tính chân thật, tính giáo dục, tính chiến đấu của thông tin, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân.

- Thông tin phải thực sự đi trước một bước, vừa làm tốt việc dự báo, định hướng phát triển xã hội, đồng thời phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thông tin phục vụ sự nghiệp đổi mới, đổi mới tư duy phát triển lý luận; mở rộng và phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.

- Phát triển thông tin phải bảo đảm an ninh thông tin trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp. Việc bảo đảm an ninh thông tin phải bảo đảm phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của thông tin, đồng thời không cản trở sự phát triển thông tin.


2. Phương pháp dự báo


Khoa học dự báo được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp dự báo sau: Phương pháp toán học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia, phương pháp ngoại suy, phương pháp hồi quy tương quan...

Tuy nhiên, đối với việc dự báo sự phát triển của báo chí, xuất bản chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia vì những lý do sau đây:

- Thị trường báo chí, xuất bản Việt Nam và Quảng Nam mang tính đặc thù (không phải là thị trường tự do cạnh tranh, các chỉ tiêu và nhiệm vụ của báo chí phụ thuộc vào các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước).

- Việc thành lập và phát hành các ấn phẩm báo chí không phải do các cơ quan báo tại địa phương quyết định, mà phải có sự cho phép của cấp Trung ương.

- Tỷ lệ báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị chiếm đa số.

3. Xu hướng phát triển báo chí, xuất bản Quảng Nam đến năm 2020

3.1. Xu hướng phát triển báo chí đến năm 2020

3.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa và hội tụ thông tin


Sự hội nhập và giao lưu về kinh tế - văn hoá của các nước trong khu vực và trên thế giới tạo cơ hội cho sự trao đổi toàn diện về hoạt động báo chí, đồng thời việc thực thi các cam kết của WTO trong đó có các cam kết liên quan đến báo chí vừa tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động báo chí mở rộng thị trường, trao đổi công nghệ và chuyên gia, hợp tác đầu tư vừa là thách thức lớn trong cạnh tranh bạn đọc của hoạt động báo chí.

Mạng thông tin toàn cầu tiếp tục phát triển mạnh, rộng khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại với những lợi thế về tính tương tác, đa phương tiện, tốc độ cập nhật không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, dung lượng.

Xu thế hội tụ công nghệ PT-TH, TTĐT, viễn thông - Internet sẽ hình thành các tổ chức truyền thông đa phương tiện, thúc đẩy sự ra đời của những loại hình và sản phẩm truyền thông mới. Trên một thiết bị cầm tay di động vừa tra cứu thông tin, vừa truyền số liệu, vừa nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Dự báo từ 5 tới 7 năm tới, các sản phẩm loại này sẽ là chủ đạo.

3.1.2. Xu hướng phát triển báo in


Báo in Quảng Nam giai đoạn tới sẽ không tăng nhanh về số lượng ấn phẩm, các cơ quan báo sẽ tập chung nguồn lực nâng cao chất lượng nội dung thông tin, hình thức thể hiện của các ấn phẩm hiện tại nhằm thu hút bạn đọc.

Nội dung báo in được xuất bản dưới hình thức điện tử, phát hành qua môi trường mạng sẽ hỗ trợ cho các đơn vị phát hành báo in và dần dần các cơ quan báo in sẽ xuất bản song song 2 hình thức đó là hình thức ấn phẩm in truyền thống và ấn phẩm điện tử.


3.1.3. Xu hướng phát triển báo điện tử


Thông tin điện tử Quảng Nam sẽ phát triển theo hướng tăng về số lượng, chất lượng. Thời gian đầu, các ấn phẩm điện tử sẽ là các ấn phẩm hỗ trợ các loại hình thông tin khác, sau dần chuyển đổi vị thế thành các ấn phẩm chính, doanh thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Mạng xã hội sẽ tiếp tục phát triển mạnh, mạng xã hội dần trở thành 1 kênh thông tin quan trọng đối với người dân, vấn đề quản lý nhà nước đối với thông tin trên mạng xã hội sẽ ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.


3.1.4. Xu hướng phát triển PTTH


Truyền dẫn phát sóng: PTTH Quảng Nam sẽ sử dụng nhiều phương thức truyền dẫn phát sóng khác nhau: Phát thanh truyền hình tương tự, số mặt đất, số vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình di động.

Chuẩn phát, thiết bị đầu cuối: Truyền hình Quảng Nam vẫn phát sóng theo chuẩn SDTV trong 1 thời gian, sau đó sẽ nâng cao chất lượng bằng việc phát sóng chuẩn có độ phân giải cao (HDTV), tiếp cận dần với các công nghệ tiếp theo như UltraHD, 3DTV.

Sản xuất chương trình: được đẩy mạnh theo hướng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong sản xuất chương trình; thực hiện số hoá, đám mây hóa hệ thống lưu trữ tư liệu, hỗ trợ tích cực công tác truy cập tài nguyên thông tin.

Nội dung chương trình: tính tương tác giữa người xem và nhà cung cấp ngày càng tăng, người dân có xu hướng chuyển từ xem những gì nhà cung cấp phát sang xem những nội dung mình quan tâm.


3.2. Xu hướng phát triển xuất bản – in – phát hành đến năm 2020

3.2.1. Xu hướng chung


Xu hướng 3 lĩnh vực xuất bản - in - phát hành ngày càng liên kết gắn bó với nhau nhằm khai thác các lợi thế về vốn, thiết bị, thị trường để tạo sức mạnh đồng bộ giúp các đơn vị hoạt động xuất bản - in - phát hành phát triển theo hướng kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành hàng, đa thị trường.

3.2.2. Xuất bản

Hoạt động thông tin - viễn thông - Internet ngày càng phát triển và có tác động lớn vào lĩnh vực xuất bản, kéo theo sự thay đổi về hình thức thể hiện xuất bản phẩm đa dạng hơn (xuất bản bằng đĩa CD, VCD, Website, Blog, Internet) và chất lượng xuất bản phẩm phong phú hơn, nhiều lợi thế để đáp ứng nhu cầu phong phú của của độc giả.

Các nhà xuất bản sẽ có quy mô lớn, xuất bản gồm nhiều khâu từ biên tập, tổ chức bản thảo đến in ấn, phát hành và chuyển phát. Hoạt động các nhà xuất bản có xu hướng chuyển đổi theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước. Các nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị theo cơ chế nhà nước đặt hàng, các xuất bản phẩm thuộc các đề tài khác do Nhà xuất bản chủ động khai thác theo cơ chế kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và quy định của pháp luật. Hợp tác quốc tế được mở rộng, từ việc nhập khẩu, xuất khẩu xuất bản phẩm đến hợp tác xuất bản sách.

3.2.3. In


Công nghệ in offset vẫn là công nghệ in chủ yếu nhưng thiết bị in offset cao cấp, hiện đại (chế bản bằng phim và tách màu điện tử, in kỹ thuật số, in offset cuốn có sấy) sẽ thay thế cơ bản công nghệ in offset thông thường hiện nay (bán tự động, tốc độ chậm và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường).

3.2.4. Phát hành


Hệ thống phát hành sẽ chia làm hai mảng, mảng kinh doanh phát hành và mảng phát hành công ích. Đối với kinh doanh phát hành các địa phương cần tuyên truyền chủ trương xã hội hóa trong khâu phát hành xuất bản phẩm. Đối với hoạt động phát hành công ích, nhà nước sẽ hỗ trợ dưới hình thức trợ giá hoặc đặt hàng các doanh nghiệp.

Phương thức phát hành linh hoạt và tiên tiến hơn, thương mại điện tử, thanh toán điện tử sẽ sớm được ứng dụng trong lĩnh vực phát hành.

Các nhà xuất bản đều thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử, phát hành đến đông đảo bạn đọc, phát hành trên phạm vi toàn cầu. Các cửa hàng được nối mạng với nhà xuất bản hoặc một trung tâm đầu mối cung ứng xuất bản phẩm, kết hợp với tuyên truyền giới thiệu và hướng dẫn thị hiếu đọc hoặc đặt mua tại cửa hàng sách theo yêu cầu. Khi tập hợp được nhu cầu có số lượng lớn, cơ sở phát hành kết hợp với các nhà xuất bản để tái bản. Trong tương lai, việc bán sách trên Internet sẽ được phối hợp chặt chẽ với hệ thống phát hành của ngành bưu điện.

Chủ trương xã hội hoá sẽ làm xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, các cửa hàng bán lẻ tư nhân với phạm vi hoạt động và qui mô tăng dần. Cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động phát hành sách. Trong các mô hình tổ chức nói trên, các cơ sở phát hành nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp xuất bản phẩm cho xã hội.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương