Mục lục lời nóI ĐẦU



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang38/45
Chuyển đổi dữ liệu09.01.2024
Kích1.24 Mb.
#56266
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   45
KỸ NĂNG TRÌNH BỆNH

DO DỰ VÀ QUYẾT ĐOÁN 
SVỸK lúc nào cũng được nhắc nhỡ là thận trọng tránh các sai lầm, không được 
làm theo mình, không được tự ý cho điều trị hay cho các lời khuyên người bệnh 
mà không được dạy. Thực tế lâm sàng cho thấy bệnh cảnh không phải lúc nào 
cũng rõ ràng, ngay cả BS điều trị nhiều khi cũng phân vân, cũng có mắc sai lầm. 
Do đó đối với người bắt đầu học việc, tự mình ra quyết đoán là điều đầy nguy 
hiểm. 
Tuy nhiên, thực hành chữa bệnh cần sự quyết đoán (decisiveness). Tất cả BS đều 
ra nhiều quyết đoán trong một ngày làm việc của mình. Vậy thì làm thế nào để 
tạo sự tự tin cho người SV trong quá trình đào tạo? Qua thời gian? Qua kinh 
nghiệm? Qua trách nhiệm được giao? Quyết đoán có thể truyền đạt hay là cá 
tính của mỗi người? 
Trước khi ra một quyết định gì (decision) là một khoảng thời gian gọi là “không 
chắc” (uncertainty/ambiguity). Mức chịu đựng sự không chắc nầy tùy theo mỗi 
người và theo hoàn cảnh. Có người không quen chịu đựng thời gian “không 
chắc” và ra quyết định ngay để kết thúc, bất kể quyết định gì. Đây là loại người 
dễ căng thẳng do áp lực, dễ gây quyết định sai lầm hay cứng ngắt. Trong y khoa, 
người BS cần phải chấp nhận sự mơ hồ, sự bất ổn, sự không rõ ràng trong 
khoảng thời gian cần thiết, để thu thập thông tin cần và đủ trước khi ra quyết 
định. Đúng thời điểm, ta gọi là quyết đoán. Quá thời điểm, ta gọi là do dự. 
Như vậy quyết đoán bao gồm 3 yếu tố: (1) chấp nhận một khoảng thời gian mơ 
hồ hợp lý, (2) đi tìm chứng cứ, và (3) sau khi thu thập xong, kết thúc bằng quyết 
định. Hãy xem mẩu đối thoại sau: 


60 
-SV: Em đang thắc mắc vì sao mình cho BN Bình xuất viện ngày hôm nay. 
Chưa biết nguyên nhân đau bụng của ông ta, và ông ấy chưa khá hơn. 
-GV: Ông ấy ăn uống được rồi, không nôn nữa, khỏi truyền dịch. Ta cho về 
được rồi. 
-SV: Nhưng mình chưa biết ổng bệnh gì! 
-GV: Đúng vậy. Nhưng ta biết là người bệnh hiện không có gì. Kết quả xét 
nghiệm, CT scan, cho thấy ông ta không bị viêm túi mật, viêm tụy, 
viêm ruột thừa, viêm túi thừa, tắc ruột, hay sỏi thận. Không có dấu 
thiếu máu cục bộ ở ruột. Không phình ĐM chủ bụng. Đã loại trừ hết 
các bệnh quan trọng ở ruột. 
-SV: Chúng ta chưa soi thực quản-dạ dầy-tá tràng (EGD). Có thể ông ta bị 
loét dạ dầy. 
-GV: Đúng. Nhưng ta đã cho thuốc chống tiết acid dạ dầy loại ức chế bơm 
proton với liều cao rồi. Nếu ông ta có bị loét dạ dầy, viêm dạ dầy, hay 
viêm thực quản thì nó sẽ lành trong một vài tuần. 
-SV: Nhưng nếu dạ dầy chảy máu thì sao? Chưa kể là có thể ung thư dạ dầy. 
-GV: Nếu chảy máu dạ dầy, ông ta sẽ trở lại. Nếu là ung thư dạ dầy, nhưng 
trên CT không thấy điều đó, thì thuốc ức chế bơm proton (PPI) sẽ 
không hiệu quả. Đã gởi BS gia đình theo dõi vào tuần tới. Và ta có thể 
hẹn soi ở ngoại chẩn. 
-SV: Thế thì ghi chẩn đoán xuất viện là gì ạ? 
-GV: Đau bụng không rõ nguyên nhân. Người bệnh đang chuẩn bị về nhà 
rồi. Nếu có gì xảy ra, sẽ tính tiếp. Còn không thì là ổn. 
-SV: Em chưa hiểu. Tại sao chúng ta không soi? Mình chấp nhận vậy sao? 
-GV: Soi thì người bệnh tốn thêm tiền và soi cũng có nguy cơ của nó. Thêm 
nữa, không chắc ta phải thay đổi cách xử trí như hiện nay vì đau bụng 
không có dấu hiệu rõ ràng thì trong vòng 20 năm, hết 70% không có 
bệnh gì. Tôi nghĩ là ta cho người bệnh xuất viện thôi. 
 
Mẩu đối thoại trên cho thấy các quyết định đúng và hợp lý vẫn có thể đưa ra khi 
tình hình chưa rốt ráo, không nhất thiết phải sa lầy vào việc “tìm ra cho bẳng 
được” mọi chứng cứ. Học cách ra quyết định đúng trong khi chấp nhận các điểm 
còn mơ hồ, bất định trong ca bệnh rất khó lúc ban đầu, nhưng sau khi đã quen 
với các kế hoạch dự phòng cho nhiều tình huống, nó sẽ trở thành dễ dàng như 
nắm trong bàn tay. 


61 

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương