Mục lục lời nóI ĐẦU


Chương 9  CUNG CÁCH SINH VIÊN Y KHOA TRONG LÚC



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang36/45
Chuyển đổi dữ liệu09.01.2024
Kích1.24 Mb.
#56266
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   45
KỸ NĂNG TRÌNH BỆNH

Chương 9 
CUNG CÁCH SINH VIÊN Y KHOA TRONG LÚC 
TRÌNH BỆNH 
THĂM BỆNH TẠI GIƯỜNG 
Nhiều BS giảng viên thích SV tham gia tích cực thảo luận bên giường bệnh hay 
về một ca bệnh, điều chứng tỏ có sự cảm hứng của cả hai bên. Không một nơi 
nào mà SVYK có thể nghe, hỏi đáp, chứng kiến, sờ mó cùng một lúc về bệnh học 
của nhiều bệnh khác nhau trong một thời gian chỉ một vài giờ buổi sáng như 
vậy! Tôi biết bên Việt Nam lắm lúc SVỸK không được đi phòng, không được nhìn 
bệnh, không được trình bệnh vì những điều kiện trong bệnh viện, hay vì không 
có người giảng, hay giảng viên quá bận phải làm công việc của bệnh viện. Thêm 
nữa khi có nhiều bài vở hay bận vào việc ghi chép giấy tờ hồ sơ, SV có khuynh 
hướng bỏ nghe trình bệnh bên giường. Nên dùng thời giờ của mình ưu tiên cho 
việc ấy, vì có khi sẽ không có lần thứ hai, trong khi bài học và giấy tờ có thể làm 
khi khác. 
Đi buồng là một truyền thống có từ thời Sir William Osler đầu thế kỷ 20, khi hệ 
thống giáo dục y khoa Mỹ bắt đầu chấn chỉnh sau nhiều năm dài đào tạo BS 
thượng vàng hạ cám. Đi buồng là sự kết hợp giữa đào tạo y khoa và chăm sóc 
người bệnh. Thời gian dành cho đi buồng tùy thuộc vào buổi sáng ấy có bận rộn 
không, có nhiều bệnh không, có ca bệnh nào nặng không, và hứng thú của người 
giảng bài nữa. Đi buồng là nơi duy nhất để SV tập luyện khám bệnh với sự kiểm 
chứng của giảng viên. Dù các kỹ thuật khám bệnh từ xa đang phát triển, chúng 
cũng không thể thay thế hoàn toàn lối đào tạo bằng cách đi buồng. Ngược lại, 
các công cụ mới được phát triển để tăng khả năng chẩn đoán ngay tại giường 
bệnh, gọi là các portables, như máy siêu âm cầm tay hay máy scan sinh lý, sinh 
hóa, huyết học. Có thể trong 20 năm tới sẽ không còn ống nghe hay máy đo 
huyết áp cổ điển nữa. 
Nguyên tắc đào tạo khi đi buồng là đối thoại. Trình bệnh chỉ là bước khởi đầu 
cho đối thoại. Hãy nghe một mẩu đối thoại sau: 


58 
-Giảng viên: Em thấy người bệnh suy tim ứ máu mất bù của mình có mất 
muối sodium (natri) không?
-SV: Dạ chưa rõ… 
-GV: Vậy nghĩ như thế này đi. Cung lượng tim của ông ta thế nào? 
-SV: Dĩ nhiên thấp ạ. 
-GV: Còn huyết áp ông ta độ bao nhiêu? 
-SV: Tâm thu khoảng 90-100, huyết áp 95/60. 
-GV: Ông ta bị phù, tăng khối dịch ngoại mạch, vậy thì dung tích máu sẽ…? 

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương